1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

TNG Dưới chân con sóng, tích luỹ để bùng nổ với CPTTP và EVFTA

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi sydp, 31/03/2018.

2920 người đang online, trong đó có 111 thành viên. 05:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 23113 lượt đọc và 193 bài trả lời
  1. nhosonghong

    nhosonghong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/08/2016
    Đã được thích:
    71
    http://www.tng.vn/quan-he-co-dong-chi-tiet/1430/210/Tai-lieu-du-hop-DHDCD-nam-2018.html

    1. Dự kiến phương án chi trả cổ tức năm 2017:

    Đại hội đồng cổ đông nhất trí chi cổ tức năm 2017 cho cổ đông là 20% Vốn điều lệ bằng cổ phiếu. Chi tiết cụ thể Ủy quyền cho HĐQT phê duyệt đảm bảo lợi ích cổ đông.

    Dự thảo đại hội thế này rồi mà bà con hình như chả ai xem nhể, cổ tức thế này thì múc có gì phải nghĩ.
    sydp thích bài này.
  2. bocuteo1

    bocuteo1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2010
    Đã được thích:
    1.669
    Híc, càng múc càng lỗ
    sydp thích bài này.
  3. sydp

    sydp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2010
    Đã được thích:
    1.021
    Dệt may sẽ sớm bùng nổ trở lại đường đua thôi bác.

    Itochu chi 47 triệu USD mua thêm 10% cổ phần Vinatex, đặt Việt Nam là trung tâm xuất khẩu dệt may sang châu Âu
    THỨ 3, 03/04/2018, 15:04
    Lộ diện người bán gần 600 tỷ đồng cổ phiếu Vinatex trong phiên giao dịch đột biến 26/03

    Quyết định này thể hiện mong muốn đưa đất nước trở thành trung tâm xuất khẩu dệt may cho thị trường châu Âu trong bối cảnh chi phí lao động gia tăng ở Trung Quốc.
    [​IMG]
    Itochu chi 47 triệu USD mua thêm 10% cổ phần Vinatex, đặt Việt Nam là trung tâm xuất khẩu dệt may sang châu Âu

    [​IMG]
    Tiết kiệm hàng chục triệu khi dùng gói tài khoản ngân hàng +1,4M Reached
    [​IMG] cafef.vn ● Tin Tài Trợ

    Quyết định này thể hiện mong muốn đưa đất nước trở thành trung tâm xuất khẩu dệt may cho thị trường châu Âu trong bối cảnh chi phí lao động gia tăng ở Trung Quốc.

    Theo nguồn tin từ Nikkei, nhà kinh doanh Nhật Bản này đã chi khoảng 5 tỷ yên (tương đương 46,9 triệu USD) để nâng cổ phần tại Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex, VGT) lên gần 15%, trở thành cổ đông lớn thứ 2 sau Bộ Công thương. Giao dịch này giúp nâng tỷ lệ sở hữu của Itochu tại doanh nghiệp dệt may dẫn đầu của Việt Nam lên gần 15%. Trước đó Itochu đã sở hữu gần 5% cổ phần Vinatex, sau khi doanh nghiệp được IPO năm 2014.

    Là một tập đoàn thương mại đa ngành trong đó có dệt may, Itochu đã đầu tư vào Việt Nam từ nhiều năm trước để phát triển công nghiệp dệt may. Đầu năm 2017, Itochu đã từng thỏa thuận với Vinatex được ký kết nhằm phát triển chuỗi cung ứng ngành dệt may, từ xơ, sợi, vải đến may, phân phối bán lẻ. Trước đó từ năm 2015, Itochu đã hợp tác với Doximex, một thành viên của Vinatex trong hoạt động dệt-nhuộm hoàn tất và nguyên phụ liệu. Thương vụ này dự kiến sẽ đẩy mạnh sản xuất hàng may mặc hiệu suất cao tại Việt Nam và xuất khẩu sản phẩm sang Nhật, châu Âu và Hoa Kỳ. Đồng thời, Itochu có thể sản xuất các sản phẩm như đồ thể thao thông qua hợp tác với các nhà sản xuất nguyên liệu.

    Cũng theo Nikkei, Itochu đã xuất khẩu một lượng hàng may mặc từ Việt Nam trên 60 tỷ yên mỗi năm, trong đó đến 50% do Vinatex sản xuất. Chưa dừng lại, đối tác ngoại này còn dự kiến tăng con số này lên 100 tỷ yên vào năm 2021. Mục tiêu này được xây dựng trên nền tảng Việt Nam tham gia vào hiệp định thương mại tự do với Liên minh châu Âu cũng như Quan hệ đối tác xuyên Thái Bình Dương. Do đó, nước ta được chọn trở thành một trung tâm sản xuất thay thế cho Trung Quốc, nơi chi phí nhân công đang leo thang.

    [​IMG]
    Chi phí nhân công tăng ở Trung Quốc đang thúc đẩy các công ty may mặc mang sản xuất sang Việt Nam. Nguồn: Nikkei.

