Topic dành cho nhỏ lẻ vây đánh cá mập cùng Linhcdb

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhcdb, 03/02/2021.

2930 người đang online, trong đó có 26 thành viên. 03:15 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 113295 lượt đọc và 523 bài trả lời
  1. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    DỆT may lại nhiều đơn hàng như Ad phân tích các cụ ạ:))
    https://m.tinnhanhchungkhoan.vn/don...source=****&utm_medium=****&utm_campaign=****

    Ngành dệt may Việt Nam đã khẳng định và củng cố được vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu. Ảnh: Chí Cường

    Đơn hàng dệt may về nhiều
    GIL tiếp tục hành trình nào :D
    --- Gộp bài viết, 03/03/2021, Bài cũ: 03/03/2021 ---
    nay chiều 30 phút HSX lại lag đó bạn,có hàng bán đi nhé :))
    LINHPLC thích bài này.
  2. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    POM mấy cây CE rồi nhể =))
    LINHPLC thích bài này.
  3. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    https://ndh.vn/quoc-te/my-tiep-tuc-cung-ran-trong-thuong-mai-voi-trung-quoc-1286516.html

    Mỹ tiếp tục cứng rắn trong thương mại với Trung Quốc

    Ngày 1/3, Văn phòng Đại diện Thương mại Mỹ (USTR) cho hay Tổng thống Joe Biden sẽ sử dụng "mọi công cụ sẵn có" để ngăn chặn chống lại những hành vi thương mại mang tính "lạm dụng" của Trung Quốc.

    Trong báo cáo về chương trình nghị sự năm 2021 do USTR đệ trình lên quốc hội Mỹ, đội ngũ phụ trách vấn đề thương mại của Tổng thống Biden cho biết sẽ nỗ lực cải thiện quan hệ với các đồng minh và bảo vệ người lao động Mỹ.

    Báo cáo nhấn mạnh việc phục hồi mối quan hệ rạn nứt với các đồng minh và đối tác thương mại cũng sẽ là một phần trong chiến lược ứng phó với Trung Quốc của Tổng thống Biden nhằm giải quyết tình trạng "méo mó" của thị trường toàn cầu do tình trạng dư thừa công nghiệp tạo ra.

    Như vậy, báo cáo này được xem là một trong những tín hiệu nhằm chính thức hóa những tuyên bố của Tổng thống Biden và bà Katherine Tai - người được ông đề cử vào vị trí người đứng đầu USTR.

    Ngoài ra, báo cáo cũng nhấn mạnh những thiệt hại do các hành vi thương mại không công bằng và mang tính cưỡng ép của Trung Quốc gây ra, đồng thời khẳng định những hành vi này "gây phương hại đến lợi ích quốc gia của Mỹ".

    Trước đó, cùng ngày, trong văn bản trả lời câu hỏi của các nghị sĩ, bà Tai khẳng định sẽ nỗ lực đấu tranh với hàng loạt hành động thương mại và kinh tế “bất công” của Trung Quốc.

    Bà nhấn mạnh sẽ cố gắng sử dụng tiến trình tham vấn thực thi trong thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 mà Washington và Bắc Kinh đã đạt được dưới thời của cựu Tổng thống Donald Trump để đảm bảo sự bảo vệ đối với quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ.

    Hồi đầu tháng 2, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác đối ngoại trung ương đảng Cộng sản Trung Quốc (CPC) Dương Khiết Trì đã kêu gọi chính quyền Mỹ của Tổng thống Joe Biden tập trung vào hợp tác và kiểm soát các bất đồng nhằm đưa quan hệ song phương phát triển theo hướng lành mạnh và ổn định.

    Ông Dương Khiết Trì ước tính các doanh nghiệp Mỹ có thể được hưởng lợi từ xuất khẩu số hàng hóa trị giá 22.000 tỷ USD sang Trung Quốc trong thập kỷ tới.

    Ông cũng hy vọng chính quyền mới của Mỹ đáp ứng nguyện vọng của nhân dân hai nước và đi theo xu thế lịch sử.

