Tn mới: Tháng 06 Việt Nam xuất siêu

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi NguyenVanHoa, 19/06/2012.

3172 người đang online, trong đó có 52 thành viên. 02:35 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 6798 lượt đọc và 127 bài trả lời
  1. gaotamthaihn

    gaotamthaihn Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/04/2012
    Đã được thích:
    0
    Tin này kết hợp với CPI tháng 6 âm nữa thì tt sẽ lên thôi
  2. hung592

    hung592 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/01/2010
    Đã được thích:
    2.544
    mai tt xanh ngay khi mở cửa , CSM & PTC 100% sẽ cei[r2)]
  3. trongvcbs_1

    trongvcbs_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Đã được thích:
    189
    Doanh nghiệp phá sản hàng loạt.

    Chỉ trong vòng vài năm, số doanh nghiệp phá sản, chờ phá sản đã tới 80.000, chỉ riêng từ đầu năm 2012 đến nay đã có 49.000 doanh nghiệp phá sản (giải thể), doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không tăng đáng kể. Trước tình hình đó, nên có thái độ thế nào?
    Hàng ngày, trên các mặt báo đều có thêm tin nóng về tình hình các doanh nghiệp thiếu vốn, thua lỗ, nợ thuế, ngừng nộp thuế chờ giải thể hoặc phá sản. Nếu trước đây, việc đăng ký thành lập doanh nghiệp ồ ạt, chỉ trong vòng chục năm, từ chỗ vài nghìn doanh nghiệp tư nhân vọt lên 500.000, cùng với nó là số doanh nghiệp nhà nước giảm dần do sắp xếp lại, cổ phần hóa để cả nước có khoảng 600.000 doanh nghiệp hoạt động thì giờ đây, xu hướng gần như ngược lại. Chỉ trong vòng vài năm, số doanh nghiệp phá sản, chờ phá sản đã tới 80.000, chỉ riêng từ đầu năm 2012 đến nay đã có 49.000 doanh nghiệp phá sản (giải thể), chờ giải thể trong khi các doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không tăng đáng kể. Trước tình hình đó, nên có thái độ thế nào?

    Trước hết, cần nhận thấy xu thế giải thể, tái thành lập, hợp nhất các doanh nghiệp là một tất yếu, một hoạt động bình thường của mọi nền kinh tế. Giống như trong nông nghiệp, xu thế chia điền xẻ thửa theo cơ chế khoán đến hộ tuy có giá trị tích cực trong một giai đoạn nào đó nhưng nó cũng khuyến khích nền kinh tế tự túc tự cấp, chia nhỏ ruộng đất, không thể làm kinh tế hàng hóa lớn, khó áp dụng khoa học kỹ thuật. Thực trạng lạc hậu, manh mún đó phải được thay thế dần bằng dồn điền đổi thửa, tích tụ tư liệu sản xuất làm ăn lớn hiện nay.

    Cũng như vậy các doanh nghiệp cũng phải tích tụ để lớn hơn về qui mô, năng lực vốn, kỹ thuật, lao động, quản lý… cao hơn, thích ứng hơn với thị trường. Có điều trong những hoàn cảnh bình thường, quá trình giải thể, tái cơ cấu doanh nghiệp diễn ra từ từ, âm thầm nhưng vừa qua, sự phá sản hàng loạt các doanh nghiệp là một quá trình ồ ạt, từng mảng lớn. Đó là điều không bình thường, tác hại đáng kể đến nền kinh tế. Những tác hại có thể kể đến là lao động thất nghiệp tăng, thu ngân sách sụt giảm, chỉ số niềm tin giảm, đầu tư nước ngoài gặp trở ngại.

    Về nguyên nhân của nó, khách quan, đó là tình trạng khủng hoảng, suy thoái của nền kinh tế thế giới đã tác động trực tiếp đến nước ta. Giá cả nguyên liệu tăng, vàng và ngoại tệ lên xuống thất thường, hàng không bán được hoặc phải hạ giá dẫn đến thua lỗ triền miền, tất yếu phải phá sản. Trong nước, thị trường BĐS đóng băng nhiều năm, nợ lãi ngân hàng chồng chất, thiếu vốn nhưng lại không tiếp cận được nguồn vốn ngân hàng do lãi suất cho vay cao, thiếu tài sản thế chấp. Về chủ quan, doanh nghiệp Việt Nam số lượng nhiều nhưng chất lượng thấp. 98% doanh nghiệp là loại vừa và nhỏ, qui mô dưới 200 lao động, trong đó số doanh nghiệp có dưới 10 lao động, vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm 60%. Số doanh nghiệp có công nghệ, máy móc hiện đại chỉ 30%, còn lại đều chắp vá, cũ nát, lạc hậu. Thiếu tiền để trả nợ đến hạn, thiếu vốn sản xuất, giá lao động ngày càng tăng, hàng hóa ế ẩm kéo dài trong khi không đủ sức để chống trả, không thể không nợ nần dẫn đến phá sản. Việc doanh nghiệp phá sản hàng loạt trong một thời gian ngắn chứng tỏ nền kinh tế "có vấn đề", cần sớm được tháo gỡ. Vấn đề chính là sự phát triển chưa bền vững, còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ mà nguy cơ chủ yếu là dao động giữa lạm phát và giảm phát diễn ra thường xuyên, ở tần suất cao. Hướng tháo gỡ là tạo điều kiện về vốn nhưng bao trùm hơn vẫn là giúp các doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh và tạo thị trường cho họ hoạt động.

    Tuy không thể coi thường tình hình phá sản của hàng loạt doanh nghiệp hiện nay nhưng cũng không nên vì thế mà hoang mang, mất bình tĩnh. Như trên đã trình bày, việc phá sản, sáp nhập, thành lập mới… là quá trình bình thường. Ngay việc phá sản hàng loạt, mang tính cấp tập hiện nay, xét về một khía cạnh nào đó, cũng không hẳn chỉ có tiêu cực.

