Tổng hợp tin tốt và không tốt cho TTCK VN để cho thấy tại sao nên mua vào

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi songngu81, 28/05/2010.

5296 người đang online, trong đó có 469 thành viên. 19:31 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1296 lượt đọc và 29 bài trả lời
  1. songngu81

    songngu81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Đã được thích:
    31
    'Doanh nghiệp xăng dầu không thể 'cãi' lệnh Bộ'

    [​IMG]

    'DN chưa đủ lợi nhuận định mức, nên họ không chủ động giảm giá. Nhưng chúng tôi kiên quyết yêu cầu DN phải giảm giá cho người tiêu dùng'



    /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0in 5.4pt 0in 5.4pt; mso-para-margin-top:0in; mso-para-margin-right:0in; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0in; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin;}

    Ông Nguyễn Tiến Thỏa, Cục trưởng Cục Quản lý giá, Bộ Tài chính đã trao đổi với PV. VietNamNet xung quanh câu chuyện quản lý giá xăng hiện nay.

    Sẽ nhắc doanh nghiệp tính lại giá cơ sở

    Thưa ông, ông có ý kiến gì khi các doanh nghiệp (DN) kêu Bộ Tài chính “ép” DN giảm giá vô lý?

    Đúng là, DN chưa đủ lợi nhuận định mức, nên họ không chủ động giảm giá, phản ứng căng thẳng với Bộ. Nhưng chúng tôi kiên quyết yêu cầu DN phải giảm giá cho người tiêu dùng (NTD).


    Tâm lý NTD cần được coi trọng. Một thực tế là, khi thấy giá thế giới giảm, NTD muốn được giảm giá bán lẻ trong nước ngay. Nếu DN chần chừ, dân sẽ thắc mắc. Khi DN đã thu tiền của dân vào Quĩ bình ổn giá xăng dầu rồi thì những lúc giá thế giới giảm, DN phải trả lại cho NTD khoản ấy.


    Trong lúc này, NTD cần được ưu tiên hơn. Ngoài ra, giảm giá nhưng bù lại, DN vẫn được tiếp tục hỗ trợ từ Quĩ, đảm bảo DN không lỗ. Nghĩa là Bộ vẫn nghĩ cho DN.


    Chúng ta đang ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô. Đâu chỉ xăng dầu, các ngành than, xi măng, giấy, phân bón… nhấp nhổm muốn tăng giá nhưng Bộ cũng yêu cầu giữ giá mà họ đều phải chấp nhận.


    Theo Bộ Tài chính, DN tính sai giá cơ sở xăng dầu, ông có ý kiến thế nào về việc này?


    Tôi cũng không hiểu Petrolimex tính thế nào mà giá cơ sở lại cao thế! Sự sai lệch giá CIF của Petrolimex so với giá CIF của chúng tôi tính, có thể là do, khi đổi từ thùng sang số lượng lít, DN đã không nhân thêm tỷ lệ qui đổi từ nhiệt độ tiêu chuẩn sang nhiệt độ bình thường (0,9876).

    Ngoài ra, nhìn vào bảng giá cơ sở của Petrolimex, có hai yếu tố tôi cũng không nắm được là chi phí bảo hiểm và vận chuyển xăng dầu từ cảng nước ngoài về cảng Việt Nam là bao nhiêu, cũng như, họ áp dụng tỷ giá nào?


    Tuy nhiên, DN muốn tính thế nào thì tính, chúng tôi không lấy đó là căn cứ điều hành thị trường. Theo đúng công thức, các chuyên viên của Bộ tính giá cơ sở hàng ngày rất chặt chẽ, chính xác, thấy dư địa giảm giá được như vừa qua là yêu cầu DN giảm giá ngay.


    Vậy, DN tính sai giá, khiến NTD hiểu lầm thì Bộ xử lý thế nào?

    Chúng tôi sẽ nhắc DN xem xét lại những điểm sai lệch này để công bố cho chính xác. Tuy nhiên, công bố giá cơ sở hay không là quyền của DN. Theo qui định, chúng tôi khuyến khích chứ không bắt buộc DN.


    Tôi cho rằng, khi Petrolimex đã công bố giá cơ sở như vậy thì các DN còn lại cũng nên công bố.


    Sẽ điều chỉnh lại việc trích Quĩ bình ổn


    Thưa ông, tại sao vừa qua, Bộ Tài chính lại vẫn bắt trích tiếp Quĩ khi giá đang lỗ?


    Tính tới thời điểm này, Quĩ bình ổn đã xả ra hơn 500 tỷ đồng. Số dư của Quĩ còn lại là hơn 1.500 tỷ đồng.

    Chúng ta phải tính cho tương lai lâu dài. Kinh tế thế giới đang phục hồi, nhu cầu năng lượng sẽ tăng cao hơn năm trước. Nhiều tổ chức quốc tế đã dự báo giá dầu vào giữa tháng 6 và mùa đông tới, giá xăng dầu sẽ chỉ tăng lên chứ không giảm.


    Tín hiệu giá thế giới đi xuống vừa qua là đáng mừng, nhưng không lơ là được.


    Việc tiếp tục trích Quĩ là để đảm bảo tiềm lực của Quĩ được duy trì, có đủ khả năng đối phó với giai đoạn giá xăng dầu có thể lên cao sau này. Nếu không còn nguồn lực này, để giá bán lẻ tăng thì NTD cũng sẽ thiệt.


    Tuy nhiên, DN tuyên bố không trích Quĩ bình ổn khi lỗ, ông có ý kiến gì về việc này?


    DN nói thế với báo chí, nhưng không dám nói thế với Bộ Tài chính! Theo Thông tư 234, dù lãi hay lỗ, DN vẫn phải trích Quĩ và đó là tiền của NTD. Trừ trường hợp, giá cơ sở tăng trên 12% sẽ ngừng hoặc giảm mức xả Quĩ.


    Vì thế, khoản 300 đồng/lít đó đâu phải là của DN mà DN bảo không trích nữa? Ở đây là Nhà nước bắt buộc DN phải trích, nguyên tắc là thế.

    Hàng tháng, Cục Tài chính DN của Bộ đều gửi thông báo, nêu rõ sản lượng tiêu thụ xăng dầu như vậy thì số tiền phải trích Quĩ là bao nhiêu? Cuối năm quyết toán, tôi cho là không có DN nào dám bảo là lỗ, không trích. Làm thế, DN sẽ bị pháp luật sờ gáy ngay.



    Nhiều DN kiến nghị phải khống chế qui mô của Quĩ bình ổn chứ không thể bắt NTD đóng Quĩ mãi được. Theo ông, ý kiến này liệu có thuyết phục?


    DN kiến nghị nên trích 2% doanh thu để làm Quĩ thay vì trích như hiện nay. Tôi cũng đồng tình là khi giá cả ổn định, Quĩ không thể lớn mãi mãi được.


    Tuy nhiên, muốn tính được qui mô Quĩ bao nhiêu là đủ thì phải có thời gian thực tiễn kiểm chứng đã.


    Đến nay, Quĩ bình ổn mới hoạt động được vài tháng, không thể nóng vội mà thay đổi ngay. Đợt sóng đầu, chúng ta đã mất hơn 500 tỷ đồng bù từ Quĩ rồi. Vậy đợt sóng sau, liệu chúng ta sẽ mất 1.000 tỷ đồng hay bao nhiêu thì không ai đoán trước được. Khi đó, liệu 2% doanh thu xăng dầu đã đủ đối phó chưa?


    Phải để hết năm nay, trải qua 1-2 đợt sóng biến động giá tăng cao thì mới rút ra được kinh nghiệm.


    Chúng tôi đã thống nhất hết năm nay, sẽ nghiên cứu lại cách thức trích Quĩ bình ổn.



    Theo Phạm Huyền
    VietNamNet
  2. songngu81

    songngu81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Đã được thích:
    31
    .head_chuyenmuc .con .cat a:link, .head_chuyenmuc .con .cat a:visited, .head_chuyenmuc .con .cat a:active, .head_chuyenmuc .con .cat a:hover { color:#064599 !important; }
    “Sẽ làm nghiêm với huy động 12%/năm!”

