1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Tôi uống cả em ... và uống cả ...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Provochieu, 18/07/2019.

4533 người đang online, trong đó có 311 thành viên. 00:06 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 4 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 4)
Chủ đề này đã có 92472 lượt đọc và 525 bài trả lời
  1. Provochieu

    Provochieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2008
    Đã được thích:
    2.863
    Pro. hông đủ thông tin để xác định việc book trước DT, bia hơi thì vẫn đang sản xuất và bán roài ... Q3 & Q4 ... nhẽ là quà không thiếu, đặc biệt là tiêu thụ bia lon dịp Tết luôn cao ... %%-

    Điểm rất sáng cho các Subsidiaries của SAB (e.g. WSB, BSP ... ) là hiệu quả tăng rõ rệt song hành cùng chiến lược phát triển tăng thị phần chuyên nghiệp, dài hơi của SAB ... %%-%%-%%-

    Sẽ rất tuyệt nếu tốc độ tăng trưởng kép ... của hệ thống SAB & Subsidiaries tiếp tục duy trì trong nhiều năm tới ... như các bạn VCSC đánh giá ... %%-%%-%%-

    http://s.cafef.vn/sab-307559/tu-duy...-va-chien-luoc-ban-1-mui-ten-trung-2-dich.chn
    http://s.cafef.vn/sab-303687/vcsc-t...do-tang-truong-kep-dat-20-trong-3-nam-toi.chn
    http://images1.cafef.vn/Images/Uploaded/DuLieuDownload/PhanTichBaoCao/SAB_010219_VCSC.pdf
    Hoanghontim2011 thích bài này.
  2. klausK

    klausK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/01/2014
    Đã được thích:
    2.943
  3. Provochieu

    Provochieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2008
    Đã được thích:
    2.863
    Tks bro., quote thẳng vào đây ... cho dễ ngắm ... hàng hiệu chân dài số 1 trong hệ thống của SAB ... %%-%%-%%-

    [​IMG]

    Bia Sài Gòn miền Tây lãi tăng gần 29% 6 tháng đầu năm, gần hoàn thành kế hoạch cả năm

    Biên lợi nhuận gộp của WSB kỳ này tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước, đạt trên 20%.

    CTCP Bia Sài Gòn Miền Tây (WSB) công bố kết quả kinh doanh hợp nhất với doanh thu quý 2 đạt 266 tỷ đồng, tăng 10% cùng kỳ năm trước, lũy kế 6 tháng đạt 514,6 tỷ đồng, tăng 9%.

    Biên lợi nhuận gộp của WSB kỳ này tăng đáng kể so với cùng kỳ năm trước, đạt trên 20%.

    Lợi nhuận trước thuế quý 2/2019 đạt 50,7 tỷ đồng, tăng 27,5%, lũy kế 6 tháng đạt 94,4 tỷ đồng, tăng 28,5%.

    Lợi nhuận sau thuế quý 2/2019 đạt 45,4 tỷ đồng, tăng 26,7%, luỹ kế 6 tháng đạt 84,3 tỷ đồng, tăng 27,4% cùng kỳ năm trước. EPS 6 tháng đạt 4.925 đồng.

    [​IMG]

    WSB luôn là doanh nghiệp trả cổ tức cao trên sàn chứng khoán, năm 2017 công ty này trả cổ tức bằng tiền mặt 50%, năm 2018 là 40%. Sản lượng tiêu thụ năm 2018 đạt 124 triệu lít. Năm 2019 dự phòng giá nguyên vật liệu đầu vào tăng mạnh, WSB đặt kế hoạch kinh doanh khá thấp. Kết quả 6 tháng đầu năm công ty đã gần hoàn thành kế hoạch năm.

    [​IMG]

    Phương Anh

    Theo Trí Thức Trẻ
    Hoanghontim2011klausK thích bài này.
  4. Provochieu

    Provochieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2008
    Đã được thích:
    2.863
    "Chiều nay ... thương nhớ nhất chiều nay,
    Thoáng bóng em trong cốc rượu đầy.
    Tôi uống cả em ... và ... uống cả ...
    Một trời quan tái ... mấy ... cho say!"

    (Một trời quan tái - Nguyễn Bính)

    Sabeco lãi ròng 1.430 tỷ đồng - thiết lập kỷ mới sau khi về tay người Thái
    29-07-2019 - 16:49 PM | Doanh nghiệp
    http://cafef.vn/ve-tay-nguoi-thai-loi-nhuan-cua-sabeco-lap-ky-luc-moi-20190729164850062.chn

    [​IMG]


    Cùng với đà phục hồi của kết quả kinh doanh, cổ phiếu SAB cũng tăng mạnh từ mức 240.000 đồng hồi tháng 5 lên 280.000 đồng.
    Tổng Công ty Bia rượu Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 với doanh thu đạt 9.088 tỷ đồng, giảm nhẹ so với mức 9.170 tỷ của cùng kỳ năm trước.

    Tuy vậy giá vốn giảm sâu giúp cho lãi gộp tăng từ 2.096 tỷ lên 2.414 tỷ đồng.

    Qua đó lợi nhuận trước thuế tăng 19% từ 1.570 tỷ lên 1.872 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế thuộc về cổ đông công ty mẹ tăng 18% lên 1.430 tỷ đồng - mức lợi nhuận theo quý cao nhất từ trước đến nay. Kỷ lục trước đó là 1.370 tỷ đồng đạt được vào quý 2/2016. Những năm gần đây, quý 2 luôn là qúy có lợi nhuận cao nhất trong năm của Sabeco.