    Dưới thời tổng thống Donald Trump, quan hệ Trung-Mỹ đã xuống mức nghiêm trọng nhất kể từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1979 với căng thẳng trong loạt vấn đề từ thương mại, công nghệ đến vấn đề Hong Kong (Trung Quốc) và Biển Đông.
    Crazyrabbit thích bài này.
  4. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Vicostone đặt mục tiêu tăng trưởng năm thứ 9 liên tiếp
    Mấy anh lái nhiều tiền đem lên sàn kê VCS 88 sợ quá :D


    CTCP Vicostone (Mã: VCS) vừa công bố nghị quyết Hội đồng quản trị thông qua kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2021 để trình Đại hội đồng cổ đông phê duyệt.

    [​IMG]
    Kế hoạch kinh doanh hợp nhất năm 2021 của Vicostone. (Nguồn: VCS).

    Cụ thể, mục tiêu doanh thu thuần hợp nhất đạt 6.797 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế phấn đấu đạt 1.919 tỷ đồng, lần lượt tăng hơn 20% và 15% so với kết quả năm 2020.

    Kế hoạch này đồng thời là kế hoạch tăng trưởng cho năm thứ 9 liên tiếp của Vicostone.

    [​IMG]
    Nguồn: M.H tổng hợp từ BCTC của Vicostone.

    Riêng công ty mẹ, Vicostone đặt kế hoạch doanh thu thuần tăng 18% lên 6.511 tỷ đồng, lợi nhuận trước thuế tăng 12%, ở mức 1.790 tỷ đồng.

    Về kết quả kinh doanh năm 2020, Vicostone ghi nhận doanh thu thuần 5.660 tỷ đồng, tăng gần 2% so với năm 2019, lợi nhuận trước thuế đạt 1.668 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 1.428 tỷ đồng, tăng 1,3% so với năm trước. Thu nhập trên mỗi cổ phần (EPS) năm 2020 đạt 8.251 đồng.

    Riêng kết quả trong quý IV/2020 vừa qua là quý có lợi nhuận cao nhất của Vicostone từ khi thành lập tới nay. Nhờ kết quả này, Vicostone đã hoàn thành kế hoạch trong kịch bản thận trọng năm 2020.
  5. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    ATC các a làm luôn hả, mai VCS vượt 92 cho cả làng chiêm ngưỡng ko ta :))
    --- Gộp bài viết, 03/03/2021, Bài cũ: 03/03/2021 ---
    Phiên mai thị trường lại thổi bùng tâm lý lạc quan cho các trader ? Mua mới thì mua cổ phiếu nào ?
    Crazyrabbit thích bài này.
  6. lactuyet

    lactuyet Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/07/2019
    Đã được thích:
    4.512
    Chốt phiên 88.8 Phát phát phát. Thế này thì về 200 bác nhể ;))
    giữ cho chặt :-"
    --- Gộp bài viết, 03/03/2021 ---
    VCS chốt phiên 88.8 đẹp quá. :p
  7. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Vcs f319 ít người có lắm break cái mai sẽ có topic hô thôi mà :))
    --- Gộp bài viết, 03/03/2021, Bài cũ: 03/03/2021 ---
    hơn 10h sáng nay có đứa dùng sức ảnh hưởng hô hào nâng lô 1000 cổ khiến nhiều NĐT chán nản lo sợ...thông tin từ cơ quan QL như vầy là kịp thời cho NĐT yên tâm giao dịch :)
    [​IMG]
    bocuteo1, evil86, LINHPLC1 người khác thích bài này.
    linhcdb đã loan bài này
  8. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    ~o)chu kỳ siêu hàng hóa đang đến rất rõ ràng, ace cầm thép tiếp tục cầm chặt :D
    https://cafef.vn/gia-thep-vot-len-c...-vang-nhay-mua-lien-tuc-20210303132228499.chn
    Giá thép vọt lên cao nhất 10 năm, đồng tăng mạnh, vàng "nhảy múa" liên tục
    03-03-2021 - 14:21 PM | Thị trường


    [​IMG]
    Trưa 3/3, giá thép thanh vằn trên sàn Thượng Hải tăng vọt hơn 5% lên mức cao nhất trong vòng một thập kỷ.

    Giá thép trên thị trường Trung Quốc mấy tuần gần đây liên tục tăng mạnh do vào mùa xây dựng và lo ngại sản lượng giảm do chính sách bảo vệ môi trường.

    Trưa 3/3, giá thép thanh vằn trên sàn Thượng Hải tăng vọt hơn 5% lên mức cao nhất trong vòng một thập kỷ. Theo đó, hợp đồng kỳ hạn tháng 5 đạt 4.894 CNY (757,13 USD)/tấn. Chỉ vài giờ trước đó, giá có lúc tăng 5,6%, lên mức cao nhất kể từ tháng 8/2011.