    .head_chuyenmuc .con .cat a:link, .head_chuyenmuc .con .cat a:visited, .head_chuyenmuc .con .cat a:active, .head_chuyenmuc .con .cat a:hover { color:#064599 !important; }
    NGUYỄN HOÀI
    31/05/2010 09:16 (GMT+7)

    [​IMG] Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu.
    Thị trường gần đây đón nhận thông tin một số ngân hàng thương mại nâng lãi suất huy động trên mức 12%/năm
    Thị trường gần đây đón nhận thông tin một số ngân hàng thương mại nâng lãi suất huy động trên mức 12%/năm, bằng nhiều cách khác nhau. Điều này đang đi ngược với định hướng “vào 10 ra 12” của Chính phủ.

    Xung quanh vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu.

    Dư luận đang cho rằng, vì Ngân hàng Nhà nước “thắt chặt” nên một số ngân hàng thương mại mới tăng lãi suất huy động lên 12%/năm. Thống đốc lý giải như thế nào?

    Tôi khẳng định, hoạt động của Ngân hàng Trung ương vẫn nhịp nhàng, giữ vững khả năng điều tiết dòng tiền vào ra một cách hợp lý. Kể cả thời điểm khó khăn nhất là cận kề Tết Nguyên đán, các tổ chức rút ra 70 nghìn tỷ đồng (trong đó: tổ chức kinh tế rút 40 nghìn tỷ đồng, kho bạc rút 20 nghìn tỷ đồng, bảo hiểm rút 10 nghìn tỷ đồng), chúng tôi vẫn đảm bảo khả năng thanh khoản cho nền kinh tế.

    Và bây giờ, tăng trưởng tín dụng đã lấy lại nhịp độ bình thường: tháng 1 tăng 0,26%; tháng 2 tăng 2,09%, tháng 3 tăng 2,26%, tháng 4 tăng 1,64%, tháng 5 tăng cao nhất là 1,7%, cộng dồn lại mức tăng khoảng 8%.

    So với chỉ tiêu định hướng tăng trưởng tín dụng cả năm là 25% có vẻ hơi thấp nhưng Ngân hàng Trung ương luôn có những biện pháp kỹ thuật để đảm bảo ổn định vốn cho sản xuất kinh doanh.

    Điều hành chính sách tiền tệ đang đúng hướng và góp phần lớn vào việc ổn định các chỉ số kinh tế vĩ mô. Cụ thể, trong khi tăng trưởng kinh tế quý 1 đạt 5,83% (dự báo 6 tháng tăng trưởng trên 6%) thì so 5 tháng đầu năm với cùng kỳ, CPI tăng 8,76% còn so với 31/12/2009 thì CPI 5 tháng tăng 4,55%.

    Nhưng một thực tế là có ngân hàng đang nhích lãi suất huy động quá 12%/năm, trái với định hướng “vào 10, ra 12” của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước sẽ xử lý như thế nào?

    Khi mới bắt đầu triển khai Nghị quyết 18, tôi đã yêu cầu các ngân hàng thương mại nhà nước không được cho vay quá 14%/năm, sau đó, Chính phủ có chủ trương hạ thấp hơn, tôi đã động viên các ngân hàng thương mại cho vay ở mức 13%/năm.

    Lúc đó, khá nhiều phản ứng từ phía họ rằng, nếu hạ nữa, khách hàng tốt đi hết, chỉ còn khách hàng xấu thì sẽ rất nguy hiểm nhưng tôi vẫn động viên họ tiếp tục hạ, nếu cần Ngân hàng Nhà nước sẽ hỗ trợ và Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ thật.

    Đến giữa tháng 5/2010, chúng tôi tổng hợp lãi suất bình quân của 12 ngân hàng lớn chỉ còn 13,3%/năm. Nhưng mới đây, Chính phủ ra Nghị quyết 23, định hướng lãi suất tiếp tục xuống đến mức “vào 10, ra 12”, với mức này, chúng ta phải chấp nhận một thời gian mới hạ được.

    Hiện tại, đã có khá nhiều khách hàng vay được với mức lãi suất này, tương đương 1%/tháng, bằng năm 2007. Khi các ngân hàng thương mại lớn cho vay 12%/năm thì dần dần, họ sẽ lấy lại được khách hàng tốt, còn ngân hàng nhỏ nếu còn tăng một chút thì vì họ còn yếu, cũng nên để cho họ duy trì hoạt động.

    Vấn đề ở đây là làm sao kiềm chế chỉ số tăng giá tiêu dùng giảm xuống thì lãi suất tiền gửi sẽ giảm theo và nhờ đó, lãi suất cho vay sẽ giảm. Vĩ mô tốt lên thì người gửi sẽ yên tâm.

    Nhưng có một điều tôi muốn nói thêm là sự lộn xộn trên thị trường lãi suất chủ yếu xuất phát từ một số ngân hàng thương mại nhỏ, trước đây từ mô hình nông thôn chuyển đổi lên đô thị.

    Xin Thống đốc nói rõ hơn về kế hoạch Ngân hàng Nhà nước sẽ làm gì để thực hiện chủ trương tiếp tục giảm lãi suất của Chính phủ?

    Trong Nghị quyết 18, Chính phủ đã yêu cầu Ngân hàng Nhà nước phải đảm bảo an toàn hệ thống. Hiện nay, Hiệp hội ngân hàng đang tích cực vận động các ngân hàng thương mại giữ ổn định mặt bằng lãi suất, còn tôi đã ra lệnh yêu cầu kiểm tra tất cả những ngân hàng nào huy động 12%/năm.

    Vì đó là chống lại chỉ đạo của Chính phủ.

    Mới đây thôi, tổng giám đốc một ngân hàng phân bua với tôi rằng “báo chí đưa tin làm anh hiểu nhầm em”. Theo giải trình của ngân hàng này thì họ có tăng lãi suất một số kỳ hạn và việc báo chí thông tin nhầm lẫn. Nhưng “nhầm” hay không “nhầm” tôi cũng cho thanh tra “lội” vào sổ sách và kiểm tra tận nơi.

    Vấn đề ở đây, Ngân hàng Nhà nước không chỉ kiểm tra lãi suất mà còn phải xem xét kỹ “họ làm cái gì trong đấy”, hay là làm mất hết tiền rồi nên mới vậy.

    Như vậy, phải chăng làm mất ổn định lãi suất chính là do các ngân hàng thương mại nhỏ?

    Nói vậy cũng không sai. Ngân hàng Nhà nước hiện gặp rất nhiều khó khăn trong điều hành vì thực tế này. Khi chuyển đổi 13 ngân hàng nông thôn thành đô thị, cho đến nay quy mô hoạt động của họ vẫn còn nhỏ, định hình chưa rõ nét.

    Nếu tính chung cả hệ thống hiện nay, Việt Nam có 37 ngân hàng thương mại cổ phần, 5 ngân hàng thương mại nhà nước, 50 ngân hàng nước ngoài, 2 ngân hàng chính sách, 22 công ty tài chính, 5 ngân hàng liên doanh.

    Trong khi đó, nhìn qua một số nước sẽ thấy có sự khác biệt rất lớn đối với Việt Nam. Malaysia có 43 ngân hàng nhưng có 21 ngân hàng hồi giáo hoạt động không lãi thì coi như không có. Còn 22 ngân hàng thương mại thì trong nước chỉ có 9, phần còn lại là ngân hàng nước ngoài.

    Nền kinh tế Thái Lan lớn hơn Việt Nam nhưng chỉ có 32 ngân hàng, ngân hàng trong nước chiếm 16, còn lại là nước ngoài.

    Đặc biệt, chiến lược phát triển ngân hàng Trung Quốc lại rất thận trọng. Cả nước có cả trăm ngân hàng nhưng họ cho phép có 5 ngân hàng lớn được hoạt động mở rộng trong ngoài nước, 12 ngân hàng được hoạt động toàn quốc, 136 ngân hàng chỉ được hoạt động thành phố và 22 ngân hàng hoạt động ở nông thôn.

