Topic dành cho nhỏ lẻ vây đánh cá mập cùng Linhcdb

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhcdb, 03/02/2021.

3454 người đang online, trong đó có 262 thành viên. 23:23 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 113140 lượt đọc và 523 bài trả lời
  1. tookie

    tookie Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    05/03/2006
    Đã được thích:
    9.683
    Ngon, được cả lượng lẫn giá

    3x thẳng tiến
    --- Gộp bài viết, 22/02/2021, Bài cũ: 22/02/2021 ---
    lí tưởng là OCB kết phiên 22, vol tầm trên 6tr là rít

    còn giờ cứ thong thả chờ cân đối mốc 21.5, sau đó ta theo bên thắng cuộc
    LINHPLC thích bài này.
  2. SilverTiger

    SilverTiger Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    13/03/2018
    Đã được thích:
    2.837
    https://vnexpress.net/elon-musk-noi-gia-bitcoin-co-ve-hoi-cao-4237987.html
    Thứ hai, 22/2/2021, 00:00 (GMT+7)
    Elon Musk nói giá Bitcoin 'có vẻ hơi cao'
    Ngay sau khi Bitcoin lập đỉnh, tỷ phú Elon Musk thừa nhận giá tiền ảo đang có vẻ hơi cao khiến không ít người hoang mang.

    Ngày 20/2, Bitcoin đã cán mốc 55.000 USD, nâng vốn hóa của đồng tiền điện tử này lên hơn 1 nghìn tỷ USD. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc giá Bitcoin đạt đỉnh là do khoản đầu tư 1,5 tỷ USD của Tesla và sự ủng hộ nhiệt tình của Elon Musk trên mạng xã hội.

    "Con bọ vàng" Peter Schiff, nhà phân tích tài chính nổi tiếng của Mỹ kiêm CEO của Euro Pacific Capital viết trên Twitter: "Musk nói Bitcoin như gần như một loại tiền định danh nên anh ấy coi trọng cả hai. Tôi đồng ý, nhưng Bitcoin là một loại tiền kỹ thuật số định danh, hơn cả tiền giấy do ngân hàng trung ương phát hành. Nhưng vàng thì khác, vàng tốt hơn cả hai loại này".

    [​IMG]
    Musk thừa nhận Bitcoin và Ethereum đang có giá hơi cao.

    Trước đó, khi Musk nói tiền tiện tử có thể trở thành đơn vị thanh toán trong tương lai, Schiff đã phản đối gay gắt. Ông cho rằng tiền mặt hoặc vàng mới là đơn vị thanh toán trong tương lai. Nếu có sự sống thông minh trên các hành tinh khác và con người muốn giao dịch với họ, gần như chắc chắn phải dùng vàng. Họ sẽ từ chối giao dịch bằng tiền ảo hoặc bất kỳ loại tiền giấy nào.

    Ông cho rằng là một kỹ sư, Musk nên phân biệt được một phần tử hữu hình như vàng và một chuỗi số toán học khác biệt rất lớn. Bản thân vàng đã có giá trị bởi chính quy luật vật lý của nó, trong khi Bitcoin phụ thuộc rất nhiều vào nguồn cung, chủ sở hữu, người tạo ra thuật toán...

    Đáp lại bình luận của CEO Euro Pacific Capital, Elon Musk cho rằng: "Ông từng viết trong email là mình sở hữu vàng cũng như không. Ông cũng từng sở hữu tiền điện tử mà quên mật khẩu vào ví của mình. Tiền chỉ là phương tiện trao đổi hàng hóa. Bitcoin cũng giống những vật quy đổi khác như tiền, vàng nhưng có thể giải quyết được những vấn đề về độ trễ, lỗi và hệ thống này sẽ ngày càng phát triển".

    Nhưng chỉ một giờ sau đó, Musk thừa nhận: Bitcoin và Ethereum đang "có vẻ hơi cao". Tweet này của Musk lập tức gây chú ý trong cộng đồng mạng lẫn giới đầu tư tiền ảo.

    Trong quá khứ, vốn hóa của Tesla đã bị thổi bay 15 tỷ USD chỉ sau một dòng than thở của Musk rằng cổ phiếu của hãng đang quá cao. Cách đây vài tuần, Musk nhiều lần tỏ ý ủng hộ đồng Dogecoin, khiến tiền ảo này tăng giá mạnh, nhưng sau đó, một dòng tweet của Musk lại khiến đồng tiền này bốc hơi hàng tỷ USD vốn hóa. Vì vậy nhiều người lo ngại, phát ngôn lần này của Musk có thể "chọc vỡ" bong bóng tiền ảo vốn đã rất bất định.