    [​IMG]
    Lũy kế 6 tháng đầu năm, Sabeco đạt hơn 18.400 tỷ đồng doanh thu, tăng 9% so với cùng kỳ. Lợi nhuận trước thuế tăng 16% lên 3.456 tỷ đồng.

    LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ tăng 14%, từ 2.337 tỷ lên 2.658 tỷ đồng.

    Cùng với đà phục hồi của kết quả kinh doanh, cổ phiếu SAB cũng tăng mạnh từ mức 240.000 đồng hồi tháng 5 lên 280.000 đồng - nhưng vẫn thấp hơn 12,5% so với mức giá 320.000 đồng mà ThaiBev đã chi ra đã mua quyền kiểm soát với Sabeco.

    Ở mức giá hiện tại, vốn hóa của Sabeco đạt 179.000 tỷ đồng, tương đương 7,7 tỷ USD.

    Báo cáo tài chính
    [​IMG]
    Đầu tư mạnh vào Sabeco và Vinamilk, khối tài sản của tỷ phú Thái Lan tăng thêm 2,5 tỷ USD từ đầu năm
    Trường An

    Theo Trí thức trẻ
    kric04Hoanghontim2011 thích bài này.
  5. luotcungcamap

    luotcungcamap Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    16/10/2017
    Đã được thích:
    4.590
    SAB 100
  6. Provochieu

    Provochieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2008
    Đã được thích:
    2.863
    Ờ ...

    Hoanghontim2011cafit thích bài này.
  7. Provochieu

    Provochieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2008
    Đã được thích:
    2.863
    Nhẽ chỉ mới ... bắt đầu ... %%-%%-%%-

    Một số thông tin về SAB (Casino Royale - mà sự vi diệu về mức giá, quy mô, tác động tới Vni vượt quá tầm hiểu biết & bibô của Pro.), về cơn khát của Dragon Capital và các anh nhớn ... để thấy ... kỷ nguyên phát triển rực rỡ của SAB Subsidiaries (WSB, BSP etc) ... nhẽ chỉ mới ... bắt đầu ... %%-%%-%%-

    [​IMG]

    https://nhipcaudautu.vn/thuong-truo...a-nho-su-tinh-tao-cua-nha-chien-luoc-3329751/
    https://doanhnhanplus.vn/sabeco-va-hanh-trinh-giu-tron-huong-vi-bia-tuoi-moi-447284.html
    https://nhipcaudautu.vn/doanh-nghiep/sabeco-tim-lai-men-loi-nhuan-3328473/
    https://nhipcaudautu.vn/doanh-nghiep/dragon-capital-khat-bia-3323189/

    Sabeco kinh doanh hiệu quả nhờ sự tỉnh táo của nhà chiến lược
    Mai Hân Thứ Sáu | 26/07/2019 09:00

    Ông Neo Gim Siong Bennett – Tổng Giám đốc Sabeco vinh dự nhận giải thưởng Top 50 Công ty Kinh Doanh Hiệu Quả Nhất Việt Nam.

    Vừa qua, Sabeco tiếp tục được vinh danh là “Top 50 Công ty Kinh Doanh Hiệu Quả Nhất Việt Nam” do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư công bố.

    Tăng trưởng lạc quan mặc các thách thức toàn ngành

    Đã có rất nhiều nghi vấn và hoài nghi về sức tăng trưởng củaTổng Công ty Cổ phần Bia – Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco; HoSE: SAB) trong năm 2018 – một năm được chuyên gia đánh giá là nhiều thách thức đối với ngành bia. Việc tăng thuế suất tiêu thụ đặc biệt từ 60% lên 65% đã tạo áp lực đáng kể lên chỉ tiêu lợi nhuận toàn ngành. Cùng với đó là giá cả nguyên liệu sản xuất tăng mạnh do ảnh hưởng mùa vụ và thời tiết xấu dẫn tới tỷ suất lợi nhuận ngành giảm.

    Trong bối cảnh đó, con rồng Sabeco vẫn vững bước và vươn lên với nội lực mạnh mẽ để năm thứ hai liên tiếp có tên trong danh sách “50 Công ty Kinh Doanh Hiệu Quả Nhất Việt Nam” do Tạp chí Nhịp Cầu Đầu Tư công bố. Đồng thời, năm nay Sabeco cũng đã tăng 7 hạng trong danh sách này. Doanh thu và lợi nhuận thuần của tập đoàn trong năm 2018 đều vượt kế hoạch đề ra lần lượt là 2,13% và 9,88%. Hiệu quả quản lý rủi ro của Sabeco cũng được đánh giá là đã được cải thiện rõ rệt nhờ việc thành lập một Ban kiểm toán nội bộ.

