Tình hình ngân hàng

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi corebanking, 05/05/2008.

4585 người đang online, trong đó có 298 thành viên. 22:24 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 19473 lượt đọc và 193 bài trả lời
  1. axela

    axela Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/02/2006
    Đã được thích:
    0
    @ bác corebanking: em không để ý cái đoạn cuối cùng bác kia ghi là chứng khoán và ngân hàng chỉ có 1 thằng sống, cái này thì em không nhất trí. Em chỉ muốn nói là trong tình hình thanh khoản NH căng thẳng như hiện nay, thì với việc chứng khoán nóng lên, sẽ dẫn đến một bộ phận tiền gửi chảy sang chứng khoán, gây sức ép lên lãi suất huy động vốn của các ngân hàng. Nếu vậy thì càng khó mà có thể hạ lãi suất cho vay. Và nếu nhìn kỹ động thái hạ lãi suất hiện nay, chỉ có vài ông NH lớn, mà cũng chỉ hạ với dạng dự án ABC gì đó, với một loạt rào cản kỹ thuật. Cho nên em mới đánh giá cái việc hạ lãi suất này chỉ là hình thức mà thôi.
  2. corebanking

    corebanking Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Đã được thích:
    0
    Bác nhầm lãi suất cho vay với lãi suất huy động rồi. Tôi nói là lãi suất huy động có chiều hướng giảm chứ không phải cho vay. Tôi chỉ nói trần lãi suất cho vay là 21% năm.
    Nền KT nước ta dựa quá nhiều vào các doanh nghiệp nhà nước, các tập đoàn kinh tế nhà nước và các "Ông lớn" độc quyền. EVN là một ví dụ điển hình.
    Là doanh nghiệp nhà nước, tất nhiên sẽ đuợc ưu đãi rất lớn, cả về lãi suất lẫn phương thức cho vay (chủ yếu là tín chấp nhà nước) thằng nào thua lỗ không trả được nợ sẽ đuợc chính phủ "bảo kê", khoanh nợ, thế là hòa cả làng, chẳng ai phải chịu trách nhiệm. Chỉ có dân đen đóng thuế là chịu thiệt thòi thôi.
    Chính vì là DNNN có lợi đơn lợi kép như thế nên "hều như" các DNNN đều làm ăn kém hiệu quả (cái này cho em kiếu khỏi phải chứng minh). Ngoại trừ những công trình công cộng phục vụ an sinh xã hội thì còn lại các dự án đầu tư đều "quá đà". Ai cũng biết các Tổng công ty, các tập đoàn kinh tế nhà nước hiện nay đang hoạt động như nào, sử dụng vốn ra làm sao (Vinashin, tập đoàn dầu khí, điện ... ) nhưng "cha chung không ai khóc", đã có hẳn một diễn đàn nói về vấn đè này.
    Mạn phép một chút về Tập đoàn điện lực. Sai phạm đầu tiên là góp vốn vào ABB rồi quay ra "vay lại". Điều này KHÔNG THỂ XẢY RA trong theo quy định của NHNN, có lẽ ABB cũng chỉ là con tốt thí điểm đầu tiên cho việc Tập đoàn điện lực thành lập Công ty tài chính. Núp dưới cái vỏ là cổ đông chiến lực của ABB, tập đoàn này đã hút máu cả về tiền lẫn chất xảm của ABB chỉ để phục vụ cho các mục đích kinh doanh của mình. Đến khi đạt đuợc mục đích rồi thì "lên gác rút thang". Vụ này, bác Tiền là người đau nhất.
    Thứ hai là vì độc quyền, cả về sản xuất lẫn cung cấp nên tha hồ làm mưa làm gió, nó không khó khăn nhưng nó cứ gào lên thì có ai mà biết, ai mà kiểm tra. Chúng ta còn nhớ cái vụ rùm beng thành lập Công ty phân phối điện thì rõ. Quyền trong tay nó, muốn làm gì, nói gì chẳng được. Cái này cần phải có một biện pháp mạnh tay và quyết liệt. Điện thì muôn đời thiếu và muôn đời bị cắt.
    Các NHTM KHÔNG BAO GIỜ dám dây vào mấy ông nhà nước. Đơn giản, nó kinh doanh vì lợi nhuận. Chỉ có mấy ông NHNN phải chịu vì nó nhiều khi phục vụ mục đích phi lợi nhuận. Thế thôi.
  3. corebanking

    corebanking Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Đã được thích:
    0
    @ bác corebanking: em không để ý cái đoạn cuối cùng bác kia ghi là chứng khoán và ngân hàng chỉ có 1 thằng sống, cái này thì em không nhất trí. Em chỉ muốn nói là trong tình hình thanh khoản NH căng thẳng như hiện nay, thì với việc chứng khoán nóng lên, sẽ dẫn đến một bộ phận tiền gửi chảy sang chứng khoán, gây sức ép lên lãi suất huy động vốn của các ngân hàng. Nếu vậy thì càng khó mà có thể hạ lãi suất cho vay. Và nếu nhìn kỹ động thái hạ lãi suất hiện nay, chỉ có vài ông NH lớn, mà cũng chỉ hạ với dạng dự án ABC gì đó, với một loạt rào cản kỹ thuật. Cho nên em mới đánh giá cái việc hạ lãi suất này chỉ là hình thức mà thôi.
    [/quote]
    Công nhận với bác là việc hạ lãi suất của các NH lớn như là một "động tác giả" kỹ thuật, nhưng nó sẽ gây ra "hiệu ứng tâm lý" và kéo theo đó là xu hướng giảm. Cái này thì anh Lê Đắc Sơn ở VP biết rõ lắm vì anh ý à Tiến sỹ tâm lý mà
  4. corebanking

    corebanking Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/02/2008
    Đã được thích:
    0
    Thôi chào các bác, thông tin về tình hình NH em toàn lấy từ CP, NHNN, nhưng hiện tại, niềm tin đã không còn ở đó. Em nêu lên thì cũng là bịch bông, Topic này đóng cửa tại đây vậy, nhờ mod khóa nó lại và liệng nó đi nhé. Chúc cả nhà may mắn.

Chia sẻ trang này