Tôi uống cả em ... và uống cả ...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi Provochieu, 18/07/2019.

4346 người đang online, trong đó có 326 thành viên. 07:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 91963 lượt đọc và 525 bài trả lời
  1. hsx_lawyer

    hsx_lawyer Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2016
    Đã được thích:
    3.334
    hiihi, em gõ nhầm. Nó là máy in tiền rồi, lấy cashflow đi nuôi con khác chứ tuyệt đối không được bán
    kric04Provochieu thích bài này.
  2. Provochieu

    Provochieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2008
    Đã được thích:
    2.863
    EPS năm nay nhẹ nhàng đã hơn 6.8K -> từ năm sau với DT quanh vùng 250bn/quý thì nhẹ nhàng trên 10K -> là siêu cổ đóa ...%%-%%-%%-**==**==**== :drm:drm:drm

    DT mà chạm ngưỡng 300bn/quý ... thì ...%%-**== :D:D:D
    Last edited: 19/01/2021
  3. hsx_lawyer

    hsx_lawyer Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/01/2016
    Đã được thích:
    3.334
    Thời buổi này set up doanh nghiệp mới 680 tỷ, làm gì ra được dòng tiền 200 tỷ hàng năm (lúc khó khăn nhất), vậy mà chỉ 1 động tác mua là sở hữu được doanh nghiệp như vậy trên sàn. :drm:drm:drm
    kric04Provochieu thích bài này.
  4. kric04

    kric04 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/06/2017
    Đã được thích:
    3.032
    Nhìn vào Q4 của SBL, STD và WSB thì có vẻ bia lon tại nam sông hậu đang khá full công suất (ko có số liệu của KGB) còn bia chai thì vẫn cần thêm thời gian phục hồi.
    Tiếp tục chờ xem các quí tới tình hình Nam Sông Hậu thế nào
    Như vậy WSB dòng tiền cổ đông thực nhận năm 2020 là hơn 11k/cổ phiếu quá tuyệt vời. Ngay kết quả 2020 bị khủng hoảng kép với dòng tiền này WSB hoàn toàn có thể phát 10k/cổ phiếu cho cổ đông và giữ 1k/cổ phiếu để duy trì tscđ tiếp
    --- Gộp bài viết, 19/01/2021, Bài cũ: 19/01/2021 ---
    Nếu bia lon thiếu bởi yếu tố mùa vụ có thể sẽ có dịch chuyển 1 phần công suất từ bia chai sang bia lon ở mùa tết = cách đầu tư thêm 1 dây chuyền chiết lon. Có thể nhà máy của WSB tại Cần Thơ chưa có dây chuyền chiết lon sẽ là 1 phương án tốt trước khi nghĩ tới việc gia tăng công suất thêm 60 triệu lít cho vùng Nam Sông Hậu các bác nhỉ?
    --- Gộp bài viết, 19/01/2021 ---
    Cty con WSB tại Sóc Trăng tạo ra doanh thu tận 186 tỷ/quí thì có thể thấy sự căng cứng công suất bia lon cỡ nào rồi vì trước đây thời đỉnh cao cũng chỉ tầm 170 tỷ/quí. Tất nhiên vẫn cần theo dõi thêm các quí tới thế nào
    ProvochieuTrungnguyen123456789 thích bài này.
  5. Provochieu

    Provochieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2008
    Đã được thích:
    2.863
    Thư giãn & Beer thoai các bros. ... WSB vào đà tăng trưởng + bia Saigon vào vụ Tết thì QI 2021 ấm roài ... :drm
    kric04sangnguyen thích bài này.
  6. kric04

    kric04 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    23/06/2017
    Đã được thích:
    3.032
    Vâng bác. Nhớ ngày nào viễn cảnh gia tăng công suất của WSB còn khá xa vời. Nhưng giờ thì... khi du lịch khơi thông lại tầm Q3/2021 biết đâu đấy.... ngay từ bây giờ phải lo kịch bản cung ứng đi là vừa....:drm
    Provochieu thích bài này.
  7. Provochieu

    Provochieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2008
    Đã được thích:
    2.863
    Nâng công suất trong Q3/2021 sẽ được xem xét tiếp kỳ họp GMS sắp tới ... chia xèng cũng được quyết luôn ... giờ là lúc nghỉ ngơi thư giãn ngắm tăng trưởng kép ... :drm

    Cũng đừng quên vác cổ tức ra nhặt hàng sale off nhỏ lẻ ăn lines & tay to trym quả nho rụng ... rồi trả lại lúc các thánh xếp hàng năn nỉ khi giá vượt 120K ... %%-**==:D
    kric04 thích bài này.
  8. namelesss

    namelesss Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/09/2018
    Đã được thích:
    716
    Loanh quanh còn khướt.
  9. Provochieu

    Provochieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2008
    Đã được thích:
    2.863
    Ờ ...
  10. Provochieu

    Provochieu Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    30/09/2008
    Đã được thích:
    2.863
    Khi từ Á sang Âu qua Mẽo còn đang vật lộn với lockdown, sang Việt Nam du lịch ... là một thứ gì đó xa xỉ ... các bạn Tây lông giờ đang khao khát ... được vào Việt Nam làm việc & nhậu bia Saigon kìa ...

