Tình hinh thị trường 2021

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi vibanxungdang, 13/01/2021.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
3744 người đang online, trong đó có 233 thành viên. 07:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2205419 lượt đọc và 6890 bài trả lời
  1. Thanysatnhan

    Thanysatnhan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/11/2020
    Đã được thích:
    670
    Cứ yêu a Hiển, chửa có ai mất tiền mà chỉ có ăn lồi mồm, ăn vòng đi vòng lại. ai mất tiền thì là tin và yêu chưa đủ thôi.
    vibanxungdang thích bài này.
  2. thesun_1987

    thesun_1987 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/12/2014
    Đã được thích:
    999
    Thứ 6 vừa rồi lái còn đánh thốc lên trần 32.4 khớp gần 2;3 triệu cổ! Yên tâm thi gan cùng tuế nguyệt sẽ có kết quả
    vibanxungdang thích bài này.
  3. vibanxungdang

    vibanxungdang Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    08/08/2019
    Đã được thích:
    134.419
    Thị trường hôm nay đáo hạn phái sinh nên cuối phiên tăng xanh lại thì cũng chưa nói điều gì là ổn cả , hôm nay cũng hấp thụ tin tức từ FED họp tối qua chưa tăn lãi suất và chưa rút gói kích thích mà để qua 2023 , như thế này có nghĩa là họ chấp nhận lạm phát cao để tăng trưởng kinh tế , nhưng mặt khác khi họ chịu lạm phát cao thì giá hàng hóa sẽ lên cao chưa giảm , vì gói kích cầu chưa rút , chưa giảm lãi suất thì còn nguy cơ xuất khẩu lạm phát qua các nước đang còn yếu

    Nên với VN bây giờ chưa chắc điều gì về lạm phát năm nay , mặc dù CTQH có nói lạm phát năm nay sẽ dưới 4% nhưng không thể chắc chắn điều gì và không tin tưởng quá để rồi kỳ vọng cao , vì trong 15 năm qua QH cũng nhiều lần phê duyệt lạm phát thấp trong năm nhưng kết thúc năm đó lạm phát tăng lên rất cao ngoài tầm dự tính của QH , và có năm tăng lên gấp đôi số QH phê chuẩn

    Vì thế lạm phát VN năm nay còn phụ thuộc nhiều vào giá dầu có tăng tiếp hay không và cũng phụ thuộc nhiều vào quỹ bình ổn xăng dầu còn nhiều hay không , vì như tháng 5 vừa rồi lẽ ra giá tăng tăng 2.000 đồng 1 lít thì chính phủ đã trợ giá bình ổn cho tới 1.500 đồng 1 lít rồi , do vậy lạm phát mới kiềm chế tốt , nên những tháng còn lại của năm phụ thuộc nhiều vào quỹ bình ổn xăng dầu còn nhiều không và giá dầu thô tăng hay giảm lại như thế nào

    Thị trường như mình phân tích trang bên rồi , sẽ khó tăng mạnh thời gian tới , nhưng cũng khó giảm mạnh vì các Game lớn còn đó và báo cáo quý 2 còn đó nên còn cái để bấu víu , nhưng cũng có nhiều cơ hội để kiếm tiền từ nhiều dòng cổ chưa tăng mạnh và làm ăn tốt , thị trường sẽ có thể phân hóa khi dòng tiền vào thị trường yếu đi , dòng tiền sẽ lan tỏa đi tìm cổ vốn hóa nhỏ chưa tăng

    Các Game tăng vốn vẫn duy trì , giữ nhịp cho thị trường , để kỳ vọng thị trường tăng mạnh lên trong những tháng cuối năm thì cần xác định