    Về Vinatex, Tập đoàn hiện đang vận hành khoảng 200 nhà máy may với công suất hơn 300 triệu sản phẩm/năm, bên cạnh các nhà máy sợi và dệt nhuộm. Năm 2017, Tập đoàn đạt doanh thu trên 17 nghìn tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 714 tỷ đồng.

    Khá thầm lặng trên thị trường cho đến phiên giao dịch ngày 26/3, một khoản giao dịch thỏa thuận đột biến khiến mọi chú ý đổ dồn về VGT khi nhà đầu tư nước ngoài đã mua 50 triệu cổ phiếu. Đồng thời, khối ngoại cũng bán ra 15 triệu cổ phiếu VGT trong ngày hôm đó. Giá trị thỏa thuận 50 triệu cổ phiếu nói trên đạt 810 tỷ đồng, tương ứng 16.200 đồng/cp.

    [​IMG]
    Giao dịch cổ phiếu VGT một năm qua.

    Đến ngày 30/3, lộ diện người bán ra đầu tiên là CTCP Đầu tư Phát triển VNTEX – cổ đông lớn của Vinatex - đã bán ra 35 triệu cổ phiếu VGT vào ngay 26/03/2018. Qua đó, giảm khối lượng sở hữu tại đây xuống còn 35 triệu cổ phiếu tương đương 7% nhằm đáp ứng nhu cầu tài chính của công ty.

    Được biết, VNTEX tiền thân là Tập đoàn VID Group (Tập đoàn đầu tư phát triển Việt Nam) vừa được đổi tên. VNTEX chính thức được thành lập vào 12/07/2006 do ông Bùi Quang Tuấn làm người đại diện theo pháp luật. Trụ sở tại 115, Trần Hưng Đạo, Hà Nội. Ngành nghề kinh doanh chính là Dịch vụ cho thuê nhà xưởng, văn phòng Kinh doanh bất động sản, nhà ở, văn phòng, kho bãi. Trước đây, bà Nguyễn Thị Nguyệt Hường là Chủ tịch HĐQT của công ty. Gia nhập vào Vinatex cùng với Vingroup trong đợt IPO vào tháng 9/2014, lúc bấy giờ thương vụ trên của VNTEX được giới đầu tư cho là bước đi nhằm hướng đến quỹ đất dồi dào của ông lớn dệt may này. Khi mà Vinatex đang được giao quản lý và sử dụng quỹ đất 490,000 m2, trong đó hơn 16% tỷ trọng tập trung tại thủ đô Hà Nội, tương đương 81,875 m2; tại TPHCM hơn 3,742 m2 và con số tại thành phố Đà Nẵng là 26,955 m2. Ngoài ra, hơn 378,428 m2 còn lại rải rác tại các tỉnh thành trên cả nước như Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ngãi…

    Hiếu Nguyễn
    Theo Trí Thức Trẻ
  4. bocuteo1

    bocuteo1 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/06/2010
    Đã được thích:
    1.669
    Em đang đợi 11, 12 vào cho chắc. Kiểu gì có phiên WO
    sydp thích bài này.
  5. sydp

    sydp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2010
    Đã được thích:
    1.021
    Xuất khẩu dệt may năm 2018: Số lượng đơn hàng tăng mạnh
    03/04/2018 02:14 CH

    Quý I/2018, tăng trưởng XK của ngành dệt may dự kiến đạt khoảng 7%. Đây là khởi đầu tốt giúp dệt may Việt Nam thực hiện mục tiêu 35 tỷ USD kim ngạch XK trong năm nay.



    [​IMG]
    Ngành dệt may tiên phong đầu tư, ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất
    Theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam -hầu hết DN sản xuất hàng dệt may XK trong nước đã có đơn hàng đến hết quý II, thậm chí có DN đã có đơn hàng đến quý III. Tình hình khả quan này cũng đã được ông Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty May Hưng Yên - sớm dự báo, cho dù giá tiếp tục có xu hướng giảm nhưng số lượng đơn hàng sẽ tăng mạnh trong năm nay, nhất là với DN có quy mô lớn, khả năng đáp ứng thời gian giao hàng tốt.

    Trước lo lắng về việc Cục Dự trữ Liên bang Mỹ tăng lãi suất chủ chốt lên 0,25% khiến đồng USD tăng giá ảnh hưởng tới XK, ông Vũ Đức Giang cho rằng, việc này không ảnh lớn bởi Mỹ không phải là thị trường có tính quyết định tới toàn bộ bức tranh XK của ngành. Dệt may Việt Nam hiện đang XK sang 4 thị trường lớn là: Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc. Hơn nữa, các hiệp định thương mại tự do Việt Nam đã và sắp ký kết cũng giúp DN trong nước thay đổi dần kết cấu thị trường XK. Ngoài 4 thị

    trường truyền thống kể trên, các DN bắt đầu đẩy mạnh hàng hóa vào thị trường mới như Trung Quốc với kim ngạch dự kiến năm 2018 đạt khoảng trên 2 tỷ USD, Nga khoảng 500 triệu USD. “Việc tăng lãi suất đồng USD sẽ không ảnh hướng tới mục tiêu xuất khẩu của ngành năm 2018” - ông Vũ Đức Giang nhấn mạnh.