    CEO Neo Gim Siong Bennett, trong một phỏng vấn gần đây, cũng chia sẻ ban Giám Đốc của Sabeco đã có một khoảng thời gian bận rộn với công tác tái cơ cấu doanh nghiệp và định hướng chiến lược kinh doanh. CEO người Singapore này cho biết các lãnh đạo tập đoàn đã dành ra 6 tháng ‘ẩn mình’ để lo cải tổ bộ máy nhân sự và chuyển đổi mô hình hoạt động đồ sộ của doanh nghiệp khổng lồ này. Sau một năm, bộ máy vận hành ‘cồng kềnh’ của Sabeco đã được tinh giản với hàng loạt các phương án khả thi, nâng cao hiệu quả kinh doanh, giảm chi phí không cần thiết. Với tinh thần sẵn sàng chấp nhận thử thách mới để tốt hơn mỗi ngày, Sabeco đã tìm cách tối ưu hóa nguồn nhân lực, đồng thời thúc đẩy quá trình tái cấu trúc lương nhằm tạo động lực cho người lao động phát triển và thăng tiến.

    Sự trỗi dậy với nội lực mạnh mẽ của thương hiệu Việt

    Những người dẫn đầu của Sabeco thật sự ‘tỉnh táo’ khi luôn tuân thủ đúng theo một mục tiêu chiến lược - nếu muốn thắng trên toàn cầu, phải thắng trên sân nhà trước. Vì thế mà các hoạt động của Sabeco đều tập trung vào việc nâng cao sức mạnh của thương hiệu Bia Sài Gòn. Nói vậy, nhưng chiến lược này không hề kìm hãm bước tiến của Sabeco đến các thị trường nước ngoài, quan trọng là thời điểm và phương thức.

    Thương hiệu trăm năm này vẫn luôn khao khát được mang hình ảnh rồng vàng Việt Nam đến với khắp bạn bè năm châu. Một bằng chứng cho ‘ngọn lửa’ của Sabeco là tấm huy chương vàng hạng mục Lager Dung tích nhỏ tại Giải thưởng Bia & Cider Quốc tế - International Brewing Awards & International Cider Awards (IBA) năm 2019. Đây là một trong những Giải thưởng có giá trị nhất của ngành Bia & Cider thế giới – là sự chứng nhận từ các nhà nấu bia chuyên nghiệp nhất rằng đây là một loại bia xuất sắc trong mỗi thể loại bia. Sabeco nằm trong số rất ít các nhà sản xuất Bia của Châu Á đoạt giải tại cuộc thi này. Bia Sài Gòn là thương hiệu bia châu Á duy nhất đoạt giải trong các dòng bia thương mại.

    Sở hữu một chuỗi những sản phẩm chất lượng và là cái tên đầu ngành, Sabeco vẫn đối mặt với muôn vàn khó khăn ngay tại thị trường trong nước vốn đang có sự góp mặt của hàng loạt các hãng bia nước ngoài với nguồn lực tài chính mạnh, không ngừng đầu tư tăng công suất và chi tiền cho quảng cáo. Để cạnh tranh, và cũng để vươn xa, Sabeco trong năm 2018 đã tập trung đầu tư phát triển thị trường trong nước.

    Đầu tiên là hàng loạt các chương trình giới thiệu và quảng bá sản phẩm tới người tiêu dùng Việt Nam. Chắc hẳn chúng ta còn nhớ Sabeco đã đồng hành cùng đội tuyển Việt Nam trong AFF Suzuki Cup, hòa chung vào niềm vui nâng chiếc cúp vàng danh giá sau hơn 10 năm chờ đợi. Tiếp theo đó, Sabeco đã tổ chức đại nhạc hội “Tự hào Việt Nam” với sự góp mặt của huấn luyện viên Park Hang-Seo và các cầu thủ đội tuyển Việt Nam, một lần nữa khẳng định sự cam kết của doanh nghiệp với hành trình đi lên của đất nước.

    Không chỉ bao phủ truyền thông diện rộng, Sabeco đã rất khôn ngoan khi đặc biệt chú ý tới việc củng cố phân khúc thị trường chủ chốt của mình là dòng sản phẩm phổ thông và cận cao cấp để tạo đà trước khi đánh ra các phân khúc cao hơn. Tầm nhìn chiến lược được vị CEO khái quát thật đơn giản: “Khi bắt đầu xoay chuyển bánh xe, sức ì lớn thì rất tốn sức. Nhưng khi có đà rồi thì nó sẽ chạy rất nhanh. Bây giờ chúng tôi đang từng bước một đẩy bánh xe đó và sẽ không bao giờ dừng lại.”

    Được thành lập, xây dựng và phát triển với mục tiêu trở thành niềm tự hào của người Việt, Sabeco luôn gìn giữ những giá trị bản sắc của thương hiệu bia Sài Gòn, đồng thời không ngừng thay đổi và thích nghi với môi trường kinh doanh hiện đại. Không đơn thuần là mang lại giá trị kinh tế, mà hơn hết, Sabeco còn mong muốn trở thành nơi vun mầm và nuôi dưỡng nhân tài Việt, đồng hành cùng những nốt thăng trầm của Việt Nam trong từng giai đoạn phát triển, đóng góp vào sự phát triển bền vững của đất nước.

    Với 26 nhà máy trên toàn quốc, hệ thống phân phối hơn 100.000 điểm bán trải dài lãnh thổ và rất nhiều thành tựu, nhưng Tổng Công ty Cổ phần Bia - Rượu – Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) vẫn luôn thận trọng và bền bỉ trong công cuộc chinh phục thị trường của mình.