    Do tác động của hoàn cảnh bên ngoài và bên trong, nhiều lợi thế cũ, cách làm ăn cũ, qui mô cũ đã bộc lộ những mặt bất cập, lạc hậu, cần phải thay đổi mà cách thay đổi ít tốn kém, phức tạp nhất là tuyên bố phá sản và cơ cấu lại về qui mô, mặt hàng, thị trường, phương thức kinh doanh. Sự phá sản hàng loạt này cũng phản ánh thực chất của các doanh nghiệp. Có những doanh nghiệp có cơ sở tồn tại và phát triển vững chắc nhưng cũng nhiều doanh nghiệp việc ra đời và tồn tại chỉ là hình thức, là bình phong cho nhiều hoạt động khác hoặc lợi ích khác. Sự phá sản của các doanh nghiệp này và nhiều doanh nghiệp "ma", doanh nghiệp nhỏ có lượng lao động, vốn, thị trường hạn hẹp thậm chí có lợi hơn cho nền kinh tế. Nó phản ánh thực chất của nền kinh tế thị trường hiện nay, phản ánh đúng năng lực khá èo uột của các doanh nghiệp vốn chỉ tồn tại bằng vốn ngân hàng, việc kinh doanh chủ yếu là mang vốn của người khác đi kinh doanh, đầu cơ, chụp giựt. Nó cũng thể hiện xu hướng tích tụ đã trở thành quy luật của nền kinh tế thị trường.

    Chúng ta đã trả giá cho rất nhiều ngây thơ như hăng hái sử dụng vốn để đầu tư ngoài ngành chính trong khi chưa nắm vững điều kiện, hoàn cảnh để đầu tư ngoài ngành có lãi; cơ cấu tổ chức, quản lý khi đầu tư ngoài ngành là thế nào… Việc hoan nghênh một chiều trong khi thiếu giám sát, quản lý việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp cũng vậy. Cho nên, trước tình trang phá sản của các doanh nghiệp hiện nay cũng cần bản lĩnh, sự phân tích tỉnh táo. Sự bản lĩnh, tỉnh táo đó có thể biến cái bị động thành chủ động, cái đáng lo thành cơ hội


    Vũ Duy(CAND online)
  4. trongvcbs_1

    trongvcbs_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Đã được thích:
    189
    Doanh nghiệp cơ khí rủ nhau phá sản hàng loạt
    9:36 am thứ ba, ngày 29 tháng năm năm 2012- chuyên mụcKinh Doanh|Chuyên Gia|
    Chưa bao giờ ngành cơ khí lại rơi vào tình trạng khó khăn như hiện nay. Từ đầu năm tới nay đã có hàng trăm doanh nghiệp cơ khí lớn nhỏ phải đóng cửa, hoặc tuyên bố phá sản.

    "Chết" không dám tuyên bố
    Theo Hiệp hội doanh nghiệp cơ khí Việt Nam, tại Hải Phòng, từ đầu năm đến nay, hàng loạt các doanh nghiệp như Công ty CP Công nghiệp tàu thủy Tam Bạc, Công ty Công nghiệp tàu thủy Thành Long, Công ty CP Cơ khí đóng tàu Hạ Long đã phải tạm ngừng hoạt động do sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn.
    Những DN hoạt động cầm chừng, hàng tồn kho cao nhiều vô kể, trong đó không ít là các doanh nghiệp cơ khí lớn. Ông Trần Văn Quang, Tổng giám đốc Công ty CP Chế tạo thiết bị điện Đông Anh cho biết, từ đầu năm 2012 tới nay công ty này đang phải hoạt động cầm chừng và lượng hàng tồn kho ngày càng nhiều.
    Nhà máy chế tạo thiết bị nâng hạ thuộc Xí nghiệp cơ khí Quang Trung Ninh Bình vốn là đơn vị được đầu tư theo chương trình cơ khí trọng điểm của Nhà nước. Nhưng tại thời điểm này, hàng chục cần cẩu lớn nhỏ, hàng trăm tấn thiết bị siêu trường, siêu trọng phục vụ các ngành đóng tàu, thủy điện, dầu khí vẫn đang xếp xó.
    Công ty Tự Thành (KCN Hà Bình Phương - Thường Tín - Hà Nội) chuyên chế tạo và cung cấp nhiều loại máy xây dựng những năm trước tiêu thụ khá tốt. Tuy nhiên từ sau Tết , công ty đã phải "đắp chiếu" một dây chuyền sản xuất chính và chuyển sang sản xuất theo đơn đặt hàng những chi tiết, cấu kiện nhỏ dùng để thay thế.
    Theo ông Nguyễn Văn Thụ, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp Cơ khí Việt Nam thì thiếu vốn là nguyên nhân quan trọng khiến nhiều doanh nghiệp cơ khí gặp khó khăn. Hiện có tới 50% DN đang thiếu vốn. Lợi nhuận của các doanh nghiệp cơ khí chỉ đạt bình quân từ 3-5% /năm, vậy nhưng ngân hàng đang cho vay với lãi suất lên tới 17% và thời gian trước tới 20% thì không doanh nghiệp nào dám vay bởi như vậy là cầm chắc thua lỗ.
    Ngành cơ khí cũng được ưu đãi vay vốn (trong chiến lược phát triển cơ khí việt Nam đến 2020 và chương trình cơ khí trọng điểm) nhưng trong suốt 10 năm qua cũng chỉ có khoảng 8 dự án được vay vốn ưu đãi và lãi vay khá cao; chẳng hạn năm 2011 vốn vay ưu đãi dành cho các doanh nghiệp cơ khí của Ngân hàng Phát triển Việt Nam ở mức 11,4%. Ông Ngô Văn Trụ, Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệp nặng Bộ Công thương cho biết, đối với các nhà đầu tư cơ khí nếu được vay lãi suất 0% trong 10 năm phải trả nợ cũng không ai muốn làm nữa là lãi suất ưu đãi trên 11%.
    Không những thế thủ tục vay vốn cũng khá khó khăn và phức tạp. Ông Bùi Ngọc Huyên, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần ô tô Xuân Kiên (Vinaxuki) cho biết, dự án đầu tư đúc khuôn cho sản xuất thân vỏ ô tô của DN tới 1.000 tỷ đồng, mặc dù dự án đã được Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho vay 250 tỷ đồng với lãi suất ưu đãi từ năm 2009 nhưng đến nay, doanh nghiệp vẫn chưa có được giải ngân. "Nút thắt" chính là do thủ tục rườm rà, cứng nhắc", ông Huyên nói.
    Các doanh nghiệp cho biết, đầu tư một dự án cơ khí cần thời gian 3 - 5 năm, nhưng lãi vay thì luôn trong tình trạng đầu năm một mức lãi suất, cuối năm một mức lãi suất khác cao hơn, khiến chủ đầu tư cứ phải chạy theo điều chỉnh dự án để có tỷ suất lợi nhuận hợp với lãi suất. Ở thời điểm hiện nay, với lãi suất vay thương mại khoảng 17% và không có ưu đãi nào cho lĩnh vực cơ khí thì các DN bó tay.
    Bên cạnh đó thời gian qua do chính sách thắt chặt tín dụng nên nhiều doanh nghiệp cơ khí muốn tiếp cận vốn ngân hàng không được đã phải tìm đến các kênh tín dụng khác với lãi suất cao hơn. Điều này đương nhiên đẩy chi phí lên, đồng nghĩa với rủi ro cao, đưa doanh nghiệp đến nguy cơ phá sản.
    Mịt mù tương lai vì tắc đầu ra
    Thiếu đầu ra cũng là nguyên nhân quan trọng khiến hàng tồn kho tăng và gây ra khó khăn cho sản xuất. Nhà nước cắt giảm đầu tư công, nhiều thị trường trầm lắng khiến cho máy móc sản xuất ra không bán được phải chất đống trong kho thì doanh nghiệp cơ khí làm sao có thể tránh khỏi tình trạng đình trệ sản xuất, phá sản...
    Hiệp hội doanh nghiệp Cơ khí cho biết, một nguyên nhân quan trọng nữa khiến cho doanh nghiệp cơ khí trong nước không có đầu ra là các chính sách làm cho họ luôn bị thua ngay trên sân nhà. Hiện nay, do quy định của Luật Đấu thầu chưa chặt chẽ, dẫn tới các doanh nghiệp trong nước khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài, bởi trong đấu thầu không tính tới nguồn gốc xuất xứ, không tính tới tỷ lệ nội địa hóa của thiết bị...