    1. Lạm phát thông qua giá dầu thô , vì nếu lạm phát tăng lên thì dòng tiền vào thị trường sẽ yếu đi

    2. Nguồn cung cổ phiếu trong 2 tháng tới sẽ về rất nhiều , ví dụ như nguyên HPG đã 1,21 tỷ cổ phiếu cổ tức về gd , trôi nổi ra ngoài cũng mấy trăm triệu cổ , cổ càng nhiều càng khó đánh mạnh nếu tiền ít đi , cho nên nguồn cung sắp tới từ các cty tăng vốn , cổ tức cổ phiếu , bán cổ phiếu quỹ cũng rất khủng , 1 nguồn cung lớn cung ra thị trường trong 2 - 3 tháng tới , giai đoạn đó nằm trong tháng 7 cô hồn , tháng mưa ngâu , tháng mà đại gia lớn ít dùng tiền để làm ăn lớn , nhất là khi nguồn cung quá nhiều , có khoảng vài tỷ cổ phiếu về gd , nên để thị trường tăng mạnh hơn nữa cần phải có dòng tiền lớn hấp thụ đống cổ phiếu lớn này

    Ví dụ như giai đoạn vừa qua thị trường tăng mạnh , thanh khoản lên 30 - 32k tỷ bên HO thì nó đang giao dịch với khối lượng như hiện nay kéo tt tăng đến hiện nay , nhưng vài tháng nữa nguồn cung cổ phiếu tăng lên mạnh , liệu thị trường lúc ấy có độ 35.000 - 36.000 tỷ giao dịch để hấp thụ đống cổ phiếu khủng đó không và kéo thị trường lên trên 1.400 điểm thuyết phục hay không , điều này cần phải chờ kiểm chứng , nó phải trải qua giai đoạn quá độ

    Vì bây giờ mới 2 tuần qua mà dòng tiền lớn đánh nhanh rút nhanh 32k tỷ giờ chỉ còn loanh quanh 22k tỷ , trong những phiên gần đây mỗi phiên đã mất đi gần chục ngàn tỷ rồi , tiền này chắc không phải của nhỏ lẻ và không phải tiền đầu tư lâu dài

    3. Nguồn tiền lớn để kéo thị trường tăng mạnh thì phải cần trên 30k tỷ mỗi phiên đều đặn thì mới kéo thuyết phục , nhưng hiện nay và thời gian tới dòng tiền nôp vào các doanh nghiệp tăng vốn nếu như đều thành công thì có thể hút của thị trường trên 50.000 - 70.000 tỷ , trong đó thị trường hiện nay được đánh lên mạnh cũng 1 phần tiền lớn của nội bộ , MMs .... và sắp tới họ cũng phải rút ra 1 khoản tiền lớn để nộp tăng vốn , như vậy nguồn tiền để kích thích thị trường từ các MMS cũng sẽ thiếu đi 1 khoản , và ngay cả nhiều F0 , Fn cũng bị chôn vốn vào doanh nghiệp

    Như vậy thi trường sẽ chịu cảnh ồ ạt nguồn cung , tiền thì ít đi do nộp tăng vốn , nguồn tiền mới F0 mới liệu vào thêm bao nhiêu để đóng góp cho thị trường trong khi điều khiển thị trường là MMs

    Cho nên để tiên liệu thị trường trong 6 tháng cuối năm thì cần hiểu những vấn đề trên , và giai đoạn 2 - 3 tháng tới thị trường kém đi những tin lớn mạnh , không còn những Game lớn của những cp lớn mang tính dẫn dắt dòng tiền vào thị trường thì đó sẽ là trở ngại của thị trường trong 2 - 3 tháng tới


    Lúc đó sẽ theo dõi quy luật cung cầu giữa tiền và hàng , xem tiền có nhiều hơn hàng để kéo thị trường tăng lên mạnh hay không

    Ngày mai sẽ là ngày 2 quỹ ETF hoàn thành xong cơ cấu danh mục , nên đến cuối tháng coi như kg còn tin gì lớn tác động mạnh tới thị trường , chỉ có vấn đề Magin tới gần kết thúc tháng không biết cty ck có hạ bớt hay không hay tìm nguồn đắp vào rồi thì không rõ

    Nhưng về cơ bản thị trường còn nhiều cơ hội cho nhiều dòng cổ vốn hóa nhỏ và vừa có kết quả lảm ăn tốt và làm ăn tử tế , mọi người có thể tìm kiếm , còn hàng Game thì vẫn còn cơ hội nhưng tùy con