    Đối với bán hàng, Sabeco tập trung giữ vững vị thế trong nước đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường mới. Đồng thời đa dạng hóa các kênh phân phối và nâng cao năng lực vận hành của hệ thống. Doanh nghiệp sản xuất bia cũng thể hiện nỗ lực hợp lý hóa kho bãi và vận chuyển, tối ưu hóa kế hoạch điều vận để mang lại hiệu quả tối đa cho công việc.
    Last edited: 03/08/2019
    Hoanghontim2011 thích bài này.
  8. Provochieu

    Provochieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2008
    Đã được thích:
    2.863
    Đường dài ... Trém Dó ... %%-%%-%%-
    "Đừng nghĩ đến bao chuyện bên ngoài, mà hãy uống hết số chén rượu của đời mình!" (Doanh Doanh)

    [​IMG]

    'Hy sinh' lợi nhuận ngắn hạn cho thị phần
    https://ndh.vn/chuyen-thuong-truong/hy-sinh-loi-nhuan-ngan-han-cho-thi-phan-1253361.html

    Không phải doanh nghiệp nào cũng có thể hi sinh lợi nhuận ngắn hạn cho thị phần. Chỉ những đơn vị có tiềm lực tài chính mạnh, nguồn tiền nhàn rỗi lớn, không vay mượn ngân hàng hoặc vay ít mới có khả năng chịu thiệt thòi tăng trưởng lợi nhuận trước mắt.. Những doanh nghiệp đang thực hiện chiến lược này có thể kể đến Nhựa Bình Minh, Vinamilk, Sabeco, Habeco, Hòa Phát...

    Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn Chủ nhật, 4/8/2019, 16:40 (GMT+7)
    Trong sáu tháng đầu năm nay Công ty cổ phần Nhựa Bình Minh (HoSE: BMP) đã áp dụng chính sách bán hàng chiết khấu nhiều hơn và tạo các điều kiện thanh toán đa dạng, thuận lợi hơn nhằm đẩy mạnh lượng hàng bán ra. Nhờ đó doanh thu thuần của BMP tăng 22% so với cùng kỳ, lên mức 2.100 tỷ đồng.

    Việc chủ động thực hiện chính sách bán hàng mới là cần thiết trong bối cảnh cạnh tranh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng ngày càng gay gắt và BMP phải nỗ lực để không những giữ vững mà còn mở rộng thị phần. Tất nhiên chính sách mới đã làm chi phí bán hàng tăng lên, khiến lợi nhuận ròng suy giảm. Lợi nhuận sau thuế sau lợi ích của cổ đông tối thiểu của công ty giảm 7% so với cùng kỳ, chỉ còn 210 tỷ đồng.

    [​IMG]
    "Ông lớn” Sabeco đã có một nửa đầu năm kinh doanh hoành tráng với chi phí quảng cáo, tiếp thị, hỗ trợ bán hàng đạt 603 tỉ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ. Ảnh minh họa: Thành Hoa.

    Bình Minh chỉ là một trong số các doanh nghiệp đầu ngành quyết định “hy sinh” một phần lợi nhuận trong ngắn hạn để tăng trưởng doanh thu, nâng cao thị phần cho một chiến lược phát triển dài hạn. Các doanh nghiệp lớn khác, đặc biệt trong mảng hàng tiêu dùng nhanh như Vinamilk (HoSE: VNM), Sabeco (HoSE: SAB), Habeco (HoSE: BHN), Masan (HoSE: MSN)... đều tăng cường chi phí tiếp thị, khuyến mãi cho cả đại lý và người tiêu dùng để đẩy doanh số.

    “Ông lớn” Sabeco đã có một nửa đầu năm kinh doanh hoành tráng với chi phí quảng cáo, tiếp thị, hỗ trợ bán hàng đạt 603 tỷ đồng, tăng 51% so với cùng kỳ. Đáng chú ý là việc gia tăng chi phí hỗ trợ bán hàng đã mang lại kết quả khả quan khi doanh thu của Sabeco tăng gần 7% và lợi nhuận sau thuế tăng 13,7% so với cùng kỳ. Trình độ quản trị doanh nghiệp của cổ đông lớn nước ngoài đang được thể hiện bằng những kết quả thực tế ở Sabeco.

    Với Vinamilk, chi phí khuyến mãi, trưng bày (bày hàng ở chỗ dễ bán trong siêu thị, chợ, tiệm tạp hóa...), hỗ trợ bán hàng tăng mạnh từ năm 2016 trở lại đây. Trước đó tổng chi phí của công ty cho hoạt động này chỉ vào tầm trên dưới 1.000 tỷ đồng/năm, song đã tăng vọt và đạt mức 8.500 tỷ đồng vào năm ngoái và có thể vượt 9.500-10.000 tỷ đồng trong năm nay.

    Trong quí I và II/2019, Vinamilk đã chi 901 tỷ đồng cho quảng cáo và nghiên cứu thị trường, tăng 11,4% so với cùng kỳ năm ngoái. Cùng với đó, công ty chi 4.088 tỷ đồng cho khuyến mãi, trưng bày, giới thiệu sản phẩm và hỗ trợ bán hàng, tăng 9%.

    Sau mười mấy năm tăng trưởng ở mức hai con số/năm, doanh thu lợi nhuận của Vinamilk có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại vì thị trường sữa nhìn chung đã bão hòa. Mục tiêu chiếm lĩnh thị phần vẫn được Vinamilk đặt lên hàng đầu và khi chiếc bánh ngành sữa khó tăng thêm, cách tăng thị phần thực tế nhất là lấn sân thị phần của những doanh nghiệp khác cùng ngành.

