TMT - gía lên 50 thưởng 1.5tr cổ phiếu

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 078078, 13/08/2014.

2705 người đang online, trong đó có 204 thành viên. 07:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 52 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 52)
Chủ đề này đã có 347256 lượt đọc và 7439 bài trả lời
  1. estock83

    estock83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Đã được thích:
    2.292
    Sau khi anh Hồng bán xong lại có tin?
  2. 078078

    078078 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2012
    Đã được thích:
    1.899
    Giảm 0% thuế phụ tùng: Công nghiệp ô tô Việt có hưởng lợi?

    Bộ Tài chính mới có văn bản lấy ý kiến bộ ngành đề xuất giảm thuế nhập khẩu với linh kiện, phụ tùng ôtô, trong đó nhiều dòng hàng có thể sẽ về 0% từ năm 2016. Với động thái này, liệu có thực sự giúp ngành công nghiệp ô tô nội địa tăng năng lực cạnh tranh?

    Theo đề xuất của Bộ Tài chính, lộ trình thuế nhập khẩu với động cơ diesel, hộp số và nội thất, phụ kiện cho xe tải với Hàn Quốc và Nhật Bản có thể sẽ được đẩy nhanh xuống 0% vào năm 2016 thay vì năm 2018-2019 như kế hoạch ban đầu.

    Ngoài ra, 12 dòng động cơ, hộp số dùng cho máy kéo với thị trường Hàn Quốc, Nhật Bản cũng được đề xuất mức thuế nhập khẩu 0% vào năm 2016. Đó là chưa kể nhiều bộ phận linh kiện, phụ tùng khác cũng được đề xuất đẩy nhanh giảm thuế cam kết với Nhật, Hàn xuống 5% vào năm 2016 thay vì 12-20% như kế hoạch trước đó.

    Tạo điều kiên cho phụ tùng ngoại có thêm cơ hội "phủ sóng"?

    Giảm thuế để “chờ thời”?

    Theo lý giải của Bộ Tài chính, việc điều chỉnh thuế nhằm tác động tích cực tới việc triển khai thực hiện chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô. Theo đó, ngành sản xuất lắp ráp được định hướng chuyển sang nhập khẩu linh kiện, phụ tùng từ các đối tác công nghệ cao, tạo động lực đột phá cho ngành sản xuất trong nước.

    Hơn nữa, những điều chỉnh giảm thuế phụ tùng ô tô có thể giúp giảm bớt tác động giảm thu ngân sách nhà nước sau năm 2018 do ngân sách được bù đắp từ ngành sản xuất lắp ráp ôtô trong nước phát triển, làm tăng thu nội địa.

    Theo giới phân tích, năm 2018 là năm bản lề của công nghiệp ô tô Việt Nam khi thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc từ ASEAN vào Việt Nam được giảm về 0%. Việt Nam chỉ còn 3 năm để chuẩn bị và tăng cường năng lực cạnh tranh của công nghiệp ô tô trong nước.

    Nếu không tận dụng được cơ hội, Việt Nam sẽ rơi vào tình cảnh các nhà sản xuất lắp ráp rút khỏi thị trường chuyển sang nhập khẩu và đến khi nhu cầu tiêu dùng ô tô bùng nổ, ô tô sẽ được nhập khẩu về để đáp ứng nhu cầu trong nước, gây ra thâm hụt cán cân thương mại nghiêm trọng.

    Điểm đáng lưu ý sau động thái đề xuất của Bộ Tài chính là trước đó, vào cuối tháng 10/2015, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 1829/QĐ-TTg về Kế hoạch hành động phát triển ngành công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô thực hiện Chiến lược công nghiệp hóa của Việt Nam trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam – Nhật Bản hướng đến năm 2020, tầm nhìn 2030.

    Trong Quyết định nêu rõ Việt Nam duy trì hoạt động sản xuất, lắp ráp và tạo ra giá trị trong nước đến sau năm 2018. Đồng thời thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ của công nghiệp ô tô; cắt giảm chi phí sản xuất, chi phí hậu cần, và giá bán xe; hội nhập với mạng lưới sản xuất khu vực và toàn cầu dựa trên lợi thế cạnh tranh của Việt Nam.

    Kế hoạch hành động này cũng quy định về điều chỉnh các loại thuế, phí; điều chỉnh lại giá trị tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe sản xuất trong nước và xe nhập khẩu cho hợp lý.

    Ngoài ra, trong Quyết định 1829/QĐ-TTg có nhấn mạnh sẽ đơn giản hóa thủ tục xuất nhập khẩu và vận chuyển linh kiện, phụ tùng từ các nhà cung cấp chế xuất để phục vụ thị trường nội địa. Giảm thuế nhập khẩu đối với các phụ tùng, linh kiện ô tô chưa sản xuất được ở trong nước, và định kỳ rà soát, điều chỉnh danh mục phụ tùng, linh kiện ô tô được giảm thuế nhập khẩu.