    Với quan điểm phân tích của mình thì có khả năng trong tháng 6 này hay qua tháng 7 có thể là đỉnh của thị trường của 2021 , còn có sự thay đổi tăng giá mạnh lên qua 1500 như nhiều người kỳ vọng thì lúc ý phải xem vĩ mô ra sao , dòng tiền lớn ra sao mới phân tích tiếp
    Last edited: 17/06/2021
    kukaihuebui876 đã loan bài này
  4. thaonmv

    thaonmv Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/09/2020
    Đã được thích:
    679
    Quỹ bình ổn giá thì mình cònfirm là sắp kiệt rồi nhé bác đáng, hết tháng 6 đầu tháng 7 là sẽ âm quỹ BOG, trừ khi trong đợt tới nhà nuớc đẩy cao giá bán lẻ và giảm mức chi BOG.
    Mà sắp âm thì đương nhiên phải làm như vậy rồi. :D
    Hiện tại giá cơ sở đã lệch lên đến 250 đ/l, như vậy đến 27/6 sắp tới đổi giá xăng, giá bán lẻ xăng dầu trong nước sẽ tăng mạnh nhé, ít nhất phải thêm 300-350 đ/l
    drblaze, Tdq2018, DungNhi087 người khác thích bài này.
  5. Nguyenthanhvan

    Nguyenthanhvan Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/10/2017
    Đã được thích:
    638
    Tiền sụt giảm thật, hay vì thanh tra ko dám quay tay nhiều
    DungNhi08, Chuydangsauvibanxungdang thích bài này.
  6. vibanxungdang

    vibanxungdang Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    08/08/2019
    Đã được thích:
    134.419
    Theo mình hiểu thì 1 tháng VN nhập khẩu xăng dầu khoảng tầm 800 - 900 triệu USD đó là lúc chưa có mấy nhà máy lọc dầu thô ở VN , còn giơ có rồi thì có lẽ 1 tháng nhập khẩu bên Sing khoảng tầm 600 triệu USD xăng dầu các loại , do Covid chắc nhập ít hơn nên bù đắp từ quỹ bình ổn giá nhiều đỡ cho giá xăng dầu không tăng sốc , chính phú đang làm mọi cách để kiềm chế lạm phát và cũng coi như là cứu trợ dân

    Trong 2011 khi giá dầu thô lên 105 USD thì trong 1 ngày giá xăng có lần tăng 3.200 đồng 1 lít vì có lẽ lúc đó kinh tế còn khó khăn , quỹ bình ổn hết đạn , và thời điểm đó xăng tăng lên 23.400 đồng 1 lít , lạm phát có tháng tăng hơn 2.5%

    Còn như năm nay nếu không kiềm chế lạm phát thì khó cho dân và khó cho cả doanh nghiệp , nên rất cần quỹ bình ổn xăng dầu còn nhiều tiền , nếu không 10 ngày nữa hay 2 tuần nữa giá xăng lại có thể nhích lên mấy trăm đồng vì trong thời hạn 15 ngày tính giá bình quân tới giờ giá dầu thô tăng thêm mấy % nữa rồi

    Bạn tính chuẩn đó , chắc bạn làm bên tổng cục thống kê hay bên Petrolimex nên rành quá nhỉ
    Acute, Muoibo, namstockvtvn25 người khác thích bài này.
  7. vibanxungdang

    vibanxungdang Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    08/08/2019
    Đã được thích:
    134.419
    Thanh khoản thị trường tăng lên trên 30k tỷ hầu như là nhờ tăng mạnh thanh khoản của các cổ Bank thương mại cổ phần hay còn gọi là Bank tư nhân , mà thanh khoản và giá nhóm Bank này lại tăng mạnh và liên tục lúc dịch bùng phát mạnh và giãn cách HCM , cho nên qua việc nghiên cứu dòng tiền như thế này có thể nói rằng đó là dòng tiền có tí nóng ở đó , nóng là vào nhanh ra nhanh chứ không phải dòng tiền nguội đầu tư

