@TNG Bung lụa -> 2021- 2025@

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongtay79, 01/02/2021.

7913 người đang online, trong đó có 1227 thành viên. 11:55 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 232752 lượt đọc và 1392 bài trả lời
  1. sdonline

    sdonline Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    23/07/2016
    Đã được thích:
    5.246
    nếu đóng trên 22.6 vô ok bác nhé. chạm 25 bán ra chờ xem nó có vượt 25.5 không , nếu đống trên đó tiếp tục mua vào. đây là quan điểm của tôi mua bán tùy anh em
    --- Gộp bài viết, 23/04/2021, Bài cũ: 23/04/2021 ---
    nếu bác dài hạn thì ko cần quá lo lắng, nếu qua tuần đóng trên 22.6 bác sẽ sớm về bờ và có lãi trở lại.
    phung0kiemvang999 thích bài này.
  2. Ma080320

    Ma080320 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2021
    Đã được thích:
    125
  3. sdonline

    sdonline Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    23/07/2016
    Đã được thích:
    5.246
  4. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Ngày càng xa vời với TCM, GIL cánh Chim đầu đàn ngày ấy còn đâu,...
  5. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Tiền đâu mà TNG chơi lớn đến 6800 tỉ, khó hiểu....


    20:22 24/04/2021
    "Sốt đất", doanh nghiệp dệt may cũng "bẻ lái" sang kinh doanh bất động sản
    Kiều Linh -
    Sản xuất kinh doanh gặp khó do tác động của đại dịch Covid 19, nhiều doanh nghiệp dệt may trên sàn công bố kế hoạch chuyển hướng sang bất động sản...
    [​IMG]
    Các doanh nghiệp dệt may đều đánh giá tình hình kinh doanh thận trọng trong năm 2021.
    Tại đại hội cổ đông thường niên, phần lớn doanh nghiệp dệt may công bố kế hoạch kinh doanh năm 2021 đều thận trọng với mức tăng trưởng âm hoặc dưới 10% do vẫn còn những ảnh hưởng dai dẳng của dịch bệnh Covid 19 tác động lên tâm lý ngành thời trang, may mặc toàn cầu.

    LỢI NHUẬN 2021 THẬN TRỌNG

    Sau năm 2020, Công ty CP Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh (GIL) đặt mục tiêu doanh thu năm 2021 đạt 3.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 180 tỷ đồng, giảm lần lượt 13% và 41,5% so với năm 2020.

    Tương tự, tại Tổng công ty Cổ phần Dệt may Hoà Thọ (HTG) đặt mục tiêu thận trọng cho năm 2021 với doanh thu 3.482 tỷ đồng, tăng 7% và lợi nhuận hợp nhất 75 tỷ đồng tăng 7% so với năm 2020, mức này chưa thể quay về so với kết quả kinh doanh của năm 2019.

    Tổng công ty CP May Việt Tiến (VGG) đặt kế hoạch doanh thu 8.090 tỷ đồng tăng 13% nhưng lợi nhuận sau thuế 180 tỷ đồng tăng 5% so với năm 2020 tuy nhiên vẫn còn cách xa khoảng cách với lợi nhuận 418 tỷ đồng của năm 2019.

    Công ty CP Đầu tư và Thương mại TNG (TNG) cũng đặt mục tiêu doanh thu tăng nhẹ 7% so với năm 2020 đạt 4.798 tỷ đồng, lợi nhuận tăn 15% đạt 175 tỷ đồng; tuy nhiên so với kết quả kinh doanh trước thời điểm dịch bệnh xảy ra thì mức này vẫn còn xa vời vợi. Riêng trong tháng quý 1/2021, lợi nhuận của TNG tiếp tục sụt giảm mạnh so với thời điểm năm ngoái, đạt 15 tỷ đồng, giảm 67% so với quý 1/2020.

    Một số doanh nghiệp khác trong ngành như Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM) và Công ty kế hoạch doanh thu và tăng trưởng khả quan hơn. Năm 2021, TCM đặt mục tiêu doanh thu 4.293 tỷ đồng, tăng 24%, lợi nhuận 306 tỷ đồng tăng 11% so với năm 2020.

