1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Topic dành cho nhỏ lẻ vây đánh cá mập cùng Linhcdb

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhcdb, 03/02/2021.

4205 người đang online, trong đó có 174 thành viên. 06:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 113242 lượt đọc và 523 bài trả lời
  1. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    ~o)Hay :D

    HNX gấp rút lấy ý kiến CTCK việc chuyển một số mã chứng khoán từ HoSE sang

    Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) ngày 27/2 đã tổ chức lấy ý kiến các công ty chứng khoán về thời gian cần thực hiện chỉnh sửa hệ thống phần mềm tại các đơn vị này. Mục tiêu nhằm đáp ứng trường hợp chuyển một số mã chứng khoán hiện giao dịch trên Sở giao dịch chứng khoán TP HCM (HoSE) sang giao dịch tại một bảng mới trên hệ thống của HNX. Các mã này vẫn được giữ nguyên các quy định giao dịch như tại HoSE về biên độ, kết cấu phiên, bước giá… Tại hệ thống của VSD, các chứng khoán này có thể được đổi định danh thành chứng khoán thuộc HNX hoặc giữ nguyên là thuộc HoSE.

    Theo thông báo của HNX, các công ty chứng khoán thành viên thực hiện khảo sát và hoàn thành trước 1/3. Trao đổi với Người Đồng Hành, đại diện HNX cho biết đây là yêu cầu của Ủy ban Chứng khoán Nhà nước và đòi hỏi gấp rút thực hiện dù đang trong kỳ nghỉ cuối tuần và kết quả yêu cầu phải có trong ngày thứ 2 đầu tuần.

    HNX tiến hành lấy ý kiến các công ty chứng khoán trong bối cảnh tình trạng nghẽn giao dịch tại HoSE diễn ra thường xuyên trong thời gian qua. Từ cuối năm 2020 tới nay, thị trường chứng khoán Việt Nam đã chứng khiến giao dịch bùng nổ, riêng HoSE giá trị giao dịch bình quân phiên trong tháng 1 đạt gần 16.800 tỷ đồng. Việc thanh khoản tăng cao và vượt qua năng lực dự phòng của hệ thống công nghệ thông tin của HoSE gây ra tình trạng nghẽn lệnh, lệnh vào hệ thống chậm hoặc không vào được, các bước giá mua và bán hiện thị trên bảng điện không khớp nhau ảnh hưởng nghiêm trọng đến giao dịch của nhà đầu tư.

    Biện pháp căn cơ để dứt điểm hiện tượng này là triển khai hệ thống công nghệ thông tin mới cho toàn thị trường chứng khoán (KRX). Tuy nhiên, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 khiến công tác triển khai hệ thống mới có sự chậm trễ và nếu dịch bệnh diễn biến phức tạp hơn sẽ khó kiểm soát được tiến độ. Theo dự kiến phải cuối năm nay mới có thể triển khai hệ thống mới cho thị trường.

    UBCK đã đưa ra giải pháp nâng lô giao dịch tối thiểu trên sàn HoSE từ 10 lên 100 cổ phiếu/lệnh giúp giảm tải hệ thống. Dù được áp dụng từ đầu năm 2021 nhưng hiện tượng nghẽn vẫn diễn ra thường xuyên.

    Các chuyên gia đưa ra một số giải pháp khắc phục như nâng lô giao dịch từ 100 lên 1.000 đơn vị, nâng bước giá HoSE lên 100 đồng và chuyển một số doanh nghiệp niêm yết từ HoSE sang HNX.
    LINHPLC thích bài này.
  2. chinhga89

    chinhga89 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Đã được thích:
    4.404
    Vụ trái phiếu mỹ tăng mạnh gây ra hiệu ứng toàn cầu Các chỉ số đều giảm bác đánh giá sao ạ
  3. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Nói rồi phân tích từ qua còn gì bạn. Trước hẳn 1 phiên để hành động :))

    mà thấy bạn đầu tư kiểu lạ thật =))
  4. minhnguyen369

    minhnguyen369 Guest

    Tham gia ngày:
    24/08/2017
    Đã được thích:
    28.339
    múc gì đc a Linh hí hí
  5. chinhga89

    chinhga89 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Đã được thích:
    4.404
    Dạ e chưa trải qua 2011 a nhận định vĩ mô tốt quá thank anh ạ
  6. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Đang lỗ sấp mặt, có hàng gì ngon pím a con :)
  7. ducdn1