    Các Bank tư nhân thì người ngoài đố dám nhảy vào đánh hay cầm trịch , cho nên hiện tại chỉ mới 2 tuần thôi mà dòng tiền 31k tỷ vào thị trường giờ sụt giảm còn 22 - 23k tỷ mỗi phiên , nên nếu nghiên cứu và nhìn kỹ các Bank TMCP và TMQD thì thanh khoản đều sụt giảm , và đó là nguyên nhân dẫn đến thanh khoản thị trường sụt giảm

    Còn việc có thanh tra gì hay không ghì không rõ nhưng dòng tiền đánh Bank mạnh trọng thời gian ngắn vừa qua có thể là dòng P_notes kiểu của nội , tức là dòng tiền nóng , sẽ vào nhanh ra nhanh , khi ra nhiều rồi thì nhìn thanh khoản thị trường sẽ thấy khác hẳn lúc đang hăng máu 2 tuần trước
    kukai đã loan bài này
  8. ddd3d

    ddd3d Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/10/2020
    Đã được thích:
    12.077
    E nghĩ thanh khoản giảm do cả 2 lý do đó bác:
    - Tiền rút ra của BBs.
    - Hiện tượng quay tay đã giảm do một phần gane đã kết thúc, phần thì lộ liễu quá.
    Ví dụ: VPB giao dịch trung bình 40-45tr cổ/phiên, giờ còn 15tr-20tr. Với thị giá 70k thì tức là giảm 2k tỷ/ phiên rồi.
    Nhưng kể cả là quay tay thì cũng thấy rằng tiền dfos ko tham gia vào chợ nữa, còn nó rút hẳn hay vẫn đang trong lưu ký thì ko rõ.
    drblaze, Acute, DungNhi083 người khác thích bài này.
  9. f0chinhhieu

    f0chinhhieu Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2020
    Đã được thích:
    216
    Chỉ biết là 3 hôm nay tự doah múc ròng VPB > 400 tỷ. Tự doanh ngu phết nhỉ, để lái nó quay :))
  10. Daodauvang

    Daodauvang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/12/2006
    Đã được thích:
    17.243
    Dòng tiền tương lai đây bác !
    Nó sẽ thấy trong 6 tháng - 1 năm
    ------
    Các nước mới nổi châu Á nguy cơ bị rút vốn sau động thái từ Fed
    Sau thông điệp nâng lãi suất cơ bản 2 lần vào năm 2023 của Fed, nhiều khả năng dòng vốn sẽ bị rút mạnh hơn khỏi nhóm các nền kinh tế mới nổi châu Á.

    Dòng vốn đã bắt đầu rời khỏi các thị trường mới nổi châu Á khi Covid-19 làm chậm đà phục hồi của kinh tế khu vực. Cùng lúc đó, nhà đầu tư dự báo nhiều hơn về khả năng sẽ có những đợt nâng lãi suất cơ bản tại Mỹ và châu Âu.

    Viện Tài chính Quốc tế (IIF) mới đây công bố, nhà đầu tư quốc tế bán ròng 500 triệu USD cổ phiếu và trái phiếu trên các thị trường mới nổi tại châu Á. Đây là lần đầu tiên tính từ tháng 12/2020, vốn bị rút đi.

    Nếu không tính Trung Quốc – nước có nền kinh tế hồi phục nhanh chóng từ cuộc khủng hoảng Covid-19 vào nhóm này, lượng vốn bị rút ròng ước tính lên đến 10,8 tỷ USD.

    Ngày 16/6, sau buổi họp chính sách tiền tệ kéo dài 2 ngày, quan chức thuộc Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) đã chính thức phát đi thông điệp rõ ràng về 2 lần nâng lãi suất cơ bản đồng bạc xanh vào năm 2023. Trong bối cảnh này, chênh lệch về lãi suất có thể trở thành yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến biến động các dòng vốn giữa các khu vực trên thế giới.

    [​IMG]
    Các đường phố ở thủ đô Kuala Lumpur vắng vẻ. Ảnh: Reuters.