    "Musk như đang thao túng thị trường tiền ảo. Bây giờ giá trị của đồng tiền tăng giảm như tuỳ vào tâm trạng của anh ta. Quá nhiều rủi ro trong cuộc chơi này, tôi nghĩ mình sẽ dừng lại", tài khoản Matt Jr bình luận.

    Theo tính toán của Time of London, khoản đầu tư 1,5 tỷ USD của Tesla vào tiền ảo trong vòng một tháng đã sinh lời 930 triệu USD, cao hơn 30% doanh số bán xe điện của hãng trong năm 2020. Dữ liệu trên trao trao đổi Coinbase ngày 21/2 ghi nhận Bitcoin đang được giao dịch trong khoảng 55.563 USD, còn đồng Ethereum đã tăng 174,20% từ đầu năm đến nay, hiện giao dịch ở mức 2.000 USD.

    Khương Nha
  3. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    ~o)U.S 10Y tăng trở lại, cổ phiếu nhạy cảm với nền kinh tế cũng sẽ ăn theo cùng đà phục hồi kinh tế :D
    Hãy chọn giá đúng nhé :))
    --- Gộp bài viết, 23/02/2021, Bài cũ: 23/02/2021 ---
    Cần nhiều người như a. Nói được làm được vì 1 Việt Nam hùng cường :x
    https://cafef.vn/dien-thoai-do-vins...vuong-noi-duoc-lam-duoc-20210222181007929.chn

    Điện thoại do VinSmart sản xuất đã được bán rộng rãi tại Mỹ: Tỷ phú Phạm Nhật Vượng nói được, làm được
    --- Gộp bài viết, 23/02/2021 ---
    Vượt 1178 thì cả thiên đường phía trước, các a có định làm thế ko :D
    --- Gộp bài viết, 23/02/2021 ---
    Đầu tư giá trị doanh ngiệp, cứ túc tắc thôi HU4 kinh tởm quá :D
  4. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    1178 vượt rồi nhế :x
    --- Gộp bài viết, 23/02/2021, Bài cũ: 23/02/2021 ---
    Những cổ phiếu nhạy cảm với đà phục hồi nền kinh tế đã lên tiếng ? Chọn cổ phiếu nào lúc này ?
    chicbong, LINHPLCBill3 thích bài này.
  5. giauck

    giauck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/09/2019
    Đã được thích:
    4.091
    1177,64 mà bác ? Còn thiếu tí tẹo
  6. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    ~o)FED vẫn giữ quan điểm nới lỏng tiền tệ, đêm qua các cổ phiếu chu kỳ nhạy cảm với đà phục hồi kinh tế tiếp tục dẫn dắt chỉ số :D
  7. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Đúng như các thông tin đã cập nhật, các đơn hàng dệt may đang tăng rất mạnh. Riêng e GIL thì full công suất các nhà máy hiện tại phải thuê cả dây chuyền bên ngoài. Đã tích lũy đủ rồi chuẩn bị break xác lập đỉnh mới :D

    Đơn hàng nhiều, doanh nghiệp dệt may trên đà phục hồi
    Tác giả Phan Hằng

    23/02/2021 16:00
    Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
    (ĐTCK) Theo chia sẻ từ một số doanh nghiệp ngành dệt may đã niêm yết, đơn hàng đang trên đà phục hồi và khả năng cao tăng trưởng hơn năm 2020.
    Bà Nguyễn Phương Chi, Giám đốc Chiến lược CTCP Sợi Thế Kỷ (STK) cho rằng, các đơn hàng của ngành dệt may Việt Nam đang trên đà phục hồi trong năm 2021. Khả năng nhu cầu của thị trường quần áo thể thao và thư giãn có thể trở về mức của năm 2019.

    Đối với riêng STK, bà Chi cho biết, hiện Công ty đang hoạt động hết công suất để đáp ứng đơn hàng của khách hàng. Dự kiến kết quả quý 1/2021 cao hơn cùng kỳ, lợi nhuận sau thuế ước đạt trên 60 tỷ đồng.

    Cho cả năm 2021, STK đặt kế hoạch doanh thu 2.357 tỷ đồng (tăng 33% so với 2020) và lợi nhuận sau thuế là 212,8 tỷ đồng (tăng 48,5% so với 2020).