    Về phát triển công nghiệp hỗ trợ, bổ sung công nghiệp ô tô và phụ tùng ô tô vào danh mục các sản phẩm cơ khí trọng điểm khuyến khích phát triển. Bố trí nguồn vốn để cho các doanh nghiệp vay đầu tư trang thiết bị sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ phục vụ công nghiệp ô tô…

    Bao giờ tăng nội địa hóa?

    Thực tế, ngoài Quyết định 1829/QĐ-TTg, các chính sách của Nhà nước nhằm ưu đãi, tạo mọi điều kiện cho công nghiệp ô tô nội địa phát triển là thừa chứ không thiếu. Thậm chí công nghiệp ô tô nội địa vẫn còn nặng về bảo hộ với hàng rào thuế nhập khẩu ô tô từ 15-50%. Thế nhưng vì sao mãi đến giờ công nghiệp ô tô Việt vẫn lẹt đẹt, thất bại gần như “toàn tập”, ngoại trừ một vài cái tên lẻ tẻ nổi lên trong thời gian qua như Trường Hải.

    Đánh giá chung cho thấy những vấn đề tồn tại cơ bản của công nghiệp ô tô Việt Nam hiện nay là: thị trường trong nước vẫn còn nhỏ; giá xe của Việt Nam cao hơn so với giá xe của các nước trong khu vực; áp lực cạnh tranh từ các nước trong khu vực ngày càng lớn khi lộ trình cắt giảm thuế CEPT hoàn tất vào năm 2018 với mức thuế suất về 0% đối với mọi loại xe nhập khẩu từ ASEAN.

    Ngoài ra, công nghiệp hỗ trợ cho công nghiệp ô tô vẫn chưa phát triển. Nguồn nhân lực trong công nghiệp ô tô nói riêng và trong lĩnh vực cơ khí, kỹ thuật nói chung chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô.

    Đó là chưa kể chính sách phát triển công nghiệp ô tô thời gian qua thiếu đồng bộ và thường mang tính ngắn hạn, gây khó khăn cho các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp trong việc lập kế hoạch sản xuất dài hạn.

    Nhìn vào thực trạng này, thiết nghĩ nên đưa ra bài học phát triển công nghiệp ô tô của Thái Lan để ngành công nghiệp ô tô Việt tham khảo. Trong khi Thái Lan có năng lực sản xuất là 2,6 triệu xe, thì con số của Việt Nam chỉ là 130.000 xe. Về ngành công nghiệp hỗ trợ, Thái Lan có 709 công ty hỗ trợ cấp 1 và hơn 1.100 công ty cấp 2, trong khi Việt Nam chỉ có 33 công ty công nghiệp hỗ trợ cấp 1 và 181 công ty cấp 2.

    Điểm đáng bàn, một trong những chính sách nổi bật của Thái Lan giai đoạn đầu là quy định tỷ lệ nội địa hóa cho xe được sản xuất trong nước. Tác động tích cực của việc tăng dần tỷ lệ nội địa hóa là việc rút khỏi thị trường của các nhà lắp ráp nhỏ vì không thể đạt được lợi thế nhờ quy mô.

    Cho nên, nếu nói việc đề xuất giảm 0% thuế nhập khẩu ở nhiều dòng hàng phụ tùng từ Nhật Bản, Hàn Quốc sẽ là cơ hội tăng khả năng cạnh tranh của công nghiệp ô tô Việt thì vẫn còn khá mông lung khi khả năng sản xuất ô tô còn yếu mà tỷ lệ nội địa hoá chưa chắc đảm bảo sẽ cao khi phụ tùng ngoại có thêm cơ hội “phủ sóng”.

    Thế Vinh
    SuSuCaRot thích bài này.
  3. 078078

    078078 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/06/2012
    Đã được thích:
    1.899
    1/1/2016: Ôtô nhập tăng giá mạnh

    THỨ 5, 19/11/2015, 09:14

    2CHIA SẺ

    Giá xe năm 2016 doạ tăng, thị trường ôtô cuối năm sẽ “bốc hoả“?Lào bãi bỏ thuế nhập khẩu xe ôtô có nguồn gốc xuất xứ tại ASEANGiảm giá ôtô: Chưa kịp mơ, đã tỉnh

    Các hãng ô tô nhập khẩu khẳng định, với cách tính thuế đang xây dựng hiện nay thì từ 1/1/206, giá ôtô nhập khẩu sẽ tăng giá mạnh.

