1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

@TNG Bung lụa -> 2021- 2025@

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi dongtay79, 01/02/2021.

6507 người đang online, trong đó có 734 thành viên. 17:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 233130 lượt đọc và 1392 bài trả lời
  1. DungSaiKyThuat

    DungSaiKyThuat Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/03/2020
    Đã được thích:
    1.672
    Dệt may hôm nay chỉ có VGT-TNG xanh, khá ổn :drm
  2. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Mỹ chơi lớn quá,...


    Bộ trưởng Tài chính Mỹ kêu gọi kích thích lớn: 'Nếu chính phủ keo kiệt, người dân sẽ gánh hậu quả'
    14:19 | 19/02/2021

    [​IMG]
    Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen. (Ảnh: Reuters).

    Trong cuộc phỏng vấn cùng CNBC hôm 18/2, Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ Janet Yellen cho biết gói cứu trợ COVID-19 trị giá 1.900 tỷ USD có thể giúp Mỹ trở lại tình trạng toàn dụng việc làm trong vòng một năm.

    "Chúng tôi cho rằng Quốc hội Mỹ cần phải thông qua một gói cứu trợ lớn để giải quyết thiệt hại mà đại dịch COVID-19 gây ra. Hiện tại, khoảng 15 triệu người Mỹ đang chậm thanh toán tiền thuê nhà, 24 triệu người trưởng thành và 12 triệu trẻ em đói ăn, và các doanh nghiệp nhỏ thì lụn bại dần", bà Yellen nhấn mạnh.

    "Theo quan điểm cá nhân, tôi tin cái giá phải trả khi chi tiêu ngân sách quá eo hẹp còn lớn hơn nhiều so với khi kích thích mạnh tay. Về lâu dài, lợi ích của một gói kích thích lớn sẽ vượt xa chi phí ban đầu", Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ nhận định.

    Cũng trong cuộc phỏng vấn, Bộ trưởng Yellen cho hay bà không lo ngại tất cả các khoản chi tiêu ngân sách của chính phủ có thể gây ra lạm phát trong tương lai.

    "Lạm phát đang ở mức rất thấp trong hơn một thập kỷ. Lạm phát là một rủi ro, nhưng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) và các cơ quan khác có công cụ để xử lý", bà Yellen lập luận. "Rủi ro lớn hơn là nếu chúng ta không cung cấp cứu trợ, người dân sẽ phải gánh chịu hậu quả của đại dịch suốt cuộc đời, trong cả sinh mạng và sinh kế của họ".

    Bình luận mới của bà Yellen đang đi ngược lại bức tranh tươi sáng của nền kinh tế Mỹ, khi mà đại dịch hiện đã tạm lắng xuống.

    Dữ liệu gần đây cho thấy, nhờ có khoản cứu trợ COVID-19 bổ sung trị giá 900 tỷ USD mà Quốc hội Mỹ thông qua hồi cuối năm 2020, doanh số bán lẻ tháng 1 năm nay tăng 5,3% so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này khả quan hơn rất nhiều so với dự báo của các nhà kinh tế, ví dụ như Dow Jones trước đó phỏng đoán mức tăng chỉ khoảng 1,2%.

    Ngoài ra, lĩnh vực bất động sản và chế tạo cũng ghi nhận mức tăng trưởng liên tục. CNBC dẫn số liệu từ một công cụ theo dõi tăng trưởng GDP của Fed chi nhánh Atlanta cho thấy nền kinh tế Mỹ có thể tăng 9,5% trong quý I năm nay.

    Thị trường việc làm u ám
    Tuy nhiên, bức tranh của thị trường việc làm vẫn còn mờ mịt. Hiện tại, 10 triệu người lao động vẫn chưa có việc làm, trong đó có hàng triệu người bị ảnh hưởng bởi lệnh hạn chế kinh doanh mà chính phủ ban hành để đối phó với dịch bệnh.

