1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tôi tự hào vì Việt Nam có Ngô Bảo Châu (xin phép MOD)

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Gama, 29/08/2010.

3214 người đang online, trong đó có 51 thành viên. 03:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 4760 lượt đọc và 90 bài trả lời
  1. warren

    warren Super Moderator Thành viên ban quản trị

    Tham gia ngày:
    17/03/2007
    Đã được thích:
    1.637
    Nghe được 1 đoạn ngắn của bài phát biểu, mình lại cứ tưởng thằng cu đó là học sinh chuyên Triết học, vãi
  2. highprofit

    highprofit Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/07/2010
    Đã được thích:
    0
    Các nước viết gì về giải Fields?

    Trong lúc dư luận Việt Nam hiện nói nhiều về Ngô Bảo Châu, báo chí Israel, Nga, Pháp cũng đưa tin về giải Fields năm 2010 nhưng với mức độ khác nhau. Gần với chuyện đang diễn ra ở Việt Nam có lẽ là Israel, nước có công dân Elon Lindenstrauss cũng nhận huy chương Fields tại Ấn Độ hôm 19/8 vừa qua.
    Báo chí nước này, và cả các trang của người Do Thái trên thế giới đồng loạt đưa tin ngợi giáo sư Lindenstrauss là “người Israel đầu tiên được Nobel toán học”.
    Họ cũng trích lời giới khoa học Israel nói với giải này nước họ xứng đáng là "cường quốc toán học".
    Tờ Haaretz đưa tin Thủ tướng Benjamin Netanyahu đã chúc mừng người được giải trong tinh thần dân tộc, rằng “đây là thành tích vĩ đại cho ông và cho Quốc gia Israel, và chúng tôi rất tự hào vì ông”.
    Tờ Jewish Chronicle trên mạng cũng không quên nhắc rằng Giáo sư Lindenstrauss (40 tuổi), như nhiều người Israel trẻ tuổi khác, từng phục vụ trong quân đội và vẫn là thiếu tá dự bị của Không quân Israel.
    Nhưng cho đến ngày 23/8 không thấy báo chí Israel hay Do Thái nói gì về các buổi lễ trọng đại đón chào huân chương Fields tặng cho ông Lindenstrauss.
    Ông Lindenstrauss còn là thiếu tá dự bị của quân đội Israel

    Họ cũng nhắc đến Viện Toán mang tên Einstein ở Đại học Hebrew, Jerusalem nơi ông Lindenstrauss làm việc, vốn đã sản sinh ra nhiều nhà khoa học lừng danh thế giới khác như GS Robert Aumann, người nhận Nobel kinh tế năm 2005.
    Báo chí Israel cũng nói ông Lindenstrauss được giải Fields một phần vì ở độ tuổi đúng 40 bởi nước này có nhiều nhà toán học lỗi lạc khác nhưng quá tuổi nhận huy chương Fields.
    Họ cũng nhắc Israel đã có chín công dân được giải Nobel, người gần nhất vào năm 2009 trong môn hóa học.
    Xuất xứ và thành tích

    Còn về giải Fields cho Stanislav Smirnov, cả truyền thông Nga và Thuỵ Sĩ đều đưa tin nhưng ở mức độ ít hơn nhiều so với Israel và Việt Nam.
    Báo Thuỵ Sĩ gọi ông là Giáo sư đại học Geneva, nhấn mạnh đến nơi làm việc.
    Trang của Nga, Voice of Russia thì nói “Lại thêm một người Nga nhận ‘Nobel’ môn toán”.
    Khác với Israel và Việt Nam, đây không phải là lần đầu người Nga nhận giải Fields vốn có từ bảy chục năm qua.
    Trước ông Smirnov đã có các vị khác nhận giải Fields là Sergei Novikov (1970), Grigory Margulis (1978), Vladimir Drinfeld (1990), Yefim Zelmanov (1994), Maixim Kontsevich (1998), và Vladimir Voyevodsky (2002).
    Còn Grigory Perelman, cũng từ St Petersburg như Stanislav Smirnov, từng được trao giải Fields năm 2006 nhưng từ chối không nhận.
    Điều thú vị là Pháp coi cả hai người còn lại, Cédric Villani và Ngô Bảo Châu đều là các nhà khoa học Pháp, và ghi công cho hai viện nghiên cứu là nơi họ làm việc.
    Trang của cơ quan Bấm CNRS tại Pháp gọi Ngô Bảo Châu là “nhà toán học Pháp – Việt” (Franco-Vietnamese mathematician) dù có ghi rõ rằng ông “sinh tại Hà Nội, Việt Nam năm 1972”.
    Cơ quan nghiên cứu của ông Châu (Orsay Mathematics Laboratory, Université Paris Sud 11/CNRS) đã có ba người được giải Fields trước đó là Jean-Christophe Yoccoz (1994), Laurent Lafforgue (2002) và Wendelin Werner (2006).
    Trang CNRS nói với hai huy chương mới nhất của Ngô Bảo Châu và Cedric Villani, Pháp có 11 trên tổng số 52 huy chương Fields cho toàn thế giới từ 1936.
    Giải Fields cho GS Ngô Bảo Châu ghi thêm vào bảng thành tích của Viện Toán Orsay, ĐH Paris-Sud 11