    Các hãng nhập khẩu ôtô vừa có đơn gửi lên Thủ tướng phản ánh về việc liên tục thay đổi chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB), gây khó khăn kinh doanh. Theo đó, 8 DN nhập khẩu chính hãng cho biết, Nghị định số 108/2015/NĐ-CP quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế TTĐB vừa được ban hành, có hiệu lực từ ngày 1/1/2016 lại sắp bị thay thế.

    Loạn vì cách tính thuế?

    Quốc hội đang thảo luận để sửa đổi bổ sung Luật Thuế TTĐB, dự kiến cũng có hiệu lực từ ngày 1/1/2016. Theo dự thảo, cách tính thuế TTĐB bị thay đổi khác đi so với hướng dẫn của Nghị định 108/2015/NĐ-CP vừa ban hành hôm 28/10.

    Cụ thể, trong Dự thảo trình Quốc hội đề nghị sửa đổi bổ sung khoản 1 và khoản 2 điều 6 Luật Thuế TTĐB như sau: “Đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa sản xuất trong nước là giá do cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất bán ra, nhưng không được thấp hơn mức tỷ lệ (%) do Chính phủ quy định, so với giá bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại bán ra”.

    Điều này trái ngược với hướng dẫn trong Nghị định 108/2015/NĐ-CP là: “giá làm căn cứ tính thuế là giá do DN bán ra, không được thấp hơn 105% giá vốn xe nhập khẩu”.

    Các DN cho biết, nếu áp dụng quy định này, sẽ không thể nào tính được giá bán xe cho các hợp đồng từ ngày 1/1/2016 và DN cũng không dám bán xe, vì bán là bị truy thu thuế ngay. Việc sửa đổi với nội dung hoàn toàn khác biệt, trong thời gian quá ngắn sẽ tác động đến sự ổn định của thị trường.

    Một chuyên gia trong lĩnh vực kinh doanh xe nhập khẩu cho biết, có thể lấy ví dụ vụ Sabeco bị truy thu 408 tỷ đồng tiền thuế TTĐB. Sabeco, đã lập ra một hệ thống tiêu thụ bao gồm công ty con do mình nắm 100% vốn. Thuế TTĐB được tính, kê khai qua giá bán ra của công ty mẹ.

    Sau đó, công ty con của Sabeco lại thành lập hàng chục công ty cháu, đơn vị liên kết tại các vùng với tỷ lệ sở hữu 90-94% và bán các sản phẩm qua hệ thống đại lý. Với mô hình nhiều cấp này, Sabeco đã hạ giá bán tại nơi sản xuất, nhưng tăng dần trong khâu thương mại., khiến số thuế nộp giảm thiểu.

    Để ngắn chặn tình trạng này, cơ quan soạn thảo đã đưa ra quy định: “đối với hàng hóa nhập khẩu, hàng hóa sản xuất trong nước là giá do cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất bán ra, nhưng không được thấp hơn mức tỷ lệ (%) do Chính phủ quy định, so với giá bình quân của các cơ sở kinh doanh thương mại bán ra”.

    Tuy nhiên do không quy định tỷ lệ (%) cụ thể là bao nhiêu, nên DN lo ngại khi bán hàng sẽ không biết bị tính thuế như thế nào?

    Giá xe tăng mạnh?

    Ngoài lo ngại đó ra, còn lo ngại lớn hơn nữa khiến 8 DN nhập khẩu đưa ra đề nghị lùi thời gian áp dụng Nghị định 108/2015/NĐ-CP sang ngày 1/7/2016 thay vì từ 1/1/2016.

    Từ vụ Sabeco, Kiểm toán Nhà nước cũng đề xuất khắc phục "lỗ hổng về chính sách" trong cách tính thuế TTĐB. Việc áp thuế TTĐB với các cơ sở thương mại nói chung mà không chỉ rõ độc lập hay không độc lập của các đơn vị này với nhà sản xuất, nhập khẩu, dẫn đến nhiều hiểu lầm.

    Chính vì vậy, tại Nghị định 108/2015/NĐ-CP đã quy định, cơ sở kinh doanh thương mại là cơ sở không có quan hệ công ty mẹ, công ty con, hoặc công ty con trong cùng công ty mẹ với cơ sở nhập khẩu, cơ sở sản xuất và là cơ sở đầu tiên trong khâu lưu thông thương mại. Quan hệ công ty mẹ, công ty con được xác định theo quy định của Luật DN”.

    Hiện có 3 mô hình kinh doanh mà cả DN sản xuất, lắp ráp xe trong nước lẫn nhập khẩu đang áp dụng, đó là nhà nhập khẩu (hoặc nhà sản xuất) tách riêng với nhà phân phối và đại lý bán lẻ; tiếp đến là nhà nhập khẩu (hoặc nhà sản xuất) với nhà phân phối là một, chỉ tách riêng đại lý bán lẻ và thứ 3 là nhà nhập khẩu (hoặc nhà sản xuất) với nhà phân phối và đại lý bán lẻ là một, không tách riêng.

