Tổng hợp tin tốt và không tốt cho TTCK VN để cho thấy tại sao nên mua vào

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi songngu81, 28/05/2010.

7543 người đang online, trong đó có 1048 thành viên. 11:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1313 lượt đọc và 29 bài trả lời
  1. songngu81

    songngu81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Đã được thích:
    31
    Down Jones đêm nay bắt đầu có xu hướng giảm ? VNI khi nào sẽ điều chỉnh ?
  2. songngu81

    songngu81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Đã được thích:
    31
    CTCK 100% vốn ngoại sắp tới “giờ G” vào Việt Nam (DTCK)


    http://www.*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=12425Theo cam kết WTO, tháng 1/2010, CTCK, công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài, chi nhánh của CTCK nước ngoài sẽ chính thức được phép đặt chân vào TTCK Việt Nam. Tính ra, chỉ hơn 1 năm nữa, CTCK "nội" sẽ phải cạnh tranh gay gắt với các đôi thủ "ngoại" ngay trên sân nhà. Khả năng giành thế chủ động của các CTCK trong nước đến đâu, cơ quan quản lý có đối sách gì để giúp CTCK hội nhập thành công là nội dung cuộc trao đổi giữa ĐTCK với ông Nguyễn Ngọc Cảnh, Vụ trưởng Vụ Hợp tác quốc tế, ủy ban Chứng khoán Nhà nước (UBCK). Xin ông cho biết lộ trình thực hiện cam kết WTO trong lĩnh vực chứng khoán. Việc triển khai các cam kết này tác động ra sao đến TTCK?
    Theo Biểu cam kết về dịch vụ chứng khoán của Việt Nam, ngay khi gia nhập WTO vào đầu năm 2007, các CTCK, công ty quản lý quỹ nước ngoài được phép góp vốn, mua cổ phần, thành lập công ty liên doanh với mức vốn tham gia tối đa 49%.
    Lộ trình mở cửa mà Việt Nam cam kết là cho phép thành lập CTCK, công ty quản lý quỹ 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam sau 5 năm kể từ ngày gia nhập. Theo đó, tỷ lệ tham gia của bên nước ngoài trong lĩnh vực dịch vụ chứng khoán sẽ được mở ở mức tối đa vào năm 2012.
    Gia nhập WTO là một sự kiện quan trọng góp phần gia tăng dòng vốn đầu tư gián tiếp nước ngoài vào Việt Nam. Sự hiện diện và vai trò của NĐT nước ngoài, đặc biệt là các NĐT chuyên nghiệp, có tổ chức là yếu tố tích cực đối với sự phát triển của TTCK. Giá trị danh mục của NĐT nước ngoài, trong đó có một số tổ chức tài chính lớn như JP Morgan, Menyll Lynch, Citigroup..., hiện đạt gần 6 tỷ USD.
    Sự có mặt của các quỹ đầu tư NĐT nước ngoài có tổ chức đã góp phần giúp chuyên nghiệp hóa TTCK Việt Nam, nhờ đó các kinh nghiệm về kỹ thuật đầu tư, kỹ năng phân tích, quản trị công ty... được nâng cao.
    Việc thực thi các cam kết trên mang lại cơ hội và thách thức nào đối với CTCK Việt Nam, thưa ông?
    Khi mở cửa thị trường dịch vụ tài chính theo cam kết WTO, các CTCK, công ty quản lý quỹ trong nước phải chịu áp lực cạnh tranh gay gắt với các CTCK nước ngoài. Thách thức đặt ra cho các tổ chức dịch vụ chứng khoán trong nước là: khả năng về vốn rất hạn chế, bởi các CTCK hiện có quy mô vốn quá nhỏ so với các tập đoàn kinh doanh chứng khoán nước ngoài; thiếu chiến lược kinh doanh bài bản, phần lớn thua kém về kỹ năng quản lý so với các tổ chức dịch vụ chứng khoán nước ngoài; công nghệ nghèo nàn, lạc hậu do khó khăn về vốn và nhân lực...
    Theo ông, các CTCK cần lưu ý những gì để chủ động hội nhập thành công?
    Các CTCK cần hiểu và phát huy thế mạnh của mình, biến những thế mạnh đó thành lợi thế cạnh tranh trong bối cảnh hội nhập. Các CTCK nên tranh thủ sự am hiểu đặc tính về văn hóa, thị trường và môi trường đầu tư để chiếm lĩnh thị trường trước khi tổ chức nước ngoài thâm nhập. Cần phát huy thế mạnh là gần gũi với các DN và NĐT trong nước, để tạo lập hệ thống khách hàng ổn định, đặc biệt là các CTCK có công ty mẹ là các ngân hàng, công ty bảo hiểm... Đây là một lợi thế mà các CTCK cần triệt để phát huy, vì các tổ chức dịch vụ nước ngoài không thể thiết lập được mạng lưới khách hàng trong thời gian ngắn. CTCK cũng cần tập trung củng cố chất lượng nguồn nhân lực, tiếp cận các sản phẩm mới của thế giới, hiện đại hoá công nghệ, nâng cao tiềm lực tài chính...
    Về phần mình, UBCK có những đối sách gì để hỗ trợ DN nâng cao năng lực cạnh tranh?
    Việc thực thi các cam kết WTO không chỉ tạo sức ép đối với DN, mà cả cho cơ quan quản lý. Cụ thể, đó là thách thức trong quản lý dòng vốn nước ngoài, để vừa tăng thu hút dòng vốn này cho TTCK, vừa sử dụng đúng mục đích, phòng tránh khủng hoảng trong trường hợp dòng vốn đảo chiều tác động bất lợi lên ổn định kinh tế vĩ mô.
    Bởi vậy, cùng với nâng cao năng lực quản lý, UBCK luôn tích cực củng cố khung pháp lý, nhằm tạo môi trường kinh doanh thuận lợi. Ngoài ra, hệ thống văn bản dưới Luật Chứng khoán đã được ban hành tương đối đầy đủ tạo hành lang pháp lý minh bạch cho các DN, NĐT nước ngoài tham gia TTCK.
    Hiện UBCK đang triển khai nhiều hoạt động nhằm nâng cao năng lực cho các định chế trung gian thị trường trong nước, tiến tới mở rộng hoạt động ra thị trường khu vực và thế giới.
    Cơ quan quản lý khuyến khích các công ty cung cấp dịch vụ chứng khoán gia tăng tiềm lực tài chính, yêu cầu DN áp dụng các tiêu chuẩn quản trị công ty theo thông lệ quốc tế tăng cường năng lực công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao. Hệ thống giám sát, thanh tra để phát hiện, xử lý vi phạm trên TTCK cũng được tăng cường.
    Đặc biệt, UBCK đang nghiên cứu để đưa ra nhiều sản phẩm tài chính mới, nhất là sắp tới có thể xem xét cho phép thành lập quỹ mở hoạt động tại Việt Nam để nâng cao tính thanh khoản và chuyên nghiệp cho TTCK.
    Hữu Hòe
  3. songngu81

    songngu81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Đã được thích:
    31
    Khủng hoảng nợ công Hy Lạp và những ảnh hưởng đến Việt Nam (*********)