    Trước đó, trong tháng 5, thị trường chứng khoán Thái Lan, Malaysia, Philippines và Hàn Quốc đều đã chứng kiến tình trạng rút vốn. Chỉ số chứng khoán Kuala Lumpur Composite Index của thị trường Malaysia và chỉ số chứng khoán PSE Composite Index của thị trường Philippines đang dao động ở ngưỡng thấp hơn so với mức đóng cửa năm 2020.

    Châu Á đang là điểm trũng của dịch Covid-19, thị trường Việt Nam cũng không ngoại lệ và chịu ảnh hưởng tiêu cực từ xu hướng chung của khu vực. Xu hướng rút vốn của các quỹ ETF có thể thay đổi khi tình hình dịch bệnh trong khu vực được kiểm soát.

    Nhìn lại năm 2018, dòng vốn ETF có xu hướng đảo chiều vào giữa tháng 2 thì thị trường chứng khoán cũng tạo đỉnh vào 9/4/2018. Dù hiện tại quy mô, chất lượng thị trường của Việt Nam đã thay đổi, tác động của dòng vốn ngoại cũng có thể mờ nhạt hơn nhưng nếu xu hướng rút ròng của các quỹ ETF tiếp diễn sẽ là một chỉ báo đáng lưu tâm để gia tăng sự thận trọng với thị trường.

    Thị trường chứng khoán nhiều nước châu Á nói trên giảm điểm còn do nhà đầu tư không mấy lạc quan về triển vọng kinh tế. Tại Malaysia, các biện pháp phong tỏa thời kỳ đại dịch đã được kéo dài đến cuối tháng này, phần lớn doanh nghiệp đã phải dừng hoạt động.

    Tại Thái Lan, giờ hoạt động của các nhà hàng cũng như việc nhập cảnh của khách du lịch nước ngoài đã bị hạn chế dù Thủ tướng nước này tuyên bố về mục tiêu mở cửa đất nước trong 120 ngày. Tháng trước, chính phủ Thái Lan hạ dự báo tăng trưởng kinh tế năm nay xuống còn từ 1,5% đến 2,5%, thấp hơn hẳn so với dự báo từ 2,5% đến 3,5% trước đó.

    Nếu Fed thông báo rằng quá trình thu hẹp chương trình mua tài sản được khởi động từ cuối năm nay, nhiều khả năng dòng vốn sẽ bị rút mạnh hơn khỏi nhóm các nền kinh tế mới nổi châu Á, nơi mà lãi suất đang ở mức khá thấp. Đồng tiền của nhóm nước mới nổi châu Á có thể tiếp tục xuống giá.

    So với cuối năm 2020, phần lớn đồng nội tệ của các nước này, như đồng rupiah của Indonesia hay đồng bath Thái đã giảm giá so với USD. Đặc biệt, cần phải quan tâm đến sự điều chỉnh tỷ giá này khi dòng vốn vẫn tiếp tục được chuyển sang các thị trường mới nổi khác bên ngoài châu Á.

    Ngân hàng trung ương nhiều nước châu Á đang đương đầu với "bài toán khó". Họ vẫn phải duy trì nới lỏng chính sách tiền tệ nhằm hỗ trợ cho các nền kinh tế còn đang yếu kém, cùng lúc phải ngăn rủi ro vốn bị rút đi.

    Thách thức lớn nhất đối với ngân hàng trung ương các nước mới nổi này sẽ là duy trì được tín nhiệm trong bối cảnh mối lo lạm phát lớn dần, cùng lúc đó không được hành động chậm hơn so với ngân hàng trung ương các nước phát triển khác và không để bị bất ngờ bởi những diễn biến khác thường, theo ông Jonathan Fortun - chuyên gia kinh tế thuộc IIF.

    Tháng 5 vừa qua, Giám đốc điều hành Cơ quan Quản lý Tiền tệ Singapore (MAS) cảnh báo, các thị trường mới nổi cần theo dõi chặt chẽ tác động của việc USD mạnh lên.

    "Một nghiên cứu gần đây của MAS cho thấy, cứ mỗi khi đồng bạc xanh tăng giá thêm 1%, dòng vốn rút ra tăng thêm 0,3% ngay trong quý tiếp đó", ông Menon nói.
    Tdq2018, chimtrimaybeline thích bài này.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này