Tình hình ngân hàng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi corebanking, 05/05/2008.

3086 người đang online, trong đó có 130 thành viên. 00:42 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 19476 lượt đọc và 193 bài trả lời
  1. gfriends2007

    gfriends2007 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Tình hình ngân hàng:
    1.Đối với USD: Để bình ổn giá từ 18.3 xuống tới mức 17.2 như hiện nay NH đã phải tung ra TT 1.1 tỷ đô la Mỹ trong 2 tuần(18.3-17.2=1.1),thêm vào 1,19 tỷ USD nữa thu được từ khoản tái xuất: Sắt thép,Đạm,dầu thô...
    2.Đối với Bia tươi: Từ trung tuần T6 tới nay đã có khoảng 2.400 tỷ đồng được rút ra khỏi NH để chuyển thẳng vào các cty CK.
    3.Đối với giấy(CP}: Repo tạm ngừng,những ai đang nắm cp loại này tới hạn đều biết rõ là chỉ bị thúc ép trả lãi,việc thanh toán hợp đồng,bán chứng khoán cầm cố đã được tạm dừng rồi.
    4.NH vẫn đang đói tiền,thiếu tiền và khát tiền.
  2. ramboo

    ramboo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Đã được thích:
    0
    Chuẩn!
  3. gfriends2007

    gfriends2007 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/07/2007
    Đã được thích:
    0
    Đó là một trong những yếu tố tích cực nhất để giúp TT trong đợt uptrend này.
  4. goalie

    goalie Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/08/2004
    Đã được thích:
    4.598
    Đơn giản thôi, chứng khoán lên thì tiền lại móc từ ngân hàng ra...ngân hàng lại sốt sình sịch ngay..lại nâng lãi suất để hút tiền vào...chung quy TTCK và Ngân hàng chỉ có 1 thằng đc sống
  5. corebanking

    corebanking Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Đã được thích:
    0
    Vậy là sắp tới, hiệu ứng giảm lãi suất bắt đầu xảy ra. Tại các ngân hàng nhỏ lẻ, tuy chưa có hiện tượng giảm lãi suất VNĐ nhưng lãi suất USD đã được điều chỉnh giảm. Cẩu USD không còn tăng, có thể nói, để tránh hệ lụy cho việc lấy ngắn cắn dài, các NH đã bắt đầu tính đến phương án giảm dần lãi suất. Điều mà các NH điên đầu vẫn là việc cho vay với lãi suất "trần" 21%, trong khi đó huy động đã 18 - 19%, như vậy thì lợi nhuận lấy đâu ra ??? Hầu hết các NH nhỏ đều thu lợi nhuận chủ yếu từ tăng trưởng tín dụng, hiện nay đang bị "áp đặt" ở mức dưới 30%, các sản phẩm thẻ chưa được phổ biến, các dịch vụ khác chưa được quan tâm đúng mức, lợi nhuận từ đầu tư thì chưa biết... như vậy, bài toán về lợi nhuận còn khá khó khăn. Trước mắt, vấn đề thanh khoản đã "hạ nhiệt". Tuy còn khó khăn song đã bước vào giai đoạn dần ổn định. Việc NHNN quyết liệt trong việc thắt chặt tín dụng, quản lý ngoại hối và tăng cường thanh tra kiểm tra đã mang lại hiệu quả rõ rệt, tuy nhiên vấp phải một vấn đề là gây ức chế, dồn nén khó khăn cho ngân hàng như kiểu tay to bắt buộc dìm nó xuống. Nếu vấn đề là mềm dẻo thì "ổn định" nhưng vấn đề mà "phản ứng" thì cũng khá nguy.
    Bác nào đọc mà thấy có ích thì up lên hộ em cái để chia sẻ với anh em
  6. thuytrieudoc

    thuytrieudoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/08/2004
    Đã được thích:
    453
    Bác corebanking có rất n hiều thông tin bổ ích và nhận định hết sức khách quan , cám ơn bác nhiều
  7. corebanking

    corebanking Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Đã được thích:
    0
    [/quote]
    Bác corebanking có rất n hiều thông tin bổ ích và nhận định hết sức khách quan , cám ơn bác nhiều


    [/quote]
    Thế này là động viên em lắm rồi
  8. axela

    axela Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2006
    Đã được thích:
    0
    Chung suy nghĩ với bác, một luợng tiền không nhỏ đã rời ngân hàng và chảy vào CK, mặc dù tiền đó cũng sẽ nằm trên tài khoản, nhưng tính ổn định sẽ kém hơn so với trước đây khi người ta gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Do đó, đây là một lý do gây sức ép lên việc huy động vốn của các ngân hàng. Vậy thì động thái giảm lãi suất cho vay của mấy ngân hàng lớn như BIDV, VCB có ý nghĩa gì không? Nếu nhìn mức giảm và đối tượng được giảm, thì thấy ngay rằng đại bộ phận doanh nghiệp chả có gì để mừng đâu. Một đống rào cản kỹ thuật được đặt ra, để rồi xem ai vay được với cái lãi suất ưu đãi đó.
  9. corebanking