    Thị phần và doanh số bán hàng đã trở thành chiến lược với cả những doanh nghiệp ngành thép. Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Hòa Phát, ông Trần Đình Long, phát biểu thẳng thắn “thị phần là mục tiêu số 1”. Xét về lâu dài đây là chiến lược phù hợp vì nó đảm bảo đầu ra cho sản phẩm. Nếu sản phẩm tiêu thụ tốt hơn thì dù biên lợi nhuận có giảm trước mắt, nó sẽ được cải thiện trong tương lai. Còn nếu không giữ được thị phần, thị trường, xem như doanh nghiệp đã rơi vào thế yếu.

    Vấn đề là không phải doanh nghiệp nào cũng có thể thực hiện chiến lược thị phần nói trên. Chỉ những đơn vị có tiềm lực tài chính mạnh, nguồn tiền nhàn rỗi lớn, không vay mượn ngân hàng hoặc vay ít mới có khả năng chịu thiệt thòi tăng trưởng lợi nhuận trước mắt. Bất kỳ sự sử dụng vốn vay mượn để đầu tư cho thị phần nào cũng làm cho chi phí tài chính, nhất là chi phí lãi vay, bị đội lên trong khi việc chiếm lĩnh thêm thị phần và nâng cao doanh số bán hàng đòi hỏi thời gian để ngấm.

    [​IMG]

    Hơn nữa đây là những doanh nghiệp niêm yết, tính minh bạch cao và biết cân đối sự hy sinh lợi nhuận ở mức nào để cổ đông vẫn hài lòng. Ngoài ra sự tính toán để lợi nhuận đi ngang trong một thời gian nhất định và sau đó tăng trưởng dần dần trở lại là một phần không thể thiếu của chiến lược này.
    Hoanghontim2011 thích bài này.
  9. Provochieu

    Provochieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2008
    Đã được thích:
    2.863

    Và chúng mình ... vẫn thường ngược nắng ... để yêu nhau ...
    %%-%%-%%-

    [​IMG]


    Cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước: Không phải chuyện riêng của chủ sở hữu nhà nước
    https://ndh.vn/chung-khoan/co-phan-...en-rieng-cua-chu-so-huu-nha-nuoc-1253387.html
    Yêu cầu đẩy nhanh, thực hiện đúng kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước trong các doanh nghiệp đã được Chính phủ phát đi, đây là động thái được giới đầu tư chờ đợi, bởi các phần việc này không còn là chuyện riêng của chủ sở hữu nhà nước. Chậm trễ trong cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước sẽ ảnh hưởng tới các kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế, ảnh hưởng tới mục tiêu thay đổi mô hình quản trị, nâng cao tính công khai, minh bạch của doanh nghiệp Chậm trễ trong thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn không thể chỉ là chuyện riêng của chủ sở hữu nhà nước nữa.

    Theo Báo Đầu Tư Thứ hai, 5/8/2019, 09:36 (GMT+7)

    Sốt ruột tiến độ

    Tin Sabeco (Tổng công ty cổ phần Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn) báo lãi ròng 1.430 tỷ đồng - mức lợi nhuận theo quý cao nhất kể từ khi niêm yết trên thị trường chứng khoán, cũng là mức cao nhất sau 18 tháng có bàn tay tham gia vào quản trị của Thaibev khiến các cổ đông của Sabeco hài lòng.


    Sau 6 tháng đầu năm, Sabeco đã hoàn thành 47,4% chỉ tiêu doanh thu và gần 60% chỉ tiêu lợi nhuận năm. Không chỉ có vậy, cổ phiếu SAB là một trong những điểm sáng đi ngược xu hướng chung của thị trường trong tháng 7/2019.


    Nhưng, cổ đông và những nhà đầu tư của Habeco – thương hiệu cùng ngành, có lịch sử phát triển không kém cạnh không có được tâm trạng như vậy.

    Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2019, sau khi trừ đi các chi phí phát sinh trong kỳ, Habeco kiếm được xấp xỉ 64 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm mạnh 42% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, lợi nhuận cổ đông công ty mẹ là 98,3 tỷ đồng, giảm 25%. Với kết quả thực hiện trong quý I/2019, công ty mới hoàn thành 21% so với kế hoạch là 310 tỷ đồng. Hơn thế, kế hoạch năm 2019 của Habeco cũng được ghi nhận là mức thấp nhất trong hơn 10 năm qua của công ty này.

    Trao đổi với phóng viên Báo Đầu tư, một nhà đầu tư quan tâm đến kế hoạch thoái vốn của Habeco nhiều năm qua trăn trở: “Sức hấp dẫn của thương hiệu này có thể sẽ còn giảm nếu tiến độ thoái vốn cứ bị lui lại. Sự lần chần khiến cả người bên trong và bên ngoài đều khó dự liệu”.

    Vị này có lý khi trong 3 năm qua, kể từ năm 2016, thị phần của Habeco đã giảm từ 21% xuống còn 15%; lợi nhuận giảm 39%; giá cổ phiếu giảm hơn 40%.

    Phải nhắc lại, vào tháng 8/2016, Bộ Công thương đã từng công bố lộ trình thoái vốn Habeco, dự kiến triển khai ngay trong 2 năm 2016-2017. Tin này đã khiến giới đầu tư trong nước và nước ngoài háo hức. Trong ngành bia rượu, nước giải khát, Habeco đang cùng chia thị phần với các ông lớn Sabeco, Heineken Việt Nam và Carlsberg.