    http://www.*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=12341(*********) – Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp đã làm rung động thị trường tài chính châu Âu và toàn cầu. Thị trường chứng khoán thế giới đã có những phiên giao dịch diễn ra trong hoảng loạn và sự phục hồi kinh tế thế giới đang bị đe dọa nghiêm trọng. Vậy khủng hoảng nợ công của Hy Lạp ảnh hưởng gì đến Việt Nam và bài học nào có thể rút ra từ cuộc khủng hoảng này? TÓM TẮT NHẬN ĐỊNH
    • Chu kỳ tăng trưởng kinh tế và việc gia nhập Liên minh châu Âu (EU) giúp lợi suất trái phiếu chính phủ Hy Lạp liên tục được hạ thấp. Tiết kiệm trong nước khiêm tốn (11%) càng khiến cho chính phủ tăng cường vay nợ, đặc biệt là các khoản vay từ nước ngoài, để tài trợ cho chi tiêu công.
    • Khủng hoảng kinh tế năm 2008 càng làm trầm trọng thêm vấn đề, khi mà nền kinh tế Hy Lạp bị co hẹp và chính phủ nước này cần chi tiêu để kích thích kinh tế trong giai đoạn hậu khủng hoảng.
    • Ước tính tỷ lệ trái phiếu do nước ngoài nắm giữ có thể lên tới 80% lượng trái phiếu chính phủ Hy Lạp phát hành, với chủ nợ phần lớn là các ngân hàng châu Âu. Điều này càng làm cho rủi ro nợ công của Hy Lạp tăng cao.
    • Điều gì sẽ xảy ra nếu Hy Lạp vỡ nợ? Nếu Hy Lạp bị vỡ nợ, nước này có thể buộc phải ra khỏi EU và các khoản vay sẽ không còn được NHTW châu Âu (ECB) đảm bảo. Điều này sẽ làm mất ổn định lãi suất liên ngân hàng của đồng Euro, khiến nhà đầu tư mất lòng tin vào đồng tiền chung Euro và có thể liên đới đến các nước có tình trạng nợ công tương tự như Bồ Đào Nha, Ý và Tây Ban Nha. Một đợt tháo chạy với quy mô lớn trên thị trường trái phiếu và cổ phiếu các ngân hàng khu vực châu Âu là hoàn toàn có thể và gây hiệu ứng sụp đổ hàng loạt ở các nền kinh tế khác.
    • Châu Âu, IMF và Mỹ đang làm gì để cứu trợ Hy Lạp? EU và IMF đã thông qua gói cứu trợ 110 tỷ Euro (tương đương 136 tỷ USD), với khoản vay đầu tiên trị giá 14.5 tỷ Euro đã được giải ngân vào ngày 18/05/2010. EU và IMF cũng lập quỹ chống khủng hoảng trị giá 750 tỷ Euro (gần 1,000 tỷ USD). Trong khi đó, FED đã mở lại các dịch vụ hoán đổi tiền tệ để ECB tiếp cận dễ dàng hơn các nguồn tài chính bằng USD.
    • Những điều kiện hà khắc kèm theo gói cứu trợ của EU và IMF đang gặp phải sự chống đối khá quyết liệt từ người dân Hy Lạp. Đây là một bước cản không nhỏ cho việc giải quyết khủng hoảng nợ công của Hy Lạp.
    • Với những gì đang diễn ra, Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nhất định đến hoạt động xuất nhập khẩu, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp. Ngoài ra, việc ổn định tỷ giá và tâm lý trên TTCK cũng là một thách thức không nhỏ. Chi tiêu công mở rộng cũng đang gây sức ép lên thâm hụt ngân sách của Việt Nam. Mô hình tăng trưởng dựa quá nhiều vào nguồn vốn đầu tư bên ngoài sẽ dễ bị tổn thương nếu kinh tế thế giới ngưng trệ.
    • Tuy vậy, chúng tôi cho rằng một kịch bản xấu ít có khả năng xảy ra, và trong ngắn hạn Việt Nam chưa phải chịu áp lực quá nhiều từ việc suy giảm các dòng vốn đến từ bên ngoài. Xét về dài hạn, tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào các dòng vốn đầu tư nước ngoài kéo dài sẽ khiến Việt Nam gặp phải nhiều rủi ro tương tự như Hy Lạp.
    Nguyên nhân của khủng hoảng nợ công Hy Lạp
    Hy Lạp là một trong những mắt xích tương đối yếu của trong khối nước sử dụng đồng tiền chung châu Âu (Eurozone). Hiện tại, vấn đề nợ công quá cao và sự yếu kém của nền kinh tế do khủng hoảng tài chính khiến Hy Lạp đang đối diện với rủi ro lớn mà khó có thể giải quyết trong ngắn hạn. Rủi ro này xuất phát từ nợ công cao do thâm hụt ngân sách cao, kéo dài, và thêm vào đó một tỷ lệ lớn khoản nợ này là các khoản vay từ nước ngoài. Vậy vì đâu mà từ một nước có tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh nhất khu vực châu Âu lại rơi vào tình trạng tiến thoái lưỡng nan như hiện tại?
    Tiết kiệm trong nước thấp, vay nợ nước ngoài cho chi tiêu công. Kinh tế Hy Lạp tăng trưởng mạnh, bình quân ở mức 4.2%/năm trong giai đoạn 2002-2007. Lợi tức trái phiếu liên tục giảm nhờ vào việc gia nhập liên minh châu Âu (EU), tạo điều kiện cho chính phủ Hy Lạp tăng cường vay nợ tài trợ cho chi tiêu công. Thêm vào đó, tiết kiệm nội địa của nước này cũng sụt giảm nhanh chóng. Những năm cuối của của thập niên 90 tỷ lệ tiết kiệm trong nước bình quân chỉ ở mức 11%, thấp hơn nhiều so với mức 20% của các nước như Bồ Đào Nha, Ý và Tây Ban Nha. Do vậy, đầu tư trong nước phụ thuộc khá nhiều vào các dòng vốn đến từ bên ngoài.
    Chi tiêu kích thích kinh tế sau khủng hoảng năm 2008 làm trầm trọng thêm vấn đề. Năm 2008, khủng hoảng tài chính toàn nổ ra đã ảnh hưởng khá mạnh đến các ngành công nghiệp chủ chốt của nước này. Ngành du lịch và vận tải biển, doanh thu đều sụt giảm trên 15% trong năm 2009. Kinh tế Hy Lạp cũng lâm vào tình trạng khó khăn, nguồn thu để tài trợ cho ngân sách nhà nước bị co hẹp mạnh. Trong khi đó Hy Lạp lại phải tăng cường chi tiêu công để kích thích kinh tế. Tính đến tháng 01/2010, nợ công của Hy Lạp ước tính lên tới 216 tỷ Euro và mức nợ lũy kế được dự báo có thể vượt mức 120% GDP.
    Bên cạnh đó, trong suốt thời gian dài Chính phủ Hy Lạp đã phải ngụy tạo các báo cáo về tình hình kinh tế trong nước, sắp xếp lại các giao dịch nhằm che dấu mức vay thực tế, nhằm phù hợp với các quy định gia nhập, giám sát của EU và có thể chi tiêu cao hơn.

