Toàn tin khủng thế này chắc chắn VNI sẽ up mạnh . Mời các bác vote mạnh tay vào.

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khobackinh, 16/11/2008.

8300 người đang online, trong đó có 1114 thành viên. 11:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 2558 lượt đọc và 29 bài trả lời
  1. nguoirung08

    nguoirung08 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/08/2008
    Đã được thích:
    0
  2. tktengiday

    tktengiday Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2008
    Đã được thích:
    0
    Ông Obama hối thúc Quốc Hội thông qua ngay kế hoạch cứu nguy

    Tổng Thống đắc cử Barack Obama hôm nay hối thúc Quốc Hội nhanh chóng xúc tiến một kế hoạch để ứng phó với vụ khủng hoảng tài chánh và giúp đỡ cho các gia đình đang gặp khó khăn.

    Trong bài diễn văn phát thanh hàng tuần của đảng Dân Chủ, ông Obama nói rằng nếu Quốc Hội không thông qua ngay một kế hoạch cứu nguy kinh tế, thì ông sẽ đặt vấn đề này làm ưu tiên hàng đầu khi lên nhậm chức tổng thống.

    Ông Obama nói rằng kế hoạch cứu nguy này cần phải tạo ra công ăn việc làm, giảm bớt áp lực tài chánh của các gia đình, và vực dậy nền kinh tế Mỹ.

    Ông bày tỏ tin tưởng là với những chính sách mới và tinh thần phục vụ và hy sinh, nước Mỹ có thể vượt qua tình trạng xáo trộn kinh tế hiện nay.

    Ông Obama cũng ca ngợi các nhà lãnh đạo thế giới đến dự hội nghị G-20, và nói rằng vụ khủng hoảng này đòi hỏi điều mà ông gọi là ''một sự ứng phó toàn cầu có phối hợp''.

    Hôm qua, ông Obama đã loan báo việc cử một phái đoàn thay mặt ông để dự hội nghị G-20.
  3. tktengiday

    tktengiday Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/09/2008
    Đã được thích:
    0
    Lãnh đạo G-20 đưa ra đề nghị ngăn chận khủng hoảng trong tương lai

    16/11/2008
    Tổng thống Bush phát biểu tại hội nghị G-20
    Các nhà lãnh đạo các nước công nghiệp và các nước đang phát triển dự hội nghị tại Washington hôm thứ bảy đã thỏa thuận một số nguyên tắc duy trì hoạt động cởi mở các thị trường tài chính và ngăn chận hoạt động kinh tế bị suy yếu hơn nữa.

    Các nhà lãnh đạo nhóm G-20 quyết tâm đẩy mạnh bất cứ hành động cần thiết nào nhằm ổn định hệ thống tài chính. Họ cam kết củng cố các luật lệ của các thị trường tài chính cũng như bảo vệ các thị trường này bằng cách tăng cường bảo vệ cho giới đầu tư và tiêu thụ.

    Một tuyên bố chung được đưa ra sau hội nghị yêu cầu mỗi chính phủ đề ra một chương trình kích thích kinh tế nhằm gia tăng chi tiêu tiêu thụ.

    Tuy nhiên tuyên bố cũng nhấn mạnh đến nhu cầu hợp tác quốc tế, và kêu gọi các nước chia sẻ thông tin nhiều hơn.

    Tuyên bố đề nghị đổi mới Quĩ tiền tệ Quốc tế và Ngân hàng Thế giới và nói rằng cả 2 định chế này nên đóng một vai trò tích cực hơn tại các quốc gia đang phát triển.

    Lên tiếng với các nhà báo vào lúc kết thúc hội nghị hôm thứ bảy Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush nói rằng hội nghị cấp cao G-20 rất thành công.
  4. zuczich

    zuczich Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/05/2007
    Đã được thích:
    777
    bac backinh bo cho em diem 4 nhe , vao day bac se biet: http://www10.ttvnol.com/forum/f_319/1116167.ttvn
  5. khobackinh

    khobackinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Điểm thứ 2 mới là điểm nhấn . Nếu được thực thi thì Thị trường sẽ sôi động hẳn lên.
  6. khobackinh

    khobackinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Em theo chị Lê Trà mua PVF đi.hì hì hì dạo này chị ấy đầu tư hiệu quả lắm vừa rồi chị ấy bắt đấy STB mua hơn 18 bán hơn 23
    SSI mua 29 bán 37
    SD7,SD9 chị ấy đều lãi 20% trong đợt sóng vừa rồi.
  7. gdsanhdieu

    gdsanhdieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/07/2008
    Đã được thích:
    770
    bác xứng đáng được 5* , người thứ 15 vote cho bác, cá hồi nhé.
  8. khobackinh

    khobackinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2007
    Đã được thích:
    0
    xong rôi đấy 5*
  9. khobackinh

    khobackinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2007
    Đã được thích:
    0
    G-20 cam kết cùng hành động ngăn chặn suy thoái



    Ngày 15/11, lãnh đạo của 20 nền kinh tế lớn nhất thế giới tham dự hội nghị thượng đỉnh tài chính G-20 tại Washington (Mỹ) đã cam kết cùng hành động để đảo ngược cuộc suy thoái toàn cầu đang ngày càng nghiêm trọng và ngăn chặn sự bất ổn tài chính trong tương lai.



