@TNG Bung lụa -> 2021- 2025@

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongtay79, 01/02/2021.

4032 người đang online, trong đó có 318 thành viên. 14:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 232467 lượt đọc và 1392 bài trả lời
  1. Rolex4646

    Rolex4646 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/11/2015
    Đã được thích:
    11.615
    Gil thì quá chất òi
  2. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    No Ce chỉ cần tăng 5-7% thôi cho thèm,...:))
    Rolex4646 thích bài này.
  3. CaiBang

    CaiBang Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/01/2010
    Đã được thích:
    627
    Tốt nhất cứ nắm cả 2: gil tng :)>-
    Rolex4646 thích bài này.
  4. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Với cổ phiếu có lưu lượng ít, chất cộng tương lai cực mạnh như TNG sẽ vui với tin này, mỗi CTCK phải nhập 2-3 triệu đối ứng chưa tính Tây thì nó sẽ về đúng giá trị,....=((


    Nhà đầu tư nào được giao dịch T+0 và bán khống chứng khoán?
    [​IMG]07/02/21 13:411 đăng lại5 liên quan
    0Gốc
    Kể từ ngày 15/2/2021, nhà đầu tư có thể giao dịch chứng khoán trong ngày (giao dịch T+0) và bán khống chứng khoán có tài sản bảo đảm.
    0:00/ 0:00
    0:00
    Nam miền Bắc

    [​IMG]
    Nhà đầu tư được giao dịch T+0 kể từ ngày 15/2/2021 (Ảnh chụp màn hình - Nguồn: SSI)

    Cuối năm 2020, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư 120/2020/TT-BTC hướng dẫn về giao dịch trên thị trường chứng khoán. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15/2/2021 và thay thế Thông tư số 203/2015/TT-BTC.

    Theo quy định cũ, thời gian giao dịch và thanh toán cổ phiếu trên thị trường chứng khoán là T+2 – tức là khi nhà đầu tư mua cổ phiếu thì 2 ngày sau mới có thể bán cổ phiếu đó. Tuy nhiên, Thông tư 120/2020 cho phép nhà đầu tư giao dịch chứng khoán trong ngày (giao dịch T+0).


    Cụ thể, tại Điều 10 của quy định mới, nhà đầu tư được thực hiện các giao dịch trong ngày sau khi đã ký hợp đồng giao dịch trong ngày với công ty chứng khoán được cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán.

    Hợp đồng giao dịch trong ngày phải có điều khoản cho phép công ty chứng khoán thực hiện các giao dịch vay, giao dịch mua bắt buộc để hỗ trợ thanh toán trong trường hợp phát sinh thiếu hụt chứng khoán để chuyển giao. Hợp đồng giao dịch trong ngày phải nêu rõ các rủi ro phát sinh, thiệt hại và chi phí phát sinh mà nhà đầu tư phải thanh toán.

    Bên cạnh đó, hoạt động giao dịch trong ngày phải bảo đảm tuân thủ một số nguyên tắc như: Tại mỗi công ty chứng khoán, nhà đầu tư chỉ được mở 1 tài khoản giao dịch trong ngày; Nhà đầu tư không được thực hiện các giao dịch trong ngày đối với giao dịch chứng khoán lô lẻ và giao dịch thỏa thuận;…

    Ngoài ra, hoạt động giao dịch trong ngày không được thực hiện trong khoảng thời gian 5 ngày làm việc, trước ngày đăng ký cuối cùng để thực hiện quyền cho cổ đông gắn với mã chứng khoán được giao dịch trong ngày.

    Tuy nhiên, trong trường hợp cần thiết để ổn định thị trường, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước có quyền yêu cầu tạm ngừng các hoạt động trong ngày.

    Công ty chứng khoán không đáp ứng điều kiện được cung cấp dịch vụ cho vay chứng khoán phải ngừng ngay việc ký mới, gia hạn hợp đồng giao dịch trong ngày, ngừng cho phép nhà đầu tư thực hiện các giao dịch trong ngày.

    Bên cạnh những quy định về giao dịch T+0, Thông tư 120/2020 cũng quy định về giao dịch bán khống có tài sản bảo đảm.

    Theo đó, giao dịch bán khống có tài sản đảm bảo là giao dịch bán chứng khoán đã vay trên hệ thống vay và cho vay chứng khoán của Tổng công ty lưu ký và bù trừ chứng khoán Việt Nam (hiện là Trung tâm Lưu ký Chứng khoán Việt Nam (VSD)). Người bán sau đó có nghĩa vụ mua lại số chứng khoán đó để hoàn trả khoản đã vay.

    Giao dịch bán khống sẽ được thực hiện dựa trên hợp đồng giao dịch vay chứng khoán trên hệ thống vay và cho vay chứng khoán tại VSD. Để thực hiện giao dịch bán khống có bảo đảm tối thiểu phải bao gồm nội dung về tài sản thế chấp, lãi suất vay/cho vay, thời hạn vay, gia hạn vay, xử lý tài sản thế chấp khi nhà đầu tư không hoàn trả chứng khoán, phương thức giải quyết khi có tranh chấp phát sinh, nêu rõ các rủi ro, thiệt hại có thể phát sinh và chi phí.