    http://www.*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=12342 Rủi ro lớn nhất của Hy Lạp là nợ vay nước ngoài chiếm tỷ lệ lớn, có thể lên đến 80%. Ước tính tỷ lệ trái phiếu do nước ngoài nắm giữ có thể lên tới 80% lượng trái phiếu chính phủ phát hành. Chủ nợ phần lớn là các ngân hàng châu Âu. Các nước Ý, Ireland cũng trong tình cảnh thâm hụt ngân sách và nợ công cao, nhưng không bị đánh giá nghiêm trọng bằng Hy Lạp. Sở dĩ như vậy vì các nước này có nền kinh tế tương đối lớn, ngân sách lớn và khả năng kiểm soát nợ trong nước cao hơn.
    Vào tháng 04/2010, các tổ chức định mức tín nhiệm như S&P, Moody’s và Fitch Rating đã hạ bậc trái phiếu chính phủ Hy Lạp xuống mức rủi ro cao, trước nguy cơ mất khả năng thanh khoản. S&P ước tính trong trường hợp Hy Lạp mất khả năng thanh toán, nhà đầu tư có thể mất 30-50% giá trị khoản đầu tư. Ngay lập tức sau đó lợi tức trái phiếu chính phủ Hy Lạp đã tăng mạnh. Điều này đã khiến cho chính phủ Hy Lạp gặp nhiều khó khăn hơn trong việc huy động vốn trên thị trường tài chính quốc tế để tái cấu trúc các khoản vay.

    http://www.*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=12343 Điều gì sẽ xảy ra nếu Hy Lạp vỡ nợ?
    Hy Lạp là một nền kinh tế nhỏ, hàng năm chỉ đóng góp khoảng 2% vào GDP của khu vực đồng tiền chung châu Âu. Tuy vậy, nếu Hy Lạp mất khả năng thanh toán thì hậu quả sẽ lan rộng khắp châu Âu và có thể gây nên một cuộc khủng hoảng nợ trên quy mô lớn.
    Trong cuộc khủng khủng hoảng vừa qua các nước lớn của châu Âu như Đức, Anh và Pháp bị ảnh hưởng nặng nền và đang phục hồi khá khiêm tốn. Do vậy, các nước này cũng khó hào phóng trong việc ra tay cứu Hy Lạp. Nếu Hy Lạp không đạt được các thỏa thuận về cứu trợ thì có thể sẽ buộc phải thông báo mất khả năng thanh toán ở một số khoản nợ. Khi đó, nước này có thể buộc phải ra khỏi EU, có nghĩa là các khoản vay sẽ không còn được NHTW châu Âu (ECB) đảm bảo.
    Điều này đến lượt sẽ làm mất ổn định lãi suất liên ngân hàng của đồng Euro, khiến nhà đầu tư mất lòng tin vào đồng tiền chung Euro và có thể liên đới đến các nước có tình trạng nợ công tương tự như Bồ Đào Nha, Ý và Tây Ban Nha. Vì vậy, một đợt tháo chạy với quy mô lớn trên thị trường trái phiếu và cổ phiếu các ngân hàng khu vực châu Âu là hoàn toàn có thể. Điều này có thể gây nên hiện tượng tương tự như “hòn tuyết lăn” hay hiệu ứng sụp đổ hàng loạt ở các nền kinh tế khác.

