TNG - CP Dệt May-Game khởi động TPP

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Batkhachienbai, 10/11/2020.

4428 người đang online, trong đó có 313 thành viên. 19:12 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 26553 lượt đọc và 155 bài trả lời
  1. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.956
    Bác vứt thì em lượm thôi =D>=D>=D>=D>=D>=D>=D>
    sotochika thích bài này.
  2. ketrungthanh

    ketrungthanh Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    13/04/2007
    Đã được thích:
    673
    Quí 4 lợi nhuận kém khả năng lại bị khách hàng đòi giảm giá như quí 3, hy vọng quí 1 năm sau ngon chứ không thì chắc lình xình vùng 13-15 qua tết.
  3. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.956
    Cộng gộp xuất xứ nguyên liệu vải giữa Việt Nam và Hàn Quốc: Dệt may tăng sức cạnh tranh tại EU
    Tác giả Thế Hoàng / baodautu.vn

    3 giờ trước
    Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
    Với thỏa thuận vừa được ký về cộng gộp lượng vải từ Việt Nam và vải nhập từ Hàn Quốc, hàng may từ Việt Nam vào EU sẽ nâng cao sức cạnh tranh tại thị trường này.

    [​IMG]
















    Năm 2019, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU mới chỉ đạt 4,3 tỷ USD, chiếm khoảng 2% thị phần của thị trường này.

    Với thỏa thuận vừa được ký về cộng gộp lượng vải từ Việt Nam và vải nhập từ Hàn Quốc, hàng may từ Việt Nam vào EU có thể đạt tỷ lệ đáp ứng quy tắc xuất xứ tới 50%, tận dụng được ưu đãi thuế quan của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) để nâng cao sức cạnh tranh tại thị trường này.

    Giảm áp lực quy tắc xuất xứ

    Nỗi lo về quy tắc xuất xứ từ vải khi sản xuất hàng xuất khẩu sang EU đã phần nào được giải tỏa khi Hàn Quốc và Việt Nam vừa ký kết triển khai điều khoản cộng gộp xuất xứ nguyên liệu dệt may giữa hai nước trong EVFTA.

    Hiệp hội Dệt May Việt Nam (Vitas) cho biết, tỷ lệ nội địa hóa sẽ tăng lên khi Thỏa thuận giữa Việt Nam và Hàn Quốc về triển khai điều khoản cộng gộp xuất xứ nguyên liệu vải giữa hai nước trong EVFTA đi vào thực thi.

    Theo EVFTA, bên cạnh việc đáp ứng tiêu chí khắt khe về chất lượng, để được cắt giảm thuế quan, doanh nghiệp dệt may phải đảm bảo yêu cầu về nguồn gốc xuất xứ chặt chẽ.

    Trong đó, quy tắc xuất xứ “từ vải trở đi” của EVFTA yêu cầu vải nguyên liệu được dùng để may quần áo phải được dệt tại Việt Nam, hoặc các nước thành viên EU, hoặc các nước đã có hiệp định thương mại tự do (FTA) với EU (Hàn Quốc, Nhật Bản).

    Nếu Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) yêu cầu xuất xứ từ khâu sợi trở đi để được hưởng thuế ưu đãi, thì với EVFTA, quy tắc xuất xứ bớt đi 1 công đoạn.

    Nhưng, điều khiến ngành dệt lo lắng nhất là quy tắc xuất xứ từ vải, bởi hiện tại, nguồn sản xuất vải gần như vẫn tắc nghẽn tại Việt Nam vì nhiều lý do.

    Do đó, thỏa thuận đạt được với Hàn Quốc về sử dụng vải nhập khẩu từ quốc gia này có ý nghĩa quan trọng, giúp doanh nghiệp Việt Nam tận dụng nguồn nguyên liệu dệt may từ Hàn Quốc để sản xuất và hưởng ưu đãi thuế, do Hàn Quốc đã ký FTA với EU.

    Số liệu của Vitas cho thấy, 5 năm qua, Việt Nam nhập khẩu vải từ Hàn Quốc lớn thứ hai (chỉ sau Trung Quốc) với giá trị nhập khẩu khoảng 2 tỷ USD/năm, chiếm tỷ trọng 17 - 18% tổng kim ngạch nhập khẩu vải của Việt Nam.