    Một người bạn ở quê tôi hỏi rằng: “Sao hệ thống ngân hàng của ông nhiều cá lòng tong đến vậy?” Cá lòng tong là loại cá thường xuyên quẫy đục nước, làm cho cá lớn không thể bơi. Mặc dù quy luật cạnh tranh cá lớn nuốt cá bé nhưng đến giờ đã có ngân hàng lớn nào thâu tóm được ngân hàng nhỏ?

    Chính các ngân hàng nhỏ này do tiềm lực tài chính yếu, dự trữ “lương khô” thấp nên hoạt động chủ yếu dựa vào huy động - cho vay trên thị trường 1. Gặp khi thị trường khó khăn, họ phải đẩy lãi suất huy động lên, làm rối loạn thị trường.

    Đó là một bất cập mà Ngân hàng Nhà nước không thể giải quyết trong một sớm, một chiều. Tôi cũng rất mong xã hội chia sẻ khó khăn này với chúng tôi.

    Gần đây, có ý kiến rằng, tăng trưởng tín dụng khu vực phi sản xuất chiếm tỷ trọng khá lớn, Thống đốc nói gì về vấn đề này?

    Điều này là võ đoán, tăng trưởng tín dụng hiện đang đi đúng quy luật. Tính đến hết tháng 5/2010, mức tăng trưởng tín dụng khu vực phi sản xuất (bao gồm cho vay kinh doanh chứng khoán, cho vay bất động sản, cho vay tiêu dùng…) chỉ tăng 1,89% và chiếm 17 – 18% tổng dư nợ. Đó là điều hoàn toàn bình thường.

    Trong đó, dư nợ cho vay bất động sản là 192 nghìn tỷ đồng, tăng so với đầu năm là 4,54%; cho vay kinh doanh chứng khoán đến nay là 14 nghìn tỷ đồng, tăng 13,6%.

    Tôi xin nói thêm, có một báo cáo của một cơ quan cho rằng dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán từ đầu năm đến nay tăng 14 nghìn tỷ đồng là không chính xác.

    Khi tôi mới tiếp nhận chức vụ Thống đốc, dư nợ cho vay kinh doanh chứng khoán là 26 nghìn tỷ đồng, sau đó tôi kéo xuống còn 10,3 nghìn tỷ đồng, có lúc xuống còn 6,9 nghìn tỷ đồng và bây giờ nhích lên 14 nghìn tỷ đồng. Và điều quan trọng là bây giờ, các ngân hàng thương mại cho vay kinh doanh chứng khoán không còn làm ăn bậy bạ như trước.

    Còn cho vay tiêu dùng đến nay dư nợ là 122 nghìn tỷ đồng, so với đầu năm không tăng. Lý do không tăng là tiền gửi dân cư đã tăng 17% thì họ sẽ hạn chế tiêu dùng để phòng xa. Tiết kiệm là quốc sách mà! Như vậy, có phải cơ cấu tăng trưởng tín dụng đang bất bình thường?
  3. songngu81

    songngu81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Đã được thích:
    31
    Các bác có để ý thấy là dạo này tin tốt liên tục được cập nhật không?
    Tin không tốt cũng được nói theo nghĩa tích cực .
    Vậy nghĩa là gì các bác nhỉ ?

    [r2)][r2)]
  4. songngu81

    songngu81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Đã được thích:
    31
    Phần lớn TTCK tại châu Á tăng điểm

    Cổ phiếu các công ty y tế và sản xuất hàng tiêu dùng tăng điểm nhờ dấu hiệu tăng trưởng kinh tế tốt trong khu vực.



    Cứ 2 cổ phiếu lên điểm thì có 1 cổ phiếu giảm điểm trong nhóm cổ phiếu thuộc chỉ số MSCI của TTCK châu Á – Thái Bình Dương. Tính đến 4h chiều theo giờ Tokyo, chỉ số này giảm 0,1% xuống 113,33 điểm.
    Chỉ số giảm 10% trong tháng 5 và như vậy có tháng giảm sâu nhất từ tháng 10/2008.
    Ông Yoshinori Nagano, chuyên gia chiến lược cao cấp tại Daiwa Asset Management, nhận xét: “Cổ phiếu hiện nay đã ở mức quá rẻ nếu so với triển vọng lợi nhuận và nhà đầu tư dự đoán nhiều hơn về khả năng cổ phiếu tăng điểm. Tuy nhiên họ chưa thể gạt bỏ hết nỗi lo về những vấn đề từ châu Âu.”
    Phiên cuối cùng của tháng 5, chỉ số Nikkei 225 của thị trường Nhật tăng 0,1%. Chỉ số Kospi của thị trường Hàn Quốc tăng 0,8%. Chỉ số Jakarta Composite của thị trường Indonexia tăng 3%.
    Chỉ số FTSE Bursa KLCI của thị trường Malaysia tăng 0,9%. Chỉ số S&P/ASX 200 của thị trường Úc hạ 0,6%. Chỉ số Shanghai Composite của thị trường Trung Quốc hạ 2,4%. Chỉ số Bombay SE Sensitive của thị trường Ấn Độ tăng 0,08%.
    Chỉ số MSCI của TTCK châu Á – Thái Bình Dương đã giảm trong tháng này bởi dự đoán biện pháp hạn chế đà tăng nóng trên thị trường bất động sản Trung Quốc và các biện pháp giảm thâm hụt ngân sách tại châu Âu sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng kinh tế.
    Tháng 5/2010, thị trường chứng khoán thế giới giảm điểm sâu. 4,5 nghìn tỷ USD đã “bốc hơi” . Chỉ số MSCI của TTCK châu Á – Thái Bình Dương đã giảm 9,9% trong tháng 5 và có tháng giảm mạnh nhất từ tháng 2/2010.
    Chỉ số S&P 500 tương lai tăng 0,4%. Hôm nay, thị trường Anh và thị trường Mỹ đóng cửa nghỉ lễ.
    Chỉ số S&P 50 hạ 1,2% trong phiên giao dịch ngày 28/05 sau khi Fitch hạ xếp hạng tín dụng của Tây Ban Nha 1 bậc xuống AA+ từ AAA. Tây Ban Nha hiện đang gặp khó khăn với khủng hoảng tài khóa.


    My Vân
    Theo Dân Trí/Bloomberg,Reuters
  5. trungdoan888

    trungdoan888 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/05/2010
    Đã được thích:
    0
    mai giảm tiếp. tha hồ chọn hàng!
  6. songngu81

    songngu81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Đã được thích:
    31
    Khủng hoảng bất động sản Trung Quốc tồi tệ hơn Mỹ

    Giá bất động sản tại 70 thành phố của Trung Quốc tăng 12,8% trong tháng 4/2010, mức tăng so với cùng kỳ mạnh nhất trong 5 năm.