    http://www.*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=12344 Châu Âu, IMF và Mỹ đang làm gì để cứu trợ Hy Lạp?
    Sau khi trải qua nhiều vòng đàm phán và tranh cãi giữa các nước thành viên Liên minh châu Âu (EU), cuối cùng gói cứu trợ 110 tỷ Euro (tương đương 136 tỷ USD) cũng đã được thông qua. Trong đó, EU sẽ chi 80 tỷ USD trong tổng kinh phí, trong khi số còn lại sẽ được IMF trang trải. Đây là một quyết định khá táo bạo nhưng hết sức cần thiết bởi vì cứu các nước đang khủng hoảng nợ công cũng là cách để các nước EU tự cứu chính mình.
    Trong cùng động thái, EU đã lập quỹ chống khủng hoảng trị giá 750 tỷ Euro (gần 1,000 tỷ USD), trong đó có 250 tỷ Euro từ nguồn IMF, dành cho các nước EU để ngăn chặn cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp đe doạ sự ổn định của các thị trường tài chính toàn cầu.
    Sau khi châu Âu thông qua kế hoạch cứu trợ, Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) thông báo mở lại các dịch vụ hoán đổi tiền tệ để NHTW châu Âu (ECB) tiếp cận dễ dàng hơn các nguồn tài chính bằng đồng USD. Ngoài ra, ECB cũng đã bắt đầu mua vào trái phiếu của các nước EU trên thị trường thứ cấp, nhằm tăng cường tính thanh khoản cho thị trường và ngăn chặn sự lan rộng của khủng hoảng nợ công.
    Khoản vay 14.5 tỷ Euro đầu tiên đã được giải ngân, nhưng rào cản đến từ các khoản cứu trợ hà khắc
    Vào ngày 18/05/2010, tức là trước 1 ngày Hy Lạp phải trả nợ trái phiếu đáo hạn, ECB đã cấp cho Hy Lạp khoản vốn vay 14.5 tỷ Euro. Chính phủ Hy Lạp sẽ sử dụng khoản tiền cứu trợ này để trả 8.5 tỷ Euro nợ trái phiếu đáo hạn vào ngày 19/5/2010. Sau đợt này, đợt trả nợ kế tiếp sẽ diễn ra vào tháng 3/2011, với số tiền 8.6 tỷ Euro.
    Để đổi lại khoản cứu trợ giá trị thực tế 30 tỷ Euro, Hy Lạp sẽ phải chấp nhận “thắt lưng buộc bụng” để giảm thâm hụt ngân sách từ 13.6% xuống còn dưới 3% trong vòng ít nhất 3 năm tới. Cụ thể, Hy Lạp sẽ phải thực hiện khá nhiều quy tắc hà khắc như: Khu vực công phải cắt giảm tối thiểu 1,000 Euro các khoản thưởng nữa năm, và cắt giảm hoàn toàn đối với những người có thu nhập 3,000 Euro mỗi tháng; Cắt giảm 8% trợ cấp và 3% chi tiêu cho khu vực công; Không tăng lương cho khu vực công trong vòng 3 năm; Chi trả tối đa 800 Euro cho khoản thưởng tháng 13 và 14 đối với những người về hưu. Ngoài ra, Chính phủ Hy Lạp cũng phải nâng thuế VAT, thuế đánh vào các mặt hàng xa xỉ và các mặt hàng không khuyến khích tiêu dùng để tăng nguồn thu cho ngân sách.
    Trong cuộc khủng hoảng tài chính châu Á năm 1997, sự giúp đỡ của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) nhận được sự ủng hộ từ người dân các nước châu Á. Ngược lại, những điều kiện hà khắc kèm theo gói cứu trợ của IMF và EU đang gặp phải sự chống đối khá quyết liệt từ người dân Hy Lạp. Đây là một bước cản không nhỏ cho việc giải quyết khủng hoảng nợ công của Hy Lạp.
    Những khoản cắt giảm này sẽ ảnh hưởng nặng nề lên một bộ phận khá lớn người dân Hy Lạp, nên việc phản đối là không thể tránh khỏi. Ngoài ra, kinh tế Hy Lạp cũng có thể chìm sâu vào suy thoái nếu cùng một lúc phải chịu các gánh nặng này. Tuy vậy, Hy Lạp cũng không có nhiều sự lựa chọn để giải quyết vấn đề yếu kém nội tại của nền kinh tế.
    Ảnh hưởng và bài học cho Việt Nam
    Kinh tế Việt Nam đã hội nhập khá sâu vào kinh tế thế giới, thể hiện qua tỷ lệ xuất nhập khẩu và dòng vốn đầu tư nước ngoài vào Việt Nam chiếm tỷ lệ khá cao. Nếu cuộc khủng hoảng nợ của Hy Lạp xảy ra thì kinh tế của Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng nặng nề. Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp cũng là một bài học cho Việt Nam khi nhìn lại vấn đề nợ công và mô hình tăng trưởng của nền kinh tế.
    Ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu, dòng vốn đầu tư trực tiếp và gián tiếp vào Việt Nam. Dù Hy Lạp không phải là một nền kinh tế lớn ở châu Âu và quan hệ thương mại, dòng vốn đầu tư giữa Việt Nam không lớn, nhưng Việt Nam sẽ chịu tác động gián tiếp nếu cuộc khủng hoảng này nổ ra.
    Với việc EU và IMF cam kết sử dụng gần 1,000 tỷ USD để cứu trợ cho nước này và một số nước có liên quan, chúng tôi cho rằng khả năng vỡ nợ của Hy Lạp sẽ khó diễn ra. Tuy vậy, cuộc khủng hoảng này sẽ làm chậm lại đà phục hồi của kinh tế toàn cầu và đặc biệt là kinh tế châu Âu. Là khu vực có quan hệ thương mại và dòng vốn đầu tư khá lớn vào Việt Nam, nền kinh tế Việt Nam sẽ không tránh khỏi những ảnh hưởng.
    Ổn định tỷ giá và tâm lý trên TTCK. Các dòng vốn đầu tư từ khu vực châu Âu suy giảm, hay đà tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu sang khu vực này chậm lại đều tạo ra mối đe dọa lên sự phát triển kinh tế Việt Nam và ổn định của tỷ giá tiền đồng. Tâm lý nhà đầu tư trên TTCK cũng sẽ bị tác động không nhỏ bởi sự sút giảm của thị trường chứng khoán châu Âu và thế giới. Không loại trừ khả năng có một đợt rút lui mạnh mẽ của dòng tiền từ nhà đầu tư trong nước và cả nước ngoài nếu khủng hoảng nợ công bùng nổ.
    Chi tiêu công mở rộng gây sức ép lên thâm hụt ngân sách của Việt Nam. Trong thời gian gần đây, Ủy ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội đã đưa ra cảnh báo về mức dư nợ chính phủ và nợ quốc gia đã tăng sát mức trần cho phép.
    Cũng tương tự như Hy Lạp, thâm hụt thương mại của Việt Nam luôn duy trì ở mức cao và kéo dài. Một tỷ lệ khá lớn vốn tài trợ cho thâm hụt cũng đến từ bên ngoài, trong đó số tiền vay nợ qua (ODA, vay thương mại, phát hành trái phiếu chính phủ quốc tế) ngày càng lớn. Dù hiện tại tỷ lệ nợ công/GDP vẫn ở mức an toàn (dưới 50%), nhưng tỷ lệ này đang ngày càng tăng nhanh và sẽ nhanh chóng tiệm cận mức giới hạn an toàn 50%.
    Việt Nam cũng đã phải thực hiện chính sách nới lỏng tiền tệ và kích thích kinh tế để lấy lại đà tăng trưởng sau khủng hoảng. Áp lực thâm hụt ngân sách càng nặng hơn khi sắp tới Việt Nam đang có hàng loạt dự án quy mô rất lớn như mở rộng thủ đô Hà Nội, xây dựng nhà máy điện hạt nhân, dự án đường cao tốc Bắc Nam,... Đây là những dự án tiêu tốn chi phí cao và phần lớn số tiền không phải là tiền tiết kiệm trong nước, mà đến từ nguồn vốn vay từ nước ngoài.
    Mô hình tăng trưởng dựa quá nhiều vào nguồn vốn đầu tư bên ngoài sẽ dễ bị tổn thương nếu kinh tế thế giới ngưng trệ. Khủng hoảng nợ công của Hy Lạp và các nước châu Âu cũng khiến Việt Nam phải suy nghĩ lại về bài toán chất lượng tăng trưởng. Tỷ lệ đầu tư/GDP trong những năm gần đây đều ở mức trên 40%. Đây là một tỷ lệ rất cao so trung bình các nước trong khu vực và trên thế giới.
    Trong số hơn 40% nói trên, khoảng 27-30% được tài trợ bởi nguồn vốn tiết kiệm trong nước. Hơn 10% còn lại là từ dòng vốn từ bên ngoài (FDI, FPI, ODA và các khoản vay khác), trong đó vốn vay chiếm một tỷ lệ không nhỏ. Với việc dòng vốn đầu tư nước ngoài chiếm một tỷ lệ quá lớn trong cơ cấu vốn đầu tư, nền kinh tế Việt Nam sẽ rất dễ bị tổn thương một khi kinh tế thế giới ngưng trệ.
    Tuy vậy, chúng tôi cho rằng một kịch bản xấu ít có khả năng xảy ra, và trong ngắn hạn Việt Nam chưa phải chịu áp lực quá nhiều từ việc suy giảm các dòng vốn đến từ bên ngoài. Xét về dài hạn, tình trạng phụ thuộc quá nhiều vào các dòng vốn đầu tư nước ngoài kéo dài sẽ khiến Việt Nam gặp phải nhiều rủi ro tương tự như Hy Lạp.
    Kinh tế Việt Nam vẫn đạt được tốc độ tăng trưởng cao mà sẽ không phải phụ thuộc quá nhiều đến dòng vốn từ bên ngoài như hiện tại, nếu Việt Nam sử dụng vốn đầu tư một cách hiệu quả (ICOR khoảng 3.5-4, bằng mức trung bình các nước đang phát triển). Vì vậy, giải pháp dài hạn của Việt Nam vẫn là phải nâng cao hiệu quả đầu tư, giúp giảm được hàng loạt những rủi ro đối với nền kinh tế.
    Tóm lại, từ cuộc khủng hoảng Hy Lạp một lần nữa cho chúng ta thấy kinh tế Việt Nam vẫn đang tiềm ẩn những rủi ro, khi tăng trưởng dựa quá nhiều vào dòng vốn đầu tư từ bên ngoài. Tình trạng của Việt Nam cũng giống Hy Lạp ở một số yếu tố như: thâm hụt tài khoản vãng lai kéo dài, yếu kém trong quan lý chi tiêu công… Chỉ có tái cấu trúc nền kinh tế và cải thiện chất lượng tăng trưởng mới giúp Việt Nam duy trì được tốc độ tăng trưởng cao trong những năm sắp tới.
    Hồ Bá Tình – Phan Khánh Hoàng
  4. songngu81

    songngu81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Đã được thích:
    31
    Dow Jones giảm hơn 870 điểm và có tháng 5 tồi tệ nhất trong 60 năm ​
    [​IMG]

    Thị trường lo lắng khi Tây Ban Nha bị hạ xếp hạng tín dụng, căng thẳng giữa Hàn Quốc và Bắc Triều Tiên ngày một tăng lên.


    [​IMG] Hiệu ứng tháng 5 hay nỗi sợ về khủng hoảng Hy Lạp?