    Trong một báo cáo của CTCP Chứng khoán Bảo Việt (BVSC), giao dịch T+0 và được bán khống cổ phiếu sẽ là cú hích giúp thị trường chứng khoán phát triển mạnh nếu dự thảo được thông qua. Đồng thời, giao dịch T+0 giúp thu hút lượng lớn nhà đầu tư tham gia, khiến vòng quay giao dịch tăng lên nhiều lần và thanh khoản sẽ tăng mạnh.

    Bên cạnh đó, việc được phép bán khống và giao dịch T+0 cũng sẽ giúp Việt Nam cải thiện các tiêu chí đánh giá theo FTSE và MSCI. Từ đó, Việt Nam hoàn toàn có thể sẽ được đánh giá nâng hạng sang thị trường mới nổi và thu hút được lượng lớn dòng vốn ngoại lớn trong thời gian tới./.
  5. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Đàn em ngày xưa giờ cũng phi dù doanh thu thua TNG xa nhưng công nhận tài chính mạnh.


    Hợp tác với Amazon, GIL báo lãi năm 2020 đạt 308 tỷ đồng, tăng 92% năm trước, EPS 10.352 đồng
    07-02-2021 - 09:49 AM | Doanh nghiệp


    [​IMG]
    Kết quả này đi ngược hoàn toàn với xu thế chung của ngành dệt may.



    [​IMG]
    Nữ MC giải bài toán "cấp dưới kém cỏi nhưng có quan hệ đặc biệt với sếp"

    CTCP Sản xuất Kinh doanh XNK Bình Thạnh (mã GIL) công bố kết quả kinh doanh quý 4/2020 vượt trội so với ngành dệt may. Theo đó, trong khi hầu hết các doanh nghiệp dệt may bị giảm doanh thu và lợi nhuận, thì doanh thu của GIL trong quý 4/2020 đạt hơn 911 tỷ đồng, tăng 16% cùng kỳ năm trước, cả năm đạt 3.456 tỷ đồng, tăng hơn 36% so với năm 2019.

    Biên lợi nhuận gộp của GIL tăng mạnh, đạt 23% trong quý 4 và 18,4% năm 2020, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ đạt lần lượt 16,1% và 14,9%.

    [​IMG]
    Mặc dù các công ty liên doanh liên kết lỗ và chi phí bán hàng tăng gấp 4 lần, lợi nhuận trước thuế quý 4/2020 của GIL vẫn ghi nhận đạt gần 154 tỷ đồng, tăng hơn 74% so với cùng kỳ 2019, luỹ kế cả năm đạt gần 394 tỷ đồng, tăng 86,7%

    Lợi nhuận sau thuế quý 4 đạt 118,6 tỷ đồng, tăng 64% cùng kỳ năm trước, luỹ kế cả năm đạt 308 tỷ đồng, tăng gần 92% năm 2019.

    EPS năm 2020 của GIL đạt 10.352 đồng, tăng 32% so với năm trước.

    Tại thời điểm cuối năm 2020, GIL có 928 tỷ đồng tiền và tiền gửi ngân hàng, gấp hơn 3 lần so với đầu năm. Vay nợ ngắn hạn tăng từ 579 tỷ lên 765 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu 360 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 659 tỷ đồng, thặng dư vốn cổ phần 227 tỷ đồng.

    Theo báo cáo của Agriseco, GIL là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng gia dụng, sản phẩm chính là các sản phẩm từ vải như túi xách, ba lô... Cuối năm 2019, GIL có 72 chuyền may (tăng 14,3% so với năm 2018). Năm 2020 GIL vận hành 95 chuyền may (tăng 32% so với năm 2019). Ngoài các chuyền may nội bộ, GIL còn phải thuê các chuyền may bên ngoài do lượng đơn đặt hàng hiện đang quá lớn.

    GIL là doanh nghiệp hưởng lợi theo Amazon trong cơn sóng thương mại điện tử. Kể từ khi hợp tác với Amazon (mặt hàng túi vải) năm 2016, doanh thu của GIL tăng trưởng rất tốt (trước 2016, doanh thu CAGR 4 năm là 6%, sau 2016 doanh thu CAGR 4 năm là 20%). Với việc thương mại điện tử tiếp tục bùng nổ do dịch Covid-19 thay đổi thói quen tiêu dùng, doanh thu và lợi nhuận của GIL được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.

    Mở rộng đầu tư sang lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp kỳ vọng đem về giá trị dài hạn cho GIL. Tại BCTC Quý III/2020, GIL đã góp vốn 464 tỷ đồng vào CTCP KCN Gilimex, tương ứng tỷ lệ vốn góp 91% nhằm đầu tư cho dự án KCN Phú Bài 4 có tổng mức đầu tư 3.400 tỷ đồng, trên diện tích 500ha.