    Chuyên gia tư vấn cho Ngân hàng Trung ương Trung Quốc cho rằng những vấn đề trên thị trường bất động sản Trung Quốc tồi tệ hơn so với Mỹ. Những bình luận trên được đưa ra trước Hội đồng nhà nước Trung Quốc, Hội đồng đưa ra tuyên bố sẽ dần dần cải thiện thuế đánh vào bất động sản – dấu hiệu đầu tiên cho thấy khả năng sẽ có thêm mức phạt áp dụng với bất động sản nhà ở để ngăn giá tăng quá cao.
    Ông Li Daokui, thành viên Ủy ban chính sách tiền tệ Trung Quốc, nhận xét: “Vấn đề trên thị trường bất động sản Trung Quốc thực tế tồi tệ hơn rất nhiều so với Mỹ và Anh trước khủng hoảng tài chính.”
    Hội đồng Nhà nước Trung Quốc chấp thuận kế hoạch khuyến khích rút vốn nhà nước ra khỏi các lĩnh vực cạnh tanh cao để giảm hoạt động đầu tư có sự hỗ trợ của chính phủ vào thị trường bất động sản đang tăng trưởng nóng. Ông cho rằng những động thái gần đây của chính phủ Trung Quốc trong việc hạn chế đà tăng nóng của thị trường bất động sản cần là một phần trong mục tiêu kiềm chế giá bất động sản trong dài hạn.
    Ông cảnh báo việc giá nhà tăng quá cao sẽ có thể ảnh hưởng đến tăng trưởng bằng việc làm chậm lại quá trình đô thị hóa. Giá nhà ở mức cao cũng có thể tạo ra nhiều bất ổn xã hội bởi nhiều người trẻ cảm thấy họ không bao giờ có thể sở hữu được một ngôi nhà.
    Ông Li nói: “Khi giá nhà cao, nhiều người, đặc biệt những người trẻ tuổi, trở nên lo lắng. Đây là vấn đề xã hội.”
    Ông nói thêm có dấu hiệu cho thấy kinh tế đang tăng trưởng quá nóng và cho rằng cần nâng tỷ lệ dự trữ bắt buộc và tăng giá đồng nhân dân tệ.
    Số liệu mới công bố cho thấy so với tháng 4/2009, giá bất động sản tại 70 thành phố của Trung Quốc tăng 12,8% trong tháng 4/2010, mức tăng so với cùng kỳ mạnh nhất trong 5 năm.
    Tại hội chợ bất động sản ở Bắc Kinh tháng 4/2010, giá căn hộ trung bình tại Bắc Kinh là 21.164 nhân dân tệ/mét vuông tương đương 3.100USD/mét vuông, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm trước.
    Như vậy một căn hộ 90 mét vuông tại Bắc Kinh sẽ có giá khoảng 1,9 triệu nhân dân tệ.


    Ngọc Diệp
    Theo Dân Trí/AFP
  7. songngu81

    songngu81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Đã được thích:
    31
    Tỷ lệ thất nghiệp tại Đức giảm vượt mọi dự báo

    Xuất khẩu của Đức tăng trưởng 10,7% trong tháng 3/2010, mức tăng mạnh nhất trong 18 năm.



    Tỷ lệ thất nghiệp tại Đức tháng 5 giảm sâu hơn so với dự báo của các chuyên gia. Xuất khẩu của nền kinh tế lớn nhất châu Âu này tăng trưởng mạnh. Cơ quan thống kê Đức công bố số lượng người thất nghiệp tại Đức trong tháng vừa qua giảm khoảng 45 nghìn xuống 3,25 triệu người, mức thấp nhất từ tháng 12/2008.
    Số lượng người thất nghiệp đã được dự báo chỉ giảm 17 nghìn. Tỷ lệ thất nghiệp tháng 5 xuống 7,7% từ mức 7,8%.
    Ông Carsten Brzeski, chuyên gia kinh tế tại ING Group, nhận xét: “Thị trường lao động chuyển hướng tích cực hơn dự báo của nhiều chuyên gia. Sẽ chỉ mất vài tháng nữa để thị trường lao động trở lại trạng thái trước khủng hoảng.”
    Nhu cầu của nhóm nước mới nổi đối với hàng hóa của Đức đang khiến nhiều công ty đẩy mạnh tuyển dụng nhân sự. Dù khủng hoảng tài khóa châu Âu ảnh hưởng tiêu cực đến niềm tin tại khu vực đồng tiền chung châu Âu, khủng hoảng khiến đồng euro yếu, đồng tiền yếu có tác dụng quan trọng hỗ trợ xuất khẩu.
    Từ đầu năm 2010 đến nay, đồng euro đã hạ giá 15% so với đồng USD.
    Xuất khẩu của Đức tăng trưởng 10,7% trong tháng 3/2010, mức tăng mạnh nhất trong 18 năm. Số lượng đơn đặt hàng các nhà máy tăng 5% trong tháng 3, cao gấp 3 lần dự báo của giới chuyên gia.
    Đồng euro vẫn tiếp tục hạ giá so với đồng USD sau báo cáo trên và hiện đã giảm 0,9% xuống mức 1,2197USD/euro tính đến 9h sáng tại thị trường London.
    Giá trái phiếu tăng, lợi tức trái phiếu chính phủ Đức giảm 6 điểm cơ bản xuống 2,597%.


    Ngọc Diệp
    Theo Dân Trí/Bloomberg

  8. songngu81

    songngu81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Đã được thích:
    31

    Triển vọng Kinh tế Vĩ mô Việt Nam – Cập nhật T6/2010​

    http://www.*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=13409(*********) – Cập nhật và đánh giá tình hình kinh tế vĩ mô Việt Nam qua các số liệu vừa mới được công bố. TÓM TẮT NHẬN ĐỊNH
    - Khủng hoảng nợ công châu Âu đang có dấu hiệu lan rộng. Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nếu khủng hoảng kéo dài, do độ mở của nền kinh tế ngày càng lớn.
    - Tăng trưởng tín dụng T5/2010 tiếp tục thấp, ở mức 1.86%. Lần đầu tiên trong 3 năm, vốn huy động tăng cao hơn tín dụng cho vay. Dự báo lãi suất cho vay tiếp tục xu hướng giảm.
    - Lãi suất TPCP giảm khoảng 1%, tỷ lệ đấu thầu thành công tăng. Điều này củng cố nhận định thị trường tiền tệ sẽ được cải thiện trong thời gian tới.
    - CPI T5/2010 tăng thấp, ở mức 0.27%. Sức ép lạm phát trong năm 2010 là không lớn.
    - Nhập siêu T5/2010 thấp nhất kể từ T3/2009, nhờ xuất khẩu vàng. Thâm hụt thương mại vẫn đang vượt quá 10% GDP.
    - Dự báo nhập siêu năm 2010 tiếp tục ở mức cao, dù NHNN siết chặt quản lý nguồn ngoại tệ. Mức nhập siêu cả năm khoảng 13-14 tỷ USD, chiếm hơn 20% kim ngạch xuất khẩu. Một cách tích cực, điều này cho thấy sản xuất và đầu tư trong nước đã phần nào phục hồi sau khủng hoảng.
    - FDI đăng ký vẫn thấp, nhưng FDI giải ngân khả quan. FDI phân bố đều khắp các tỉnh thành.
    - Dự báo tỷ giá USD/VND sẽ không biến động nhiều trong thời gian còn lại của năm 2010.