    Ông Thụ cho biết, Luật Đấu thầu được ban hành năm 2005 đang "bó chân bó tay" chính doanh nghiệp Việt Nam khi chỉ chú trọng đến yếu tố giá mà không tính đến nguồn gốc xuất xứ và tỷ lệ nội địa hóa. Do vậy, doanh nghiệp cơ khí nội địa luôn bị thua doanh nghiệp nước ngoài ngay trên sân nhà.
    Theo ông Thụ trên thực tế nhiều công trình sử dụng nguồn vốn nhà nước nhưng vẫn sử dụng các thiết bị nhập khẩu từ nước ngoài. Hiệp hội đã kiến nghị 7 năm nay nhưng Luật Đấu thầu vẫn không được sửa đổi.
    Việc tách nhỏ các gói thầu cũng vậy. Chỉ tách nhỏ gói thầu thì các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam mới có đủ năng lực và cơ hội tham gia. Nhưng điều này đến nay cũng rất khó. Tháng 3/2011 vừa qua, Hiệp hội đã kiến nghị lên Chính phủ về chủ trương nội địa hóa dự án nhiệt điện trên cơ sở tách ra làm 10 gói thầu cơ khí để doanh nghiệp trong nước có thể tham gia. Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải đã có chỉ đạo nhưng cho đến nay doanh nghiệp vẫn không có chính sách cụ thể để triển khai, ông Thụ bức xúc.
    Bà Phạm Thị Thu Hà, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam cho rằng, một số chính sách hỗ trợ sản xuất và thuế đối với sản xuất cơ khí trong nước so với nhập khẩu có sự chênh lệch, khiến giá sản xuất trong nước bị đẩy lên cao hơn.
    Ngành dầu khí đóng được giàn khoan tự nâng. Đối với sản phẩm này, nếu nhập khẩu toàn bộ có mức thuế bằng 0%. Tuy nhiên, khi trong nước chưa sản xuất được toàn bộ, nhà sản xuất phải nhập khẩu một số phụ tùng lại phải chịu thuế. Bất cập này làm đội giá thành và khó cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại của nước ngoài.
    Ông Nguyễn Văn Thụ cho rằng, ngành cơ khí Việt Nam đang tụt hậu khá xa so với các nước trong khu vực. Hiện 80% thị trường cơ khí trong nước thuộc về các doanh nghiệp nước ngoài. Nhiều dự án tổng thầu xây dựng nhà máy, công trình quốc gia, doanh nghiệp cơ khí Việt Nam đều thua các nhà thầu ngoại.
    Vẫn theo ông Thụ, trong 10 năm tới, Việt Nam có kế hoạch xây dựng gần 100 nhà máy nhiệt điện, đây là cơ hội lớn cho ngành cơ khí Việt Nam. Tuy nhiên các doanh nghiệp cơ khí Việt Nam có giành được phần việc này không thì chưa ai dám chắc.
    Chiến lược phát triển ngành cơ khí Việt Nam đến năm 2010, tầm nhìn tới 2020 đề ra mục tiêu cơ khí trong nước sẽ tự sản xuất được khoảng 100 tỷ đến 125 tỷ USD tiền hàng. Đây là thị trường rất lớn nhưng với thực trạng hiện nay điều đó khó trở thành hiện thực.
    Theo VEF
  5. trongvcbs_1

    trongvcbs_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Đã được thích:
    189
    Hàng loạt doanh nghiệp thủy sản phá sản: Hệ lụy từ đói nguyên liệu
    (Dân Việt) - Việc hàng loạt doanh nghiệp thủy sản bị phá sản như hiện nay có nguyên nhân do tình trạng phát triển quá ồ ạt, dẫn đến thiếu nguyên liệu để sản xuất.
    >> Hàng loạt doanh nghiệp thủy sản sắp phá sản: Sụp đổ dây chuyền
    Bùng nổ nhà máy chế biến
    Chỉ trong khoảng 3 năm (từ 2007- 2009), các tỉnh ĐBSCL đã chạy đua nhau xây dựng các nhà máy chế biến thủy sản (chủ yếu là cá tra và tôm) với số lượng lên đến 190 nhà máy, với công suất thiết kế hơn 1,2 triệu tấn/năm. So với năm 2003, số nhà máy tăng gấp 2,3 lần, công suất thiết kế tăng gấp 2,7 lần.