    /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Chốt phiên giao dịch cuối cùng của tháng 5, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ 122,36 điểm tương đương 1,19% xuống 10.136,63 điểm.
    Chỉ số S&P 500 hạ 13,65 điểm tương đương 1,24% xuống 1.089,41 điểm.
    Chỉ số Nasdaq hạ 20,64 điểm tương đương 0,91% xuống 2.257,04 điểm.
    Tính từ đầu tuần giao dịch, chỉ số công ngiệp Dow Jones lên 0,19%; chỉ số S&P 500 tăng 0,72%, chỉ số Nasdaq lên 1,37%.
    Tính cả tháng 5/2010, chỉ số công nghiệp Dow Jones hạ gần 872 điểm tương đương 7,9% - mức giảm điểm trong tháng 5 chưa từng có tiền lệ. Chỉ số S&P 500 hạ 8,2%. Cả hai chỉ số có mức giảm theo tháng tệ hại nhất từ tháng 2/2009 – tháng trước khi thị trường chứng khoán Mỹ hồi phục từ mức thấp nhất trong 12 năm.
    Thị trường Mỹ tháng 5/2010 chứng kiến rất nhiều "cái nhất": tháng 5 giảm điểm sâu nhất từ năm 1940, ngày giao dịch kinh hoàng nhất trong lịch sử (ngày 06/05).
    [​IMG]
    Diễn biến 3 chỉ số chính trên thị trường Mỹ từ đầu năm 2010 cho đến nay (Nguồn: Google Finance)
    Ngày 31/05/2010, thị trường chứng khoán Mỹ nghỉ giao dịch nhân ngày lễ.
    /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Thông tin kinh tế Mỹ mới công bố gây thất vọng
    Ngày thứ Sáu, báo cáo từ Bộ Thương mại Mỹ cho thấy tiêu dùng người dân tháng 4/2010 không tăng tưởng so với tháng trước đó. Giới chuyên gia đã dự báo tiêu dùng người dân tăng trưởng 0,3%. Đây là lần đầu tiên trong 7 tháng tiêu dùng người dân không tăng trưởng, như vậy người tiêu dùng vẫn còn lo lắng rất nhiêu về “sức khỏe” của nền kinh tế.
    Thu nhập cá nhân của người Mỹ tăng 0,4%, thấp hơn con số 0,5% theo dự báo của giới chuyên gia.
    Phiên hôm qua, các chỉ số giảm điểm ngay từ đầu phiên do nhà đầu tư thất vọng với thông tin kinh tế Mỹ mới được công bố. Các chỉ số khởi đầu phiên giảm điểm nhẹ, chỉ khoảng 0,1%, tuy nhiên sau đó khi làn sóng bán cổ phiếu mạnh hơn, mức đáy thứ nhất trong ngày giao dịch được thiết lập vào khoảng gần 1h chiều, S&P 500 hạ 1,52%, Dow Jones hạ 1,5%. Đà giảm điểm sau đó có dịu bớt, tuy nhiên sau khi thông tin về việc Tây Ban Nha bị hạ xếp hạng tín dụng được công bố, các chỉ số giảm điểm sâu hơn.
    Khoảng sau 2h chiều, S&P hạ 1,62%, Dow Jones hạ 1,53%. Mức độ đi xuống của thị trường giảm bớt và đến chốt ngày giao dịch, Dow Jones và S&P giảm lần lượt 1,19% và 1,24%.
    /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}
    Trên sàn NYSE phiên cuối tháng 5/2010, cứ 2 cổ phiếu giảm điểm thì có 1 cổ phiếu lên điểm, khối lượng giao dịch đạt 5,09 tỷ cổ phiếu, thấp hơn so với con số 5,5 tỷ cổ phiếu phiên giao dịch ngày thứ Năm.
    Tuần tới, thị trường sẽ đón nhận một loạt báo cáo kinh tế sẽ tác động quan trọng đến việc hình thành hướng đi của thị trường, trong đó bao gồm báo cáo về thị trường việc làm của Bộ Lao động Mỹ tháng 5/2010, thông tin về lĩnh vực sản xuất, tiêu dùng người dân và nhà đất.
    Nếu có dấu hiệu cho thấy kinh tế Mỹ đang chịu ảnh hưởng bởi những thông tin từ châu Âu như người tiêu dùng hạn chế chi tiêu, nhà đầu tư có thể sẽ tiếp tục bán tháo. Và nếu báo cáo về thị trường việc làm gây thất vọng, thị trường sẽ chịu ảnh hưởng không nhỏ.
    Thị trường Mỹ bước vào giai đoạn điều chỉnh
    Việc các chỉ số chính trên thị trường chứng khoán Mỹ giảm điểm sâu trong tháng này đã đưa thị trườn vào giao đoạn điều chỉnh, đó là khi chỉ số chính giảm từ 10% trở lên so với mức đỉnh cao.
    Chỉ số S&P 500 tính đến hết tháng 5/2010 đã giảm 10,5% so với mức đỉnh cao của năm thiết lập ngày 26/04/2010.
    Chỉ số công nghiệp Dow Jones dù giảm điểm trong phiên hôm qua nhưng dẫu sao vẫn ở mức cao so với mức 9.974,45 điểm đóng cửa phiên giao dịch ngày thứ Tư.
    Vấn đề tại châu Âu đã khiến nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán Mỹ lờ đi thông tin về đà phục hồi ngày một vững chắc hơn của kinh tế Mỹ. Nỗi sợ của nhà đầu tư bắt nguồn từ việc nếu chính phủ tại các nước châu Âu thắt chặt chi tiêu, tăng trưởng kinh tế khu vực sẽ chịu ảnh hưởng và sẽ ảnh hưởng đến đà phục hồi của kinh tế Mỹ.
    /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;}
    Dù bị hạ, xếp hạng tín dụng của Tây Ban Nha vẫn ở mức tốt
    Fitch hạ 1 bậc xếp hạng tín dụng của Tây Ban Nha và cho rằng kế hoạch cắt giảm ngân sách sẽ khiến tăng trưởng kinh tế chậm lại. Nợ tăng cao, chính phủ Tây Ban Nha buộc phải đưa ra kế hoạch cắt giảm ngân sách để cố gắng kiểm soát thâm hụt ngân sách đang tăng cao.
    Cơ quan xếp hạng tín dụng Fitch cho rằng việc Ngân hàng Trung ương Tây Ban Nha phải giải cứu một ngân hàng gần đây cho thấy đà phục hồi của kinh tế nước này sẽ chậm lại.
    Đầu tháng 5, S&P cũng đã hạ xếp hạng tín dụng của Hy Lạp và Bồ Đào Nha.
    Tuy nhiên, chuyên gia Joe Heider tại Rehmann cho rằng dù mất xếp hạng AAA nhưng xếp hạng tín dụng của Tây Ban Nha vẫn ở mức tốt.
    /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} “Ngày thứ Năm hoảng loạn”
    Ngày 06/05, thị trường chứng khoán Mỹ chứng kiến một trong những ngày giao dịch kinh hoàng nhất trong lịch sử.
    Chỉ số công nghiệp Dow Jones đã giảm gần 1 nghìn điểm trong phiên giao dịch rồi hồi phục lại và chốt phiên chỉ còn giảm 347,80 điểm. Dow Jones đóng cửa phiên hôm đó ở mức 10.520,32 điểm. Thị trường chứng khoán Mỹ chỉ trong thời gian ngắn mất tới 1 nghìn tỷ USD giá trị vốn hóa thị trường.

    Nguyên nhân khiến thị trường giảm điểm cho đến nay vẫn chưa được tìm ra. Bỏ qua, nỗi lo về châu Âu vốn không mới ở thời điểm cuối tháng 4, đầu tháng 5, đã có rất nhiều nghi vấn liên quan đến giao dịch của Citigroup, cổ phiếu P&G hay giao dịch bán hàng loạt của một số quỹ như Waddell & Reed. Tất cả những nghi vấn trên hiện vẫn là giả thuyết, các bên thanh tra chưa tìm được bằng chứng xác thực. Khả năng tin tặc hay khủng bố đã bị loại bỏ.
    Ngọc Diệp
    Theo Dân Trí/Reuters,Bloomberg
  5. songngu81

    songngu81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Đã được thích:
    31



    Nhật: Thất nghiệp tăng, tiêu dùng đi xuống, giảm phát trầm trọng hơn

    So với tháng 3/2010, kinh tế Nhật tháng 4/2010 mất đi 280 nghìn việc làm và như vậy số lượng việc làm giảm tháng thứ 3 liên tiếp.