    Theo quy định mới, những DN đang kinh doanh theo mô hình nhà nhập khẩu (hoặc nhà sản xuất) tách riêng với nhà phân phối và đại lý bán lẻ sẽ chịu mức thuế TTĐB tăng thấp nhất. Bởi, giá tính thuế được tính dựa trên giá bán ra của nhà nhập khẩu (hoặc nhà sản xuất) có hóa đơn xuất hàng cho nhà phân phối.

    Còn với mô hình thứ hai, sẽ chịu mức thuế TTĐB cao hơn, do nhà nhập khẩu (hoặc nhà sản xuất) với nhà phân phối là một, nên giá tính thuế sẽ căn cứ trên trên hóa đơn xuất hàng cho đại lý bán lẻ.

    Và với mô hình kinh doanh thứ 3, nhà nhập khẩu (hoặc nhà sản xuất) với nhà phân phối và đại lý bán lẻ cùng trong một DN, sẽ có mức thuế chịu cao nhất, do bị tính trên hóa đơn xuất ra từ đại lý bán lẻ cho khách hàng.

    Theo đó, giá tính thuế vào thời điểm này đã cộng thêm nhiều chi phí, kể cả lợi nhuận của các khâu phân phối và bán lẻ. Như vậy chi phí thuế sẽ đội lên và giá bán sẽ tăng cao. Cả 8 DN nhập khẩu ô tô nêu trên đều đang kinh doanh theo mô hình thứ 3.

    Một số tính toán cho thấy với thời điểm tính thuế này, giá xe nhập khẩu có thể tăng từ 15%-30% tùy mẫu.

    Vì vậy, các DN nhập khẩu ô tô vừa lo ngại Nghị định 108/2015/NĐ-CP bị thay đổi, lại vừa muốn lùi thời gian thực hiện Nghị định này thêm 6 tháng. Lý do các DN đưa ra, là để nghiên cứu hiểu đúng cách tính thuế mới, áp dụng và lập kế hoạch hoạt động, đầu tư nhân sự và tránh xáo động kinh doanh, người lao động, thị trường, người tiêu dùng. Cũng có thể hiểu, đó là thời gian thay đổi mô hình kinh doanh, theo hướng tách nhà nhập khẩu với phân phối và đại lý bán lẻ, thành các đơn vị độc lập. Tuy nhiên, việc nay không thể làm nhanh được.



    Xa dần giấc mơ mua ô tô giá rẻ

    Theo Trần Thủy

    Vietnamnet
    SuSuCaRot thích bài này.
  4. magnolia14

    magnolia14 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2010
    Đã được thích:
    74
    078078 thích bài này.
  5. estock83

    estock83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Đã được thích:
    2.292
    Cờ hó cứ sủa, đoàn người cứ đi. Đợi QIV rồi mọi thứ đều sáng tỏ.
    078078 thích bài này.
  6. magnolia14

    magnolia14 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/05/2010
    Đã được thích:
    74
    --- Gộp bài viết, 26/11/2015, Bài cũ: 26/11/2015 ---
    --- Gộp bài viết, 26/11/2015 ---
    http://s.cafef.vn/tmt-169565/tmt-9-thang-lai-179-ty-dong-hang-ton-kho-chiem-75-tong-tai-san.chn

    Sao lợi thế tồn kho này o ai để ý nhỉ ,các bác? :D
    078078chungkhoanyb thích bài này.
    chungkhoanyb đã loan bài này
  7. chungkhoanyb

    chungkhoanyb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2014
    Đã được thích:
    2.931
    078078 thích bài này.
  8. wildboar

    wildboar Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    9.917
    Hôm nay là cú vét máng TMT chiều CE nhóe.lái đang chờ hàng ra giá rẻ, hổng dễ bị lừa nhé! hếhế.
    078078chungkhoanyb thích bài này.
  9. chungkhoanyb

    chungkhoanyb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/07/2014
    Đã được thích:
    2.931
    TMT có lợi thế kép khi giảm thuế phụ tùng và tăng thuế nhập khẩu xe nguyên chiếc.

    Quý 4 này có lãi 100 tỷ không nhỉ?

    Đừng để mất hàng anh em nhé.
    078078, SuSuCaRotwildboar thích bài này.
  10. estock83

    estock83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/03/2010
    Đã được thích:
    2.292
    Sau 20/12 thuế nhập khẩu ôtô sẽ tăng, do đó tồn kho lớn là 1 lợi thế. Sợ nhất thằng FED !!!
    078078 thích bài này.

Chia sẻ trang này