    Động lực tăng trưởng năm 2021 là sự phục hồi của cả mặt hàng sợi nguyên sinh (virgin), sợi tái chế (recycled) và khả năng đẩy mạnh việc bán sản phẩm sợi recycled. Dự kiến doanh số sẽ tăng khoảng 20%, và riêng tỷ trọng sợi recycled trong tổng doanh thu sẽ tăng từ mức 44,6% (năm 2020) lên 55,1% (năm 2021).

    Bên cạnh đó, STK vẫn tiếp tục định hướng sản xuất các sản phẩm có giá trị gia tăng cao như sợi Soft package, Full dull, High CR, CD Mix, Quick dry, Sợi màu, sợi đặc biệt sử dụng nguyên liệu để đáp ứng xu hướng bảo vệ môi trường và chăm sóc sức khỏe của người tiêu dùng.

    Bà Chi chia sẻ, Công ty cũng đang xem xét kế hoạch tăng công suất và sẽ trình ĐHĐCĐ 2021 phê duyệt kế hoạch đầu tư tăng công suất trong thời gian tới.

    Theo báo cáo mới nhất của CTCP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công (TCM) về kết quả kinh doanh tháng 1/2021, Công ty ghi nhận doanh thu đạt 15,462 triệu USD, tăng 80% so với cùng kỳ năm 2020; lợi nhuận sau thuế đạt 1,077 triệu USD, tăng 162% so với cùng kỳ năm 2020.

    Ông Trần Như Tùng, Thành viên HĐQT TCM cho biết, tình hình đơn hàng tốt hơn trong năm 2020, hiện TCM đã nhận đơn hàng đến hết quý II/2021. Trong đó, Công ty cũng đang đón nhận nhiều khách hàng mới đang làm với TCM để mua vải và quần áo.

    Với tình hình hiện nay, TCM dự kiến năm 2021 doanh thu tăng 20% so với năm 2020.

    Trước đó, CTCP Đầu tư và Thương mại TNG (TNG) báo doanh thu thuần tháng 1/2021 đạt 318 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước; lợi nhuận sau thuế đạt 12,4 tỷ đồng, tương đương cùng kỳ năm 2020.

    Theo báo cáo tình hình hoạt động ngành công nghiệp và thương mại tháng 1/2021 của Bộ Công thương, tình hình đại dịch vẫn diễn biến phức tạp, thậm chí, tác động tiêu cực của đại dịch còn có thể kéo dài trong 1- 2 năm tới. Dự báo, năm 2021 vẫn là năm thị trường dệt may tiếp tục khó khăn, phụ thuộc vào tình hình dịch bệnh trên thế giới.

    Số liệu thống kê của Bộ Công Thương cho biết, tháng 1/2021, chỉ số sản xuất ngành dệt và chỉ số sản xuất trang phục lần lượt tăng 16,6% và 9,9% so với cùng kỳ năm 2020. Một số sản phẩm trong ngành có tăng 35,6% so với cùng kỳ như: sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 92,4 triệu m2, tăng 20,4% so với cùng kỳ; quần áo mặc thường ước đạt 380,1 triệu cái, tăng 9,3%.

    Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc tháng 1/2021 ước đạt 2,6 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ.

    Tuy nhiên, Bộ Công Thương cũng nhận định, ngành dệt may đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn từ các hiệp định thương mại tự do vừa được ký kết, đặc biệt là tiềm năng mở rộng xuất khẩu đến các thị trường lớn trên thế giới.

    Trong đó, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) vừa được kí kết hồi giữa tháng 11/2020 được kỳ vọng tạo ra động lực, cơ hội cho dệt may Việt Nam, thay thế một số thị trường mà đại dịch Covid-19 vẫn chưa kiểm soát được và đang ảnh hưởng lớn đến thị trường của dệt may Việt Nam như châu Âu.

    Đây là yếu tố hỗ trợ tích cực cho hoạt động sản xuất kinh doanh của dệt may Việt Nam trong năm 2021 và các năm tiếp theo.

    --- Gộp bài viết, 24/02/2021, Bài cũ: 24/02/2021 ---
    đoạn này chọn cổ nào quan trọng hơn điểm số :)
    LINHPLCCrypto90 thích bài này.
  8. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Xuất khẩu đồ gỗ, thủy sản, dệt may sang Australia bật tăng
    Thế Hoàng - 24/02/2021 08:29
    kinh tế của Australia để thúc đẩy tăng cường xuất khẩu và tích cực kết nối giao thương căn cứ nhu cầu của doanh nghiệp Australia trong bối cảnh căng thẳng thương mại.