    http://www.*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=13402 Bối cảnh kinh tế thế giới: Khủng hoảng nợ công lan rộng. Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng nếu khủng hoảng kéo dài, do độ mở của nền kinh tế ngày càng lớn
    Chứng khoán trong nước và thế giới đang trong giai đoạn biến động mạnh bởi những rủi ro khủng hoảng nợ công ở châu Âu. Không ít người đã lo ngại khủng hoảng kép sẽ sớm diễn ra bất chấp các nỗ lực giải cứu nợ công của EU và IMF. Hiện tại khủng hoảng nợ công như là một căn bệnh không chỉ diễn ra Hy Lạp, Iceland, Ý, Tây Ban Nha mà đã lan sang quốc gia khác trong Liên minh châu Âu như Hungary, Romania.
    Khủng hoảng nợ công đang bùng nổ ở châu Âu được xem như là một sự kiện tất yếu trước tình trạng nợ công quá mức ở một số nền kinh tế. Nhiều nhận định còn cho rằng đây chỉ là một sự khởi đầu cho những diễn biến tồi tệ tiếp theo của kinh tế khu vực này. Trước mắt, kinh tế khu vực châu Âu sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đà phục hồi kinh tế của khu vực này đang bị chặn đứng. Khu vực đồng tiền chung châu Âu (Eurozone) phải đứng trước các lựa chọn khó khăn trong các chính sách kinh tế.
    Đến thời điểm hiện nay kinh tế và thị trường tài chính của Việt Nam chưa bị ảnh nhiều bởi khủng hoảng nợ châu Âu. Xuất khẩu vẫn duy trì được đà tăng trưởng khả quan, trong khi FDI giải ngân tăng mạnh so với cùng kỳ năm trước và được dự báo sẽ duy trì được đà tăng trưởng trong những tháng còn lại của năm 2010. Một số chỉ số vĩ mô khác trong nước như lạm phát, tỷ giá được giữ ở mức khá ổn định trong những tháng gần đây.
    Kinh tế Việt Nam có độ mở khá lớn và ngày càng hội nhập sâu vào kinh tế thế giới. Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam hơn 1.5 lần GDP, vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) chiếm gần 1/3 vốn đầu tư của toàn bộ nền kinh tế. Ngoài ra, vốn vay ODA, kiều hối chiếm một phần quan trọng đối với việc thúc đẩy tăng trưởng.
    Do vậy, khủng hoảng nợ ở châu Âu nếu tiếp tục kéo dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các nền kinh tế khác và sẽ lan tỏa đến Việt Nam. Trước mắt một số mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam sang EU sẽ gặp khó khăn do đồng Euro mất giá và nhu cầu tiêu thụ ở khu vực này sút giảm. Trên thị trường chứng khoán, giới đầu tư trong nước đang tỏ ra rất cẩn trọng trước sự biến động phức tạp của tình hình kinh tế thế giới, dù khối ngoại vẫn tiếp tục đổ tiền vào khá mạnh.
    Tăng trưởng tín dụng T5/2010 tiếp tục thấp, ở mức 1.86%. Lần đầu tiên trong 3 năm, vốn huy động tăng cao hơn tín dụng cho vay. Dự báo lãi suất cho vay tiếp tục xu hướng giảm
    Trong tháng 5, lãi suất cho vay trên thị trường giảm không đáng kể, trong khi đó xuất hiện những cuộc đua tăng lãi suất huy động của các ngân hàng. Lãi suất trên thị trường liên ngân hàng cũng tăng lên khá mạnh. Tăng trưởng tín dụng tiếp tục ở mức khá thấp.
    Dù lãi suất cho vay tháng 5 giảm trung bình gần 1% so với tháng 4, nhưng tăng trưởng tín dụng chỉ đạt 1.86%, thấp hơn mức 2.17% trong tháng 4. Trong đó, đáng lưu ý là tăng trưởng tín dụng của ngoại tệ (25%) vẫn cao hơn khá nhiều so với nội tệ (2.45%). Tăng trưởng tín dụng tháng 5 so với cùng kỳ năm trước tăng 29.93%.
    Tổng phương tiện thanh toán (cung tiền M2) tháng 5 tăng 2.44% so với tháng trước, và tăng 7.5% so với đầu năm. So với cùng kỳ năm trước, cung tiền M2 đã tăng 20.9%. Vốn huy động tháng 5 ước tăng 2.53%, trong đó nội tệ tăng 2.89%, ngoại tệ tăng 1.19%. Tính trong 5 tháng, tổng vốn huy động tăng 7.8%. Đây là lần đầu tiên trong 3 năm qua vốn huy động tăng trưởng cao hơn so với tín dụng cho vay.
    Mức tăng trưởng tín dụng và cung tiền M2 trong những tháng vừa qua khá thấp so với cùng kỳ những năm trước đó. Nguyên nhân là do người vay tiền đã không còn mặn mà với việc vay tiền do lãi suất hiện nay duy trì ở mức khá cao. Lãi suất cho vay tiêu dùng phổ biến từ 14-16% khiến cho tín dụng tiêu dùng hầu như không tăng trưởng kể từ đầu năm đến nay. Lãi suất cho vay sản xuất kinh doanh vẫn còn phổ biến ở mức 13-14%. Mặc dù mức lãi suất này giảm mạnh so với mức 16-18% trong những tháng đầu năm, tuy nhiên người vay vẫn đang kỳ vọng lãi suất tiếp tục giảm.
    Việc lãi suất trên thị trường hiện nay đã vượt xa lãi suất tái chiết khấu 6% và lãi suất tái cấp vốn 8% và cũng cao hơn nhiều tốc độ tăng giá tiêu dùng tính đến tháng 5 (8.76%). Chúng tôi cho rằng nguyên nhân làm cho lãi suất thị trường ở mức cao là do Ngân hàng Nhà nước (NHNN) vẫn đang hạn chế cung tiền qua thị trường mở. Việc hạn chế cung tiền này nhằm mục tiêu kiềm chế lạm phát song nó cũng khiến cho doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận các nguồn vốn giá rẻ phục vụ sản xuất kinh doanh.
    Trong thời gian tới, chính sách tiền tệ tiếp tục là một yếu tố quan trọng của nền kinh tế. Chúng tôi cho rằng NHNN sẽ sớm thực hiện các giải pháp để hạ lãi suất thị trường. Tuy vậy, NHNN cũng tiếp tục cẩn trọng trong việc tăng cung tiền để duy trì được mục tiêu lạm phát trong năm nay. Tăng trưởng tín dụng tính đến tháng 5 đang ở mức gần 30% so với cùng kỳ năm trước cũng không phải là mức thấp.

    http://www.*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=13403 Lãi suất TPCP giảm khoảng 1%, tỷ lệ đấu thầu thành công tăng. Điều này củng cố nhận định thị trường tiền tệ sẽ được cải thiện trong thời gian tới
    Một tín hiệu khá tích cực đối với thị trường tiền tệ trong tháng 5 là tỷ lệ thành công trong đấu thầu trái phiếu Chính phủ (TPCP) cao hơn, lãi suất giảm. Trong tháng 5, đã có 6,400 tỷ đồng TPCP được đấu thầu thành công, bằng 64% tổng giá trị gọi thầu, lớn gấp hai lần 4 tháng đầu năm 2010. Lãi suất TPCP cũng giảm khoảng 1% so với khoảng thời gian trước. Trong 4 tháng đầu năm nay chỉ có 3,280 tỷ đồng được đấu thầu thành công, chiếm 19.4% tổng giá trị gọi thầu. Dù vậy, tổng số tiền huy động trong hơn 5 tháng qua chưa bằng 1/5 mục tiêu trong năm 2010 của Chính phủ.
    Chúng tôi cho rằng trong thời gian tới TPCP tiếp tục được các ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác quan tâm. Nguyên nhân ngoài việc lãi suất trái phiếu hấp dẫn còn do các ngân hàng đang ”khát” trái phiếu dùng để chiết khấu vay vốn giá rẻ từ NHNN. Sự chuyển biến khả quan của thị trường này một lần nữa giúp chúng tôi tin rằng thị trường tiền tệ sẽ tích cực hơn trong thời gian tới.
    CPI T5/2010 tăng thấp, ở mức 0.27%. Sức ép lạm phát trong năm 2010 là không lớn
    Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 5 tăng 0.27%, tuy cao hơn mức 0.14% của tháng trước những khá thấp so với những tháng trước đó. Tính trong 5 tháng đầu năm CPI đã tăng 4.55%, tăng 8.76% so với cùng kỳ năm trước, thấp hơn mức 9.23% của tháng 4.
    Mức tăng thấp khá thấp của CPI trong 2 tháng vừa qua thực sự là một tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế. Việc tăng lương trong tháng 5 không tác động nhiều đến chỉ số giá tiêu dùng. Hiệu ứng từ việc tăng giá điện, nguyên vật liệu tác động khá mạnh vào nhóm hàng hóa nhà ở, vật liệu xây dựng, phương tiện đi lại nhưng không tác động mạnh sang hàng hóa khác.
    Giữ các quan điểm nhận định trước đây, chúng tôi tin rằng tốc độ tăng lạm phát trong những tháng sắp tới tiếp tục ở mức thấp. Khủng hoảng nợ công của châu Âu làm cho giá cả hàng hóa và nguyên vật liệu đang có xu hướng giảm. Giá nhiều mặt hàng trong nước cũng chưa thể tăng mạnh do nhu cầu tiêu thụ vẫn khá chậm chạp. Ngoài ra, sức ép lạm phát từ cung tiền cũng đã giảm rất nhiều do tăng trưởng tín dụng và cung tiền M2 trong những tháng vừa qua ở mức khá thấp. Chúng tôi tin rằng lạm phát trong năm nay sẽ được kiểm soát trong vòng 8-9% như mục tiêu mới đây của Chính phủ.