    Hội nghị đã thông qua một thông cáo chung dài năm trang kêu gọi mỗi quốc gia hành động "phù hợp với các điều kiện trong nước" và đặt hạn chót ngày 31/3/2009 để đưa ra các đề xuất cụ thể về việc giám sát và điều tiết toàn cầu cũng như đảm bảo sự minh bạch của thị trường tài chính.

    Tuyên bố của G-20 cũng bao gồm những nghị quyết về việc tăng cường các kế hoạch chi tiêu của các chính phủ để thúc đẩy kinh tế, cởi mở hơn và theo dõi tốt hơn các thị trường tài chính quốc tế, xây dựng một hệ thống cảnh báo sớm để phát hiện và ngăn chặn các cuộc khủng hoảng kinh tế trong tương lai, thiết lập một cơ chế giám sát gồm các nhà điều hành tài chính từ một số nước thành viên và tăng nguồn vốn cho các nước đang phát triển hiện cần có tín dụng để đảm bảo tăng trưởng tài chính.

    Tuyên bố của hội nghị cũng nhấn mạnh các nước từ bỏ chủ nghĩa bảo hộ và cam kết tiếp tục các nguyên tắc thị trường tự do - một điểm được coi là "thành công" của Tổng thống nước chủ nhà George W. Bush, người cho rằng nguyên tắc này là "hữu hiệu và công bằng nhất" để? cơ cấu một nền kinh tế.

    Các nhà lãnh đạo đã nhất trí tìm kiếm một thỏa thuận vào cuối năm nay nhằm cứu vãn tiến trình đàm phán của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vốn đã bị đình trệ trong thời gian dài.

    Bên cạnh đó, các nhà lãnh đạo G-20 cũng kêu gọi mở rộng vai trò của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) và Diễn đàn Ổn định Tài chính (FSF) để giúp tạo ra sự điều tiết tốt hơn đối với hệ thống tài chính thế giới giữa lúc xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

    Các nhà lãnh đạo tham dự hội nghị cũng kêu gọi dành cho các nền kinh tế mới nổi và các quốc gia đang phát triển cơ hội tiếp cận nguồn vốn thông qua các hệ thống cấp vốn và nhiều chương trình khác, đồng thời nhấn mạnh rằng IMF có thể đóng một vai trò quan trọng. Lãnh đạo G20 cũng kêu gọi Ngân hàng Thế giới (WB) và các thể chế cho vay quốc tế khác "vận dụng hết khả năng" để hỗ trợ các nước nghèo phát triển.

    Cuối cùng, G20 nhất trí đảm bảo rằng IMF và WB có "đủ nguồn lực" để giúp kinh tế thế giới vượt qua cuộc khủng hoảng hiện nay.

    Cùng ngày, Tổng thống Pháp Nicolas Sarkozy cho biết vòng thứ hai của hội nghị thượng đỉnh tài chính toàn cầu, dự kiến vào tháng 4/2009 có thể được tổ chức ở London (Anh).

    Tổng thống đắc cử Mỹ Barack Obama không tham gia hội nghị này nhưng đại diện của ông đã dự hội nghị và có các cuộc gặp với các nhà lãnh đạo của Ô-xtrây-li-a, Ấn Độ, Nga, Pháp, Ác-hen-ti-na, Thổ Nhĩ Kỳ, Nhật Bản, I-ta-li-a.

  10. khobackinh

    khobackinh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/03/2007
    Đã được thích:
    0
    Đông Nam Á không phải tâm điểm của khủng hoảng tài chính



    (Theo CafeF) Tác động đối với Đông Nam Á thật sự đến vào năm sau. Số lượng đơn đặt hàng giảm, sản xuất đi xuống, động lực chính của nền kinh tế các nước Đông Nam Á suy yếu.



    Tàn dư của lần khủng hoảng tài chính trước vẫn còn, đó là những tòa nhà xây dở bám đầy bụi, mối mọt ở thành phố Bangkok ?" Thái Lan. Đây chính là những điều gợi người ta nhớ đến bong bong nhà đất đáng sợ đã vỡ cách đây 1 thế kỷ.



    Khủng hoảng năm 1997 xảy ra bất ngờ và gây tác hại sâu rộng. Các ngân hàng sụp đổ, nhiều công ty phá sản, nhiều tỷ phú cũng phải trải qua thời kỳ hết sức khó khăn.