    Thép cuộn cán nóng - dùng trong sản xuất ô tô và đồ gia dụng - trưa nay cũng tăng 4,3% lên kỷ lục 5.067 CNY/tấn; riêng thép không gỉ giảm 1,4% xuống 14.795 CNY/tấn.

    Giá thép tăng kéo giá các nguyên liệu sản xuất thép tăng theo, với quặng sắt tăng 2,9% lên 1.166 CNY/tấn, than luyện cốc tăng 6% lên 1.522 CNY/tấn, than cốc tăng 2,1% lên 2.552 CNY/tấn.

    [​IMG]
    Bộ Thương mại Trung Quốc đã cam kết sẽ giảm sản lượng thép thô trong năm nay, trong bối cảnh tỉnh Hồ Bắc đã cảnh báo ô nhiễm ở mức độ nghiêm trọng. Thành phố Đường Sơn - nơi sản xuất thép chính của Trung Quốc, mới đây đã yêu cầu đóng cửa khẩn cấp 7 lò luyện thép vào ngày 10/3.

    Bên cạnh đó, cuộc họp sắp tới của Quốc hội Trung Quốc cũng sẽ ảnh hưởng đến sản lượng các sản phẩm thép trong ngắn hạn.

    Giá các kim loại công nghiệp khác cũng đang đồng loạt tăng. Đáng chú ý, giá đồng đã tiến sát mức cao nhất khoảng 10 năm.

    Theo đó, đồng kỳ hạn tháng 5 trên sàn London phiên vừa qua tăng 2,3% lên 9,250,5 USD/tấn, gần sát mức 9,617 USD/tấn của tuần trước (mức cao nhất 10 năm). Kim loại dùng nhiều trong lĩnh vực điện và xây dựng này trước đó đã tăng 15,5% trong tháng 2/2020 do dự báo giá tăng thúc đẩy hoạt động mua đầu cơ, trong bối cảnh lượng tồn kho còn thấp.

    "Triển vọng giá đồng rất lạc quan", ngân hàng Goldman Sachs cho biết, và dự báo năm 2021 thị trường thế giới sẽ thiếu hụt 327.000 tấn đồng, mức thâm hụt nhiều nhất trong vòng chục năm trở lại đây.



    Thể hiện tình trạng thiếu cung, "giá đồng các kỳ hạn 3/6/12 tháng đã tăng lên 9.200 USD - 9.800 USD/10.500 USD/tấn," Goldman Sachs cho biết.

    Nhôm cũng theo xu hướng tăng, phiên vừa qua thêm 4,3% (tăng nhiều nhất kể từ tháng 10/2018) lên 2.219,50 USD/tấn, cao nhất gần 2 năm rưỡi. Citi dự báo giá nhôm sẽ tiếp tục tăng lên 2.350 USD/tấn năm 2020 và 2.500 USD/tấn năm 2023.

    Các kim loại cơ bản khác cũng tăng trong phiên vừa qua. Theo đó, kẽm tăng 1,1% lên 2.847 USD/tấn, nickel tăng 0,2% lên 18.715 USD/tấn, chì tăng 0,2% lên 2.077 USD/tấn và thiếc tăng 3,8% lên 24.345 USD/tấn.

    "Xu hướng (giá kim loại) rất tích cực", nhà phân tích Daniel Briesemann của Commerzbank nhận định.

    [​IMG]
    Đáng chú ý, giá vàng đang biến động rất mạnh. Chiều 2/3, giá vàng giảm xuống mức thấp nhất 8,5 tháng tại 1.706,7 USD/ounce do lợi suất trái phiếu chính phủ Mỹ duy trì cao. Tuy nhiên, chỉ vài giờ sau đó, giá hồi phục nhanh để kết thúc phiên tăng 0,8% lên 1.736,46 USD/ounce (vàng giao ngay) và tăng 0,6% lên 1.733,6 USD/ounce (vàng kỳ hạn tháng 4/2021), khi chỉ số dollar index đã giảm 0,3% sau khi đạt mức cao nhất gần 4 tuần so với các đồng tiền đối tác chủ chốt.