    Xuất khẩu 39 tỷ USD trong năm 2019, nhưng ngành dệt may mới có 30% lượng vải sản xuất trong nước. Kim ngạch nhập vải năm 2019 lên tới trên 13 tỷ USD.

    Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) đánh giá, với thỏa thuận giữa Việt Nam và Hàn Quốc về triển khai điều khoản cộng gộp xuất xứ nguyên liệu vải giữa 2 nước trong Hiệp định EVFTA, hàng may từ Việt Nam vào EU có tỷ lệ đáp ứng quy tắc xuất xứ tới 50% nhờ được cộng gộp cả lượng vải nhập từ Hàn Quốc.

    Điều này hết sức thuận lợi cho ngành để được hưởng ưu đãi thuế quan xuất khẩu vào EU. Do đó, các doanh nghiệp dệt may trong nước sẽ cân nhắc sử dụng nhiều hơn vải từ Hàn Quốc để thực hiện các đơn hàng xuất sang EU, đáp ứng quy tắc xuất xứ từ vải.

    Nhiều dư địa tại EU

    Thị trường EU có nhu cầu tiêu thụ hàng dệt may lớn với kim ngạch nhập khẩu hơn 250 tỷ USD mỗi năm. Năm 2019, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU mới chỉ đạt 4,3 tỷ USD, chiếm khoảng 2% thị phần của thị trường này.

    Con số trên cho thấy, xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU vẫn còn rất nhỏ so với dung lượng thị trường. Do vậy, khi EVFTA có hiệu lực, các chuyên gia kinh tế dự báo, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam vào EU sẽ tăng nhanh khoảng 67% đến năm 2025 so với kịch bản không có Hiệp định.

    Dệt may Việt Nam kỳ vọng tăng gấp đôi thị phần tại EU sau 5 năm (khoảng 5%), kim ngạch xuất khẩu đạt 2 con số.

    Trong bản báo cáo phân tích về ngành dệt may và cơ hội với EVFTA, Công ty CP Chứng khoán Rồng Việt (VDSC) khẳng định, dư địa tăng trưởng xuất khẩu của dệt may tại EU còn nhiều.

    EU chiếm 34% tổng nhập khẩu hàng dệt may thế giới, nhu cầu hàng may mặc tăng 3%/năm, nhưng Việt Nam chỉ chiếm thị phần rất nhỏ (khoảng 2,2%). Theo VDSC, cơ hội cho dệt may Việt Nam tại EU rất lớn, song cơ hội tận dụng ưu đãi từ EVFTA phụ thuộc khả năng chuyển đổi nguồn nguyên liệu.

    Vitas thì khuyến nghị, tiếp sau Hàn Quốc, Việt Nam tiếp tục triển khai đàm phán với Nhật Bản để doanh nghiệp sử dụng vải Nhật Bản được cộng gộp xuất xứ và hưởng ưu đãi thuế quan theo EVFTA.

    “Nếu tính cả lượng vải nhập từ Nhật Bản, mỗi năm, dệt may Việt Nam có thêm gần 1 tỷ USD lượng vải nhập khẩu có đủ điều kiện hưởng thuế 0% xuất khẩu đi EU”, Vitas tính toán.

    EVFTA đi vào thực thi từ đầu tháng 8/2020 có ý nghĩa quan trọng trong việc mở ra cơ hội thúc đẩy xuất khẩu cho ngành dệt may vào EU, đặc biệt trong bối cảnh ngành dệt may đã chịu tác động không nhỏ của cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung kéo dài và mới đây là đại dịch Covid-19.

    Cụ thể, EU sẽ xóa bỏ thuế quan với 77,3% kim ngạch xuất khẩu mặt hàng dệt may của Việt Nam sau 5 năm và 22,7% kim ngạch còn lại sẽ được xóa bỏ sau 7 năm.