    Người ta cũng nhắc đến sự tiếp nối truyền thống học thuật của hai người.
    Ông Villani, hiện là Giám đốc Viện Institut Henri Poincaré (UPMC/CNRS), chuyên gia toán xác suất, là học trò của GS Pierre-Louis Lions, người từng đoạt giải Fields năm 1994.
    Còn Ngô Bảo Châu được giới thiệu là hoàn tất bằng tiến sĩ dưới sự hướng dẫn của GS Gérard Laumon.
    Nếu như Ngô Bảo Châu được một phần dư luận ở Việt Nam coi là hiện tượng đặc biệt thì với giới chuyên môn Pháp, điều không kém phần đáng ghi nhận là môi trường làm việc của ông, tức Viện Toán Orsay thuộc ĐH Paris-Sud 11.
    Trong số 22 nhà toán học có công trình được mời tham gia hội nghị toán học quốc tế tại Ấn Độ năm nay, 13 người có bằng tại ĐH Paris-Sud 11 hoặc đang là giáo sư tại đó.
    Ví dụ của Smirnov và Ngô Bảo Châu cho thấy câu chuyện về việc quê gốc hay quốc tịch của người được giải không phải là điều quan trọng với giới khoa học.
    Smirnov gốc Nga nhưng làm giáo sư ở Thuỵ Sĩ còn Lindenstrauss nghiên cứu cả ở Hoa Kỳ và Israel.
    Chính thức mà nói thì Ngô Bảo Châu là công dân châu Á thứ tư được giải Fields sau ba người Nhật Bản nhưng nếu tính cả người gốc Á Đông thì ông là người thứ sáu.
    Năm 2006, Bấm Terence Tao, (Terence Chi-shen Tao - Đào Triết Hiên) nhận huy chương Fields năm 31 tuổi.
    Cho tới thời điểm đó, ông Tao, sinh tại Adelaide nhưng làm bằng tiến sĩ ở Đại học Princeton và sống từ đó tại Mỹ, cũng được báo Úc coi là 'người Úc đầu tiên' nhận giải thưởng toán học này.
    Năm 1982, ông Shin-Tung Yau (Khâu Thành Đồng, gốc Hoa quốc tịch Mỹ) cũng đã nhận giải này.
  3. tuanpnh

    tuanpnh Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/03/2010
    Đã được thích:
    0

    Đúng rồi. Dù có thế nào ta cũng không nên đưa thiên tài, cây đại thụ nền toán học thế giới Ngô Bảo Châu ra để hô hào linh tinh [};-[};-[};-. Nghe rất lố bịch[-X[-X[-X.


    Nhưng tuần sau các bác nên gom hàng đi là vừa vì DJ tăng mạnh nên VNI sẽ nhuốm một màu máu... [:D][:D][:D].
  4. UNIDO

    UNIDO Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/02/2002
    Đã được thích:
    5
    Thôi thì nó so sánh GS Châu với các "điển hình tiên tiến" của Thế giới. So sánh nhiều quá đâm ra loạn. Lãng trí bác học tí mà pák thông cảm cho cháu nó, bác nhá[r2)]
  5. Thanhthienvn

    Thanhthienvn Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    27/08/2010
    Đã được thích:
    2
  6. cakiemxp

    cakiemxp Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2009
    Đã được thích:
    3.101
    Nỗ lực xuất chúng của GS Châu đối lập với nền giáo dục què quặt, xuống dốc của VN
  7. HoThuHuong87

    HoThuHuong87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/05/2009
    Đã được thích:
    1
    em hs trưng vương phát biểu hay nhất
  8. robinhoodhn

    robinhoodhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2005
    Đã được thích:
    212
    cái này phải gửi cho anh Triệu
  9. ChiHuyTruong

    ChiHuyTruong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/03/2008
    Đã được thích:
    0
    Việt Nam có thể có hàng trăm hàng nghìn người như Ngô Bảo Châu nếu ....................................... :((
  10. robinhoodhn

    robinhoodhn Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/10/2005
    Đã được thích:
    212
    Giáo sư Ngô Bảo Châu tưởng nhớ Bác Hồ 3:10 PM, 29/08/2010
    (Chinhphu.vn) Sáng 29/8, Giáo sư Ngô Bảo Châu cùng gia đình đã đến thăm Khu di tích Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Phủ Chủ tịch và thắp hương tưởng nhớ Bác Hồ tại khu nhà 67.

    [​IMG]
    Giáo sư Ngô Bảo Châu và con gái anh bên những kỷ vật của Bác Hồ. Ảnh: Chinhphu.vn
    Trở về từ Ấn Độ sau khi giành được Huy chương Fields, ngày 29/8, Giáo sư Ngô Bảo Châu cùng gia đình đã đến thắp hương tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh. Thay mặt cán bộ, nhân viên Khu di tích, ông Bùi Kim Hồng đã giới thiệu với Giáo sư Ngô Bảo Châu về cuộc đời cũng như sự nghiệp của Bác, những năm tháng cuối cùng của Người sống và làm việc tại khu nhà 67.



    Giáo sư và gia đình đã thăm nhà sàn, ao cá, nhà 67- những di tích liên quan đến cuộc đời và hoạt động của Chủ tịch Hồ Chí Minh từ tháng 12/1954 đến 2/9/1969, giờ phút Người đi xa.

    [​IMG]
    Giáo sư Ngô Bảo Châu và gia đình nghe giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của Bác Hồ. Ảnh: Chinhphu.vn
    Các di tích cùng các câu chuyện và hiện vật đơn sơ, giản dị chứng minh cho phong cách sống giản dị, thanh cao của Người đã để lại ấn tượng hết sức sâu sắc trong lòng Giáo sư Ngô Bảo Châu và gia đình anh.
    Kính cẩn nghiêng mình trước anh linh Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại, Giáo sư Ngô Bảo Châu bày tỏ niềm xúc động, lòng biết ơn vô hạn đối với vị Cha già muôn vàn kính yêu của dân tộc.

Chia sẻ trang này