    http://www.*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=13404 Nhập siêu T5/2010 thấp nhất kể từ T3/2009, nhờ xuất khẩu vàng. Thâm hụt thương mại vẫn đang vượt quá 10% GDP
    Trong tháng 5, nhập siêu giảm xuống mức thấp nhất kể từ tháng 3/2009 đến nay. Tuy vậy, nhập siêu giảm lại do kim ngạch xuất khẩu vàng tăng đột biến. Thực tế kim ngạch nhập khẩu vẫn ở mức rất cao. Kinh tế Việt Nam tiếp tục phụ thuộc quá nhiều vào nhập khẩu hàng hóa.
    Xuất khẩu tháng 5 ước tính đạt 6.1 tỷ USD, mức cao nhất trong vòng 22 tháng qua, tăng 37.5% so với cùng kỳ năm trước. Tuy vậy, trong số 6.1 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu của tháng 5 thì có đến 0.8 tỷ USD đến từ xuất khẩu vàng. Như vậy nếu loại bỏ việc xuất khẩu vàng thì xuất khẩu tháng 5 chỉ còn 5.3 tỷ USD, thấp hơn mức 5.7 tỷ USD của tháng 4.
    Tính chung 5 tháng đầu năm xuất khẩu đạt 25.83 tỷ USD, tăng 12.3% so với cùng kỳ năm trước. Nếu loại bỏ vàng khỏi rổ hàng hóa xuất khẩu thì xuất khẩu tăng 23% so với cùng kỳ năm trước. Ngoài ra, nếu không tính xuất khẩu dầu thô giảm mạnh về khối lượng thì xuất khẩu vẫn duy trì được đà tăng khá mạnh.
    Nhập khẩu đạt 6.85 tỷ USD, giảm nhẹ so với tháng trước nhưng tăng 5.5% so với cùng kỳ năm 2009. Tính 5 tháng đầu năm nhập khẩu đạt 31.2 tỷ USD, tăng 29.8% so với cùng kỳ năm trước. Nhiều mặt hàng hàng nhập khẩu tăng cả khối lượng và giá trị. Nhập khẩu nguyên vật liệu tăng cho thấy sản xuất công nghiệp trong nước đang trên đà phục hồi.
    Tháng 5, nhập siêu chỉ còn 0.75 tỷ USD và là mức thấp nhất kể từ tháng 3/2009 đến nay. Tổng mức thâm hụt thương mại trong 5 tháng là 5.37 tỷ USD bằng 20.8% xuất khẩu. Nếu loại yếu tố vàng khỏi các mặt hàng xuất khẩu thì nhập siêu vẫn ở mức rất cao, vượt xa mục tiêu 20% kim ngạch xuất khẩu. Thâm hụt thương mại vẫn đang vượt quá 10% GDP, đây là một ngưỡng không an toàn theo tiêu chuẩn thông thường trên thế giới.

    http://www.*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=13405 Dự báo nhập siêu năm 2010 tiếp tục ở mức cao, dù NHNN siết chặt quản lý nguồn ngoại tệ. Mức nhập siêu cả năm khoảng 13-14 tỷ USD, chiếm hơn 20% kim ngạch xuất khẩu. Một cách tích cực, điều này cho thấy sản xuất và đầu tư trong nước đã phần nào phục hồi sau khủng hoảng
    Chúng tôi cho rằng trong thời gian tới hoạt động xuất khẩu của Việt Nam sẽ tiếp tục được cải thiện, nhưng khó có thể kỳ vọng xuất khẩu sẽ tăng trưởng mạnh. Những khó khăn của kinh tế châu Âu, cùng với giá nhiều mặt hàng cơ bản giảm sẽ làm tốc độ tăng trưởng của xuất khẩu bị chậm lại. Ngoài ra, những mặt hàng xuất khẩu lớn của Việt Nam sang châu Âu như giầy da, cà phê, thủy sản và một hàng hóa khác cũng gặp khó khăn do đồng Euro mất giá và kinh tế khu vực này gặp trở ngại mới.
    Về nhập khẩu, chúng tôi cho rằng nhập khẩu sẽ vẫn ở mức cao trong những tháng sắp tới. Nguyên nhân là do các dòng vốn từ bên ngoài như FDI, ODA, kiều hối... buộc nền kinh tế phải nhập khẩu để phục vụ đầu tư và sản xuất.
    Nhìn nhận một cách lạc quan chúng tôi cho rằng việc nhập khẩu tăng có thể là một tín hiệu tích cực đối với nền kinh tế. Nhập khẩu máy móc thiết bị, nguyên vật liệu sản xuất của Việt Nam chiếm tới hơn 90% trong tổng kim ngạch. Kim ngạch nhập khẩu gia tăng cho thấy sản xuất và đầu tư trong nước đã phần nào phục hồi sau khủng hoảng.
    Vừa qua, NHNN đưa ra quyết định siết chặt nguồn ngoại tệ đối với hoạt động nhập khẩu một số mặt hàng. Chúng tôi cho rằng việc hạn chế này sẽ không tác động nhiều để kìm hãm đà nhập siêu của Việt Nam.
    Theo dự phóng của chúng tôi, tốc độ tăng của nhập siêu năm nay vào khoảng 19-21% so với năm 2009, tức là thấp hơn nhiều so với mức tăng trưởng 5 tháng đầu năm. Tổng kim ngạch nhập khẩu cả năm có thể lên tới 81-83 tỷ USD. Mức nhập siêu cả năm 2010 vẫn sẽ đứng ở mức cao, có thể đạt 13-14 tỷ USD, chiếm hơn 20% kim ngạch xuất khẩu.
    FDI đăng ký vẫn thấp, nhưng FDI giải ngân khả quan. FDI phân bố đều khắp các tỉnh thành
    Một tín hiệu tích cực khác là FDI giải ngân tiếp tục khả quan. Tổng FDI giải ngân tháng 5 đạt 1.1 tỷ USD, đưa mức giải ngân 5 tháng lên 5.5 tỷ USD, tăng 7.1% so với cùng kỳ năm trước. FDI đăng ký đạt đạt 7.5 tỷ USD, giảm 23% so với cùng kỳ năm 2009.
    Trong số 7.5 tỷ USD vốn FDI đăng ký có tới 7.1 tỷ USD với 360 dự án đăng ký mới, chỉ có 0.4 tỷ USD là đăng ký bổ sung. Một điểm đáng lưu ý khác là FDI đăng ký phân bố khá đều ở các địa phương, trong đó Vũng Tàu, Quảng Ninh, Nghệ An trở thành các địa phương dẫn đầu trong việc thu hút FDI.
    Việc FDI đăng ký khá thấp hiện nay cũng không còn quá quan trọng vì liên tục trong 3 năm gần đây FDI đăng ký vào Việt Nam đã tăng vọt. Việc tập trung vào giải ngân một cách hiệu quả những dự án FDI đã đăng ký cũng có thể giúp cho Việt Nam duy trì được vốn đầu tư nước ngoài ở mức cao.
    Giải ngân FDI lớn cùng với những nguồn ngoại tệ khác giúp bù đắp thâm hụt tài khoản vãng lai, giảm sức ép lên tỷ giá tiền đồng.

    http://www.*********.vn/ImageView.aspx?ThumbnailID=13406 Dự báo tỷ giá USD/VND sẽ không biến động nhiều trong thời gian còn lại của năm 2010
    Phản ứng có phần thái quá của thị trường trước những tin đồn về phá giá tiền đồng trong tháng 5 một lần nữa cho thấy thị trường rất nhạy cảm trước thông tin tỷ giá. Qua đợt biến động này cũng cho thấy người dân vẫn chưa thật sự tin tưởng vào sự ổn định của đồng nội tệ. Có lẽ những đợt điều chỉnh giá bất ngờ trong thời gian qua đã tạo ra tâm lý này.
    Như những nhận định trước đây, chúng tôi cho rằng tình trạng thiếu hụt ngoại tệ trong năm 2010 sẽ không đáng lo ngại. Thâm hụt thương mại vẫn ở mức cao nhưng có thể được bù đắp bởi các dòng vốn đầu tư bên ngoài đổ vào. Ngoài ra, quyết định nới rộng tỷ giá tiền đồng vào đầu năm làm cho kỳ vọng mất giá tiền đồng giảm. Viêc ngoại tệ ít được tích trữ hơn giúp nguồn cung ngoại tệ trên thị trường dồi dào. Chúng tôi tin là tỷ giá USD/VND trong những tháng sắp tới sẽ không biến động nhiều.
    Mặc dù vậy, chúng ta cũng cần phải lưu ý sự tăng trưởng tín dụng bằng ngoại tệ cao trong những tháng vừa qua có thể gây sức ép lên tỷ giá khi nhiều khoản vay đáo hạn. Những cơn sốt trên thị trường ngoại hối có thể hình thành từ việc đầu cơ và chênh lệch cung cầu ngắn hạn.
    Hồ Bá Tình