    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Tỷ lệ thất nghiệp Nhật tháng 4/2010 bất ngờ tăng, chi tiêu các hộ gia đình giảm, và giảm phát trở nên trầm trọng hơn.
    Đây là dấu hiệu cho thấy nhu cầu nội địa đang hạn chế đà phục hồi của kinh tế Nhật.
    Cơ quan thống kê Nhật tại Tokyo công bố tỷ lệ thất nghiệp Nhật tháng 4 tăng lên mức 5,1% từ mức 5%.
    Chỉ số giá tiêu dùng, sau khi đã loại bỏ thực phẩm tươi sống, giảm 1,5% so với 1 năm trước sau khi đã giảm 1,2% trong tháng 3/2010.
    Báo cáo này được công bố 1 ngày sau khi số liệu từ chính phủ Nhật cho thấy xuất khẩu hồi phục mạnh nhờ nhu cầu từ nhóm nước mới nổi châu Á, kinh tế Nhật đang phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu để duy trì tăng trưởng.
    Bộ trưởng Tài chính Nhật cho biết ông sẽ cố gắng đưa ra biện pháp khuyến khích tạo việc làm để giải quyết vấn đề giảm phát.
    Ông Yuichi Kodama, chuyên gia kinh tế trưởng tại Meiji Yasuda Life Insurance ở Tokyo, cho rằng: “Nhật sẽ tiếp tục phụ thuộc vào xuất khẩu. Giảm phát vẫn tồn tại, người tiêu dùng và các doanh nghiệp vì thế sẽ tiếp tục hạn chế chi tiêu.”
    So với 1 năm trước, tiêu dùng của các hộ gia đình giảm 0,7% trong tháng 4/2010.
    Doanh số bán lẻ tháng 4/2010 tăng 4,9%
    Xuất khẩu đóng vai trò quan trọng giúp kinh tế Nhật tăng trưởng 4,9% trong quý 1/2010.
    So với tháng 3/2010, kinh tế Nhật tháng 4/2010 mất đi 280 nghìn việc làm và như vậy số lượng việc làm giảm tháng thứ 3 liên tiếp.
    Ngọc Diệp
    Theo Dân Trí/Bloomberg
  6. songngu81

    songngu81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Đã được thích:
    31
    Tại sao các doanh nghiệp dầu khí lại đua nhau lên sàn vào tháng 6?
    Không bao giờ một doanh nghiệp lại lên sàn vào thời điểm xấu cả !!!! Và đây lại là các doanh nghiệp DẦU KHÍ - những doanh nghiệp tiềm năng nhất VN

    5 doanh nghiệp ngành Dầu khí niêm yết trong tháng 6
    (cafef.vn)
  7. songngu81

    songngu81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Đã được thích:
    31



    Cập nhật Dự án mới – tin tức bất động sản nổi bật tuần 4 tháng 5
    Trong tuần qua sự kiện quan trọng về lĩnh vực bất động sản là việc Quốc hội thảo luận về dự thảo Luật thuế nhà, đất, tin tức cơn sốt đất tại Đông Anh.



    ► 13/17 ý kiến của Đại biểu Quốc hội phát biểu tại hội trường tán thành việc chưa quy định về thuế đối với nhà ở theo đề nghị của UBTVQH, vì nhà ở là tài sản riêng gắn liền với công sức, sự tích luỹ lâu dài của người dân. Đồng thời, đề xuất tăngthuế suất với người đầu cơ đất đai.

    ► Đất Đông Anh tăng gấp 2 -3 lần trong thời gian vài tháng gần đây (một số khu vực tăng nóng như Vĩnh Ngọc dao động trung bình từ 25-40 triệu đồng/m2, một số vùng lân cận dao động 15-20 triệu đồng/m2) do cò đất tung tin đồn Đông Anh lên quận để thổi giá (huyện Đông Anh có đề xuất tách thành 3 quận, nhưng đến nay chưa có quyết định từ UBND Thành phố). Tuy nhiên, một phần cũng do cơ sở hạ tầng kết nối Đông Anh với trung tâm Thành phố đang được xây dựng như dự án cầu Nhật Tân, cầu Đông Trù, và tương tai sẽ xây cầu Tứ Liên vào năm 2012.

    Khu dịch vụ Thương mại tổng hợp và Nhà ở KCN Phố Nối – Hưng Yên

    Chủ đầu tư: Vinaconex 2, quy mô 14,3 ha nằm tại địa phận Xã Nghĩa Hiệp, Huyện Yên Mỹ, Tỉnh Hưng Yên. Trong đó, đất thương mại dịch vụ 3,45 ha và đất ở 2,1 ha, đất giao thông bãi đỗ xe 6,3 ha, cây xanh 2,4 ha.

    Dự án vừa được Vinaconex 2 công bố quy hoạch chi tiết 1/500. Tổng mức đầu tư của dự án khoảng 416 tỷ đồng, trong đó phần xây dựng công trình kiến trúc 284,8 tỷ đồng, xây hạ tầng và đền bù 93,4 tỷ đồng…

    RegencyPark – TP.HCM

    Chủ đầu tư: Allgreen của Singapore và Công ty An Phú

    Dự án RegencyPark, nằm tại quận 2, bao gồm 515 căn hộ cao cấp (2-4 phòng ngủ), trong đó có 12 căn penthouse với 4 và 5 phòng ngủ.

    Allgreen vừa ký hợp đồng cùng với Công ty An Phú để thực hiện dự án này.

    RegencyPark thuộc phân khúc căn hộ cao cấp là một trong những dự án nằm trong chiến lược phát triển dài hạn của tập đoàn tại VN. CB Richard Ellis Việt Nam (CBRE) được chỉ định làm đại lý tiếp thị độc quyền cho dự án này.

    Sân Golf và Biệt thự sinh thái Cam Ranh – Khánh Hòa

    Chủ đầu tư: Công ty cổ phần Đầu tư Dầu khí Nha Trang (có vốn điều lệ 300 tỷ đồng do các cổ đông tham gia góp vốn bao gồm Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVX), Công ty cổ phần Đầu tư Hạ tầng và Đô thị Dầu khí (Petroland), Tổng công ty Tài chính cổ phần Dầu khí Việt Nam (PVFC) và Công ty cổ phần Xây dựng Sông Hồng). Tổng vốn đầu tư dự án 1.400 tỷ đồng.

    Khu sân Golf và Biệt thự sinh thái Cam Ranh được xây dựng trên diện tích 171,90 ha tại xã Cam Hòa, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa, bao gồm sân golf 36 lỗ, các công trình phụ trợ, khu nhà ở thấp tầng; TTTM hội nghị, hội thảo; khu khách sạn resorts quốc tế 5 sao.

    Dự án vừa được khởi công xây dựng vào ngày 25/5/2010. Dự kiến sẽ hoàn thành vào quý 2 năm 2014.