    Một trong các trụ cột triển khai kế hoạch hành động là dựa trên chuyển đổi số và việc xây dựng hình ảnh thương hiệu quốc gia.

    Trong năm 2020, bên cạnh ứng dụng kết nối thị trường Viet-Aus trade, Triển lãm Quốc tế trực tuyến Nguồn hàng Việt Nam lần đầu tiên tổ chức tại Australia có quy mô quốc gia với hàng trăm gian hàng gồm nhiều ngành nghề của Việt Nam đã mở ra nhịp cầu giúp nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ tiếp cận thị trường này.

    Kết quả năm 2020, dù thị trườnggặp nhiều bất lợi, Australia giảm nhập khẩu chung từ thế giới đến 5,14% nhưng xuất khẩu từ Việt Nam sang Australia vẫn tăng trưởng 2,65 %, đạt gần 3,6 tỷ USD.

    Trong đó, xuất khẩu đồ gỗ đạt 174 triệu USD, tăng 4,7%, hàng dệt may đạt 241 triệu USD, tăng 6,7%, giày dép các loại đạt 300 triệu USD, tăng 7,85%, điện thoại các loại và linh kiện đạt 635 triệu USD, tăng hơn 18%...

    Năm 2021, để thúc đẩy giao thương trong bối cảnh dịch bệnh còn phức tạp, Thương vụ Việt Nam tại Australia sẽ tổ chức Triển lãm trực tuyến Quốc tế Nguồn Hàng Việt Nam 2021 tại Australia được tiếp tục triển khai với quy mô quốc gia, hàng tháng các sự kiện xúc tiến ngành hàng Biz dinner sẽ được Thương vụ tổ chức, trong đó có việc tăng cường vai trò tham gia của các Hiệp hội doanh nghiệp tại Việt Nam tại Australia, thúc đẩy các doanh nghiệp 2 nước trở thành nhà phân phối các sản phẩm Việt Nam tại Việt Nam tại Australia .
    --- Gộp bài viết, 24/02/2021, Bài cũ: 24/02/2021 ---
    chào mừng e trở lại, GIL cổ phiếu dệt may top đầu EPS hơn 10k mà PE thấp vậy là ko chấp nhận được :D
    --- Gộp bài viết, 24/02/2021 ---
    Cần nhấn mạnh, từ năm 2021, GIL có thể ghi nhận doanh thu từ mảng khu công nghiệp với kỳ vọng khoảng 244 tỷ đồng, tương ứng 30 ha cho thuê với mức giá thuê giả định đạt 35 USD/m2. Năm 2019, GIL chính thức đầu tư phát triển 2 khu công nghiệp tại miền Trung (Phú Bài 4 tại Huế), phát triển quỹ đất để lập chuỗi khách sạch phục vụ nhu cầu các khu vực trọng điểm như Bình Dương, Đồng Nai, Bắc Ninh, Hải Phòng và Tp.HCM.
    LINHPLC thích bài này.
  9. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Những cổ phiếu tăng trưởng thường có xu thế thiết lập đỉnh lịch sử mới
    GIL mục tiêu 8x cho quý 1
    Hợp tác với Amazon, GIL báo lãi năm 2020 đạt 308 tỷ đồng, tăng 92% năm trước, EPS 10.352 đồng
    Kết quả này đi ngược hoàn toàn với xu thế chung của ngành dệt may.

    CTCP Sản xuất Kinh doanh XNK Bình Thạnh (mã GIL) công bố kết quả kinh doanh quý 4/2020 vượt trội so với ngành dệt may. Theo đó, trong khi hầu hết các doanh nghiệp dệt may bị giảm doanh thu và lợi nhuận, thì doanh thu của GIL trong quý 4/2020 đạt hơn 911 tỷ đồng, tăng 16% cùng kỳ năm trước, cả năm đạt 3.456 tỷ đồng, tăng hơn 36% so với năm 2019.

    Biên lợi nhuận gộp của GIL tăng mạnh, đạt 23% trong quý 4 và 18,4% năm 2020, trong khi cùng kỳ năm trước chỉ đạt lần lượt 16,1% và 14,9%.

    [​IMG]
    Mặc dù các công ty liên doanh liên kết lỗ và chi phí bán hàng tăng gấp 4 lần, lợi nhuận trước thuế quý 4/2020 của GIL vẫn ghi nhận đạt gần 154 tỷ đồng, tăng hơn 74% so với cùng kỳ 2019, luỹ kế cả năm đạt gần 394 tỷ đồng, tăng 86,7%

    Lợi nhuận sau thuế quý 4 đạt 118,6 tỷ đồng, tăng 64% cùng kỳ năm trước, luỹ kế cả năm đạt 308 tỷ đồng, tăng gần 92% năm 2019.