  9. songngu81

    songngu81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Đã được thích:
    31
    CPI còn kéo dài xu hướng tăng thấp?
    vneconomy
    Sau 3 tháng của quý 2 chỉ tăng ở mức rất thấp, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) được dự báo sẽ tiếp tục ổn định trong ngắn hạn. Tại Hội nghị sơ kết hoạt động Tổ điều hành thị trường trong nước hôm 29/6 tại Vĩnh Phúc, các ý kiến đều thống nhất quan điểm này.

    “Trong tháng 7, do giá cả phần lớn các loại hàng hóa trên thị trường tiếp tục xu hướng ổn định hoặc dao động ở mức thấp nên CPI chỉ tăng nhẹ so với tháng 6 và ở mức khoảng 0,2-0,3%”, dự thảo báo cáo của Tổ điều hành thị trường trong nước nhận định.

    Dù khá “chắc tay” trong dự báo CPI những tháng gần đây nhưng nhìn trong dài hạn, Tổ điều hành thị trường trong nước cho rằng, giá cả thị trường vẫn tiềm ẩn những nhân tố khó lường.

    Bên cạnh những yếu tố thuận lợi để có thể giữ ổn định kinh tế vĩ mô, đưa tăng trưởng đạt cao hơn trong 2 quý cuối năm, theo đại diện Cục Quản lý giá (Bộ Tài chính), những yếu kém tồn tại của nền kinh tế và tốc độ tăng trưởng thấp trong năm 2009 sẽ còn ảnh hưởng nhiều đến sản xuất và đời sống, trong đó lạm phát vẫn còn nguy cơ có thể quay trở lại nếu không có đối sách thích hợp.

    Dự báo về giá cả hàng hóa 6 tháng cuối năm, Tổ điều hành cho rằng, thị trường hàng hóa thế giới sẽ tiếp tục chịu tác động từ các chính sách kinh tế vĩ mô, các chỉ số kinh tế từ các nền kinh tế chủ chốt.

    Một số nền kinh tế lớn tuy đã phục hồi nhưng vẫn tồn tại những bất ổn, việc duy trì lãi suất thấp tại một số nước gây lo ngại về khả năng tăng trưởng quá nóng (trong quý 1, Brazil đạt tăng trưởng 10%, Trung Quốc tăng 11,9%...), đặc biệt là những lo ngại từ cuộc khủng hoảng châu Âu và các biện pháp khắc phục sẽ ảnh hưởng tới quá trình phục hồi kinh tế, cũng như nhu cầu đối với các hàng hóa thiết yếu.

    Tổ điều hành cho rằng, giá nhiều mặt hàng nguyên nhiên liệu trên thị trường thế giới còn diễn biến khó lường, nhưng sẽ chỉ biến động nhẹ. Chia sẻ nhận định này, đại diện Vụ Thương mại, Dịch vụ và Giá cả (Tổng cục Thống kê) lưu ý đến các mặt hàng như sắt thép, xăng dầu, thức ăn chăn nuôi, phân bón, thuốc chữa bệnh…

    Cũng liên quan đến các tác động từ quốc tế, vị này cho rằng, nhập khẩu nguyên, nhiên vật liệu phục vụ sản xuất cuối năm có thể tăng lên trong giai đoạn tới, gây áp lực tăng nhập siêu. Trong khi diễn biến đồng Nhân dân tệ lên giá cũng sẽ làm tăng giá các mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc của doanh nghiệp Việt Nam.

    Ở trong nước, tiêu dùng và đầu tư cũng đang lấy lại đà phục hồi. Với một năm nhiều ngày lễ lớn, nhiều công trình lớn được đầu tư thì nửa cuối năm 2010 có thể xuất hiện mức cầu hàng hóa lớn hơn. Ngoài ra, bội chi ngân sách theo dự kiến cả năm là 119,7 nghìn tỷ đồng thì vẫn còn nhiều dư địa khi hết 6 tháng mới đạt trên 28 nghìn tỷ đồng.

    Trong một diễn biến trái chiều, chi phí đầu vào sản xuất đã cơ bản sẽ chắc chắn ổn định ở một số yếu tố. Giá than và điện sẽ không tăng trong nửa cuối năm nay, ngoài ra là lương lao động và thuế... Tuy nhiên, giá xăng dầu và một số hàng hóa khác sẽ tiếp tục theo cơ chế giá thị trường trong nửa cuối năm nay.

    Với nhân tố tiền tệ, theo Vụ Chính sách tiền tệ (Ngân hàng Nhà nước), dự báo cả năm 2010, tổng phương tiện thanh toán tăng khoảng 20-23%, tín dụng tăng 24-26%, huy động vốn tăng khoảng 23-24%. Nếu so với các con số tương ứng đến hết tháng 6 là khoảng 9,6%; 10,52% và 10,82%, lượng cung tiền ra thị trường nửa cuối năm có thể sẽ cao hơn.

    Riêng lãi suất, Vụ Chính sách tiền tệ cho rằng có thể giảm trong giai đoạn cuối năm. Tuy nhiên, mức độ giảm sẽ khó có thể đạt biên độ lớn do kinh tế vĩ mô chưa thật vững chắc và còn tiềm ẩn nguy cơ tái lạm phát; cầu vốn trên thị trường lớn hơn cung…

    Trong khi đó, tỷ giá có nhiều khả năng sẽ tiếp tục ổn định. Việc điều chỉnh giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc bằng ngoại tệ và sử dụng các công cụ chính sách tiền tệ như nghiệp vụ thị trường mở, tái cấp vốn và hoán đổi ngoại tệ… trong giai đoạn trước khiến cung cầu ngoại tệ cân bằng hơn.

    Hiện, tính thanh khoản ngoại tệ ở mức cao, trạng thái ngoại tệ của các ngân hàng thương mại ở mức dương khoảng 500 triệu USD. Tính đến tháng 6, VND chỉ giảm giá khoảng 2,8% so với USD, tỷ giá thị trường tự do sát với tỷ giá của ngân hàng thương mại, Vụ Chính sách tiền tệ cho biết.

    Dự báo kịch bản kinh tế cho 6 tháng còn lại, nhiều chuyên gia đồng quan điểm rằng, sản xuất và tiêu dùng sẽ tiếp tục khả quan, các nguồn vốn huy động có thể đạt cao hơn, xuất khẩu tiếp tục được đẩy mạnh cũng với sự phát triển của thị trường trong nước sẽ tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP. Thêm nữa, các chính sách và giải pháp bình ổn thị trường cũng đang được rốt ráo thực hiện.

    Trên cơ sở đó, các phân tích đều cho rằng, CPI sẽ tiếp tục xu hướng tăng thấp trong quý 3, chuyển thêm dư địa cho các tháng của quý 4. Ở kịch bản khả thi, với mức tăng CPI hơn 1% trong 2 tháng cuối năm nay, nhiều khả năng CPI năm 2010 vẫn chỉ tăng ở mức 1 con số.