    Nhiều doanh nghiệp thủy sản ở ĐBSCL đang hoạt động cầm chừng.
    Chính việc tỉnh nào cũng đua nhau xây dựng nhà máy chế biến thủy sản, nhưng lại thiếu định hướng đầu tư phát triển vùng nguyên liệu đã đẩy hàng loạt nhà máy lâm vào cảnh thiếu tôm, cá nguyên liệu để chế biến dẫn đến hoạt động cầm chừng. Từ đó tiếp tục kéo theo hệ lụy là làm ăn không có lãi, dẫn đến nợ nần ngân hàng không trả nổi, buộc phải phá sản.
    Theo tìm hiểu của NTNN, thực tế ở ĐBSCL có rất nhiều DN ngoài ngành, không am hiểu về thủy sản cũng lao vào đầu tư thu mua, chế biến và xuất khẩu thủy sản, khiến tình trạng cạnh tranh không lành mạnh diễn ra phức tạp như làm hàng kém chất lượng, bán phá giá… gây mất uy tín của thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế.
    Ông Lê Chí Bình – Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và chế biến thủy sản An Giang cho rằng: “Chế biến thủy sản thời gian qua phát triển quá nhanh, đi trước quy hoạch của nhà nước. Việc quản lý thủy sản, quản trị DN, hỗ trợ kỹ thuật nuôi, cung ứng vốn, các dịch vụ đi kèm… hầu như chưa đáp ứng kịp tốc độ “bùng nổ” của ngành thủy sản. Bởi vậy, khi nền kinh tế lâm vào khủng hoảng, các ngân hàng không tiếp tục cho vay vốn, lập tức nhiều DN gặp khó khăn, vỡ nợ; nhiều nhà máy phải đóng cửa”.
    Ông Nguyễn Văn Đạo - Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Gò Đàng (Khu công nghiệp Mỹ Tho, Tiền Giang) cho rằng: “Xuất khẩu thủy sản năm 2012 đối mặt với nhiều thách thức. Các nước châu Âu tiếp tục giảm nhập khẩu thủy sản do ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế. Đây cũng là nguyên nhân khiến DN khó khăn”.
    Vùng nguyên liệu bất ổn
    Do các DN phá sản đã kéo theo hàng nghìn hộ nuôi cá tra đang “đứng ngồi không yên” vì thua lỗ triền miên. Ông Nguyễn Văn Nhựt là người nuôi cá tra lâu năm ở xã An Nhơn (huyện Châu Thành, tỉnh Đồng Tháp) cho biết: “Mấy năm trước, nuôi cá tra tỷ lệ chết chỉ 10%, giờ đây hộ nào nuôi giỏi thì bị chết 30%, còn bình quân cá chết đến 40- 50% so với tỷ lệ thả giống. Đã vậy, giá cá bán ra thấp hơn giá thành nên nhiều hộ nuôi cá đã treo ao, bỏ nghề”.
    Theo tìm hiểu của NTNN, hiện tại đa số DN thủy sản thiếu vốn trầm trọng, năng lực tài chính kém, hoạt động phần lớn dựa vào vốn vay. Nếu ngân hàng tiếp tục siết chặt tín dụng, sẽ có thêm hàng loạt DN thủy sản khác.
    Theo TS Dương Nghĩa Quốc - Giám đốc Sở NNPTNT Đồng Tháp, nghề nuôi cá tra bây giờ gặp bất trắc từ nhiều phía khiến nông dân treo ao. Vài năm trước, khi giá cá tăng, hàng loạt hộ ùn ùn thả nuôi, nay cá duy trì ở mức từ 22.500- 23.500 đồng/kg, nên chịu cảnh thua lỗ. Bên cạnh đó, các ngân hàng không còn mặn mà việc cho vay nuôi cá tra, nên người dân đành bỏ nghề bởi không có vốn.
    Trong khi con cá điêu đứng, thì con tôm cũng làm cho nhiều DN và người nuôi đau đầu. Đến đầu tháng 5 này, tình trạng tôm chết vẫn diễn ra dai dẳng ở các địa phương ven biển ĐBSCL. Trong đó, tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng là những địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất với khoảng 6.601 hộ nuôi tôm bị thiệt hại.
    Chính vùng nguyên liệu bất ổn, đời sống người nuôi cá tra, tôm sú, tôm thẻ chân trắng gặp nhiều khó khăn nên số lượng treo ao, bỏ nghề rất lớn. Nguyên liệu chế biến bất ổn khiến nhiều nhà máy hoạt động cầm chừng, một số chỉ hoạt động từ 30-40% công suất, thậm chí chỉ 10-20% công suất.
    (Còn nữa)
    Hoàng Mai
  6. trongvcbs_1

    trongvcbs_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Đã được thích:
    189
    Hàng loạt doanh nghiệp thủy sản sắp phá sản: Sụp đổ dây chuyền
    (Dân Việt) - Sau một thời gian phát triển “nóng” và được coi là đầu tàu kinh tế của khu vực ĐBSCL, hàng loạt doanh nghiệp chế biến thủy sản đang phá sản, nợ nần chồng chất, không lối thoát.
    Rất nhiều doanh nghiệp (DN) chế biến thủy sản ở ĐBSCL hiện giờ đã phải co cụm hoạt động, thậm chí tuyên bố phá sản theo hiệu ứng sụp đổ dây chuyền.