    Năm 2008, tần suất giao thông giảm 6% trên các tuyến đường cao tốc của Bangkok. Nhiều nông dân Indonexia hiện gặp nhiều khó khăn trong việc tìm đầu ra cho sản phẩm. Giá nhà đất tại Việt Nam hạ khá nhiều trong thời gian gần đây.



    TTCK Đông Nam Á sụt giảm mạnh. Tuy nhiên ở bên ngoài sàn giao dịch không có không khí hoảng loạn như cách đây một thập kỷ.



    Ông Mark Tan, kinh tế gia tại Goldman Sachs Hồng Kông, nhận xét lần khủng hoảng trước, nguyên nhân bắt nguồn từ nội tại của khu vực châu Á. Lần này tác động đối với khu vực đến từ Mỹ và châu Âu ?" thị trường xuất khẩu lớn nhất của khu vực.



    Theo ông, mức độ suy giảm của kinh tế khu vực không tệ hại như lần khủng hoảng châu Á lần trước, điều này cũng đồng nghĩa với khả năng hồi phục chậm hơn và mất nhiều thời gian hơn bởi nhu cầu xuất khẩu sẽ còn suy yếu lâu.



    Không giống như lần trước, biến động của khủng hoảng tài chính ở phương Tây lần này đối với Đông Nam Á diễn ra theo cách như sau: người dân làng nghe thông tin về dịch bệnh từ nơi rất xa và họ đang suy nghĩ liệu dịch bệnh đó có ảnh hưởng đến làng của họ không và tác động thế nào.



    Tác động đối với Đông Nam Á thật sự đến vào năm sau. Khi số lượng đơn đặt hàng giảm, mức độ sản xuất của nhiều nhà máy chậm lại và động lực chính của nền kinh tế các nước Đông Nam Á suy yếu.



    Các nước Đông Nam Á tự đưa họ ra khỏi khủng hoảng lần trước với những sản phẩm giá rẻ và bằng cách hạ giá đồng nội tệ. Thị trường Mỹ khi đó hết sức hào hứng với hàng điện tử, quần áo và đồ chơi của khu vực này.



    Lần này, người tiêu dùng Mỹ thắt chặt chi tiêu và vì thế họ không đủ khả năng để giúp các nhà máy Đông Nam Á duy trì hoạt động. Sự tiết kiệm của người Mỹ sẽ đè nặng lên nền kinh tế Đông Nam Á. Thái Lan và Việt Nam phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu. Đối với Malaysia và Singapore, sự phát triển của thị trường nước ngoài đóng vai trò quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế nội địa.



    Ông Pansak Vinyaratn, một cựu tư vấn kinh tế cho chính phủ Thái Lan, cho biết Thái Lan đã phát triển theo định hướng xuất khẩu suốt hơn 30 năm qua.



    Nhiều công nhân sẽ bị sa thải, người làm việc tại nước ngoài bị trả về nước, tuy nhiên các chuyên gia kinh tế dự đoán kinh tế khu vực Đông Nam Á sẽ chỉ chững lại chứ không suy thoái. Năm 1997, sự bùng nổ của cuộc khủng hoảng đã đẩy nhiều chủ đầu tư bất động sản ra đường bán bánh sandwich. Kinh tế Thái Lan suy giảm 10% trong năm 1998.



    Khủng hoảng hiện nay, tính theo tốc độ tăng trưởng kinh tế, sẽ tàn phá các nền kinh tế ít hơn.



    Các chính phủ Đông Nam Á giờ đây có dự trữ tiền mặt lớn, thâm hụt thấp so với thời kỳ trước. Nhiều chính phủ đã kịp thời áp dụng kế hoạch nhằm hỗ trợ tăng trưởng kinh tế.



    Indonexia, lần trước phải viện đến hỗ trợ của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), lần này đã có khả năng giải quyết vấn đề của chính họ. 8 năm trước, tỷ lệ nợ công của nước này là hơn 100% quy mô nền kinh tế, nay con số chỉ còn lại 36%.



    Thời kỳ đầu tiên của khủng hoảng, các nước Đông Nam Á có lý do để bớt lo lắng. Indonexia đón nhận tin tốt lành: giá dầu hạ; trợ cấp năng lượng chiếm phần lớn trong chi tiêu của chính phủ. Người nghèo cũng sẽ cảm thấy vui hơn khi giá năng lượng hạ.



    Theo một chuyên gia tài chính tại Thái Lan, tỷ lệ lạm phát năm 2008 của nước này sẽ là 6% và năm sau sẽ chỉ còn một nửa, người nghèo và tầng lớp người lao động sẽ có lợi từ việc này.

Chia sẻ trang này