    Tiếp tục biến động mạnh, sáng 3/3 giá vàng lại đi xuống bởi dự báo lợi suất trái phiếu Mỹ sẽ còn tăng nữa trong bối cảnh các chương trình kích thích kinh tế làm cho vàng thỏi trở nên kém hấp dẫn đối với nhà đầu tư. Đến trưa 3/3, giá vàng bật tăng trở lại, ở mức 1.734,26 USD/ounce (hợp đồng giao ngay) và 1.732 USD/ounce (kỳ hạn tháng 4/2021),

    [​IMG]
    Các nhà phân tích đang theo dõi sát tình hình của gói kích thích của Mỹ trị giá 1,9 nghìn tỷ USD - sẽ được đưa ra Thượng viện Mỹ bàn trong tuần này. Trong khi đó, vàng tiếp tục chịu tác động từ diễn biến thị trường tài chính, nhất là tỷ giá USD và lợi suất trái phiếu Mỹ.















    Crazyrabbit thích bài này.
  9. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Cập nhật tiếp tin siêu tốt cho các doanh nghiệp dệt may. ace có GIL nay bán mạnh vào nhé :D
    https://haiquanonline.com.vn/xuat-k...2018.html?utm_source=coccoc&utm_medium=ccnews
    Xuất khẩu dệt may phục hồi nhanh, tăng ngay 4%

    10:43 | 03/03/2021
    (HQ Online) - 2 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu dệt may đã đạt 5,8 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020.

    [​IMG]Doanh thu dệt may tăng cao trong tháng 1
    [​IMG]Đơn hàng dồi dào, doanh nghiệp dệt may lo không sản xuất được vì dịch
    [​IMG]
    Mục tiêu xuất khẩu dệt may 39 tỷ USD trong năm nay khá khả thi. Ảnh: H.NỤ
    Tính từ đầu năm đến hết tháng 2/2021, kim ngạch xuất khẩu dệt may cho thấy sự phục hồi rõ rệt sau khi trải qua năm 2020 nhiều thách thức bởi tác động mạnh mẽ từ đại dịch Covid-19.


    Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, nếu như năm 2020, kim ngạch xuất khẩu dệt may đạt trên 35 tỷ USD, giảm 9,8% so với năm 2019 thì 2 tháng đầu năm 2021, kim ngạch xuất khẩu đã đạt 5,8 tỷ USD, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2020.

    Ông Vũ Đức Giang-Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam đánh giá, sở dĩ xuất khẩu dệt may tăng trở lại ngay trong các tháng đầu năm nay là do sau một năm sống chung với đại dịch các doanh nghiệp đã tìm ra những hướng đi phù hợp. Cùng với đó, việc các nước liên tục đưa vắc xin vào tiêm cho người dân cũng đang tạo tâm lý tích cực, giúp cầu tiêu dùng dệt may tăng trở lại.

    Trong khi nhiều ngành hàng sản xuất công nghiệp lo thiếu đơn hàng do ảnh hưởng của dịch Covid-19 thì dệt may lại khá khác biệt khi đơn hàng tương đối dồi dào.

    Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tâp đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) cho biết, hiện nay, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp của Tập đoàn đã có đơn hàng đến hết tháng 4/2021.

    Đáng chú ý, những mặt hàng như hàng dệt kim, hàng phổ thông với sức tiêu thụ lớn đã có đơn hàng đến tháng 7, tháng 8/2021.

    "Đó là tín hiệu đáng mừng cho quá trình phục hồi trở lại của dệt may Việt Nam, nhất là khi dệt may Việt Nam đang có vị trí tốt trong chuỗi cung ứng toàn cầu được tái bố trí sau khủng hoảng đại dịch Covid-19 năm 2020", ông Lê Tiến Trường nói.

    Năm 2021, ngành dệt may Việt Nam đặt kế hoạch xuất khẩu đạt khoảng 39 tỷ USD. Nhận định kế hoạch này khả thi, ông Vũ Đức Giang chỉ rõ nguyên nhân là bởi ngành dệt may đang đứng trước cơ hội phát triển rất lớn từ các Hiệp định Thương mại tự do (FTA) vừa được ký kết.

    Chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam đặc biệt nhấn mạnh, Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) được kỳ vọng tạo ra động lực cho ngành và thay thế một số thị trường mà đại dịch Covid-19 vẫn chưa kiểm soát được như châu Âu.