    Phân tích xu hướng và các khả năng tác động đến giá cả thị trường, Vụ Chính sách tiền tệ cho rằng, lạm phát có thể được kiểm soát ở mức khoảng 8-8,5% trong năm 2010. Kịch bản này cũng nhận được khá nhiều sự đồng tình.
  10. songngu81

    songngu81 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    17/10/2006
    Đã được thích:
    31
    .head_chuyenmuc .con .cat a:link, .head_chuyenmuc .con .cat a:visited, .head_chuyenmuc .con .cat a:active, .head_chuyenmuc .con .cat a:hover { color:#064599 !important; }
    Giảm lãi suất, ngân hàng được và mất gì?


    29/06/2010 17:28 (GMT+7)

    [​IMG] Tại một phòng giao dịch của MB.
    Sau cuộc họp cuối tuần qua, các ngân hàng lớn đã bắt đầu công bố chính sách lãi suất cho vay mới
    Sau cuộc họp cuối tuần qua, các ngân hàng lớn đã bắt đầu công bố chính sách lãi suất cho vay mới.

    Điểm nhiều người quan tâm lúc này là các nhà băng liệu đã có đủ các điều kiện để giảm lãi suất, cũng như có sẵn sàng chia sẻ lợi nhuận và chịu những áp lực gì?

    VnEconomy vừa có cuộc trao đổi với bà Cao Thị Thúy Nga, Phó tổng giám đốc Ngân hàng Quân đội (MB), xoay quanh những nội dung trên.

    Sẽ khó khăn hơn, nhưng...

    Theo đồng thuận đạt được cuối tuần qua, MB sẽ thực hiện giảm lãi suất cho vay trong thời gian tới như thế nào, thưa bà?

    Thực tế MB đã hạ lãi suất cho vay từ tháng 5, cho vay ngắn hạn bằng VND thấp nhất đã là 12,8%/năm đối với các doanh nghiệp tốt theo đánh giá của hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ; với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là 13,5%/năm, cũng như với các doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp có quan hệ truyền thống với ngân hàng.

    Bắt đầu từ tháng 7 này, chúng tôi tiếp tục thực hiện hạ lãi suất cho vay xuống 12,5%/năm đối với các khoản vay ngắn hạn, áp dụng cho các đối tượng khách hàng doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp - nông thôn, xuất khẩu, doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp truyền thống tốt. Các khoản vay trung dài hạn cũng sẽ giảm dần.

    Chủ trương của Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước hỗ trợ, Hiệp hội Ngân hàng vận động, còn thực tế các ngân hàng đã đủ điều kiện để hạ lãi suất chưa?

    Như đã nói là MB đã hạ từ tháng 5. Tự thân ngân hàng cũng muốn đẩy mạnh tăng trưởng tín dụng so với đầu năm, sử dụng nguồn vốn huy động được một cách hiệu quả nhất, bên cạnh đảm bảo điều kiện về vốn khả dụng và thanh khoản.

    Tất nhiên, bên cạnh việc ủng hộ chủ trương của Chính phủ, giảm lãi suất thì ngân hàng có thể hoạt động sẽ khó khăn hơn, hiệu quả kinh doanh từ tín dụng có thể thấp hơn, nhưng đổi lại ngân hàng sẽ đẩy mạnh tín dụng, mở rộng thị phần và khách hàng.

    Dĩ nhiên là khi giảm lãi suất như vậy thì ngân hàng cũng phải tính đến yêu cầu đảm bảo có lãi, nhưng lợi nhuận sẽ không cao, vì chi phí vốn chưa thể giảm ngay và hiện cũng ở mức cao.

    Như vậy, lãi suất giảm, các ngân hàng kỳ vọng và dự kiến sẽ đẩy mạnh được tăng trưởng tín dụng trong thời gian tới?

    Phải nói rằng tăng trưởng tín dụng không chỉ dựa vào yếu tố lãi suất, mà còn dựa vào khả năng cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam, vào nhu cầu của thị trường, hay như sự phụ thuộc vào hoạt động xuất khẩu và các thị trường xuất khẩu… Những yếu tố đó diễn biến tốt lên thì nhu cầu tín dụng trong nước tăng lên. Thực tế, có những thời điểm trước đây lãi suất ngân hàng cho vay lên tới 20%/năm nhưng cầu lớn và tín dụng vẫn tăng. Ngược lại, nếu không có cầu thì lãi suất có 12% hay 10% thì chưa hẳn tăng trưởng tín dụng đã mạnh.

    Như bà nói, lãi suất giảm thì lợi nhuận ngân hàng bị ảnh hưởng. Ở đây các ngân hàng cổ phần chịu áp lực từ các cổ đông như thế nào, hay áp lực thực hiện chỉ tiêu lợi nhuận đã đề ra?

    Thực tế, nếu cổ đông theo dõi tình hình trong năm nay thì thấy ngân hàng cũng phải chịu một áp lực lớn trong bối cảnh nền kinh tế mới dần hồi phục. Với chính sách điều hành thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thì các ngân hàng phải đồng hành, chính vì thế các cổ đông cũng sẽ có sự ủng hộ tích cực. Còn về lợi nhuận, với MB, chúng tôi vẫn đảm bảo mục tiêu kế hoạch kinh doanh đề ra, cũng như kế hoạch cổ tức; hiện đã hoàn thành mức lợi nhuận kế hoạch của 6 tháng đầu năm.

    Năm nay, theo tôi, nếu các ngân hàng hoàn thành chỉ tiêu lợi nhuận thì chắc chắn không chỉ dựa vào tín dụng. Vì tốc độ tăng trưởng tín dụng từ đầu năm đến nay thấp, hai tháng gần đây bắt đầu có cải thiện. Với MB thì tăng trưởng tín dụng đã đạt 16% tính từ đầu năm, dự kiến năm nay phấn đấu khoảng 30%.

    Với lãi suất hiện nay và định hướng giảm trong thời gian tới thì lợi nhuận từ lãi của các ngân hàng sẽ khó khăn. Nhưng khó khăn này không mới, nó đã có từ cuối năm 2009 đến nay rồi. Theo đó, các ngân hàng cũng đã chủ động mở rộng các hoạt động khác.

    Tăng trưởng tín dụng ngoại tệ có thể sẽ chậm lại

    Nếu loại trừ sự vận động và định hướng chính sách, trong điều kiện hiện nay theo bà đâu là mức lãi suất cho vay tương đối hợp lý?

    Theo tôi, mức lãi suất cho vay VND ở thời điểm này hợp lý là khoảng 13%/năm. Còn từ nay đến cuối năm, hưởng ứng chủ trương của Chính phủ, các ngân hàng sẽ tiếp tục hạ lãi suất xuống, cả lãi suất huy động nhưng lãi suất huy động sẽ chậm hơn.

    Thực tế thời gian qua tăng trưởng tín dụng chủ yếu là bằng ngoại tệ, trong khi bằng VND là rất thấp. Bà có thể nói gì về điều này?

    Điều này thì cũng dễ hiểu.

    Sau khi dừng chính sách hỗ trợ lãi suất cho vay VND, các doanh nghiệp hướng sang loại tín dụng có lãi suất thấp hơn. Với tỷ giá ổn định thì việc vay bằng ngoại tệ tốt hơn. Theo đó, việc dịch chuyển là điều bình thường. Đó là chưa kể đến trường hợp doanh nghiệp đi đường vòng bằng cách vay ngoại tệ, bán ra lấy VND rồi lại gửi VND vào ngân hàng với lãi suất cao hơn. Để có hiệu quả, doanh nghiệp có thể tìm các cách để làm như vậy.

    Tuy nhiên, Ngân hàng Nhà nước cũng đã có những chính sách kịp thời về hạn chế tín dụng bằng ngoại tệ ở những danh mục cụ thể, và các ngân hàng chấp hành. Theo đó tăng trưởng tín dụng thời gian tới có thể sẽ chậm lại.

    Lãi suất cho vay giảm và định hướng tiếp tục giảm. Theo đó, lãi suất huy động cũng sẽ điều chỉnh để cân đối. Vậy bà nói gì về lợi ích của người gửi tiền?

    Với lạm phát hiện nay, theo tôi mức lãi suất huy động khoảng 10%/năm thì lợi ích của người gửi tiền vẫn đảm bảo.


    ads_zone200.hideEmptyZone("ads_zone200");

Chia sẻ trang này