    Cũng hôm 18/2, Bộ Lao động Mỹ báo cáo có 861.000 đơn xin trợ cấp thất nghiệp lần đầu vào tuần trước, cao hơn nhiều so với dự báo của các nhà kinh tế.

    Khi được hỏi liệu các khoản viện trợ tiền mặt trị giá đến 1.400 USD/người có thể sẽ được gửi tới cho những cá nhân không thực sự cần và họ có thể sử dụng tiền cứu trợ để chơi chứng khoán, bà Yellen cho biết chính quyền Tổng thống Joe Biden sẽ phân bổ tiền cứu trợ có chọn lọc. Hàng triệu người lao động bị mất việc chính là đối tượng mà bà Yellen nhận thấy chính sách cứu trợ nên hướng tới.

    "Có rất nhiều người đang hứng chịu nỗi đau trong nền kinh tế của chúng ta. Tôi nghĩ những khoản viện trợ tiền mặt sẽ giúp người dân vơi bớt gánh nặng và tạo tiền đề để nền kinh tế vực dậy. Hãy cấp tiền cho người dân chi tiêu khi chúng ta có thể an toàn ra ngoài và quay trở lại cuộc sống trước đây", bà Yellen bày tỏ.

    "Ngoài kia có rất nhiều hộ gia đình đang sống trong cảnh bấp bênh, nên tôi nghĩ cứu trợ tiền mặt sẽ thực sự giúp đỡ được họ", bà tiếp tục.

    Chi ngân sách cho nhiều sáng kiến kích thích khác nhau không phải là trọng tâm của chính quyền và các quan chức Fed hiện tại. Văn phòng Ngân sách Quốc hội dự kiến Mỹ sẽ thâm hụt ngân sách khoảng 2.300 tỷ USD trong năm tài khóa 2021, mà đó là còn chưa tính đến các khoản chi tiêu bổ sung.

    Bà Yellen thừa nhận rằng, chính phủ "có thể" sẽ "tăng thuế để giảm bớt một phần thâm hụt ngân sách và theo thời gian khoản thâm hụt sẽ vơi dần".

    Cũng trong cuộc phỏng vấn với CNBC, bà Yellen cho biết Mỹ sẽ duy trì thuế quan trừng phạt mà chính quyền cựu Tổng thống Trump áp lên hàng trăm tỷ USD hàng hóa Trung Quốc. Song, bà thông tin rằng chính quyền ông Biden sẽ đưa ra quyết định về thuế quan sau một cuộc đánh giá hoàn chỉnh.

    "Tại thời điểm này, chúng tôi sẽ tiếp tục duy trì thuế quan mà chính quyền ông Trump áp đặt. Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ đánh giá hướng đi phù hợp", Bộ trưởng Bộ Tài chính Mỹ cho biết. Bà còn nói thêm rằng Washington hy vọng Bắc Kinh sẽ tuân thủ các cam kết về thương mại mà hai nước đã ký kết.
  3. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Khỏe,...Việt Nam hiền hòa được chú ý và khựa bị ghét bỏ mọi mặt trận.
    Và TNG sẽ về đúng bản chất giá trị của nó,...
    https://tradingeconomics.com/commodity/cotton
    Thứ bảy, 20/2/2021, 00:30 (GMT+7)

    G7 nhóm họp, tuyên bố 'đa phương' đã trở lại
    Lãnh đạo G7 thảo luận về cách tái thiết kinh tế chịu ảnh hưởng từ Covid-19 và đối phó "chính sách phi thị trường" của Trung Quốc, tuyên bố "đa phương" đã trở lại.

    Cuộc họp của lãnh đạo G7, nhóm các quốc gia kiểm soát gần một nửa nền kinh tế thế giới, được tổ chức theo hình thức trực tuyến ngày 19/2 với sự chủ trì của Thủ tướng Anh Boris Johnson. Tổng thống Mỹ Joe Biden và Thủ tướng Italy Mario Draghi là hai lãnh đạo lần đầu tham gia hội nghị thượng đỉnh G7.