    Đồng thời, các FTA còn là lực hấp dẫn giúp ngành dệt may tiếp tục kêu gọi đầu tư vào phần cung thiếu hụt nguyên liệu.
    Đơn hàng dệt may về nhiều
    Tác giả Hải Yến / baodautu.vn

    02/03/2021 14:42
    Nam miền Bắc Nữ miền Bắc Nữ miền Nam Nam miền Nam
    Nhiều doanh nghiệp dệt may đón tin vui khi những mặt hàng như dệt kim, hàng phổ thông với sức tiêu thụ lớn đã có đơn hàng đến tháng 7 và tháng 8/2021.
    Linh hoạt thích ứng

    Mặc dù kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Tân Sửu kéo dài cả chục ngày, cộng với ảnh hưởng của dịch bệnh nhưng đã không gây ảnh hưởng nhiều đến năng suất hoạt động của nhiều ngành hàng, trong đó có dệt may.

    Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tính đến ngày 15/2/2021, xuất khẩu dệt may đạt 3,77 tỷ USD, tăng 270 triệu USD so với cùng kỳ năm trước. Kết quả này cho thấy sự thích ứng linh hoạt của các doanh nghiệp với xu hướng tiêu dùng của thị trường để hoạt động thương mại xuyên biên giới được duy trì liên tục.

    Ông Lê Tiến Trường, Phó chủ tịch Hiệp hội Dệt may Việt Nam (Vitas), Chủ tịch HĐTV Vinatex cho biết, trong bối cảnh đại dịch Covid-19 còn căng thẳng, thị trường xuất khẩu chính là Mỹ, EU, Nhật Bản vẫn đang suy giảm nhu cầu tiêu dùng, thì sự chuyển biến của nhà sản xuất trong việc đáp ứng các mã hàng quần áo thông dụng, giá vừa phải sẽ đánh trúng nhu cầu khách hàng.

    “Thực tế trong cả giai đoạn nửa cuối năm 2020, ngành dệt may đã và đang đi theo hướng này, nhờ đó lao động tại nhiều doanh nghiệp không phải nghỉ việc, đơn hàng thông suốt, về đích với 35,2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu, dù có sụt giảm, nhưng vẫn khả quan hơn nhiều quốc gia xuất khẩu lớn khác như Ấn Độ, Bangladesh”, ông Trường nói.

    Chưa kể, tổng cầu dệt may thế giới đã giảm hơn 22%, từ 740 tỷ USD, xuống 600 tỷ USD, các quốc gia cạnh tranh đều có mức giảm 15-20%, mức sụt giảm của ngành dệt may Việt Nam vẫn thấp hơn nhiều so với mặt bằng chung thế giới.

    Đóng góp gần 10 tỷ USD trong tổng kim ngạch xuất khẩu gần 40 tỷ USD của ngành dệt may (năm cao điểm 2019 là 39 tỷ USD), nhiều doanh nghiệp thuộc hệ thống Vinatex có quy mô xuất khẩu lớn vài trăm triệu USD/năm đã có khách hàng cho năm 2021.

    Đại diện Vinatex xác nhận: “Hiện nay các doanh nghiệp trong ngành dệt may, gồm cả các doanh nghiệp của Tập đoàn đã có đơn hàng đến hết tháng 4/2021. Đặc biệt, những mặt hàng như dệt kim, hàng phổ thông với sức tiêu thụ lớn đã có đơn hàng đến tháng 7, tháng 8/2021”.

    Công ty cổ phần Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công thông tin, trong tháng 1/2021, Thành Công đạt doanh thu 15,7 triệu USD, lợi nhuận sau thuế đạt 1,07 triệu USD, lần lượt cao hơn 83% và 160% so với tháng 1/2020. Trong đó, doanh nghiệp đã nhận đơn hàng đến hết quý II/2021, điều này tiếp tục đảm bảo khối lượng công việc trong thời gian tới.

    Lượng đơn hàng dẫu chưa thể cải thiện như thời điểm trước Covid-19, nhưng việc có đủ đơn hàng, duy trì các dây chuyền sản xuất, đủ việc làm cho người lao động là chỉ dấu tích cực cho quá trình phục hồi trở lại của ngành dệt may.

    Chủ tịch HĐQT Tổng công ty May Hưng Yên (Hugaco), ông Nguyễn Xuân Dương nhận định, năm 2021, doanh nghiệp dệt may xuất khẩu như Hugaco tiếp tục đối mặt với khó khăn về nguồn hàng để bảo đảm việc làm, duy trì hoạt động sản xuất và cải thiện hiệu quả kinh doanh sau một năm tăng trưởng âm.

