Tình hinh thị trường 2021

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vibanxungdang, 13/01/2021.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3713 người đang online, trong đó có 311 thành viên. 19:16 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2205778 lượt đọc và 6890 bài trả lời
  1. lamcn1k9

    lamcn1k9 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/01/2011
    Đã được thích:
    852
    Mỗi thứ ảnh hưởng 1 chút.. Chứ ko phải chỉ có ls tuết kiệm ko
    mrsimply52Orient_Star thích bài này.
  2. ddd3d

    ddd3d Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2020
    Đã được thích:
    12.087
    Ý tưởng của bác khá hay.
    Nhưng tại sao nếu ls chỉ cần 6% cho kỳ ngắn hạn (1-3 tháng) thì người ta sẵn sàng gửi TK thay vì Chứng?
    Đơn giản vì bác thấy 2020 hoặc những thời điểm "tiền điên" thì kiếm 5%, 10% ...từ Chứng là được, nhưng trong điều kiện bình thường thì sao?
    Ngoài ra, có nhiều người đợt vừa rồi mà ko bản lĩnh ôm Bank, Chứng, Thép thì chắc gì có lãi.
    Nói như thế để thấy Gửi TK với mức LS hợp lý sẽ là phù hợp với tiêu chí An toàn trong mức lợi suất hợp lý, nó hợp với đại đa số người có tiền nhàn nhưng không đủ thời gian, kiến thức, đam mê với Chứng (phần đông).
    Chúc bác X TK nhiều lần trong 2021.
    BiPham, mrsimply52, pt32 người khác thích bài này.
  3. kukai

    kukai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/05/2021
    Đã được thích:
    814
    Cuối tuần vui vẻ, nghỉ ngơi bên gia đình nhé cả nhà.
    Bác @vibanxungdang ơi, bác có thể giảng cho e hiểu về vận động thị trường khi các cp nói riêng hay thị trường nói chung lên đến đỉnh và bước vào giai đoạn phân phối, đảo chiều được ko ạ?
    Như e, người mới bước vào thị trường ck, chỉ quan tâm, chỉ biết, hiểu điểm mua vào nhưng đến giữ cp đến đâu thì cảm thấy thật lơ ngơ, cũng ko phải vì tham bán đỉnh mà là chẳng biết nên ra ở đâu, lên xuống ở đâu.
    Kiểu như nó có dấu hiệu hay thông tin media gì để nhận biết không ạ?

    Cảm ơn bác rất nhiều! ~o)%%-
  4. dangtranquan2006

    dangtranquan2006 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/01/2021
    Đã được thích:
    83
    Bác cứ hiểu đơn giản như này. P/E bình quân toàn thị trường bây giờ khoảng 20, tương đương lãi suất 5%. Nếu lạm phát tăng -> lãi suất tiền gửi tăng khoảng 6,5 - 7% thì bác chọn gửi tk an toàn hay mua CP rủi ro cao ?
    ddd3d, Orient_Star, nqtoan2 người khác thích bài này.
  5. ducthohm

    ducthohm Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    31/10/2008
    Đã được thích:
    1.133
    Hôm qua hoà chung niềm vui tuyển Việt Nam thì đội DXG thắng đội GIL 2-1
  6. Minhnd

    Minhnd Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/09/2020
    Đã được thích:
    2.299
    Chào bác chủ @vibanxungdang, chào các bác.
    Chúc các bác cuối tuần nghỉ ngơi thư giãn thật thoải mái để tuần tới mua gốc, bán ngọn, tk lúc nào cũng xanh miên man :x.
    Chúng ta trải qua một tuần thật nhiều cung bậc cảm xúc, rất cảm ơn bác chủ đã tận tình đưa ra những nhận định, phân tích kịp thời để anh em chứng sĩ an lòng giữa lúc thị trường chông chênh thế này. Qua mỗi mỗi ngày tụi em lại học được thêm những kinh nghiệm, kiến thức từ các tiền bối. Kính chúc bác chủ và các bác nhiều sức khỏe để chiên chứng thật tốt @};-@};-@};-
    mrsimply52, nvanh84, pt35 người khác thích bài này.
  7. vibanxungdang

    vibanxungdang Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    08/08/2019
    Đã được thích:
    134.419
    Lạm phát năm 2020 tăng thấp nhất trong 15 năm qua , chỉ ở mức 3.2% và chứng khoán cũng tăng mạnh nhất trong 15 năm qua , điều này nó thể hiện sự tương quan lớn giữa lạm phát với chứng khoán

    2007 khi lạm phát bắt đầu tăng lên từ giữa năm và nguyên nhân cũng do giá dầu thô tăng dần từ 65 USD lên 75 USD rồi 90 USD kết thúc 2007 lạm phát VN tăng gần 13% trong 2007 , và qua đầu 2008 thì giá dầu thô tiếp tăng dần lên và lạm phát bắt đầu tăng dần lên và khủng hoảng kinh tế sảy ra khi giá dầu thô tiếp tục được đánh lên 147 USD và gây lạm phát 2008 là 20%