    Nhưng đến nay, mọi việc không có tiến triển hơn. Những dấu hiệu xuống dốc của Habeco đã trở nên hiện hữu. Trong khi đó, các đối thủ cạnh tranh ngày càng mạnh hơn và cuộc chiến giành thị phần trong ngành bia ngày càng khốc liệt. Nếu tiếp tục lùi thời hạn thoái vốn nhà nước tại Habeco, liệu có những cơ hội nào đang bị đánh mất?


    Những cơ hội để ngỏ

    Không phải là nhà đầu tư, nhưng ông Phạm Đức Trung, Trưởng ban Nghiên cứu cải cách doanh nghiệp (Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương - CIEM) chia sẻ tâm lý lo ngại từ những bước chậm trễ trong thực hiện các kế hoạch thoái vốn nhà nước trong doanh nghiệp, cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước.

    Chậm trễ trong cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước sẽ ảnh hưởng tới các kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế, ảnh hưởng tới mục tiêu thay đổi mô hình quản trị, nâng cao tính công khai, minh bạch của doanh nghiệp

    “Khi thông tin không đầy đủ, kế hoạch không thực hiện đúng thì sẽ tăng chi phí giao dịch, chi phí chờ đợi, chi phí đánh giá rủi ro, chi phí cơ hội… Khi người ta chờ đợi, cơ hội không chỉ mất ở khoản đầu tư mà họ đang chờ, mà còn mất cơ hội ở các khoản đầu tư khác. Nên về bản chất, các yếu tố trên đều làm tăng chi phí cho nhà đầu tư”, ông Trung lý giải.

    Nhưng thực ra, điều ông Trung quan tâm hơn trong sự chậm trễ này là cơ hội của phía Nhà nước, bao gồm cả chủ sở hữu nhà nước cũng như doanh nghiệp được gọi tên.

    “Khi các kế hoạch kinh doanh không thể tiên liệu được, doanh nghiệp sẽ rất khó tìm được đối tượng đầu tư dài hạn, các nhà đầu tư chiến lược. Với các doanh nghiệp nhà nước quy mô lớn, có thương hiệu, thì tìm kiếm được nhà đầu tư chiến lược là điều quan trọng. Đó là chưa kể đến những mục tiêu không đạt được do các kế hoạch bị điều chỉnh”, ông Trung nói.

    Khi ban hành Danh mục doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa và Danh mục doanh nghiệp thực hiện thoái vốn đến năm 2020, căn cứ được đưa ra là Kế hoạch tài chính 5 năm quốc gia giai đoạn 2016-2020, Đề án cơ cấu lại DNNN giai đoạn 2016-2020. Trong đó, mục tiêu tạo ra khoản thu cho ngân sách nhà nước từ hoạt động cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước, nhằm cân đối nhu cầu đầu tư trung hạn từ nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2016-2020 là 250.000 tỷ đồng.

    Về việc thực hiện, lũy kế đến hết 6 tháng đầu năm 2019, tính từ năm 2016, thoái vốn nhà nước tại 88 doanh nghiệp đã thu về 9.115 tỷ đồng. Nếu tính cả tiền thu từ cổ phần hóa, thì tổng số thu là 218.255,6 tỷ đồng. Con số này gấp 2,8 lần tổng thu từ cổ phần hóa, thoái vốn của cả giai đoạn 2011-2015 (khoảng 78.000 tỷ đồng).

    Nhưng, đây là số tiền thu được từ 162 doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa và thoái vốn nhà nước từ 88 doanh nghiệp. So với kế hoạch, mới đạt được tương ứng là 27,5% và 21,8%.

    Nếu thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn các doanh nghiệp có tên trong danh sách đã công bố, tận dụng được tốt các mối quan tâm, dòng tiền của nhà đầu tư, tổng nguồn thu cho ngân sách sẽ lớn hơn rất nhiều.

    Trong khá nhiều cuộc họp về thoái vốn, cổ phần hóa, ông Đặng Quyết Tiến, Cục trưởng Cục Tài chính doanh nghiệp (Bộ Tài chính) đã rất nhiều lần thể hiện sự lo ngại về kết quả đạt được quá khiêm tốn khi thời gian chúng ta đã đi được 2/3 chặng đường. Ông Tiến cũng khẳng định “nếu không quyết liệt, sẽ không thể hoàn thành kế hoạch”.

    Ngay các nhà đầu tư khi bàn về tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp đã đặt thẳng vấn đề rằng, nếu các khoản thu từ hoạt động này về ngân sách đúng thời điểm đã định, sẽ bổ sung kịp thời vào nguồn chi cho đầu tư phát triển, nhiều dự án đầu tư mang tính kết nối, hỗ trợ, thúc đẩy đầu tư, kinh doanh ra đời kịp, từ đó thu hút thêm dòng đầu tư mới, doanh nghiệp mới, tạo nguồn thu mới cho nền kinh tế.

    Ở góc độ nghiên cứu, theo ông Trung, sự chậm trễ này đương nhiên sẽ ảnh hưởng tới cả các kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế nói chung, nhưng mục tiêu thay đổi mô hình quản trị, nâng cao tính công khai, minh bạch của doanh nghiệp, thu hút được các cổ đông chiến lược trong và ngoài nước đầu tư vào doanh nghiệp cũng sẽ khó khăn.