    Năm 2020, trong cơn bão đại dịch đổ ập lên các lĩnh vực sản xuất, Hugaco cũng không thể đứng ngoài tình cảnh chung, khi tổng doanh thu sụt giảm 5%, đạt 2.600 tỷ đồng, lợi nhuận giảm 20% do đơn hàng, giá gia công ngày càng giảm.

    Do đó, mục tiêu ngắn hạn của Hugaco là tiếp tục tìm kiếm đơn hàng, mở rộng thị trường nhằm bảo đảm việc làm cho người lao động.

    Củng cố vị thế trong chuỗi cung ứng

    Chịu ảnh hưởng không nhỏ từ Covid-19 trong năm qua, nhưng điều an ủi lớn là ngành dệt may Việt Nam đã khẳng định và củng cố được vị thế quan trọng trong chuỗi cung ứng dệt may toàn cầu, cùng với đó, tăng trưởng thị phần tại các thị trường lớn như Mỹ và châu Âu tiến thêm một nấc mới.

    Cụ thể, nhờ không bị gián đoạn sản xuất, thích ứng nhanh và uyển chuyển, thị phần của hàng dệt may Việt Nam vẫn ghi nhận tăng trưởng trong năm vừa qua và lần đầu đạt 20% tại thị trường Mỹ, trong đó nhiều tháng đứng ở vị trí số 1 về thị phần.

    Cần phải nói thêm, theo báo cáo của McKinsey, lợi nhuận ngành thời trang toàn cầu năm 2020 đã giảm 93%. Đã có hơn 10 thương hiệu chuỗi cung ứng và thương hiệu thời trang lớn phá sản, cùng 200.000 lao động trong các chuỗi cung ứng thời trang tại Mỹ mất việc làm.

    Dự báo tổng thể về triển vọng dệt may toàn cầu, Vitas cho hay, năm 2021, các hoạt động giao dịch thương mại đã trở lại, nhưng số lượng và đơn giá chưa bằng ngưỡng năm 2019, do đó, mỗi doanh nghiệp, mỗi nhà xuất khẩu phải “liệu cơm gắp mắm” để duy trì hoạt động ở mức ổn định nhất trong trạng thái bình thường mới của thế giới. Với dệt may, để trở lại ngưỡng tiêu thụ của năm 2019, theo dự báo sáng sủa nhất cũng phải đến quý III/2022, còn theo kịch bản phục hồi chậm thì đến hết năm 2023.

    Trong bối cảnh thị trường như vậy, ngành dệt may đặt mục tiêu phấn đấu năm 2021 kim ngạch xuất khẩu quay trở lại ngưỡng năm 2019 với mốc 39 tỷ USD. Nếu cán đích được mục tiêu này, đồng nghĩa với việc dệt may sẽ về đích sớm hơn so với sự phục hồi của thị trường từ 3 đến 6 quý.

    Theo Vitas, hàng dệt may chưa nằm ở mức thiết yếu cao như thực phẩm, thuốc men, các thiết bị bảo vệ con người, nhưng cũng thuộc nhóm sản phẩm có nhu cầu thiết yếu. Đơn hàng dệt may năm 2021 phục hồi sớm với các sản phẩm cơ bản, giá trung bình thấp và thấp. Đơn hàng sẽ chảy về nhiều hơn với những doanh nghiệp có vị trí tốt trong chuỗi cung ứng.
  10. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Doanh nghiệp dệt may lạc quan trở lại
    Vừa về đến văn phòng sau chuyến khảo sát một khu công nghiệp ở Bình Dương, ông Phạm Xuân Hồng - Chủ tịch HĐQT Công ty CP May Sài Gòn 3, Chủ tịch Hội Dệt may Thêu đan TP HCM (AGTEX) - báo tin vui là hầu hết doanh nghiệp (DN) may mặc trong khu công nghiệp này đều đang tuyển thêm lao động.

    "Năm nay, lần đầu tiên sau rất nhiều năm, tình hình lao động tại các công ty dệt may sau Tết ổn định, số công nhân bỏ việc sau Tết không đáng kể. Những DN đang tuyển lao động là để phục vụ kế hoạch sản xuất gia tăng ngay từ đầu năm", ông Hồng cho biết.