    Và chứng khoán giảm mạnh như thế nào các bạn đều rõ , giảm từ 1170 về đến 235 điểm , do lạm phát 2008 tăng 20% , để đảm bảo lãi suất thực dương thì lãi suất huy động trên 22% , với lãi suất huy động như thế thì tiền chỉ có gửi tiết kiệm , chứng vì kẹt không ra nổi nên mới thành đầu tư

    Sau khi kết thúc khủng hoảng thì giá dầu thô cũng dần về 60 USD trong 2009 - 2010 từ đỉnh cao 147 USD , và cũng nhờ đó lạm phát kiềm chế thì lãi suất huy động giảm , chứng khoán có sóng tăng tốt

    Nhưng qua 2011 thì giá dầu thô bất ngờ lại được đánh lên 105 - 110 USD và lạm phát lại quay lại và tăng CPI 18% trong 2011 và lãi sất huy động cũng phải thực dương và đạt trên 21 - 22% , cho vay ra thì 25 - 26% , trong khi đó muốn huy động được không phải dễ , phải nhờ giới thiệu và đi năn nỉ người gửi và có hoa hồng vì Bank nào cũng cần thanh khoản , nhất là mấy Bank nhỏ , với mức vay lãi suất cao như thế doanh nghiệp chỉ toi là nhiều

    Và với mức tăng dầu thô cao như vậy làm lạm phát quay lại tăng chóng mặt 18% trong 2011 thì chứng khoán 2011 loanh quanh 400 - 500 điểm không sóng sánh mà chỉ thấy giảm và sống vật nhờ như kẻ nghiện vì đâu muốn ai đầu tư chứng khoán khi lãi suất huy động hơn 21 - 22%

    Vậy chọ nên qua những sự việc giá dầu thô tăng cao thì mình nghiên cứu thấy rằng mọi khởi nguồn của việc lạm phát tăng cao đều xuất phát từ giá dầu thô tăng cao , vì tất cả các mặt hàng tiêu dùng trong đời sống hàng ngày của chúng ta đều phải từ việc vận tải hàng hóa , do đó chi phí vận tải tăng lên thì giá cả tất cả tăng lên

    Mặt khác khi giá dầu thô tăng thì giá gas cũng tăng , các nhà máy điện nhiệt điện đều dùng than và khí để sản xuất ra điện cũng đều phải dùng đến dầu đốt và gas để vận hành , cho nên giá điện cũng đòi tăng theo , chỉ trừ thủy điện là dễ thở , và giờ có điện mặt trời , điện gió thì không cần , nhưng nguồn cung điện hiện nay và trước kia vẫn chủ yếu nhiều từ nhiệt điện khí

    Vì vậy cho nên khi giá dầu thô tăng lên cao cần phải tính đến rủi ro nếu như nó tiếp tục tăng cao , bởi vì khi nó tiếp tục tăng cao thì nó sẽ gây lên lạm phát cao , dẫn đến lãi suất huy động tăng cao lên theo kỳ vọng , và khi lãi suất huy động tăng lên thì chắc chắn lãi suất cho vay cũng tăng lên làm khó cho doanh nghiệp

    Khi lãi suất cho vay tăng lên thì các công ty trên sàn chứng khoán cũng hầu như là vay vốn Bank để mở rộng làm ăn , khoản vay này sẽ điều chỉnh lãi suất vay tăng lên thì sẽ làm chi phí tài chính tăng lên và làm lợi nhuận giảm đi , khi lợi nhuận giảm đi thì kỳ vọng giá cổ phiếu sẽ giảm đi theo kỳ vọng

    Khi lạm phát tăng lên cao thì không nhất thiết là dòng tiền rời bỏ chứng khoán , nhưng cần xác định rằng ở mức lạm phát như thế nào thì dòng tiền vẫn ở lại với chứng khoán , và với mức tăng thế nào thì dòng tiền sẽ dần rời ra chứng khoán trong ngắn hạn

    Dòng tiền không rời bỏ chứng khoán nhưng nó suy giảm đi thì cũng đã làm khó cho chứng khoán rồi , ví dụ như dòng tiền vừa rồi 30k tỷ thì sóng lên mạnh , nhưng nếu lạm phát tăng cao lên thì dòng tiền sẽ rút dần và làm thanh khoản yếu đi dần , thanh khoản yếu đi là chứng khoán tuy sẽ vẫn có sóng tăng nhưng sẽ ngắn và không mạnh , và chỉ tập trung ở 1 vài nhóm làm ăn tốt , còn các nhóm vay Bank nhiều bị ảnh hưởng nhiều thì sẽ suy giảm

    Năm 2008 chính phủ đặt mục tiêu lạm phát dưới 10% nhưng kết thúc lạm phát tăng 20% do giá dầu thô bất ngờ tiếp tục tăng mạnh , điều đó là khó tránh và khó chống đỡ khi giá dầu thô tăng rất mạnh , rồi ngay như 2011 giá dầu cũng bật tăng lại từ 60 USD lên 107 USD thì lạm phát cũng tăng 18% , khi giá dầu thô tăng cao lên thì khó chống đỡ và khó kiềm chế lạm phát , nếu quỹ bình ổn giá xăng không còn nhiều thì lạm phát rất dễ bùng phát