    Tình hình tài chính của GIL lành mạnh, không có vay nợ dài hạn, tiền mặt đủ để thanh toán toàn bộ vay ngắn hạn.
    emxinhemkieu thích bài này.
  6. emxinhemkieu

    emxinhemkieu Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    04/04/2010
    Đã được thích:
    1.201
    Gil vol cao tăng trần hôm rồi. Trong khi tng lên 21 bị chốt lời không tăng được nữa. Khả năng cao tng lình xình sâp tới
  7. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Sắp tròn 1 năm cũng mau thật.


    Doanh nghiệp dệt may phải đợi ít nhất đến cuối năm để hưởng lợi từ EVFTA

    HoSE: TCM) kỳ vọng được hưởng lợi nhiều khi hiệp định EVFTA có hiệu lực nhờ. Đơn vị có 3 mặt hàng chính là sợi, vải và sản phẩm may mặc đóng góp vào doanh thu theo tỷ lệ 13%, 14,5% và 71% (số liệu 2018).

    Theo báo cáo FPTS, mảng sợi một phần xuất sang Trung Quốc (khoảng 50%) và phần còn lại để sản xuất vải. Còn mảng vải của TCM có 50% xuất sang Nhật và 50% tiêu thụ nội địa. Mảng may mặc chủ yếu xuất sang các quốc gia châu Á (Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản), Mỹ và EU. Trong đó, ở thị trường Trung Quốc và Hàn Quốc công ty xuất theo đơn hàng liên quan đến E-land (cổ đông lớn).

    Trao đổi với Người Đồng Hành, ông Trần Như Tùng, Thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng giám đốc TCM cho biết doanh nghiệp xuất khẩu sang châu Âu mặt hàng may mặc đóng góp khoảng 10% doanh thu. Các mặt hàng may mặc của TCM xuất sang thị trường này đang bị áp thuế bình quân 12,5% nên khi hiệp định có hiệu lực thì sẽ tăng sức cạnh tranh sản phẩm hơn.

    Mặt khác, sản xuất được vải là lợi thế lớn của doanh nghiệp. Ngoài để đáp ứng nhu cầu nội bộ, các doanh nghiệp khác muốn xuất khẩu hàng vào châu Âu phải mua vải từ Việt Nam nên TCM cũng kỳ vọng hưởng lợi ở mảng này.

    Dù vậy, EVFTA mới được Nghị viện châu Âu thông qua và để đi đến bước có hiệu lực phải đợi Quốc hộ Việt Nam thông qua. Do vậy, theo ông Tùng, sớm nhất cũng phải qua quý III thì EVFTA chính thức có hiệu lực và cũng cần có độ trễ vài tháng nữa các khách hàng mới bắt đầu đặt hàng. Để thấy con số rõ ràng do tác động của EVFTA ít nhất phải quý IV. Đó là chưa tính đến việc lộ trình giảm thuế cũng diễn ra từ từ chứ không giảm ngay về 0%.

    Công ty TNG (HNX: TNG) có thị trường châu Âu là chủ lực chiếm đến 53% cơ cấu doanh thu xuất khẩu, riêng thị trường Pháp là 40% với khách hàng lớn Decathlon.

    Ông Nguyễn Văn Thời, Chủ tịch TNG đánh giá EVFTA được thông qua là cơ hội rất lớn cho doanh nghiệp dệt may Việt Nam, đơn vị hưởng lợi là đơn vị đã có sự chuẩn bị nguồn cung vải ở trong nước. Với bản thân TNG đang gia công cho khách hàng lớn nhất Decathlon (doanh thu 14 tỷ euro/năm), TNG và đối tác này đã có sự chuẩn bị phần lớn lượng vải ở trong nước. Đối tác cung ứng vải chủ yếu của đơn vị là nhà máy Trần Hiệp Thành tại TP HCM, chuyên sản xuất vải dệt thoi và dệt kim.

    Đối với khách hàng lớn Decathlon, năm 2019, TNG cung cấp đơn hàng trị giá 80 triệu USD, năm 2020 xây dựng kế hoạch khoảng 100 triệu USD. Song, sắp tới Chủ tịch Decathlon sẽ đích thân sang thăm doanh nghiệp, ông Thời cho rằng nhiều khả năng đối tác tăng sản lượng đặt hàng.
  8. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Vậy là kinh tế Mỹ, Châu Âu ...chính thức phục hồi mạnh, chúc ngày mới tốt đẹp và tràn ngập niềm vui.

    ~o)
  9. hariboo

    hariboo Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/12/2014
    Đã được thích:
    2.051
    Bác chủ top nắm vững về ngành dệt may , bác xem hộ em PPH mọi số liệu có vẻ tương đương với GIL và TNG liệu sắp tới có chạy theo 2 em này được ko?
  10. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Chắc hari đi hỏi Trấn Thành đi,...:))

Chia sẻ trang này