    "Dựa trên sức mạnh cùng giá trị của chúng ta là các nền kinh tế và xã hội dân chủ, cởi mở, chúng ta sẽ phối hợp cùng nhau để biến năm 2021 thành bước ngoặt cho chủ nghĩa đa phương, đồng thời định hình cho sự phục hồi nhằm thúc đẩy sức khỏe cùng sự thịnh vượng cho con người lẫn hành tinh chúng ta", các lãnh đạo G7 cho biết trong tuyên bố chung.

    [​IMG]

    Thủ tướng Anh Boris Johnson chủ trì cuộc họp trực tuyến của lãnh đạo G7, ngày 19/2. Ảnh: Reuters.

    Các lãnh đạo G7 cam kết rót thêm 4 tỷ USD cho quỹ Tăng tốc Tiếp cận Công cụ Covid-19 (ACT-A) và Chương trình Tiếp cận Vaccine Covid-19 Toàn cầu (COVAX), sáng kiến nhằm phân phối vaccine tới các nước nghèo hơn. "Với các cam kết tài chính hơn 4 tỷ USD cho ACT-A và COVAX, tổng số hỗ trợ của G7 lên tới 7,5 tỷ USD".

    Nhóm G7 kêu gọi đưa ra biện pháp phòng ngừa mạnh mẽ hơn để đối phó với đại dịch trong tương lai, bao gồm xem xét một hiệp ước y tế toàn cầu và vấn đề phục hồi xanh của các nền kinh tế sau ảnh hưởng từ Covid-19. "Việc làm và tăng trưởng là những gì chúng ta cần sau đại dịch", Thủ tướng Johnson nói.

    Mặc dù Biden nói Trung Quốc là "đối thủ cạnh tranh nặng ký nhất", nước này chỉ được nhắc tới một lần trong tuyên bố chung. Các lãnh đạo G7 cho biết "sẽ tham khảo ý kiến của nhau về cách tiếp cận tập thể nhằm giải quyết các chính sách và thực tiễn phi thị trường" tại Trung Quốc.

    G7 cho biết sẽ ủng hộ các nền kinh tế mở cùng "luồng dữ liệu tự do với niềm tin" hoạt động trên "một hệ thống thương mại đa phương dựa trên các quy tắc hiện đại, tự do và công bằng hơn".

    Các lãnh đạo G7 không nhắc trực tiếp đến việc Facebook chặn hiển thị các trang tin của Australia, nhằm phản đối dự luật yêu cầu Facebook và Google trả tiền cho các cơ quan truyền thông nước này khi tin tức được chia sẻ trên nền tảng của họ.

    Cuộc họp của lãnh đạo G7 diễn ra trong bầu không khí được đánh giá mang tính hợp tác và vì tập thể, khi Biden đưa ra thông điệp tái gắn kết với thế giới và các thể chế toàn cầu sau 4 năm cựu tổng thống Donald Trump thi hành chính sách "nước Mỹ trên hết".

    Các lãnh đạo G7 nhóm họp trong bối cảnh đại dịch Covid-19 khiến hơn 2,4 triệu người chết, khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào giai đoạn suy thoát tồi tệ nhất kể từ cuộc Đại khủng hoảng hồi những năm 1930, làm đảo lộn cuộc sống bình thường của hàng tỷ người.

    G7 gồm Anh, Canada, Đức, Italy, Pháp, Mỹ và Nhật Bản, với tổng sản phẩm quốc hội khoảng 40.000 tỷ USD, gần bằng một nửa thế giới.


    Nguyễn Tiến (Theo Reuters
  4. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Kỳ vọng sẽ dẫn đầu ngành như tóp doanh thu khi sự chuẩn bị cho năm mới đã xong,...