    Cùng với lợi ích về xóa bỏ thuế quan, yêu cầu quy tắc xuất xứ “từ vải” của EVFTA kết hợp với yêu cầu “từ sợi trở đi” của CPTPP sẽ tiếp tục thúc đẩy việc hình thành chuỗi sản xuất khép kín từ thượng nguồn đến cắt may thành phẩm, nâng cao giá trị gia tăng cho ngành dệt may Việt Nam và giảm dần sự phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu.
    https://tinnhanhchungkhoan.vn/cong-...ay-tang-suc-canh-tranh-tai-eu-post258153.html
  4. ngochai1996

    ngochai1996 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/06/2020
    Đã được thích:
    569
    Con này mai mà mất 14.7 14.8 là chắc cũng đi hơi xa đấy :)):)):)), nếu về đây mà bật lên đc là khả năng chạy lại
  5. TuanTVN

    TuanTVN Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    29/09/2019
    Đã được thích:
    3.956
    Đã xuất khẩu hơn 1,3 tỉ khẩu trang y tế các loại
    [​IMG]
    Lam Nghi
    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    19:44 - 22/12/2020 6 THANH NIÊN ONLINE
    So với tháng 10, số lượng khẩu trang xuất khẩu trong tháng 11 tăng 20,6%, tăng gần 300 triệu chiếc.
    khẩu trang y tế các loại. Tổng số lượng khẩu trang xuất khẩu là gần 173 triệu chiếc, tăng 20,6% so với số lượng xuất khẩu trong tháng 10 trước đó. Như vậy, tính chung từ đầu năm đến hết tháng 11, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu hơn 1,3 tỉ chiếc khẩu trang y tế các loại.
    Cụ thể, từ tháng 1 đến tháng 5, xuất khẩu được 320,74 triệu chiếc; tháng 6 xuất 236,16 triệu chiếc; tháng 7 sụt xuống còn 153,82 triệu chiếc (giảm gần 40% so với tháng 6); tháng 8 sụt giảm tiếp 12% so với tháng 7, đạt 135,44 triệu chiếc; tháng 9 tăng lên 5,5% với 142,88 triệu chiếc; tháng 10 xuất mức tương đương tháng 9 và đến tháng 11 vừa qua, xuất khẩu khẩu trang tăng vọt như đề cập trên.
    Theo Bộ Công thương, dịch Covid-19 vẫn còn diễn biến phức tạp tại thị trường Mỹ và một số nước châu Âu đã khiến cho tình hình sản xuất, xuất khẩu ngành dệt may, gặp nhiều khó khăn do thiếu hụt đơn hàng xuất khẩu cuối năm. Trong 11 tháng, xuất khẩu hàng dệt và may mặc đạt 26,73 tỉ USD, giảm 10,5% so với cùng kỳ. Kim ngạch xuất khẩu vải mành, vải kỹ thuật khác ước đạt 400 triệu USD, giảm 26,8% so với cùng kỳ; xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại ước đạt 3,29 tỉ USD, giảm 13,5% so với cùng kỳ.
    Có thể nói, lần đầu tiên kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may giảm sau 25 năm tăng trưởng liên tục. Bộ Công thương dự báo tổng trị giá xuất khẩu cả năm của ngành dệt may sẽ đạt khoảng 33,5 - 34 tỉ USD, giảm khoảng 14 - 15% so năm 2019, cao hơn dự báo trước đó là chỉ đạt 30 - 31 tỉ USD.
    --- Gộp bài viết, 23/12/2020, Bài cũ: 23/12/2020 ---
    Múc anh em ơi, chiều TNG sẻ phi thôi
    --- Gộp bài viết, 23/12/2020 ---
    :drm1:drm1:drm1:drm1:drm1:drm1:drm1
  6. nalval

    nalval Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    04/01/2018
    Đã được thích:
    2.468
    Tng chuyên xuất khẩu khẩu trang. Kỳ này ấm rồi.
  7. Batkhachienbai

    Batkhachienbai Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2018
    Đã được thích:
    699
    Lợi nhuận quý 4 chắc sẽ bay cao, lái chuẩn bị cho lên rồi. Múc mạnh quà lồi mồm
  8. nalval

    nalval Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    04/01/2018
    Đã được thích:
    2.468
    Tng đầu mùa covi giá ngang tcm vậy mà giờ chỉ bằng 1/3.
  9. zhou_ling

    zhou_ling Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/04/2020
    Đã được thích:
    2.125
    Đè lâu thỳ sẽ bật mạnh , hàng tốt thỳ cứ nắm giữ thôi cụ :)
  10. nalval

    nalval Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    04/01/2018
    Đã được thích:
    2.468
    Hnay là thấy có dấu hiệu rồi cụ à. Bật trong tuần này thôi.

Chia sẻ trang này