    [​IMG]
    Nguồn: Tổng cục Hải quan.
    SỤC SÔI KẾ HOẠCH KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN


    Bên cạnh kinh doanh khó lường do Covid 19, theo đánh giá của đa số các doanh nghiệp dệt may, trong những tháng đầu năm 2021 tình trạng thiếu container đã làm ảnh hưởng doanh nghiệp xuất khẩu trong đó có dệt may. Đặc biệt, tác động gián tiếp của xung đột thương mại Mỹ - Trung cũng tạo ra rủi ro cho hàng dệt may Việt Nam có thể bị áp thuế nhập khẩu bổ sung vào Mỹ, gây ảnh hưởng trực tiếp lợi nhuận doanh nghiệp.

    Trước tình trạng này, nhiều doanh nghiệp đã sục sôi với kế hoạch lấn sân sang kinh doanh trên đất để tìm kiếm cơ hội sinh lời tốt hơn. Chẳng hạn, tại Dệt may Thành Công, ban lãnh đạo công ty cho biết, để hiện thực hoá mục tiêu kinh doanh năm 2021, bên cạnh tập trung vào mảng cốt lõi, TCM sẽ hợp tác với đối tác trong nước để hoàn thành thủ tục pháp lý cho dự án TC Tower tại 37 Tây Thạnh, quận Tân Phú và khởi công dự án trong thời gian sớm nhất. Dự án này gồm 3 toà nhà tổng cộng 650 căn hộ chung cư với giá bán trung bình 40 triệu đồng/m2.

    Tại Đại hội đồng cổ đông năm 2021, trả lời chất vấn của cổ đông về lĩnh vực kinh doanh mới, lãnh đạo TCM cho biết, dự án tòa tháp TC1 đang làm thủ tục pháp lý, dự kiến mất khoảng 12 - 15 tháng. Doanh thu và lợi nhuận của mảng bất động sản sẽ được ghi nhận khoảng 2 - 3 năm sau. Trong dài hạn, TCM tập trung phát triển hai dự án TC2 và TC3, cả hai dự án này đều được triển khai trên khu đất của nhà áy hiện tại, trong đó, TC2 diện tích 6,6 ha còn TC3 là 1,3 ha.

    Công ty CP Sản xuất Kinh doanh và Xuất nhập khẩu Bình Thạnh cũng chuyển hướng sang Bất động sản Khu công nghiệp. Định hướng của Hội đồng quản trị trong năm 2021 tập trung giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng khu công nghiệp Gilimex tại Thừa Thiên Huế. Quy mô dự án 460,8 ha, tổng vốn đầu tư 2.614 tỷ đồng, hiện dự án đã xin được giấy phép đầu tư của Chính phủ.

    Ngoài phát triển khu công nghiệp, ban lãnh đạo GIL còn tham vọng phát triển quỹ đất để lập chuỗi khách sạn phục vụ cho các khu công nghiệp trong nước tại các khu trọng điểm như Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Hải Phòng, Tp.HCM.

    Tận dụng lợi thế của bất động sản công nghiệp, TNG cũng tập trung phát triển khu công nghiệp Sơn Cẩm và dự kiến huy động thêm vốn từ cổ phiếu, trái phiếu để làm Dự án khu đô thị sinh thái Núi Cốc Escape vốn đầu tư 6.800 tỷ đồng trên diện tích 209 ha.

    Việc doanh nghiệp dệt may bước một chân sang lĩnh vực bất động sản không khó hiểu bởi ngành sản xuất kinh doanh toàn cầu gặp khó, bất động sản lại đang thu hút dòng tiền đầu tư suốt từ đầu năm đến nay. Tuy nhiên, bài học quá khứ vẫn còn đó, không ít doanh nghiệp đã phải trả giá rất đắt khi tham gia đúng lúc thị trường phát triển nóng rồi ngay lập tức đóng băng sau đó.
  6. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Bất ngờ vạy là TNG vẫn đầu ngành,...x-(


    ĐHCĐ TNG: Duy trì ngành lõi, mở rộng thêm bất động sản công nghiệp
    Tác giả Thủy Nguyễn

    25/04/2021 20:22
    Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
    (ĐTCK) Chiến lược đa dạng hóa hoạt động sang mảng bất động sản công nghiệp bên cạnh củng cố mảng dệt may truyền thống đã được ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Đầu tư và Thương mại TNG công bố tại ĐHCĐ sáng 25/4.
    Năm 2021, TNG đặt kế hoạch doanh thu 4.798 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 175 tỷ đồng, tăng 7% và 14% so với thực hiện năm 2020. Đây là kế hoạch kinh doanh thận trọng nhất bởi theo ông Nguyễn Văn Thời, nếu tình hình thị trường duy trì như hiện nay, Công ty có thể đạt được 6.000 tỷ đồng doanh thu và 249 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế hợp nhất.