    Trải qua một năm gian khó bởi Covid-19, doanh nghiệp dệt may sẽ trở lại mạnh mẽ trong năm 2021?
    [​IMG]

    Các doanh nghiệp dệt may vừa trải qua năm 2020 nhiều gian khó tuy nhiên nhìn lại chặng đường 10 năm qua có thể thấy những bước tiến lớn của ngành.
    Dấu mốc 2010

    Vào thời điểm năm 2010, May Việt Tiến (VGG) dẫn đầu toàn ngành về doanh thu với con số 2.313 tỷ đồng, vị trí thứ hai thuộc về Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM) với 1.993 tỷ đồng. Mặc dù doanh thu khiêm tốn với 499 tỷ đồng nhưng Dệt may Việt Nam (VGT) khi đó có lãi tới 201 tỷ đồng và trở thành doanh nghiệp dệt may có mức lợi nhuận cao nhất trong ngành, tuy nhiên vào thời điểm đó VGT thu về tới hàng trăm tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính. Tính chung cả năm 2010, 14 doanh nghiệp dệt may mang về tổng cộng 12.351 tỷ đồng và mức lợi nhuận hơn 997 tỷ đồng.

    [​IMG]

    Vinatex khẳng định vị thế anh cả của ngành

    Chỉ sau 10 năm tổng doanh thu của các doanh nghiệp dệt may đã tăng mạnh từ 12.350 tỷ đồng lên 54.138 tỷ đồng tương ứng tăng cao gấp hơn 4 lần so với năm 2010 trong đó đáng chú ý nhất là mức tăng trưởng vượt trội của Vinatex (VGT) từ mức doanh thu 489 tỷ đồng tăng mạnh lên tới 5 con số suốt giai đoạn 2014 – 2020 và đạt đỉnh 19.101 tỷ đồng vào năm 2018.

    [​IMG]

    Trong khi đó suốt 10 năm qua doanh thu của KMR, TET, TDT, HUG, MPT gần như không thể bứt phá, mỗi năm các doanh nghiệp này chỉ duy trì vài chục đến vài trăm tỷ đồng doanh thu. Đáng chú ý là Dệt - May Nha Trang (NTT) trong giai đoạn từ 2012 – 2016 có mức doanh thu vượt lên trên 1.000 tỷ đồng tuy nhiên sau đó doanh thu lại có xu hướng giảm và xuống mức thấp nhất kể từ năm 2015 với 855 tỷ đồng trong năm 2020. Tiếp đó là trường hợp của Fortex (FTM) cũng đã từng có giai đoạn từ 2016 – 2019 duy trì doanh thu trên 1.000 tỷ đồng để rồi rớt mạnh xuống chỉ còn vỏn vẹn 81 tỷ đồng trong năm 2020.

    [​IMG]

    Cùng với doanh thu lớn Vinatex (VGT) cũng có mức lợi nhuận cao trong suốt giai đoạn 2010 – 2020 và đóng góp chính vào mức lợi nhuận của ngành, đáng chú ý là mặc dù có doanh thu thấp hơn đáng kể so với VGT nhưng GIL, MSH và STK đang tỏ ra có hiệu quả kinh doanh hơn khi kết thúc năm 2020 thậm chí lợi nhuận của GIL còn vượt qua cả VGT, MSH và STK chỉ có doanh thu chỉ có mức doanh thu xếp hạng thấp trong nhóm tuy nhiên so với cột mốc 2010 thì đây cũng là 2 doanh nghiệp có lợi nhuận tăng cao.

    [​IMG]

    Đối với nhóm doanh nghiệp còn lại có thể thấy thời điểm năm 2010 May Mặc Bình Dương (BDG) có lợi nhuận cao hơn hẳn các doanh nghiệp còn lại tuy nhiên những năm sau đó lợi nhuận liên tục trồi sụt. Một số doanh nghiệp dệt may khác có dấu hiệu hụt hơi trong cuộc đua lợi nhuận như HSM, KMR, MPT. Đáng chú ý là tình trạng thua lỗ liên tiếp trong 3 năm gần đây của NTT và khoản lỗ lên tới 200 tỷ đồng năm 2020 của Fortex.