    Nikkei Asia: Thu nhập bình quân vượt Philippines, GDP vượt Singapore - Đây là khoảnh khắc bứt phá của Việt Nam!
    20-01-2021 - 11:18 AM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư
    https://asia.nikkei.com/Spotlight/The-Big-Story/Asia-s-COVID-recovery-Vietnam-s-breakout-moment
    https://cafef.vn/nikkei-asia-thu-nh...ac-but-pha-cua-viet-nam-20210120111923264.chn

    [​IMG]
    "Một cơ hội có một không hai để Việt Nam làm mọi thứ theo cách đúng đắn" - Nikkei Asia nhận định trong một bài báo mới đây.

    Theo Nikkei, tính đến hôm nay, Việt Nam chỉ có 1.539 trường hợp mắc COVID-19 với 35 trường hợp tử vong - mức thấp nhất thế giới, đặc biệt là khi giáp Trung Quốc. Nền kinh tế, các quán bar và tất cả mọi dịch vụ vẫn mở cửa. Việt Nam vào nhóm có tốc độ tăng trưởng cao nhất trong năm 2020, trong khi các nước láng giềng vật lộn với suy thoái.

    2020 cũng là năm Việt Nam ký kết 3 thỏa thuận thương mại, thu hút các nhà đầu tư như các nhà cung cấp của Apple, khai trương một hãng hàng không mới và vươn lên vị trí thứ 6 ở Đông Nam Á về thu nhập bình quân đầu người.

    "Khi Covid-19 mới xuất hiện, WTO và các tổ chức khác đã dự báo thương mại toàn cầu sẽ sụt giảm", Giám đốc điều hành VinaCapital Don Lam nói với Nikkei Asia, "Việt Nam nằm trong số các quốc gia có nguy cơ cao nhất bởi vì xuất khẩu đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế".

    Tuy nhiên, "Sự cởi mở về thương mại đang đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi kinh tế nhanh chóng của Việt Nam" - ông nói.

    "Việt Nam sẽ chủ động và có chọn lọc trong việc thu hút đầu tư nước ngoài, lấy chất lượng cao, hiệu quả, công nghệ hiện đại và bảo vệ môi trường làm tiêu chí chính", Thứ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương cho biết hồi tháng 10.

    [​IMG]
    © Reuters

    Việt Nam cũng tăng chi tiêu công, một động thái nhằm kích thích nền kinh tế có thể mang lại lợi ích lớn cho cơ sở hạ tầng, vốn từ lâu đã cần được nâng cấp.

    Với tất cả sự lạc quan của mình, Việt Nam bắt đầu năm 2020 cũng hoảng loạn như bất kỳ ai khác. Ban đầu, người dân cũng tích trữ lương thực thực phẩm, khẩu trang và nước rửa tay, cách ly ở nhà vào tháng 4, nhưng sớm thoát khỏi tình trạng bế tắc, nhờ vào kinh nghiệm xử lý các bệnh nhiệt đới như SARS năm 2003.

    Nhờ kết quả của việc chống dịch, Việt Nam đã được trao cơ hội phát triển kinh tế lớn nhất trong nhiều thập kỷ. Theo Tổng cục Thống kê, Việt Nam là một trong những quốc gia có tốc độ tăng trưởng GDP nhanh nhất thế giới, ở mức 2,9%, đặt mục tiêu 6,5% vào năm 2021.

    Nhu cầu tiêu dùng trong nước và quốc tế đang tăng cao. Samsung - nhà xuất khẩu lớn nhất tại Việt Nam - đã báo cáo doanh thu toàn cầu cao nhất từ trước đến nay trong quý 3/2020, 61 tỷ USD.

    Nhờ tăng trưởng kinh tế, Việt Nam đã đạt được một cột mốc mới, Nikkei nhận định. Theo dự báo vào tháng 10 của IMF, GDP bình quân đầu người của Việt Nam đã vượt qua Philippines. GDP của Việt Nam vượt qua Singapore và Malaysia, lần đầu tiên đưa nước này trở thành nền kinh tế lớn thứ tư ở Đông Nam Á.

    "Câu chuyện thành công trong cuộc chiến với [COVID-19] có thể là chìa khóa để Việt Nam giành được lòng tin từ cộng đồng quốc tế, bao gồm cả các nhà đầu tư nước ngoài", một bài đăng trên trang web chính thức của Chính phủ cho biết trong tháng này.