    Hoạt động chế biến thủy sản ở nhiều nhà máy tại ĐBSCL đang èo uột vì thiếu vốn.
    Từ “chết” đến “bị thương”
    Theo Sở Công Thương TP. Cần Thơ hiện có 30 DN chế biến, xuất khẩu thủy sản. Nhiều DN hiện lâm vào cảnh phá sản, nợ nần với số tiền lên tới hàng trăm tỷ đồng, không có khả năng thanh toán.
    Công ty TNHH An Khang (Khu công nghiệp Trà Nóc 2, TP. Cần Thơ) là DN thủy sản đầu tiên vỡ nợ với số tiền trên 300 tỷ đồng. Sau đó, đến lượt Công ty TNHH Xuất nhập khẩu thủy sản Thiên Mã “ôm” đống nợ trên 241 tỷ đồng, trong đó tới 236 tỷ đồng nợ xấu. Ngoài ra, còn nhiều DN thủy sản khác cũng mắc nợ hàng trăm tỷ đồng, hiện không có tiền mua cá, nên phải hoạt động cầm chừng, có nguy cơ chờ phá sản.
    “Nổi bật” vẫn là Công ty cổ phần Thủy sản Bình An, nợ ngân hàng và người nuôi cá hàng ngàn tỷ đồng đã gây xôn xao dư luận trong thời gian qua. Hiện nay, Công ty Bình An đã hoạt động trở lại, nhưng công suất chế biến đã giảm rất nhiều. Theo thống kê, trung bình các nhà máy chế biến thủy sản ở Cần Thơ có công suất tối thiểu là 1.200 tấn cá/ngày, nhưng hiện hầu hết công ty hoạt động với công suất chỉ 400 tấn/ngày.
    Tại An Giang, nơi có đến 21 nhà máy chế biến cá tra, thuộc loại lớn ở ĐBSCL cũng đang rơi vào cảnh “thoi thóp”. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, nhiều nhà máy đã phải sa thải công nhân hàng loạt, một số nhà máy giảm công suất thê thảm, thậm chí ngưng hoạt động do làm ăn không hiệu quả. Ông Lê Chí Bình- Phó Chủ tịch Hiệp hội Nghề nuôi và Chế biến thủy sản An Giang cho biết: “Hiện nay, các DN thủy sản ở An Giang gặp rất nhiều khó khăn. Trong đó có tới 70% DN có nguy cơ đóng cửa hoặc hoạt động cầm chừng”.
    Còn tại Đồng Tháp, theo UBND tỉnh này, tính đến thời điểm này đã có tới 160 DN “đóng cửa”, trong đó có tới 62 DN chính thức giải thể. Khảo sát của chúng tôi cho thấy, rất nhiều DN dù vẫn duy trì hoạt động, nhưng công suất chỉ còn 30%, thậm chí còn 10%. Tình trạng tương tự cũng diễn ra đối với nhiều nhà máy chế biến tôm và cá xuất khẩu ở Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau… Đơn cử như, cuối năm 2011, DN tư nhân Vạn Hưng (chuyên chế biến thủy sản ở thị xã Vĩnh Châu, Sóc Trăng) đóng cửa và không khả năng thanh toán tiền mua nguyên liệu cho người nuôi buộc phải kéo nhau ra tòa.
    Cùng với Vạn Hưng, một DN thủy sản ở Bạc Liêu vừa bị các ngân hàng siết nợ hàng trăm tỷ đồng. Nguyên nhân do công ty làm ăn thua lỗ, nhiều lô tôm xuất khẩu bị đối tác phát hiện nhiễm kháng sinh vượt quy định, bị trả về. Nợ càng ngày phình ra buộc phải tạm ngừng hoạt động. Chưa hết, nhiều đại gia thủy sản khác ở các tỉnh này cũng đang lâm nợ “khủng” đến hàng trăm tỷ đồng, thậm chí hàng ngàn tỷ đồng, có khả năng “vỡ” bất cứ lúc nào.
    Người lao động mất việc
    Việc hàng loạt các DN chế biến, xuất khẩu thủy sản ở ĐBSCL phá sản đã kéo theo hệ lụy hàng nghìn công nhân bị mất việc làm. Chỉ tính riêng Khu công nghiệp Trà Nóc 2, ước tính có vài nghìn công nhân mất việc làm phải về quê để làm thuê, làm mướn kiếm sống.
    Cả 2 vợ chồng anh Đỗ Văn Dự và Trần Thị Thảo vừa bị mất việc làm, nên đã dắt nhau trở về quê (phường Phước Thới, quận Ô Môn) để làm ruộng. Anh Dự cho biết: “Khi 2 vợ chồng làm công nhân, mỗi tháng tiền lương, tăng ca cũng kiếm từ 6-7 triệu đồng, đủ xoay xở tiền trọ, tiền ăn uống. Từ ngày công ty bị phá sản, không có việc làm bắt buộc phải về quê để tìm kế sinh nhai”.
    Theo thông tin từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản VN (VASEP), rất nhiều nhà máy chế biến tôm xuất khẩu chỉ còn chạy 10- 30% công suất.
    Dù đã nghỉ việc hơn 1 tháng, nhưng anh Dự vẫn chưa nhận được tiền trợ cấp thôi việc, vì công ty đang gặp khó khăn, không có tiền trả cho công nhân.
    Công ty cổ phần Docifish (chuyên sản xuất và chế biến cá tra xuất khẩu tại Khu công nghiệp Sa Đéc, Đồng Tháp) đã tạm ngừng hoạt động, công ty đã phải giải quyết chế độ cho hơn 400 công nhân nghỉ việc. Ngoài ra, rất nhiều công ty hoạt động cầm chừng, lương công nhân cũng chẳng được bao nhiêu.
    Anh Lê Văn Tiến làm công nhân ở Công ty cổ phần Thủy sản P.Đ (Khu công nghiệp Trà Nóc 2, TP. Cần Thơ) hơn 5 năm nay. Lúc mới vào làm lương của anh khoảng 3,5 triệu đồng/tháng. Tuy nhiên, mấy tháng nay do công ty làm ăn thua lỗ, hoạt động cầm chừng nên lương giảm xuống còn 1,5 triệu đồng, nên cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí còn không đủ ăn.
    (Còn nữa)
    Hoàng Mai
  7. trongvcbs_1

    trongvcbs_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Đã được thích:
    189
    Doanh nghiệp phá sản hàng loạt: Giải cứu trước khi quá muộn!
    Xem tin gốc
    Nhà báo & Công luận - 2 tháng trước 207 lượt xem
    (CL)- Sau 7.611 doanh nghiệp (DN) "khai tử” năm 2011, ba tháng đầu năm 2012, nền kinh tế Việt Nam lại tiếp tục ghi nhận thêm gần 12.000 trường hợp DN giải thể, ngừng hoạt động. Đây rõ ràng là tín hiệu rất xấu cho nền kinh tế. Tuy nhiên, để cứu vãn tình hình, không dễ, bởi cái vướng không chỉ là chuyện nguồn vốn.
    Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
    Doanh nghiệp giải thể ồ ạt là tín hiệu xấu cho nền kinh tế