    “Chúng tôi đã xây dựng kế hoạch cho từng nhà máy, từng khoản mục chi phí đều được dự toán. Các giám đốc nhà máy sẽ xây dựng kế hoạch cho từng nhà máy của mình, sau đó được Hội đồng công ty xem xét phê duyệt, sau khi 2 bên thảo luận và thống nhất các điều chỉnh, Công ty mẹ ký chấp nhận kế hoạch, từ đó là căn cứ để từng nhà máy thực hiện. Con số doanh thu và lợi nhuận được tổng hợp từ các kế hoạch chi tiết này”, ông Thời cho biết.

    [​IMG]
    Đại hội thông qua mức cổ tức 8% năm 2020 bằng cổ phiếu.

    Quý I, doanh thu thuần của Công ty đạt gần 911 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ tuy nhiên giá vốn hàng bán cũng tăng cao nên TNG chỉ lãi sau thuế 22 tỷ đồng, giảm 34% so với cùng kỳ.

    Theo chia sẻ của lãnh đạo TNG, do ảnh hưởng của dịch bệnh, các đơn hàng mới ký với khách hàng trong quý I/2021 có đơn giá thấp hơn với cùng kỳ từ 5 - 10% trong khi các chi phí đầu vào, chi phí phải trả cho người lao động không giảm dẫn đến chi phí cho một sản phẩm tăng so với cùng kỳ. Giảm giá vốn xuống thấp hơn trong quý II, cùng như đàm phán các đơn hàng có giá cao hơn đang được Công ty triển khai mạnh mẽ.

    Với các đơn hàng thực hiện trong quý II, ông Thời chia sẻ, lợi nhuận 6 tháng đầu năm của Công ty sẽ vượt so với cùng kỳ.

    Cho đến thời điểm này, các nhà máy đã nhận đủ đơn hàng cho hết quý III năm nay. Có nhà máy đã nhận đủ đơn hàng cho cả năm và phải từ chối các đơn hàng mới.

    “Năm nay chúng tôi kỳ vọng ngành may sẽ trở về như năm 2019”, ông Thời chia sẻ.

    3 mặt hàng có triển vọng biên lợi nhuận gấp 5 lần hàng may truyền thống (sản xuất theo phương thức ODM) của TNG đang có tín hiệu khả quan là găng tay và lều cắm trại, sản xuất bông nguyên phụ liệu.

    “Mặt hàng găng tay Walmart đang đề nghị TNG sản xuất số lượng lớn, bán trực tiếp cho họ không qua Decathlon nữa. Còn lều cắm trại thì Decathlon đang thúc đẩy TNG mở rộng sản xuất số lượng lớn”, các giám đốc nhà máy của TNG cho biết.

    Vấn đề cổ đông quan tâm đặc biệt là định hướng mở rộng sang mảng bất động sản công nghiệp của TNG. Hiện TNG đang tập trung hoàn thiện dự án cụm công nghiệp Sơn Cẩm 1 và nghiên cứu nhiều dự án tiềm năng.

    Cụm Công nghiệp Sơn Cẩm 1 có diện tích đất 70 ha, hiện đã san lấp đạt 42 ha. Cụm Công nghiệp Sơn Cẩm 1 được cấp phép ngành nghề dệt, nhuộm và đã có cấp phép DTM cho ngành dệt nhuộm. Bên cạnh đó có lợi thế nguồn nước từ Sông Cầu, thời hạn cho thuê đất tới năm 2068. Hiện đã có các nhà đầu tư nước ngoài đặt vấn đề thuê 100 ha để họ thiết lập chuỗi sản xuất khép kín từ dệt nhuộm may tại đây. Nếu như vậy, TNG sẽ phải thúc đẩy mở rộng triển khai Sơn Cẩm 2 và 3.