    corebanking Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Đã được thích:
    0
    Em không chung quan điểm với hai bác rồi.
    Nếu nói tiền là máu thì TTCK như là các mạch máu đối với các DOANH NGHIỆP, còn NH thì như là ĐỘNG MẠCH CHỦ của toàn bộ nền kinh tế. NH tèo thì em e rằng TTCK còn teo tóp hơn vì không có mạch chủ lấy đâu ra máu để bơm cho các mạc máu ?? Ví dụ điển hình nhất là tình hình căng thẳng vừa qua của hệ thống NH vừa qua khiến cho TTCK điêu đứng chứ chẳng ai bảo là TTCK làm cho hệ thống NH điêu đứng cả. Ngay cả việc phục hồi thị trường vừa rồi cũng chưa đủ "máu" để làm hệ thống NH "khỏe" nhanh lên được. Tuy có mối quan hệ tương tác song hệ thống NH mới là chủ yếu. Thị trường chứng hiện nay tăng song ai cũng mong ngóng đến tình hình NH là vì thế, nếu hệ thống NH mà chưa khả quan thì cái sự tăng nó cũng "mong manh" lắm bác ạ. Nếu để phân tích hệ thống NH khỏe lên nhờ cái gì thì cả ngày không hết nên em chỉ xin đi vào vấn đề là sức khỏe nó ở đoạn nào thôi. Đây là ý kiến cá nhân em ạ, nếu bác nào không hài lòng thì phản biện nhé.
  10. vo_thuong_81

    vo_thuong_81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/01/2005
    Đã được thích:
    2
    Giữa nói và làm có 1 khoảng cách khá xa. Nói là 1 chuyện, còn có thực hiện được ko lại là chuyện khác. Các bác cùng suy ngẫm. Xem có đúng là các NH sẽ có đủ xèng cho vay với lãi suất "giảm" như hô hào không, ngay cả với các NH lớn thuộc quốc doanh chứ đừng nói các NH thương mại cổ phần đói tiền kém tính thanh khoản

    EVN thiếu vốn, đe dọa thiếu điện nghiêm trọng

    09:00'' 23/06/2008 (GMT+7)

    Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) cho biết, mặc dù Tập đoàn đã đình hoãn được khoảng trên 370 hạng mục công trình với giá trị vốn 1.235 tỷ đồng, nhưng nguồn vốn cho đầu tư năm 2008 đang gặp khó khăn nghiêm trọng, và có nguy cơ đình trệ các dự án nếu không đủ tiền thanh toán cho khối lượng thực hiện của các nhà thầu.

    >> Tiếp tục cắt điện trong tháng 6

    Nhiều nhà máy điện mới như Cà Mau 2 vẫn chưa thể hoạt động theo đúng kế hoạch. Ảnh: VNN

    Cụ thể, nhu cầu giải ngân vốn vay tín dụng thương mại trong nước từ nay đến cuối năm cho 10 dự án thuỷ điện như Bản Vẽ, Buôn Kuốp, Srepok 3, Sông Tranh 2, SeSan 4, A Vương, An Khê-KaNak, Sông Ba Hạ, Đồng Nai 3&4 và dự án Nhiệt điện Uông Bí mở rộng 1 còn 2.868 tỷ đồng, nhưng đến nay nhiều ngân hàng thương mại ngừng giải ngân do thiếu tính thanh khoản.

    Bên cạnh đó 3.938 tỷ đồng vốn tín dụng trong nước cũng có nguy cơ không giải ngân được.

    Giữa tháng 6 vừa qua, EVN đã làm việc với 4 ngân hàng là Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Công Thương Việt Nam, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc đảm bảo giải ngân các Hợp đồng tín dụng đã ký cho các dự án điện đang thi công.

    Tuy nhiên, các ngân hàng khẳng định nguồn vốn hiện nay rất eo hẹp và đề nghị EVN giãn tiến độ thi công, chỉ ưu tiên vốn cho các công trình trọng điểm. Các ngân hàng cũng chưa cho biết mức vốn cụ thể có thể giải ngân từ nay đến cuối năm, và đồng loạt đề nghị EVN tăng lãi suất vay.

    TIN LIÊN QUAN
    Tiếp tục cắt điện trong tháng 6
    Việt Nam còn thiếu điện đến bao giờ?
    Thiếu điện, sao ngành điện lại đổ lỗi cho dân?
    Thiếu điện nghiêm trọng trên cả nước
    Bao giờ Việt Nam hết thiếu điện?
    Thiếu điện và thế độc quyền
    Bắt đầu mùa... thiếu điện

    Theo EVN, toàn bộ số vốn vay tín dụng trên nếu không giải ngân được đồng nghĩa với việc tiến độ của 10 dự án thuỷ điện với tổng công suất 2.443 MW, tương đương với gần 11 tỷ kWh điện/năm sẽ bị lùi tối thiểu 1 năm.

    Mặt khác, Tập đoàn cũng sẽ không đủ khả năng triển khai tiếp các dự án Huội Quảng-Bản Chát (780 MW) và việc lùi tiến độ ít nhất 1 đến 2 năm các dự án này, sẽ làm thiếu hụt trên 3 tỷ kWh điện /năm.

    Ngoài vốn vay tín dụng trong nước, khả năng thiếu vốn vay nước ngoài để triển khai các dự án điện cũng lên mức gần 1.108,6 tỷ đồng (chưa kể 2 dự án Hải Phòng 2 và Quảng Ninh 2).

    Trước tình hình này, EVN đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước chỉ đạo các ngân hàng thương mại đảm bảo giải ngân cho các dự án điện đang thi công theo các Hợp đồng tín dụng đã ký. Đây là yếu tố quan trọng nhất hiện nay để không làm ảnh hưởng đến tiến độ các dự án, gây hậu quả nghiêm trọng đến việc đảm bảo điện năm 2008, 2009 và các năm sau.

    (Theo TTXVN)

    http://vietnamnet.vn/kinhte/2008/06/789870/

Chia sẻ trang này