    [​IMG]

    Năm 2020 là năm khó khăn do hụt nhiều đơn hàng

    [​IMG]

    Dệt May Việt Nam (VGT) mặc dù vẫn dẫn đầu toàn ngành nhưng cả doanh thu và lợi nhuận cũng sụt giảm mạnh trong năm 2020. Tiếp đó May Việt Tiến (VGG) ghi nhận mức lãi ròng giảm mạnh tới 65% xuống còn 143 tỷ đồng – cũng là mức lãi thấp nhất trong vòng 10 năm trở lại đây của doanh nghiệp dệt may này. Theo VGG, nguyên nhân là do tác động tiêu cực của đại dịch Covid-19 trên toàn thế giới, đặc biệt là tại Nhật Bản, Mỹ và EU (đây là thị trường xuất khẩu chủ yếu của Tổng Công ty). Các đối tác nhập khẩu tại các nước này đã giảm 1 phần đơn hàng dẫn đến doanh thu giảm.

    Ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 làm cho một số đơn hàng khách đã yêu cầu giảm giá bán từ 1-2% so với giá ký ban đầu. Bên cạnh đó, các khoản dự phòng tăng và các khoản chi phí đầu vào Công ty vẫn phải duy trì thanh toán đúng theo quy định. Từ đó dẫn đến doanh thu và lãi ròng Đầu tư và Thương mại TNG (TNG) lần lượt giảm 3% và 34% so với cùng kỳ, xuống còn 4.484 tỷ đồng và 152 tỷ đồng.

    Cá biệt có các khoản lỗ 200 tỷ đồng của Đầu tư và Phát triển Đức Quân (FTM) và NTT cũng báo lỗ tiếp 25 tỷ đồng trong khi 2 năm trước đó cũng thua lỗ.

    Trong khó khăn vẫn có những doanh nghiệp vượt khó thành công trong đó có thể kể đến trường hợp của Damsan (ADS), nhờ giá bán thành phẩm sợi cotton tăng và ghi nhận thêm nguồn thu từ nhượng bán, thanh lý tài sản cố định đã giúp lãi ròng của ADS tăng mạnh lên 23 tỷ đồng, gấp gần 3 lần năm trước.

    Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM) đã đầu tư từ trước để sản xuất các đơn hàng khẩu trang, đồ bảo hộ y tế và phát triển vải kháng khuẩn, vải có tính năng vượt trội để đáp ứng yêu cầu cao và thời gian giao hàng gấp rút. Nhờ đó đã giúp lãi ròng của TCM tăng 28%, đạt 275 tỷ đồng.

    [​IMG]

    Bức tranh chung của toàn ngành dệt may năm 2020 chính là năm đầu tiên sau 25 năm, xuất khẩu dệt may của Việt Nam tăng trưởng âm 10,5%, chỉ đạt 35,2 tỷ USD so với 39 tỷ USD năm 2019. Tuy nhiên, trong bối cảnh tổng cầu thế giới giảm trên 22%, từ 740 tỷ USD, xuống 600 tỷ USD, các quốc gia cạnh tranh đều có mức giảm 15-20%, thậm chí gần 30% nếu bị cách ly dài, thì mức giảm của Việt Nam còn là ít.

    Trong khi đó, nhờ không bị gián đoạn sản xuất, nên thị phần của hàng dệt may Việt Nam vẫn tiếp tục tăng trưởng, lần đầu đạt 20% tại thị trường Mỹ, trong đó nhiều tháng đứng ở vị trí số 1 về thị phần. Các hiệp định thương mại, nhất là EVFTA tuy không thể bù đắp được sự sụt giảm về kim ngạch, nhưng cũng đã có những tác dụng đáng kể trong việc giảm thiểu thiếu hụt đơn hàng.