    Dimond Riverside và NBB Garden III – TP.HCM

    Chủđầu tư: CTCP Đầu tư Năm Bảy Bảy vừa công bố quy hoạch chi tiết 1/500, cả 2 dự án nằm tại P16, quận 8. Dimond Riverside có quymô 4,15 ha, trong đó đất ở 3,73 ha gồm 2 khối nhà cao 28 tầng với tổng số căn hộ 1.517 căn, từ tầng 1-2 là trung tâm thương mại với diện tích sàn 186.700m2.

    Dự án dự kiến được khởi công và đưa vào kinh doanh từ quý 4 năm 2011.

    NBB Garden III vớimô dự án gần 8,17 ha, trong đó có 7,41 ha là đất ở và thương mại, 6 block chung cư cao 25 – 28 tầng khoảng 3.500 căn và 35 nền đất, 01 khối TTTM 25 tầng, tổng diện tích sàn hơn 54.000m2.

    Dự kiến dự án được khởi công và đưa vào kinh doanh vào quý 4 năm 2010

    Hiệp Phước 1 và Hiệp Phước 2 – TP.HCM

    Hai dự án vừa dược BanQuản lý Khu Nam phê duyệt QHCT 1/500, cả hai dự án nằm tại xã Hiệp Phước, huyện Nhà Bè, TP.HCM.

    Hiệp Phước 1 có quy mô 29,2 ha,dự án gồm nhà chung cư, nhà liên kế phố, nhà vườn, biệt thự song lập, được bố trí như sau: nhà chung cư được bố trí phía Đông khu quy hoạch giáp với trục đường Nguyễn Văn Tạo; nhà liên kế phố: bố trí dọc theo các trục đường ở phía Bắc khu quy hoạch; nhà vườn, biệt thự song lập: bố trí sâu vào trong, gần rạch, dọc theo các trục đường ở phía Nam khu quy hoạch.

    Hiệp Phước 2 có quy mô 29,4 ha với dân số dự kiến trong khu quy hoạch khoảng 8.760 người; hệ số sử dụng đất toàn khu: 1,36; tầng cao xây dựng thấp nhất 01 tầng và cao nhất là 15 tầng.
    K.T
    Tổng hợp
  8. songngu81

    songngu81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Đã được thích:
    31



    Giữ nguyên lãi suất cơ bản 8%/năm(cafef.vn)

    Kể từ ngày 01/6/2010, mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam vẫn sẽ là 8%/năm



    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } Sáng nay (31/5/2010), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 1311/QĐ-NHNN về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam. Theo Quyết định này, kể từ ngày 01/6/2010, mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam sẽ là 8%/năm. Quyết định này thay thế Quyết định số 1011/QĐ-NHNN ngày 27/4/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam.
    Cùng ngày, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Thông báo số 189/TB-NHNN về một số mức lãi suất bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước.
    Cụ thể: Lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam; Lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng; Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng đều được áp dụng ở mức 8%/năm.
    Riêng lãi suất tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng được áp dụng ở mức 6%/năm.
    Như vậy với việc lãi suất cơ bản giữ nguyên, chính sách tiền tệ tiếp tục duy trì ổn định.



    Trả lời báo chí, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu,
    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } cho
    biết, đến giữa tháng 5/2010, Ngân hàng Nhà nước tổng hợp lãi suất bình quân của 12 ngân hàng lớn chỉ còn 13,3%/năm. Nhưng mới đây, Chính phủ ra Nghị quyết 23, định hướng lãi suất tiếp tục xuống đến mức huy động 10%/năm, cho vay 12%/năm.


    Thống đốc cho biết, tăng trưởng tín dụng của tháng 5 có thể dao động trong khoảng 1,7-1,86%.

    Tính đến hết tháng 5/2010, mức tăng trưởng tín dụng khu vực phi sản xuất (bao gồm cho vay kinh doanh chứng khoán, cho vay bất động sản, cho vay tiêu dùng…) chỉ tăng 1,89% và chiếm 17 – 18% tổng dư nợ. Trong đó, dư nợ cho vay bất động sản là 192 nghìn tỷ đồng, tăng so với đầu năm là 4,54%; cho vay kinh doanh chứng khoán đến nay là 14 nghìn tỷ đồng, tăng 13,6%. Tiền gửi dân cư tăng 17%.


    Tính đến ngày 25/5, dư nợ tín dụng bằng đồng Việt Nam chỉ tăng 2,45% so với cuối năm 2009 trong khi dư nợ đối với ngoại tệ tăng tới 25%.



    V.Minh
    Theo SBV
  9. toi_yeudautuck

    toi_yeudautuck Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    30/05/2010
    Đã được thích:
    0

    LSCB giữ nguyên cực tổt

    Thứ 2, 31/05/2010, 13:00 ​
    Giữ nguyên lãi suất cơ bản 8%/năm


    Kể từ ngày 01/6/2010, mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam vẫn sẽ là 8%/năm



    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } Sáng nay (31/5/2010), Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ban hành Quyết định số 1311/QĐ-NHNN về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam. Theo Quyết định này, kể từ ngày 01/6/2010, mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam sẽ là 8%/năm. Quyết định này thay thế Quyết định số 1011/QĐ-NHNN ngày 27/4/2010 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước về mức lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam.
    Cùng ngày, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có Thông báo số 189/TB-NHNN về một số mức lãi suất bằng đồng Việt Nam của Ngân hàng Nhà nước.
    Cụ thể: Lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam; Lãi suất tái cấp vốn của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng; Lãi suất cho vay qua đêm trong thanh toán điện tử liên ngân hàng và cho vay bù đắp thiếu hụt trong thanh toán bù trừ của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đối với các ngân hàng đều được áp dụng ở mức 8%/năm.
    Riêng lãi suất tái chiết khấu của Ngân hàng Nhà nước đối với các tổ chức tín dụng được áp dụng ở mức 6%/năm.
    Như vậy với việc lãi suất cơ bản giữ nguyên, chính sách tiền tệ tiếp tục duy trì ổn định.



    Trả lời báo chí, thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu,
    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } cho
    biết, đến giữa tháng 5/2010, Ngân hàng Nhà nước tổng hợp lãi suất bình quân của 12 ngân hàng lớn chỉ còn 13,3%/năm. Nhưng mới đây, Chính phủ ra Nghị quyết 23, định hướng lãi suất tiếp tục xuống đến mức huy động 10%/năm, cho vay 12%/năm.


    Thống đốc cho biết, tăng trưởng tín dụng của tháng 5 có thể dao động trong khoảng 1,7-1,86%.

    Tính đến hết tháng 5/2010, mức tăng trưởng tín dụng khu vực phi sản xuất (bao gồm cho vay kinh doanh chứng khoán, cho vay bất động sản, cho vay tiêu dùng…) chỉ tăng 1,89% và chiếm 17 – 18% tổng dư nợ. Trong đó, dư nợ cho vay bất động sản là 192 nghìn tỷ đồng, tăng so với đầu năm là 4,54%; cho vay kinh doanh chứng khoán đến nay là 14 nghìn tỷ đồng, tăng 13,6%. Tiền gửi dân cư tăng 17%.


    Tính đến ngày 25/5, dư nợ tín dụng bằng đồng Việt Nam chỉ tăng 2,45% so với cuối năm 2009 trong khi dư nợ đối với ngoại tệ tăng tới 25%.




    V.Minh
    Theo SBV


  10. songngu81

    songngu81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Đã được thích:
    31
    Thị trường đã phản ứng thái quá với thông tin về khủng hoảng nợ châu Âu?