    ducdn1 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Đã được thích:
    188
    Chủ topic nói ko có gì sai. nhưng trong tt chứng khoán, quan trọng nhats là trend. Tt đã uptrend chưa ?. Nếu bác là BB là MM, bác nhìn thấy lãi suất trái phiếu CP Mỹ tăng ầm ầm, hàng hóa đang tằn và nguy cơ lạm phát đang rất gần thì bấc có dám hành động đẩy tt lên ko ?. CP có tốt mấy rồi thì cũng phải swing theo tt, đấy là nguyên lý cơ bản trong lý thuyết của Dow. tt mà chuyển downtrend thì chỉ có thể short hoặc đứng ngoài, nhẩy vào chỉ có mất tiền
  8. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Nikkei: Bất ổn chính trị Myanmar có thể đẩy dòng vốn sang Việt Nam, Campuchia

    Delta Capital, Anthem Asia và các quỹ khác chỉ tập trung đầu tư vào Myanmar chọn cách tiếp cận “chờ và xem” diễn biến tiếp theo. Những quỹ có phạm vi hoạt động rộng hơn đang chuyển hướng dòng tiền đến nơi khác như Campuchia và Việt Nam.

    “Một khi các biên giới mở cửa trở lại sau đại dịch, nhà đầu tư châu Á trở lại Việt Nam”, Field Pickering, giám đốc đầu tư mạo hiểm tại Vulpes Investment Management – hồi năm 2016 triển khai Seed Myanmar chuyên đầu tư mạo hiểm vào các công ty khởi nghiệp công nghệ tại Myanmar, nói.

    “Tôi tin đó sẽ là cơn sốt. Bạn sẽ chứng kiến các thỏa thuận bùng nổ, đưa Việt Nam lên đầu danh sách các thị trường mới nổi thu hút đầu tư nước ngoài”.

    Trong 5 năm qua, khu vực Campuchia, Lào, Myanmar và Việt Nam (CLMV) có tăng trưởng GDP hàng năm khoảng 6%, cao hơn nhiều so với những nơi khác tại Đông Nam Á.

    Nhà đầu tư tìm cách tận dụng tối đa cơ hội từ thực tế này. Theo Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), dòng vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài (FDI) vào CLMV tăng 6,3% trong năm 2019. Trong khi Việt Nam đứng số một về giá trị (16,1 tỷ USD), Myanmar có tốc độ tăng trưởng FDI cao nhất (55,9%).

    Việc quân đội Myanmar đảo chính chiếm quyền lực hôm 1/2 dường như khiến phần lớn dòng FDI chững lại.

    “Dòng tiền đầu tư lẽ ra vào Myanmar sẽ không đến nước này nữa”, Dave Richards của Capria Ventures trả lời DealStreetAsia. “Các quốc gia quanh khu vực sẽ hưởng lợi”.

    DealStreetAsia hồi tháng 2/2020 đưa tin Capria Ventures, Mỹ, có thể đầu tư tới 8 triệu USD vào một số quốc gia nhất định, tập trung chủ yếu vào Myanmar và Nepal. “Capria tập trung hỗ trợ các nhà quản lý quỹ bản địa tại Myanmar củng cố hoạt động, thúc đẩy tăng trưởng và xây dựng các hoạt động đầu tư đẳng cấp thế giới”, Capria cho biết. Capria sẽ hậu thuẫn cho 2 – 3 đối tác từ Myanmar tham gia mạng lưới 22 nhà quản lý toàn cầu của công ty.

    Giờ đây, phần lớn các kế hoạch trên phải tạm dừng. Capria dự kiến đầu tư lần đầu tiên vào Việt Nam trong năm nay, đồng thời tìm kiếm cơ hội ở Campuchia, Bangladesh và Nepal.

    [​IMG]
    Bất ổn chính trị đe dọa đến kinh tế Myanmar. Ảnh: Reuters.

    Trong khi đó, nhiều công ty đã hủy quan hệ đối tác với công ty Myanmar liên quan đến quân đội nước này.

    Ví dụ, hãng đồ uống Nhật Bản Kirin Holdings chấm dứt quan hệ với Myanmar Economics Holdings Ltd. (MEHL) vì MEHL cung cấp dịch vụ quản lý quỹ phúc lợi cho quân đội Myanmar. Lim Kaling, đồng sáng lập công ty trò chơi Razer, Singapore, gần đây thông báo thoái vốn khỏi liên doanh có lợi ích gián tiếp tại Virginia Tobacco Company, có liên hệ với MEHL.