    Phá sản hàng loạt


    Theo dữ liệu của Tổng cục Thuế, trong số hơn 600.000 doanh nghiệp đã được cấp phép đăng ký kinh doanh, chỉ có hơn 400.000 doanh nghiệp hiện vẫn còn đóng thuế. Điều này cho thấy, con số hơn 79.000 doanh nghiệp giải thể do VCCI và WB đưa ra chỉ là những doanh nghiệp có làm thủ tục giải thể, được chính thức ghi nhận. Hơn 120.000 doanh nghiệp còn lại có thể cũng đã giải thể hoặc ngừng hoạt động...

    VCCI cho biết, trung bình những năm qua, mỗi năm có khoảng 5.000-7.000 doanh nghiệp phá sản/giải thể, tức thấp hơn năm 2011 khoảng 8 lần. Tuy nhiên, tốc độ tăng của năm 2011 vẫn chưa phải là ghê gớm nếu so với những tháng đầu năm 2012. Theo Phó Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội Nguyễn Văn Tứ, có 169 doanh nghiệp đã làm thủ tục phá sản trong 2 tháng đầu năm tại Hà Nội, cao gấp 4,3 lần cùng kỳ năm 2011. Tại TP.HCM, số liệu từ Cục Thuế cho biết, trong 2 tháng đầu năm, số doanh nghiệp xin giải thể hoặc ngưng hoạt động lên tới hơn 3.000, tăng gấp 10 lần so với cùng kỳ năm ngoái.

    Doanh nghiệp phá sản tại hai đầu tàu kinh tế cả nước là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh đã tăng đột biến. Điều này khiến cho các chuyên gia lo ngại về sự khó khăn kéo dài của nền kinh tế. Nếu như giữa đầu năm 2011, những doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng, bất động sản gặp khó khăn do thị trường đóng băng, thì nay hầu như tất cả mọi ngành, nghề đều đứng trước nguy hiểm. Theo nhận định của Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), ước tính trong năm nay 20% doanh nghiệp thủy sản phải phá sản vì thị trường xuất khẩu khó khăn, khó tiếp cận vốn vay. "Đại gia" thủy sản Bình An đang tính đến phương án bán cả nhà máy và một số bất động sản để trả nợ, Công ty TNHH Thủy sản An Khang (Cần Thơ) vừa vỡ nợ 500 tỷ đồng, doanh nghiệp tư nhân Vạn Hưng (Sóc Trăng) có giám đốc bị bắt vì vỡ nợ hàng chục tỷ đồng... Ngoài ra, các doanh nghiệp ở những ngành nghề khác cũng gặp khó không kém. mới nhất là trường hợp của Công ty cổ phần Đầu tư tổng hợp Hà Nội (HANIC - mã SHN). Phát biểu trước báo giới ngày 17/3, Chủ tịch HĐQT HANIC Đinh Hồng Long cho biết: "HANIC đang đứng trước nguy cơ bị phá sản"...

    Lãi suất quá cao, doanh nghiệp kiệt sức

    Doanh nghiệp Việt Nam có đặc điểm là không có tiền, 80-90% vốn của doanh nghiệp là đi vay ngân hàng. Tuy nhiên trong thời gian qua, lãi suất mà các DN vay ngân hàng có thời điểm lên tới 24%. Nhiều DN cho rằng, với lãi suất như vậy thì tốt nhất là không hoạt động, không kinh doanh, không đầu tư.

    Theo ông Cao Sỹ Kiêm, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam: Những DN khó khăn nhất và đang đình trệ và phá sản chủ yếu là DN dựa vào vốn ngân hàng. Trong khi đó, khả năng tiếp cận vốn từ ngân hàng với lãi suất cao như vừa qua DN làm ăn không có lãi, thậm chí lỗ. Lợi nhuận của các DN thường khoảng từ 10 - 15%, nếu DN hoạt động chủ yếu chỉ vào tiền vay, thì lợi nhuận rơi hết vào ngân hàng. Tại cuộc họp báo mới đây, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Văn Bình cũng cho rằng có thể đưa mặt bằng lãi suất cho vay về 14,5-16,5% một năm nhưng mức này vẫn còn cao so với năng lực của DN Việt Nam. Không chỉ phải chịu một mức lãi suất ngất ngưởng, các DN Việt Nam còn phải chịu những thủ tục phiền hà, chi phí nhũng nhiễu cũng gần như nhất thế giới. DN mất nhiều cơ hội, thời cơ của mình.

    Lãi suất là nguyên nhân rất quan trọng nhưng không phải hoàn toàn quyết định đến việc doanh nghiệp phá sản. Nó là cộng dồn của nhiều yếu tố như: khủng hoảng kinh tế thế giới, nội lực của các doanh nghiệp yếu và kém, chính sách quản lý không phù hợp… Nói như một chuyên gia kinh tế là do các doanh nghiệp thiếu nhiều thứ: Tiền, Tài (cầm trịch, điều hành doanh nghiệp), Thông tin (đầu ra – đầu vào của sản phẩm), Tình, Tín và công nghệ. Nhiều doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong tình trạng không có vốn, hoàn toàn đi vay. Quản lý doanh nghiệp yếu kém, chạy theo lợi ích trước mắt, ít quan tâm đến phát triển thị trường lâu dài. Năng lực cạnh tranh gần như không có.