    Chưa chắc đồng euro yếu đã tạo ra quá nhiều bất lợi cho doanh nghiệp Việt Nam.



    st1\:-*{behavior:url(#ieooui) } /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin:0in; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} Bóng đen cuộc khủng hoảng nợ công của Hy Lạp đã phủ khắp châu Âu và ảnh hưởng tới thị trường tài chính toàn cầu.

    Thị trường trong nước cũng không tránh khỏi tác động khi VN-Index lao từ 550 điểm xuống xấp xỉ 480 điểm chỉ trong hai tuần. Liệu thị trường có phản ứng thái quá so với khả năng ảnh hưởng thực tế của cuộc khủng hoảng nợ công tới nền kinh tế trong nước?
    Đồng euro mất giá và ảnh hưởng tới nền kinh tế Việt Nam
    Từ khi cuộc khủng hoảng có dấu hiệu nghiêm trọng, đồng euro mất giá tương đối so với đồng đô la Mỹ, có thời điểm 1 euro chỉ còn ăn 1,23 đô la, rất thấp so với tỷ giá xấp xỉ 1,4 đô la Mỹ đầu tháng 3. Do tỷ giá giữa đô la Mỹ và đồng Việt Nam tương đối ổn định cùng thời gian trên, tính theo tỷ giá chéo, đồng euro cũng mất giá tương tự so với đồng Việt Nam.
    Việc đồng Việt Nam “tăng giá” so với euro đồng nghĩa với bất lợi cho các hoạt động xuất khẩu và thuận lợi cho các hoạt động nhập khẩu với thị trường châu Âu.
    Tuy nhiên, nếu nhìn vào chênh lệch ròng giữa hai hoạt động này, ảnh hưởng tới thâm hụt cán cân thương mại của Việt Nam không đáng kể. Năm 2009, xuất khẩu vào khu vực đồng tiền chung châu Âu đạt 9,4 tỉ đô la Mỹ trong khi nhập khẩu đạt 6,4 tỉ đô la Mỹ.
    Nếu đồng euro mất giá khoảng 10% so với năm 2009 và giả sử tỷ trọng các hoạt động thương mại được giữ nguyên trong năm 2010, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ bị thiệt hại khoảng 300 triệu đô la Mỹ ((9,4 tỉ - 6,4 tỉ)x10%). Đây không phải là mức đáng lo ngại trong bối cảnh kinh tế có chiều hướng phục hồi tốt trong năm 2010 và dự trữ ngoại tệ được cải thiện thời gian gần đây.
    Đồng thời, khi đồng euro mất giá, các doanh nghiệp nhập khẩu hoàn toàn có thể tăng cường ưu tiên, nâng cao giá trị nhập khẩu từ khu vực đồng tiền chung châu Âu, giảm bớt từ các khu vực khác như Mỹ, Nhật,… đối với các loại hàng hóa có thể thay thế được.
    Tương tự, các doanh nghiệp xuất khẩu có thể xem xét đưa hàng hóa sang các thị trường khác nếu lợi ích kinh tế khả quan hơn. Do đó, cán cân thương mại có thể sẽ còn được cải thiện hơn nữa. Nếu đồng euro tiếp tục được duy trì ở mức thấp trong thời gian dài như dự đoán của nhiều chuyên gia kinh tế, Việt Nam hoàn toàn có khả năng thích nghi để cân đối lại tỷ trọng thương mại với khu vực đồng tiền chung châu Âu.
    Ảnh hưởng dây chuyền tới nền kinh tế Mỹ, Trung Quốc
    Do cuộc khủng hoảng nợ châu Âu diễn biến xấu hơn dự đoán thị trường tài chính Mỹ cũng bắt đầu lung lay. Nguyên nhân chính được xác định từ hai sự kiện chính: (i) Mỹ là chủ nợ lớn của các nước thuộc khu vực đồng tiền chung châu Âu (ước tính hơn 1.000 tỉ đô la Mỹ); và (ii) nếu đồng euro được duy trì ở mức thấp hiện tại, Mỹ có thể mất khoảng 0,3% GDP trong năm 2010 do các hoạt động xuất nhập khẩu bị ảnh hưởng tiêu cực.
    Cùng lúc, Trung Quốc có khả năng dừng ý định tăng giá đồng nhân dân tệ do đồng tiền này đang bị mất giá mạnh so với euro, ảnh hưởng lớn tới các hoạt động xuất khẩu của nước này.
    Sàn chứng khoán Thượng Hải có phiên mất tới hơn 5% - giảm khá sâu so với các thị trường khác. Nếu Trung Quốc tiếp tục ý định tăng giá đồng nhân dân tệ do sức ép của cộng đồng quốc tế, áp lực lên cán cân thương mại sẽ tăng gấp bội nên đây không phải là quyết định sáng suốt tại thời điểm này.
    Hai nguyên nhân chính nói trên tạo áp lực lớn lên đồng đô la Mỹ và giá dầu cũng như các nguyên vật liệu khác. Giá dầu giảm mạnh so với tháng 4 (giảm gần 20%) kéo theo giá nhiều loại hàng hóa khác đi xuống.
    Với đặc điểm là một nước nhập siêu nhiều nguyên vật liệu phục vụ sản xuất, mặt bằng giá hàng hóa giảm xuống nhìn chung tác động tích cực tới các doanh nghiệp sản xuất trong nước (trừ các doanh nghiệp xuất khẩu cao su, khoáng sản, dầu thô…). Các doanh nghiệp có cơ hội lớn gia tăng lợi nhuận, đặc biệt là các doanh nghiệp có tỷ trọng doanh thu nội địa chiếm ưu thế, ít phụ thuộc vào xuất khẩu.

    Phản ứng thái quá?
    Mặc dù cuộc khủng hoảng nợ châu Âu đã diễn ra được vài tháng, chưa có dấu hiệu ảnh hưởng đáng kể về mặt kinh tế tới các doanh nghiệp trong nước. Xét từ góc độ cơ bản, hiện trạng kinh tế vẫn khá giống so với thời điểm VN-Index tiến sát ngưỡng 550 điểm; do đó tác động từ cuộc khủng hoảng nợ mang tính chất tâm lý là chính. Khi thị trường chịu tác động bởi các yếu tố tâm lý nhưng vẫn được hỗ trợ từ các yếu tố cơ bản, VN-Index có khả năng hồi phục tại bất kỳ thời điểm nào. Nếu dòng vốn nước ngoài có xu hướng tái cơ cấu trên phạm vi toàn cầu thì Việt Nam sẽ là một trong những điểm đến hấp dẫn.
    Có thể thấy thị trường trong nước dường như đang phản ứng thái quá trước cuộc khủng hoảng nợ châu Âu. Thương mại hai chiều giữa Việt Nam và Hy Lạp cũng như các “ứng cử viên tiềm năng” khác là Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha tương đối nhỏ nên tác động trực tiếp không nhiều. Nguy cơ thế giới rơi vào cuộc suy thoái lần hai sau năm 2008 vẫn chưa rõ ràng do các nền kinh tế chủ chốt khác trong khu vực châu Âu như Đức và Pháp vẫn tăng trưởng tích cực. Trong điều kiện hiện nay, kể cả cuộc khủng hoảng nợ công kéo dài, Việt Nam vẫn đang có những lợi thế nhất định có thể đảm bảo bức tranh tăng trưởng năm 2010.
    Tác giả bài viết là ông Nguyễn Việt Hùng, Giám đốc Khối phân tích - Đầu tư Công ty cổ phần Chứng khoán SME.

    Theo Thời báo kinh tế Sài Gòn

Chia sẻ trang này