    EPS năm 2020 của GIL đạt 10.352 đồng, tăng 32% so với năm trước.

    ADVERTISING

    iTVC from Admicro
    Tại thời điểm cuối năm 2020, GIL có 928 tỷ đồng tiền và tiền gửi ngân hàng, gấp hơn 3 lần so với đầu năm. Vay nợ ngắn hạn tăng từ 579 tỷ lên 765 tỷ đồng. Vốn chủ sở hữu 360 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế chưa phân phối 659 tỷ đồng, thặng dư vốn cổ phần 227 tỷ đồng.

    Theo báo cáo của Agriseco, GIL là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng gia dụng, sản phẩm chính là các sản phẩm từ vải như túi xách, ba lô... Cuối năm 2019, GIL có 72 chuyền may (tăng 14,3% so với năm 2018). Năm 2020 GIL vận hành 95 chuyền may (tăng 32% so với năm 2019). Ngoài các chuyền may nội bộ, GIL còn phải thuê các chuyền may bên ngoài do lượng đơn đặt hàng hiện đang quá lớn.

    GIL là doanh nghiệp hưởng lợi theo Amazon trong cơn sóng thương mại điện tử. Kể từ khi hợp tác với Amazon (mặt hàng túi vải) năm 2016, doanh thu của GIL tăng trưởng rất tốt (trước 2016, doanh thu CAGR 4 năm là 6%, sau 2016 doanh thu CAGR 4 năm là 20%). Với việc thương mại điện tử tiếp tục bùng nổ do dịch Covid-19 thay đổi thói quen tiêu dùng, doanh thu và lợi nhuận của GIL được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ.

    Mở rộng đầu tư sang lĩnh vực bất động sản khu công nghiệp kỳ vọng đem về giá trị dài hạn cho GIL. Tại BCTC Quý III/2020, GIL đã góp vốn 464 tỷ đồng vào CTCP KCN Gilimex, tương ứng tỷ lệ vốn góp 91% nhằm đầu tư cho dự án KCN Phú Bài 4 có tổng mức đầu tư 3.400 tỷ đồng, trên diện tích 500ha.

    Tình hình tài chính của GIL lành mạnh, không có vay nợ dài hạn, tiền mặt đủ để thanh toán toàn bộ vay ngắn hạn.
    linhcdb đã loan bài này
  10. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Đối tác Việt của Amazon lãi lớn
    Nhờ các hợp đồng giá trị lớn cùng nhiều hãng bán lẻ trên thế giới, Gilimex đang bước vào giai đoạn tăng trưởng lợi nhuận cao. Riêng năm 2020, lãi ròng công ty đã tăng gần gấp đôi.

    Báo cáo tài chính hợp nhất quý IV/2020 của Công ty CP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh – Gilimex (GIL) cho biết doanh nghiệp dệt may này vừa trải qua năm 2020 thành công với doanh thu và lợi nhuận tăng mạnh, bất chấp ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến ngành dệt may nói chung.

    Cụ thể, trong khi hầu hết doanh nghiệp dệt may trong nước chịu ảnh suy giảm doanh thu và lợi nhuận, Gilimex lại ghi nhận đà tăng trưởng doanh thu hai chữ số cùng mức lãi ròng cao gần gấp đôi.

    Riêng 3 tháng cuối năm 2020, nhà may này ghi nhận hơn 911 tỷ đồng doanh thu, tăng 16% so với cùng kỳ năm trước. Nhờ việc tiết giảm giá vốn mà biên lãi gộp trong kỳ vừa qua của hãng đã tăng đáng kể, từ mức 16% lên hơn 23%. Tỷ lệ này giúp lãi gộp của Gilimex quý vừa qua đạt gần 211 tỷ đồng, cao hơn gần 70% so với cùng kỳ.

    Tăng trưởng doanh thu đến hầu hết từ việc mở rộng sản xuất nên chi phí quản lý doanh nghiệp của công ty quý cuối năm 2020 đã tăng hơn 4 lần (tốn 32 tỷ). Tuy nhiên, do tác động của dịch bệnh nên các đơn hàng chủ yếu được thực hiện theo dạng lô lớn giúp chi phí bán hàng giảm gần một nửa.