    “Cổ đông chiến lược không chỉ tham gia về tài chính mà còn về quản trị doanh nghiệp, kinh nghiệm chuyên môn, phát triển thị trường, điển hình là trường hợp của Petrolimex, Vietnam Airlines, Vietinbank...”, ông Trung nói.

    Không còn là chuyện riêng của chủ sở hữu nhà nước

    Không chỉ giới chuyên gia như ông Trung, các nhà đầu tư, chính các doanh nghiệp có tên trong danh sách cổ phần hóa, thoái vốn, nhưng chưa được thực hiện cũng không tránh khỏi tâm tư, nhất là những người quản lý hoặc đại diện phần vốn nhà nước trong doanh nghiệp có vốn nhà nước, vì họ không chỉ gánh tránh nhiệm nặng nề với đại diện chủ sở hữu nhà nước, mà còn đối diện với thị trường, cạnh tranh.

    Ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch Hội đồng thành viên VNPT – doanh nghiệp đang có tên trong danh sách phải hoàn tất cổ phần hóa năm 2019, nhưng không chắc sẽ thực hiện đúng do khó khăn trong thủ tục phê duyệt phương án sử dụng đất trước khi cổ phần hóa. Thậm chí, ông Hùng đã tính toán, với tiến độ hiện tại, nếu không có gì thay đổi thì phải đến 31/12/2020, VNPT mới xác định giá trị doanh nghiệp, tức là phải sang năm 2021 mới cổ phần hoá.

    Trong khi đó, có những vướng mắc đáng ra có thể giải quyết được, nếu như VNPT đã hoạt động theo mô hình công ty cổ phần. “Khi cơ cấu lại, phải tăng giảm vốn hoặc mua bán, sáp nhập những công ty không phải thoái vốn, chúng tôi gặp khó khăn vì phải tuân thủ các thủ tục, trình qua rất nhiều cơ quan. Nếu coi đó là những khoản đầu tư, thì thậm chí chỉ cần cấp cơ sở của VNPT ký”, ông Hùng nói tại cuộc họp sơ kết Đảng ủy khối doanh nghiệp Trung ương. Ông cũng nhắc đến mong muốn có được những công ty công nghệ..., nhưng không dễ.

    Trở lại câu chuyện của Habeco, ông Trần Đình Thanh, Chủ tịch HĐQT của Habeco, cũng đã từng nói việc Nhà nước chiếm cổ phần chi phối có 2 mặt lợi thế và hạn chế. Phần hạn chế chính là sự chưa bắt kịp, thậm chí còn mâu thuẫn của các quy định với doanh nghiệp nhà nước với các nguyên tắc của kinh tế thị trường.

    Đặc biệt, theo ông Trung, không thể né tránh tư duy ngại trách nhiệm khi phải thực hiện nguyên tắc bảo toàn, phát triển vốn trong sức ép của kỳ vọng tăng giá trong tương lai của các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp niêm yết.

    Khi các kế hoạch chưa được thực hiện đúng là có tâm lý chờ đợi, bất an của chính các doanh nghiệp.

    “Nhưng trên hết, nó khiến một chủ trương không thực hiện được, chính sách không thực hiện được. Điều này tác động đến môi trường đầu tư, kinh doanh chung”, ông Trung nhấn mạnh.

    Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Trung ương về đổi mới và phát triển doanh nghiệp vào tháng 7/2019, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cũng đã nhấn mạnh lãnh đạo các bộ, ngành, doanh nghiệp cần tránh tư tưởng đùn đẩy, sợ trách nhiệm trong xử lý công việc, không “tròn vo, đẩy công văn xin ý kiến vòng quanh” gây ách tắc, trì trệ.

    Rõ ràng, chậm trễ trong thực hiện cổ phần hóa, thoái vốn không thể chỉ là chuyện riêng của chủ sở hữu nhà nước nữa. Hay nói như một số nhà đầu tư, đó là họ đang nhìn vào những Sabeco, Habeco và ứng xử của các cơ quan quản lý nhà nước, của đại diện chủ sở hữu nhà nước với các danh mục cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước, thoái vốn nhà nước tại các doanh nghiệp để có các bước đi tiếp theo tại thị trường Việt Nam.
    Last edited: 05/08/2019
    Hoanghontim2011 thích bài này.
  10. Provochieu

    Provochieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2008
    Đã được thích:
    2.863
    Chiến lược ... an nhiên ... %%-%%-%%-

    [​IMG]

    Sabeco tăng giá bán bia Saigon Special – sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với Heineken
    06-08-2019 - 07:40 AM | Doanh nghiệp
    http://cafef.vn/sabeco-tang-gia-ban...-truc-tiep-voi-heineken-20190805143609239.chn

    Một trong những chiến lược cho năm 2019 của Sabeco bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bán hàng, sẽ tăng giá bán tại một số thương hiệu, tuy nhiên lúc bấy giờ ban lãnh đạo chưa chia sẻ cụ thể.

    Tổng CTCP Bia - Rượu - Nước giải khát Sài Gòn (Sabeco, SAB) vừa khép lại quý 2/2019 với biên lợi nhuận tiếp đà tăng mạnh lên 30,2% so với mức 27% trong quý 1/2019 và 26,6% trong quý 4/2018.