    Ông Cao Sỹ Kiêm cũng cho rằng: Tình hình đang diễn ra rất không bình thường, số lượng DN phá sản quá lớn và đang tiếp tục gia tăng. Phải nói rằng đây là vấn đề lớn của đất nước, không những của doanh nghiệp, và của cả nền kinh tế. Hệ thống doanh nghiệp bị phá sản nhiều, vấn đề thu ngân sách gặp khó, ngân hàng gặp rủi ro, người lao động thất nghiệp - vấn đề an ninh, trật tự xã hội cũng bị ảnh hưởng… tất cả những hệ lụy đó sẽ tác động lên tiến trình phát triển của đất nước.

    Doanh nghiệp phá sản - Nhiều hệ lụy

    Trong nền kinh tế thị trường, chuyện DN giải thể, phá sản, ngừng hoạt động là chuyện bình thường, nhưng khi DN lâm vào tình trạng này, những tác động mà nó gây ra cho xã hội không phải là nhỏ. Trước hết, một lượng lớn những người lao động sẽ bị nợ lương, nghỉ việc. DN thì nợ bảo hiểm xã hội, nợ tiền điện, viễn thông, nước, nợ ngân hàng… Nhưng phá sản hàng loạt như hiện nay thì thật sự rất đáng lo ngại. Điều này cho thấy tình hình “sức khỏe” của DN đang xấu đi, số phá sản giải thể vẫn tăng. Đây thực chất cũng có thể coi là sự thanh lọc nghiệt ngã sẽ diễn ra trên thương trường. Trong thời kỳ này, DN nào có năng lực cạnh tranh yếu, quản trị kém và trang thiết bị lạc hậu sẽ khó có thể tồn tại, dồn nguồn lực cho các DN có năng lực hơn. Tuy nhiên, nếu phá sản, vốn vay của ngân hàng sẽ khó có thể thu hồi. Nhiều ngân hàng hiện nay không dám siết nợ doanh nghiệp. Đơn cử tại Hải Phòng, các doanh nghiệp thép đang nợ 4.000 tỷ đồng nhưng ngân hàng cũng không dám siết nợ vì nếu làm cũng không biết bán những dây chuyền sản xuất, thiết bị lạc hậu cho ai? Những khoản nợ này sẽ phải chuyển thành nợ xấu. Gánh nặng nợ xấu tăng sẽ liên quan đến an toàn của các ngân hàng và là kẻ thù của nền kinh tế.

    N.Huy
  8. trongvcbs_1

    trongvcbs_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Đã được thích:
    189
    Mấy cái này giết chết TTCK đấy. Cẩn thận vẫn hơn.
  9. trongvcbs_1

    trongvcbs_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Đã được thích:
    189
    Ngân hàng luôn nắm đằng chuôi
    8:01 am thứ ba, ngày 19 tháng sáu năm 2012- chuyên mụcKinh Doanh|Tài Chính|