    Các hiệp định thương mại tự do không chỉ giúp ngành dệt may đa dạng hóa thị trường XK mà còn lấp dần nguồn cung nguyên phụ liệu bị thiếu hụt.

    Từ chỗ phải NK hầu hết nguồn nguyên phụ liệu cho sản xuất, hiện mỗi năm, dệt may Việt Nam đã XK trên 3 tỷ USD sợi, gần 1 tỷ USD vải, 400 triệu USD phụ liệu may. Đặc biệt, làn sóng cách mạng công nghiệp 4.0 đã thay đổi tư duy đầu tư công nghệ của DN, hướng sản xuất đến những phân khúc sản phẩm giá trị cao như ODM (tự thiết kế, tự chủ nguyên phụ liệu, sản xuất, vận chuyển), OBM (tự thiết kế và bán sản phẩm bằng thương hiệu riêng). Trong đó, DN đã dần chú trọng đến nguồn nhân lực chất lượng và công nghệ, thiết bị để thiết kế trên các phần mềm 3D, chào bán mẫu thay vì sản xuất theo mẫu của nhà NK như trước kia. Việc lựa chọn hướng khai thác sâu phân khúc sản phẩm giá trị cao giúp dệt may Việt Nam tiếp tục tạo sự khác biệt trên thị trường XK dệt may thế giới và tận dụng lợi thế nguồn nhân lực chất lượng cao.

    Song song với việc đầu tư ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất nhằm phát triển sản phẩm thuộc phân khúc giá trị cao, một số DN lớn như Tổng công ty CP Phong Phú, Tổng công ty May 10 - Công ty Cổ phần đang tiếp cận xu hướng XK hàng hóa qua kênh online. “Đây là phương thức rẻ và nhanh nhất đưa hàng hóa tới người tiêu dùng tại thị trường nước ngoài” - bà Đoàn Anh Đào - Phụ trách kinh doanh và marketing Tổng công ty CP Phong Phú - cho biết.

    Năm 2017, ngành dệt may Việt Nam XK 31,2 tỷ USD, trong đó giá trị thặng dư thu về 15,8 tỷ USD. Năm 2018, thặng dư của ngành được nhận định sẽ tốt hơn do đã chủ động được một phần nguyên phụ liệu.
    (Nguồn: Báo Công Thương Điện Tử)
  6. Tienthanh68

    Tienthanh68 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/10/2013
    Đã được thích:
    4.218
    Mai TNG flor chăng ???
    sydp thích bài này.
  7. Dang_phuoc

    Dang_phuoc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    15/10/2014
    Đã được thích:
    821
    Chờ cú WO với TNG để tất tay mà sao ko thấy?
    VGT đã 17 xuân xanh rồi :drm1
    sydp thích bài này.
  8. sydp

    sydp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2010
    Đã được thích:
    1.021
    Theo ông Vũ Đức Giang - Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam -hầu hết DN sản xuất hàng dệt may XK trong nước đã có đơn hàng đến hết quý II, thậm chí có DN đã có đơn hàng đến quý III. Tình hình khả quan này cũng đã được ông Nguyễn Xuân Dương - Chủ tịch HĐQT Tổng công ty May Hưng Yên - sớm dự báo, cho dù giá tiếp tục có xu hướng giảm nhưng số lượng đơn hàng sẽ tăng mạnh trong năm nay, nhất là với DN có quy mô lớn, khả năng đáp ứng thời gian giao hàng tốt.
    --- Gộp bài viết, 05/04/2018, Bài cũ: 05/04/2018 ---
    Không ai bán rẻ TNG nữa nhỉ.
  9. DamMeCK_77

    DamMeCK_77 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/03/2018
    Đã được thích:
    783
    TNG nó vẫn chưa chịu chạy nhỉ.
  10. sydp

    sydp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/05/2010
    Đã được thích:
    1.021
    TNG công bố báo cáo thường niên 2017:

    http://m.tng.vn/UserFile/editor/file/Tin tuc/Báo cáo thường niên TNG 2017 - 30_3_2018_compressed.pdf
    --- Gộp bài viết, 05/04/2018, Bài cũ: 05/04/2018 ---
    http://m.tng.vn/UserFile/editor/file/2018/Giaitrinloinhuan2017.pdf
    --- Gộp bài viết, 05/04/2018 ---
    http://m.tng.vn/UserFile/editor/file/2018/2018_04_01 - Báo cáo phát triển bền vững TNG 2017.pdf
    --- Gộp bài viết, 05/04/2018 ---
    Nhìn biểu đồ tăng trưởng lợi nhuận của TNG Qua các năm để thấy cơ hội đang rất lớn với em này khi giá còn quanh 14. Chân dài đấy, yêu thôi!!!!!

Chia sẻ trang này