    Hiện nay dịch đang căng nên nhu cầu còn thấp nên giá cả còn thấp , nhưng trong trường hợp hết giãn cách và dịch ổn lại thì nhu cầu sẽ tăng lại mạnh , giá sẽ đội lên

    Vậy nên tóm lại theo mình thì nếu giá dầu thô tầm 70 USD tới thì lạm phát có thể ở 4 - 5% , 80 USD thì ở mức 6 - 7% , với mức như thế này thì dòng tiền vẫn ở chứng khoán nhưng rút ra cũng nhiều , sẽ tạo cho thanh khoản thị trường suy giảm , sóng sánh vẫn có nhưng không mạnh và ngắn , và ở đây quan trọng những mức trên là còn quỹ bình ổn xăng dầu , nếu quỹ này còn ít tiền thì sẽ gây lạm phát tăng cao hơn mức dự tính

    Khi lãi suất huy động tăng lên cao do lạm phát thì người ta sẽ suy nghĩ kênh đầu tư cho phù hợp là gửi tiết kiệm hay đầu tư chứng khoán , cho nên sẽ có 1 bộ phận rời bỏ thị trường khi ls tăng lên , vì khi ls tăng lên là lợi nhuận của các doanh nghiệp trên sàn đã kém đi , nó sẽ kém hấp dẫn hơn so với gửi Bank có độ an toàn hơn

    Vậy nên các bạn cần theo dõi động thái của giá dầu , đừng nghĩ là lạm phát cao thì tiền để vào đâu , tiền để vào chứng khoán chứ đâu ... cái suy nghĩ này là sai hoàn toàn , lạm phát mà tăng cao thì tiền sẽ vào chứng khoán ít đi , tiền vào ít thì sóng tăng cũng ít dần , gây ức chế nhiều hơn , chỉ cần ôm cổ 2 tháng không có lãi là muốn quay sang gửi Bank rồi , vì có tiền nhiều người ta mới tạo sóng tăng được
    Last edited: 12/06/2021
    vibanxungdang đã loan bài này
  8. Quockhanh0209

    Quockhanh0209 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2018
    Đã được thích:
    2.113
    Chi phí lãi vay cũng là 1 phần chi phí tác động đến giá của sản phẩm v dịch vụ của DN thì sao bạn?
  9. po1979

    po1979 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/05/2019
    Đã được thích:
    141
    CPI Mỹ công bố tăng 5% trong tháng 5, cao hơn dự đoán. Nhưng bạn nhìn số bond yield bạn sẽ thấy. Bond yield rớt thảm xuống dưới 1.5% luôn.
    [​IMG]

    Và đương nhiên stock tăng vù vù, đặc biệt ở phía tech.
    Bây giờ bond traders là nhạy tin nhất market về Fed. Bond trader đẩy yield thấp như thế thì nghĩa là bảo bà con: Fed sẽ không dừng mua trái phiếu đâu, các em tránh ra nhé, xe tăng vẫn đang lao về phía trước!
    Cùng suy ngẫm!!!
    ST.
  10. ddd3d

    ddd3d Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2020
    Đã được thích:
    12.087
    Cám ơn bác chia sẻ. Ý kiến của bác cũng có lý. Tuy nhiên cũng trao đổi cùng bác:
    - Nước Mỹ- FED là ai? Trên thế giới còn ai được như Mỹ-FED đâu bác. Họ duy trì ls thực âm được, còn ta thì không.
    - Muốn giá cổ tăng thì 2 yếu tố trực tiếp là: Lượng tiền đổ vào (tử số) và lượng giấy in thêm (mẫu số). Lượng giấy in thêm đợt tới (cổ tức, phát hành thêm) là không nhỏ. Liệu lượng tiền vào mới đủ cân với tỷ lệ tương ứng lượng giấy in ra? Tạm bỏ qua lượng giấy bơm ra, nếu muốn tăng giá cổ thì Tiền vào phải nhiều hơn, nghĩa là so với thanh khoản hiện nay thì mỗi phiên phải đạt trung bình trên 25k tỷ mới duy trì mức giá hiện nay (tính trung bình mặt bằng chung, ko xét tới dịch chuyển dòng tiền), vậy muốn tăng phải đạt trên 27k/ phiên. Nếu tính sơ bộ lượng giấy bơm ra thì cần phải 29k-30k tỷ/ phiên? Điều này khả thi không khi dịch bệnh tạm ổn định, dòng vốn lớn cần điều chỉnh nhất định cho sản xuất, nếu lạm phát cao thì Chứng lại cạnh tranh kênh Vàng, BĐS?
    Hy vọng cùng trao đổi để mọi người có thể đưa ra quyết định hợp lý nhất.
    kukai, DungNhi08, mrsimply522 người khác thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này