    Nhiều doanh nghiệp có đơn hàng đến giữa năm

    Theo ghi nhận của AGTEX, hầu hết DN đã có đơn hàng đến hết tháng 6, một số DN có đơn hàng đến tháng 7, tháng 8. "May Sài Gòn 3 đã ký đơn hàng quần jeans, kaki xuất sang Nhật đến hết quý II. Saigon Garmex, Việt Tiến... cũng có đơn hàng tốt. Phần lớn DN đã có đơn hàng, có thể do năm ngoái tiêu thụ sụt giảm mạnh nên năm nay tăng trở lại. Tiêu thụ chính vẫn là những thị trường truyền thống như Mỹ, châu Âu, Nhật. Trong đó, thị trường Mỹ tăng khả quan, châu Âu tăng chưa xứng tiềm năng do DN Việt chưa khai thác tốt lợi thế của EVFTA" - ông Hồng nêu và phân tích thêm Việt Nam đang có lợi thế là lao động ổn định, dịch bệnh được kiểm soát nên các nhà mua hàng yên tâm đặt hàng mới với giá cả tương đối phù hợp, thuận lợi cho DN thực hiện.

    Ông Trần Như Tùng, thành viên HĐQT kiêm Phó Tổng Giám đốc Công ty CP Dệt may - Đầu tư - Thương mại Thành Công, cũng thừa nhận từ đầu năm đến nay, tình hình làm ăn tốt hơn nhiều so với năm 2020. Xu hướng chung là các nhà mua hàng chuyển nhu cầu sang những mặt hàng đơn giản, tiện dụng, nghiêng về thể thao; dòng sản phẩm thời trang, công sở tiếp tục xu hướng cắt giảm do tác động của dịch Covid-19.

    "Những DN lâu nay làm hàng may mặc thời trang có thể gặp khó khăn trong thời gian đầu chuyển đổi sang sản xuất hàng cơ bản, đơn giản, còn những DN mạnh về dòng sản phẩm cơ bản, thể thao như Thành Công thì phát triển thuận lợi hơn. Đơn hàng xuất sang Mỹ, Hàn Quốc, châu Âu của chúng tôi đã ký đến tháng 8.

    Tình hình chung năm nay sẽ phục hồi dần, kim ngạch xuất khẩu toàn ngành có thể về mốc 39-40 tỷ USD như năm 2019 với điều kiện dịch Covid-19 được kiểm soát tốt. Trường hợp dịch vẫn diễn biến phức tạp, thế giới khó khăn thì xuất khẩu dệt may tiếp tục vất vả bởi lĩnh vực này cực kỳ nhạy cảm với những tác động của dịch Covid-19" - ông Tùng nhận định.

    Dù khẳng định còn nhiều khó khăn do sản lượng tiêu thụ của công ty tại EU vẫn giảm đến 80% so với năm 2018, thị trường Mỹ cũng giảm 60% nhưng ông Phạm Văn Việt, Tổng Giám đốc Công ty TNHH Việt Thắng Jeans, cho hay đơn hàng đúng là đã có đến tháng 6, Việt Nam đang có nhiều lợi thế hơn các đối thủ cạnh tranh như Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Myanmar... nên được các nhà mua hàng ưu tiên lựa chọn. Các FTA (hiệp định thương mại tự do) với những thị trường lớn đã ký cũng mở rộng đầu ra cho DN xuất khẩu dệt may Việt Nam.

    Theo Hiệp hội Dệt may Việt Nam, cuối năm 2020, lợi nhuận ngành thời trang toàn cầu giảm 93%, hơn 10 chuỗi cung ứng và thương hiệu thời trang phá sản (theo báo cáo của MCKinsey). Trong khi đó, nhờ không bị gián đoạn sản xuất, thị phần của hàng dệt may Việt Nam vẫn ghi nhận tăng trưởng trong năm 2020 và lần đầu đạt 20% tại thị trường Mỹ.

    Tính riêng tháng 1 vừa qua, tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam đạt khoảng 2,6 tỷ USD, tăng 3,3% so với cùng kỳ. Do đó, kỳ vọng xuất khẩu mặt hàng dệt may năm 2021 có thể phục hồi về mức năm 2019, đạt 39 tỷ USD.