    “Đối với yêu cầu dưới 30 ha, TNG có thể cung ứng ngay. Chúng tôi đặt mục tiêu trong năm nay 2021 sẽ đền bù và san lấp hết, cung ứng ra thị trường 70 ha”, ông Thời cho biết.

    Với dự án TNG Village 1, tính đến hết quý I/2021, TNG đã bán được 105 căn và đã bàn giao đưa vào sử dụng số căn hộ này.

    Theo tiết lộ của Chủ tịch TNG, Công ty đang nghiên cứu 2-3 dự án bất động sản tiềm năng khác tại Thái Nguyên với quy mô vài trăm ha. 2 khu đất ở trung tâm thành phố hiện là nhà máy may Việt Thái và Việt Đức với quy mô hơn 2 ha, do đó Công ty coi là của để dành, chưa có kế hoạch di dời nhà máy để xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang làm dự án bất động sản.


    Kế hoạch lợi nhuận đã được đại hội cổ đông thông qua chưa tính đến phần lợi nhuận của các dự án bất động sản tiềm năng.

    Đóng cửa phiên giao dịch ngày 23/4, cổ phiếu TNG tăng 6,2% lên 22.400 đồng/CP. Khối lượng khớp lệnh trung bình 10 phiên gần nhất đạt 2,41 triệu cổ phiếu/ phiên.


    Last edited: 26/04/2021
    phung0 thích bài này.
  7. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Vậy là cuộc đua vãn còn,...


    Dệt may TCM lên kế hoạch lãi 2021 tăng 5% đạt 290 tỷ đồng

    HoSE: TCM) công bố Nghị quyết HĐQT thông qua chỉ tiêu kinh doanh năm 2021 gồm doanh thu thuần 4.218 tỷ đồng, tăng 22%; lợi nhuận ròng 290 tỷ đồng, tăng 5% so với thực hiện năm trước.

    Trong năm 2020, bất chấp dịch Covid-19, Dệt may TCM vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh khả quan với doanh thu 3.470 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 276 tỷ đồng; lần lượt giảm 4% và tăng 27% so với năm trước. Doanh nghiệp không hoàn thành chỉ tiêu doanh thu nhưng thực hiện vượt 46% chỉ tiêu lợi nhuận trước thuế.

    Doanh nghiệp cho biết trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát tại các thị trường chính như Mỹ, châu Âu, châu Á, đơn hàng truyền thống (quần áo thời trang) bị giảm trong quý II và III, doanh nghiệp đã chuyển hướng may khẩu trang vải kháng khuẩn, đồ bảo hộ y tế xuất khẩu đi Mỹ. Sang đến quý IV, đơn hàng khẩu trang, đồ bảo hộ y tế không nhiều nhưng đơn hàng truyền thống phục hồi cùng giải pháp tiết giảm chi phí đã giúp lợi nhuận tăng trưởng.

    Trong tháng đầu năm, TCM ghi nhận doanh thu 15,5 triệu USD (356 tỷ đồng), tăng 80%; lợi nhuận sau thuế hơn 1,07 triệu USD (25 tỷ đồng), tăng 162% so với cùng kỳ năm trước. Nguyên nhân một phần là do tháng 1/2020 trùng với dịp nghỉ Tết âm lịch (10 ngày).
  8. phung0

    phung0 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    27/11/2020
    Đã được thích:
    44
    Như vậy TNG quá tiềm năng cho đầu tư lâu dài, có tiền cứ mua để đó thôi
  9. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
  10. Ma080320

    Ma080320 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2021
    Đã được thích:
    125
    Với gần 9 tỷ USD thu về trong quý I/2021, tăng 6% so cùng kỳ, đã cho thấy xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đang dần vượt qua cơn bĩ cực và trên đà khởi sắc. Nhiều doanh nghiệp (DN) cũng đã rủng rỉnh đơn hàng đến tháng 8-9/2021.
    https://m.cafef.vn/det-may-rung-rinh-don-hang-20210426093158049.chn

Chia sẻ trang này