    Lãi suất đầu vào (dưới 12 tháng) giảm còn 9%/năm, các DN kỳ vọng lãi suất cho vay giảm. Tuy nhiên, nhiều ngân hàng nhỏ chạy đua lãi suất huy động kỳ hạn dài. Khi nào DN mới tiếp cận được vốn vay rẻ?
    Đua lãi suất kỳ hạn dài
    Cuối tuần trước, thị trường xôn xao khi Ngân hàng Phương Tây (Western Bank) đột ngột đẩy mức lãi suất huy động VND cho kỳ hạn duy nhất 13 tháng lên tới ngưỡng 14%/năm. Sự việc này nhanh chóng bị xem là hiện tượng, thậm chí khiến nhiều người không khỏi e ngại mốc lãi suất đỉnh sẽ “châm ngò” cho một cuộc đua lãi suất mới. Nhất là khi lần giở lại thời kỳ lãi suất đang chạy đua, tham khảo báo cáo tài chính năm 2011 tại ngân hàng này, lãi suất cho vay cao nhất từng ghi nhận mức khủng khiếp tới 29%/năm.
    Tuy nhiên, hôm qua, Western Bank đã có thông báo mới công bố áp mức lãi suất huy động kỳ hạn 13 tháng xuống còn 12,5%/năm, thay cho mức 14%/năm hôm 14- 6.
    “Động thái hạ lãi suất của ngân hàng đã khiến cả thị trường thở phào. E ngại về một cuộc chạy đua nâng lãi suất huy động kỳ hạn dài có thể sẽ không xảy ra”- Tổng giám đốc một ngân hàng cổ phần nhận định.
    Chia sẻ với , một đại diện NHNN cho hay bản thân NHNN đang theo rất sát thị trường, không việc gì phải nóng vội trước hiện tượng đơn lẻ trên. Theo ông cần phải nhìn nhận rõ sẽ không mấy khách hàng chọn kỳ hạn dài.
    Theo quy định mới của NHNN, mức trần 9%/năm sẽ chỉ được áp dụng cho các khoản tiền gửi kỳ hạn ngắn từ 1-12 tháng. Còn đối với các kỳ hạn trung - dài hạn trên 12 tháng ngân hàng được tự thỏa thuận mức lãi đối với khách hàng gửi tiền.
    Thống kê đến thời điểm này, hầu hết các ngân hàng đều ấn định mức lãi suất ở các kỳ hạn dài từ 9,5-12%. Đơn cử biểu lãi suất của ACB đã tăng mạnh lãi suất huy động VND ở các kỳ hạn dài, từ 12-36 tháng từ 10,4%-12%/năm; riêng mức cao nhất 12%/năm lĩnh lãi cuối kỳ có ở kỳ hạn 36 tháng.
    Tại Sacombank, biểu lãi suất cập nhật trong ngày 13-6 cũng có mức cao nhất 12%/năm lĩnh lãi cuối kỳ ở các kỳ hạn 24 và 36 tháng; mức 11%/năm có ở kỳ hạn 13, 15 và 18 tháng.
    Biểu lãi suất của VPBank áp dụng từ ngày 11-6, các kỳ hạn tiền gửi từ 12 tới 36 tháng đều ở mức 10,5%/năm...
    Một chuyên gia phân tích: “Chuyện chạy đua lãi suất chỉ xảy ra khi các ngân hàng gặp khó về thanh khoản và đồng thời họ được tăng trưởng tổng tài sản một cách thoải mái. Còn lãi suất liên ngân hàng rẻ vài phần trăm, thì dại gì phải đi vay cao ở bên ngoài. Thanh khoản hiện nay tương đối dồi dào. Thống đốc vẫn khống chế tín dụng, gián tiếp khống chế tổng tài sản. Thống đốc cho phép tự do hóa trần trung và dài hạn, không ai dại gì để chạy đua”.
    Cũng theo vị chuyên gia này, hiện tượng Western Bank đột ngột đẩy kỳ hạn 13 tháng lên cao rồi lại hạ xuống đã cho thấy mức lãi suất đó khó nhận được sự hưởng ứng của giới ngân hàng còn lại và chỉ khiến người ta nhìn ngân hàng này với sự e ngại hơn.
    “Săn” doanh nghiệp tốt
    Chủ tịch HĐQT thành viên Agribank Nguyễn Ngọc Bảo kể: “Chúng tôi có khách hàng là một ông chủ nuôi gà, cần vốn, vay 2 tỷ đồng. Căn cứ trên điều kiện cần và đủ ngân hàng đã cho vay với lãi suất 15%. Khách hàng nhận vốn rất vui mừng mà không hề đắn đo hay phàn nàn gì về lãi suất. Một hộ nuôi ba ba ở Lương Sơn, đang vay với mức đó cũng không kêu ca”. Vậy vấn đề ở đây là gì? Vị chủ tịch này chỉ ra: “Trong điều kiện cạnh tranh, ngân hàng đang nhìn các doanh nghiệp tốt một cách tích cực, chứ không hề gây khó dễ. Hiện các NHTM không hề “thắt chặt” mà thậm chí có dễ hơn so với cách đây ít thời gian”.
    Như để minh chứng, ông Bảo diễn giải: 5 tháng đầu năm, tín dụng của Agribank tăng 1,5% trong đó riêng nông thôn tăng 2,4%. Ngân hàng đang triển khai nhiều chính sách, mở rộng cho vay “lưu vụ”, cho vay đến hạn chỉ trả hết lãi rồi vẫn được giữ nợ cũ để vay tiếp mà không phải chuyển nợ.
    Theo ông Bảo, đã đến lúc rất cần có một cách nhìn “rộng” hơn với đối tượng DN. Nhiều người kêu ca tiếp cận vốn rất khó vì các điều kiện ngân hàng đưa ra rất nhiều, để đạt lãi suất mong muốn thì rất khó.
    Nhưng thực tế là với 5-6 nghìn tỷ đưa ra, các ngân hàng không hề tăng thêm bất cứ điều kiện nào. Thậm chí đối với những khách hàng tốt mà khó khăn, nhiều ngân hàng sẵn sàng cơ cấu lại nợ.
    Theo ông Phạm Quang Tùng, Phó tổng giám đốc BIDV, ngân hàng này đã giảm mạnh lãi suất đầu ra. Thực tế nhiều khách hàng tốt cũng đã được BIDV điều chỉnh ngay trên hợp đồng.
    “Một số doanh nghiệp kêu cao, chủ yếu tập trung vào số ít các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không tốt, khả năng phục hồi không cao.
    Các ngân hàng thương mại luôn có chính sách mời chào, ưu đãi các doanh nghiệp phát triển. Giai đoạn hiện nay có thể coi là thời điểm “sát hạch”, loại đi những doanh nghiệp làm ăn không tốt, không đáng tồn tại”- Ông Tùng nói.
    “Các doanh nghiệp tốt thì ngân hàng đã săn đón từ lâu rồi và cạnh tranh nhau để giảm” - ông Nguyễn Hưng, Tổng giám đốc VPBank cho biết. Liên quan đến việc DN kêu khó tiếp cận vốn, theo ông Hưng, đúng là hiện ngân hàng cho vay ra thì không cho vay được, gửi trên liên ngân hàng thì lỗ nặng nhưng sẽ không có chuyện đẩy vốn ra ồ ạt vì thừa vốn. “Với những doanh nghiệp làm ăn không tốt thì chúng tôi phải thận trọng. Nếu không, khi đó ngân hàng phải gánh hậu quả nặng nề” .
    Lãi suất vay bao giờ thực hạ?
    Liên quan đề nghị giảm lãi cho vay cũ để giải quyết khó khăn của nhiều DN, đại diện các NH đều cho rằng: Trước đây lãi suất huy động ở mức cao, nếu cộng cả khuyến mại cũng rất cao, vì thế nếu hạ lãi suất đầu vào bây giờ thì lãi suất cho vay của NH không thể giảm ngay. NHNN cũng không thể đưa ra quyết định bắt ngân hàng giảm lãi suất cho vay. Đây là hợp đồng tín dụng hai bên cùng chia sẻ rủi ro. Tuy nhiên, các khách hàng tốt vay vốn ngắn hạn đã được hưởng lãi suất mới.
    Làm thế nào để DN tiếp cận vốn rẻ, ông Nguyễn Ngọc Bảo cho rằng: “Không nên quá sốt ruột, các hoạt động kinh tế bao giờ cũng có lộ trình và chính sách có độ trễ không thể vừa ra đã “ăn” ngay được. Dự báo trong nửa cuối tháng 6 và sang tháng 7, dư nợ sẽ tăng lên và đó là thời điểm lãi suất bắt đầu chính thức hạ mạnh”- ông Bảo nói.
    KH
  10. trongvcbs_1

    trongvcbs_1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    16/03/2011
    Đã được thích:
    189
    Theo TS Trần Kim Chung, Viện nghiên cứu quản lý kinh tế TW, thị trường đóng băng nhưng các doanh nghiệp bất động sản vẫn đang phải trả 40 ngàn tỷ đồng tiền lãi ngân hàng mỗi năm.

    Ông Chung cho rằng, hiện tổng dư nợ cho vay trong lĩnh vực bất động sản tại các hệ thống ngân hàng là 200 ngàn tỷ đồng với lãi suất 20%. Năm 2012 thị trường bất động sản đóng băng, doanh nghiệp bất động sản kể cả không làm gì thì cũng phải gồng lưng trả lãi ngân hàng khoảng 40 ngàn tỷ đồng/năm.

Chia sẻ trang này