    Triển vọng 2021

    Hiệp hội Dệt may Việt Nam (VITAS) dự báo giá trị xuất khẩu năm 2021 có thể phục hồi về mức năm 2019, đạt 39 tỷ USD, tương đương với mức tăng trưởng 10.6% so với cùng kỳ, cao hơn so với CAGR giai đoạn 2015-2019 là 9.9%. Bộ Công Thương cũng nhận định, ngành dệt may đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn từ các hiệp định thương mại tự do vừa được ký kết, đặc biệt là tiềm năng mở rộng xuất khẩu đến các thị trường lớn trên thế giới, các thương hiệu cao cấp sẽ hưởng lợi nhiều.

    Đáng chú ý, năm 2021 nhiều đặc điểm mới của chuỗi cung ứng sẽ được thiết lập như xu thế giảm giá chi phối toàn thị trường; hàng hóa dệt may đơn giản thay thế hàng thời trang, dẫn tới nhiều năng lực sản xuất dư thừa nhưng năng lực mới lại thiếu hụt; mô hình kinh doanh online, giảm trung gian, đòi hỏi quản trị và giao tiếp số với toàn bộ các thành phần của chuỗi cung ứng…

    Mặc dù chưa công bố các kế hoạch kinh doanh chi tiết trong năm 2021 tuy nhiên để vực dậy ngành, nhiều doanh nghiệp đã lên kế hoạch đầu tư dự án mới trong năm 2021. Trong đó để nâng cao năng lực sản xuất đáp ứng với tình hình mới, Vinatex sẽ tập trung bổ sung, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, kết nối chuỗi trong các doanh nghiệp thành viên, tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp có vốn tập đoàn chi phối, số hóa việc quản trị, sao cho chất lượng quản trị được nâng cao, phát triển hài hòa các mảng sợi, vải, may.

    TCM dự kiến đẩy mạnh đầu tư mở rộng các nhà máy May - Đan - Nhuộm để phục vụ đơn hàng xuất khẩu, đồng thời đáp ứng các đơn hàng sợi và vải ngày càng cao cho các doanh nghiệp dệt may trong nước để hưởng lợi từ Hiệp định CPTPP và EVFTA. Về mặt hàng thời trang, Công ty lên kế hoạch phát triển theo hướng online thay vì mở chuỗi bán lẻ để bắt kịp xu hướng mua sắm hiện đại.

    TNG cũng đang xây dựng các kịch bản cho năm 2021 để chủ động trong mọi tình huống, trong đó ưu tiên việc đảm bảo công ăn việc làm, thu nhập cho người lao động trong hệ thống của Công ty.


    Last edited: 20/02/2021
    Smile70 thích bài này.
  5. Smile70

    Smile70 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/12/2019
    Đã được thích:
    8.549
    Tiềm năng trong nhóm này phải kể đến ADS
    Cổ đông cô đặc,
    Nhóm ngành dệt may đang phát triển mạnh, dễ nhìn qa đc từ việc tuyển nhân công may liên tục, lợi nhuận năm 2020 tăng gấp 3 lần
    Đầu tư BĐS, đặc biệc xây dựng KCN lớn tại Thái Nguyên với việc có đại bàng dìa làm tổ
    Các ông xem xét case đầu tư này

    http://f319.com/threads/ads-dot-pha-nho-khu-cong-nghiep-va-bat-dong-san.1572857/page-7#post-36176769
  6. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
  7. cuongdailoi

    cuongdailoi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    01/10/2012
    Đã được thích:
    14.058
    đỏ múc
    --- Gộp bài viết, 22/02/2021, Bài cũ: 22/02/2021 ---
    Múc nhanh lên cụ
  8. Bigbangs19504

    Bigbangs19504 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/12/2019
    Đã được thích:
    354
    giờ này múc sao nổi nữa cụ
  9. DungSaiKyThuat

    DungSaiKyThuat Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    26/03/2020
    Đã được thích:
    1.672
    lái TNG làm ăn như hạch
  10. dongtay79

    dongtay79 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/01/2016
    Đã được thích:
    6.083
    Thì cũng phải quần cho tuột quần chớ,...

Chia sẻ trang này