    Ghi nhận bởi Chứng khoán Bản Việt (VCSC), biên lợi nhuận gộp bia trong kỳ của Sabeco cải thiện chủ yếu nhờ tăng giá bán trong tháng 3/2019 cho hai dòng sản phẩm 333 và Saigon Special; đồng thời tiết kiệm chi phí trong bao bì, vận chuyển cũng như tăng cường phân bổ sản lượng cho các nhà máy bia mà Công ty nắm cổ phần kiểm soát.

    Nhớ lại, một trong những chiến lược cho năm 2019 của Sabeco bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh hoạt động bán hàng, sẽ tăng giá bán tại một số thương hiệu, tuy nhiên lúc bấy giờ ban lãnh đạo chưa chia sẻ cụ thể.

    Trước vào khoảng tháng 10/2018, Sabeco đã tăng giá Saigon Lager và Saigon Export thêm khoảng 3%.

    Nhiều ý kiến dự đoán Sabeco sẽ tăng giá với sản phẩm Saigon Special - sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với Tiger khi giá thương hiệu này thấp hơn khoảng 10% so với Tiger. Điều này diễn ra trong bối cảnh vị thế Sabeco tiếp tục chịu ảnh hưởng tiêu cực trước thông tin đối thủ Heineken bắt đầu gia tăng sự thâm nhập vào các tỉnh/thành phố cấp 2 và cấp 3 với dòng sản phẩm Larue, bên cạnh Tiger.

    Thị trường bia Việt Nam những năm gần đây được đánh giá khá hấp dẫn khi mức tiêu thụ bình quân đầu người khá cao so với các nước trong khu vực, giải thích cho hiện tượng ngày càng nhiều hãng bia ngoại gia nhập và chia phần. Mặc dù duy trì vị thế dẫn đầu với hệ thống phân phối dày đặc, Sabeco vẫn bị ảnh hưởng đáng kể bởi sức ép cạnh tranh khi vị thế liên tục suy yếu, đặc biệt trước sự trỗi dậy của Heineken (với thương hiệu Tiger) tại phân khúc cao cấp và cận cao cấp.

    Năm 2018, Sabeco chiếm khoảng 43% thị phần bia trong nước, giảm so với mức 45% thị phần khi đạt đỉnh năm 2015. Sau khi về tay Thaibev, thị phần Sabeco đang hồi phục trở lại, chủ mới cũng nuôi tham vọng đẩy con số lên lại mức 45%, thậm chí cao hơn đến năm 2021.

    Thay đổi nhân sự chủ chốt marketing, chuỗi cung ứng… Thaibev đang đi sâu vào công cuộc tái cấu trúc trong năm thứ 2 tiếp quản – tức định vị thương hiệu rõ ràng hơn bao gồm hình ảnh và phân khúc giá cả. Không vội vàng thúc đẩy xuất khẩu, không giành thị phần bằng cạnh tranh giá cả, Thaibev chọn cách đầu tư mạnh cho marketing, tăng hoạt động bán hàng thông qua quảng cáo và khuyến mãi một các hiệu quả. Trong đó, hoạt động marketing của Sabeco dự kiến sẽ tập trung vào các dự án quy mô lớn, thay vì thực hiện các sự kiện ở quy mô nhỏ.

    Công cuộc đang dần mang lại những tín hiệu tích cực, biên lợi nhuận 2 quý liên tiếp cải thiện tốt, thậm chí quý 2 lợi nhuận Sabeco thiết lập kỷ lục giá trị mới. Không chỉ hoạt động kinh doanh, cổ phiếu SAB trên thị trường cũng liên tục phá đỉnh, hiện giao dịch quanh mức 280.900 đồng/cp, tăng hơn 40% chỉ sau 1 năm.

    [​IMG]
    Giao dịch SAB 1 năm qua.

    Mặt khác, ở hoạt động phân phối Sabeco cũng ráo riết cắt giảm số lượng và thời lượng hàng tồn; ngược lại với hành động đẩy hàng mạnh xuống hệ thống phân phối vào dịp cuối năm trước đây.

    Lợi ích thu về, theo ban lãnh đạo Sabeco, sẽ bảo sản phẩm tươi mới hơn khi đến tay người tiêu dùng từ đó thúc đẩy tiêu thụ, song song giúp Công ty giải phóng một số vốn lưu động.

    Riêng quý 2/2019, doanh thu Sabeco giảm 1% so với cùng kỳ năm ngoái do Công ty tiếp tục chủ động giảm hàng tồn kho ở cấp độ nhà phân phối nhằm chuẩn bị cho chiến dịch tái tung thương hiệu khởi động trong tháng 7 và 8/2019. Ngoài ra, lượng hàng tồn kho ở cấp nhà phân phối trong quý 2/2018 cũng ở mức tương đối cao.

    Năm 2019, Sabeco đặt mục tiêu đạt 38.871 tỷ đồng doanh thu thuần, tăng 7,52% so với năm 2018. Lợi nhuận sau thuế ước đạt 4.717 tỷ đồng, tăng 6,66%; Công ty kỳ vọng tăng sản lượng 6,3% trong khi mức tăng trưởng chung của thị trường chỉ khoảng 5%.

    Sabeco lãi ròng 1.430 tỷ đồng - thiết lập kỷ lục mới sau khi về tay người Thái
    Tri Túc

    Theo Trí thức trẻ
    Hoanghontim2011 thích bài này.

Chia sẻ trang này