    Kết quả, công ty chuyên may và dệt gia dụng này thu về khoản lợi nhuận trước thuế 154 tỷ đồng trong quý cuối năm 2020, tăng 74%. Lợi nhuận ròng sau thuế thu nhập của công ty cũng tăng tương ứng, đạt 119 tỷ đồng.

    tỷ đồngKẾT QUẢ KINH DOANH CỦA GILIMEXDoanh thuLợi nhuận sau thuế2013201420152016201720182019202001k2k3k4k
    Tính trong cả năm 2020, Gilimex đạt gần 3.457 tỷ đồng doanh thu, tăng 36% so với năm liền trước, tương đương mức thu ròng hơn 900 tỷ đồng. Số tăng thu này giúp hầu hết chỉ tiêu lợi nhuận của công ty đều tăng mạnh so với năm liền trước bất chấp các chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp đều tăng cao.

    Lợi nhuận trước và sau thuế năm 2020 của Gilimex đạt lần lượt 394 tỷ và 308 tỷ đồng, tăng tương ứng 87% và 92% so với năm 2019. Đây cũng là mức doanh thu và lợi nhuận cao kỷ lục trong lịch sử kinh doanh của nhà may này.

    Đến cuối năm 2020, Gilimex có tổng tài sản hơn 2.700 tỷ, tăng 43% so với đầu năm. Trong đó, số tăng chủ yếu nằm ở mục tiền và các khoản tương đương tiền với hơn 900 tỷ đồng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, cao gấp 3 lần đầu năm 2020.

    Ở nguồn vốn, doanh nghiệp cũng tăng vay nợ ngắn hạn trong năm từ 579 tỷ lên 765 tỷ đồng. Ngoài ra, Gilimex còn gần 660 tỷ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối và vốn đầu tư của chủ sở hữu 360 tỷ đồng.

    Tại thị trường Việt Nam, Gilimex là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hàng gia dụng với sản phẩm chính là túi xách, ba lô... Năm 2020, công ty này vận hành 95 dây chuyền may tại các nhà máy.

    [​IMG]
    Gilimex hiện là đối tác cung cấp hàng hóa cho nhiều nhà bán lẻ lớn trên thế giới như IKEA, Amazon... Ảnh: Bloomberg.

    Khoảng 5 năm trở lại đây, kết quả kinh doanh của Gilimex liên tục tăng mạnh với khoản lãi ròng hàng trăm tỷ mỗi năm nhờ việc bắt tay với các nhà bán lẻ lớn trên thế giới như Amazon và IKEA.

    Theo đó, công ty hợp tác với Amazon từ năm 2016 với mặt hàng túi vải, từ đó, kết quả kinh doanh của Gilimex liên tục tăng nhanh qua từng năm với tăng trưởng doanh thu trung bình năm đạt trên 20%. Năm 2016 cũng là khởi đầu cho giai đoạn lãi lớn của doanh nghiệp.

    Theo bản cáo bạch đầu năm 2020, Gilimex cho biết ngoài Amazon, đối tác ngoại lớn nhất hiện tại của công ty là IKEA - nhà bán lẻ nội thất lớn nhất thế giới. Theo đó, Gilimex đang thực hiện tổng cộng 8 hợp đồng mua bán hàng hóa dài hạn với nhà bán lẻ nội thất đến từ Thụy Điển này với tổng giá trị hợp đồng hơn 16,2 triệu USD.

    Ngoài ra, công ty cũng đang nghiên cứu và phát triển sản phẩm mới cho các khách hàng lớn như Medline (túi xách và đồ gia dụng); Bugaboo (sản phẩm dành cho trẻ em); IKEA; Teijin; và Puma…

    Trên thị trường chứng khoán, cổ phiếu GIL cũng thuộc nhóm tăng trưởng mạnh nhất năm 2020 và những tháng vừa qua.

    Mỗi cổ phiếu GIL hiện có giá 53.900 đồng, cao gấp đôi so với 3 tháng liền trước và gần gấp 3 so với 6 tháng trước đó. Đà tăng này chủ yếu đến từ dòng tiền lớn của nhà đầu tư đổ vào thị trường chứng khoán Việt cuối năm 2020 đến nay. Bên cạnh đó, cổ phiếu GIL còn hưởng lợi với kết quả kinh doanh tăng mạnh và các hợp đồng hợp tác cùng các hãng bán lẻ, thương mại điện tử lớn trên thế giới.
    linhcdb đã loan bài này

Chia sẻ trang này