    “Cuộc đảo chính cho thấy, vì mục tiêu kiểm soát trong nước, Tatmadaw (quân đội Myanmar) sẵn sàng từ bỏ ngoại giao, thương mại và tăng trưởng đầu tư trong thập kỷ vừa qua”, Romain Caillaud, công ty tư vấn SIPA Partners, trụ sở Nhật Bản, nhận định.

    Nhiều nhà đầu tư tập trung vào Myanmar giờ muốn phủ sóng rộng hơn.

    “Tôi dự báo nhiều nhà đầu tư sẽ rời Myanmar, chuyển từ chiến lược chỉ Myanmar sang chiến lược khu vực”, theo Andrew Durke, giám đốc hoạt động của Obor Capital. Công ty đầu tư mạo hiểm của Campuchia này năm ngoái có kế hoạch đầu tư 13 triệu USD vào các công ty khởi nghiệp ở CLMV.

    Giới doanh nhân Myanmar có thể dịch chuyển sang nước khác trong khu vực để xây dựng và phát triển công ty.

    “Tình hình sẽ là Myanmar mất, Đông Nam Á được”, Pickering nói.

    Giống Pickering, Durke cũng lạc quan vào Việt Nam.

    “Với nhà đầu tư muốn rót vốn vào Đông Nam Á và tìm kiếm lợi nhuận, Việt Nam là lựa chọn tốt, vẫn bởi những lý do khiến nước này trở nên hấp dẫn trong 5 – 10 năm qua”, ông nói.

    Việt Nam cũng nổi bật nhờ tài năng và hệ sinh thái mà dòng vốn mạo hiểm cần có để thúc đẩy sáng tạo ở quy mô lớn, theo Richards.

    Ngân hàng FMO của Hà Lan nhận định Việt Nam đã xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp đủ sức tiếp nhận đầu tư từ những công ty muốn chuyển một phần chuỗi cung ứng khỏi Trung Quốc.

    “Các chính sách thân thiện với doanh nghiệp từ chính phủ Việt Nam sẽ giúp thuyết phục nhà đầu tư nước ngoài tăng phân bổ vốn vào khu vực”, đại diện FMO trả lời DealStreetAsia.

    Obor Capital – đầu tư vào 5 công ty Campuchia, một công ty Việt Nam hoạt động tại Việt Nam và Lào – tin Campuchia sẽ trở thành điểm đến đầu tư được ưa thích. Durke kỳ vọng Campuchia sẽ viết nên câu chuyện như Việt Nam. Campuchia có thể hấp thụ nhiều vốn hơn, đặc biệt là các thỏa thuận 0,5 – 3 triệu USD.

    “Phân tích các yếu tố khiến Myanmar hấp dẫn nhà đầu tư, tôi nghĩ Campuchia cũng giống phần lớn”, Durke nói.

    Kinh tế Campuchia tăng trưởng trên 7% kể từ năm 2011 và tỷ lệ người nghèo đã giảm hơn nửa trong thập kỷ vừa qua. Campuchia đặt mục tiêu trở thành nước thu nhập trên trung bình vào năm 2030, thu nhập cao vào năm 2050.
  9. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    ~o) Những thứ đáng để cho DJ trở mặt nhể :D
    1. Gói kích thích tiếp theo đã cơ bản chốt xong mọi điều khoản
    https://ndh.vn/quoc-te/biden-hoi-thuc-thuong-vien-thong-qua-goi-cuu-tro-1-900-ty-usd-1286392.html
    2. Khi những lo sợ thái quá Us 10Y sẽ biến mất nhanh thôi :))
    Trên thực tế, giá dầu thô, giá đồng và một số hàng hóa khác tại Mỹ tăng mạnh trở lại cũng đã phản ánh sự phục hồi của nền kinh tế nước này, qua đó sẽ làm tăng áp lực lạm phát. Đáng chú ý chi tiêu tiêu dùng, chiếm tới hơn 2/3 hoạt động kinh tế Mỹ, tháng 1/2021 đã tăng tới 2,4%- mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 6/2020, trong khi thu nhập cá nhân cũng tăng 10%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 4/2020… Thế nhưng, chỉ số chi tiêu tiêu dùng cá nhân (PCE) tháng 1- chỉ số đo lạm phát được FED ưa chuộng, cũng chỉ tăng 1,5% so với cùng kỳ năm ngoái, vẫn thấp hơn nhiều mục tiêu trung bình 2% của FED.
  10. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Những cổ phiếu tăng trưởng khi lập đỉnh thường có xu hướng thiết lập mặt bằng giá mới =))

Chia sẻ trang này