    Việt Nam đã ghi nhận một số khoản đầu tư lớn vào năm 2020, từ Pegatron, nhà cung cấp cho Apple và Samsung, cũng như LG Electronics.

    [​IMG]
    © Reuters


    Vào cuối năm nay, gần như tất cả các nhà cung cấp lớn của Apple trong khu vực đã đặt nhà máy tại Việt Nam hoặc có dự định làm như vậy, theo xu hướng "Trung Quốc +1". Lĩnh vực điện tử đã trở thành ngành xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam, nhưng chủ yếu vẫn còn là sản xuất và lắp ráp cơ bản. Các quan chức cho biết họ sẽ chọn lọc các khoản đầu tư công nghệ cao và thân thiện với môi trường với nhiều giá trị gia tăng hơn.

    "Đến nay, Việt Nam không chỉ trở thành một quốc gia thành công trong việc kiểm soát và đẩy lùi đại dịch mà còn tận dụng cơ hội này để thực hiện công cuộc chuyển đổi số của đất nước", Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nói vào tháng 10.

    "Nếu Đài Loan và Hàn Quốc có thể đảm nhận những vai trò quan trọng đối với chuỗi cung ứng công nghệ, tại sao không phải là Việt Nam?" - một lãnh đạo của Công ty Cổ phần Công nghệ Xelex nói với Nikkei.

    Qualcomm, nhà cung cấp chip điện thoại lớn nhất thế giới, đã có tín hiệu về việc chuyển giao công nghệ sắp tới. Vào tháng 6, họ đã khai trương một trung tâm R&D tại Hà Nội, trung tâm lớn nhất ở Đông Nam Á bên ngoài Singapore. Trung tâm sẽ làm việc với Viettel, Bkav để cấp bằng sáng chế và thương mại hóa công nghệ di động.

    [​IMG]
    © Reuters

    Tuy nhiên, năng lực sản xuất ở địa phương còn hạn chế. Harvard đã phân tích hoạt động xuất khẩu của 8 quốc gia châu Á, tính toán tỷ trọng giá trị xuất khẩu đến từ các công ty trong nước. Việt Nam có kết quả thấp nhất, 55%, vẫn bị lu mờ bởi các công ty cùng ngành từ Malaysia, Thái Lan... Vì thế, các công ty ở Việt Nam cũng đã tận dụng thời gian giãn cách xã hội để nâng cao năng lực của nhân viên địa phương. 56% các nhà quản lý nhân sự cho biết họ sẽ ưu tiên đào tạo lại hoặc nâng cao kỹ năng trong quý tới, theo một cuộc khảo sát mà công ty tuyển dụng Adecco công bố vào tháng 8.

    Về cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, du lịch nội địa hầu như không suy giảm đã mở đường cho Vietravel Airlines trở thành hãng hàng không thứ sáu của Việt Nam.

    Cũng như phần lớn khu vực Đông Nam Á, các tuyến đường bộ và cảng của Việt Nam vẫn còn chưa theo kịp nhịp độ phát triển của một nền kinh tế đang tiến sâu hơn vào thương mại toàn cầu. Các dự án đang được thực hiện để thúc đẩy năng lực hạ tầng, từ một sân bay Long Thành, đến đường quốc lộ mới.

    Philippe Richart, Giám đốc điều hành của INSEE Việt Nam nói với Nikkei: "Một trong những động lực chính [của sự phục hồi] sẽ là việc Chính phủ ưu tiên đầu tư vào cơ sở hạ tầng. "Tất cả các doanh nghiệp trong ngành sẽ được hưởng lợi từ xu hướng này". Đến nửa đầu năm 2020, Việt Nam đã đẩy nhanh tiến độ của hơn một chục dự án lớn.

    Vy Lê, đồng sáng lập Do Ventures, cho biết, Việt Nam phải tận dụng thời cơ này. Cô cho biết, giãn cách xã hội đã làm thay đổi hành vi của người tiêu dùng, thúc đẩy thương mại điện tử và thanh toán kỹ thuật số, trong khi việc dỡ bỏ giãn cách sau đó đã cho phép mọi người quay trở lại các cửa hàng, văn phòng và nhà máy. Cả hai thay đổi đều mở ra cơ hội cho các công ty.

    "Việt Nam có lợi thế hơn vì chúng tôi có thể đi lại thoải mái trên đường phố, chúng tôi có thể gặp gỡ các thương nhân", cô nói. "Chắc chắn, đây là cơ hội để Việt Nam tiến lên phía trước".

    Cách mạng 4.0 sẽ xóa bỏ khoảng tới 1/3 số việc làm trong các ngành này
    Thái Quỳnh

    Theo Doanh nghiệp và Tiếp thị

Chia sẻ trang này