    Phát triển nguồn nguyên liệu trong nước

    Các DN may mặc Việt Nam lạc quan cuối năm nay sẽ bớt khó khăn và phục hồi dần, đến năm 2022 sẽ có nhiều tiến triển rõ rệt. Tuy vậy, để được thế, DN phải điều chỉnh, bám theo nhu cầu thị trường và chuyển biến nhanh hơn với những biến động thị trường để nắm bắt cơ hội. Tập đoàn Dệt may Việt Nam cũng nhấn mạnh yếu tố thay đổi này, trước mắt là để hoàn thành mục tiêu kim ngạch xuất khẩu đạt 39 tỷ USD đề ra trong năm 2021.

    Ông Lê Tiến Trường, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Dệt may Việt Nam, cho rằng sự thay đổi toàn diện chiến lược phát triển, đẩy mạnh liên kết, chuyển đổi phương thức kinh doanh, tìm kiếm, mở rộng thị trường mà các FTA đang mở ra cơ hội lớn để đẩy mạnh xuất khẩu.

    Thực tế thời gian qua, các DN đã quan tâm hơn đến việc xây dựng nguồn cung vải trong nước để khai thác lợi thế của Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA), Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Anh (UKVFTA)... Trong đó, nhiều DN đã khai thác lợi thế sản xuất trong nước để xuất khẩu sang châu Âu, hưởng lợi thế theo EVFTA. Theo các DN, cơ hội tăng xuất khẩu sang châu Âu đã tạo chất xúc tác để các nhà sản xuất nguyên phụ liệu mạnh dạn bỏ vốn đầu tư nhà máy, chuẩn bị và cung ứng nguyên phụ liệu "made in Vietnam" nhiều hơn.

    Ông Phạm Xuân Hồng đánh giá đã có kết nối giữa nhà sản xuất nguyên phụ liệu và nhà may mặc trong nước. Công ty Sợi Thế Kỷ cũng đã mạnh dạn nhập nguyên liệu về sản xuất sợi, một số nhà máy may mặc cũng đang mở rộng nhà máy mới ở Bình Dương để chuẩn bị cho chặng đường mới. Công ty Thành Công cũng đang tập trung vào những lợi thế do những hiệp định mang lại, tăng năng lực sản xuất vải để cung cấp cho các DN trong nước làm hàng xuất khẩu sang EU, bên cạnh đó là khai thác thêm một số khách hàng mới trong khối này.

    Ông Phạm Văn Việt cho rằng tỷ lệ nguyên liệu tại chỗ từ 20% trước đây đã tăng lên 50% trong hiện tại. Một số tập đoàn sản xuất bông, vải sợi đang đầu tư, vận hành nhà máy ở các khu công nghiệp tại Quảng Ninh, Quảng Ngãi... đã và đang góp phần chủ động nguyên liệu bông, vải sợi.

    Chuyển đổi sản xuất theo nhu cầu nhà mua hàng

    Theo ông Phạm Văn Việt, xu hướng tiêu dùng hàng dệt may trên thế giới đang chuyển đổi theo hướng đơn giản hóa, tiết giảm tối đa, kéo giá gia công xuống thấp và gây bất ngờ lớn đối với các DN làm sản phẩm thời trang.

    "Thông thường, DN dệt may phải chuẩn bị nguyên phụ liệu trong vòng 3-4 tháng, những DN chưa kịp chuẩn bị nguyên liệu sản xuất theo yêu cầu mới sẽ rơi vào bị động, DN nào chuyển đổi nhanh sẽ sớm bắt nhịp lại bình thường" - ông Việt nói và cho biết khoảng 80% DN làm hàng FOB (giao trên tàu) và CM (gia công) đang bị ảnh hưởng vì thiếu nguyên liệu, có DN thiếu đến 30%-40% nhưng chỉ là tạm thời trong thời gian ngắn.

    Ông Việt dự báo hành vi khách hàng chuyển sang thời trang đơn giản chỉ là nhất thời và có thể kéo dài cả năm để thích ứng với tình hình dịch bệnh nên trước mắt, DN tạm dừng các dây chuyền sản xuất hàng thời trang, tập trung làm hàng cơ bản. Bản thân Việt Thắng Jeans đã điều chỉnh lại sản phẩm thời trang phù hợp với từng thị trường, đơn giản hóa để bán hàng online.

    Bên cạnh đó là tìm giải pháp để khai thác công nghệ đã đầu tư nhưng chưa chuyển giao được do vướng dịch Covid-19, các chuyên gia nước ngoài không thể sang Việt Nam. "Năm nay, chúng tôi đặt mục tiêu tăng trưởng 10% về sản lượng, trở về mức của năm 2018. Quan trọng nhất vẫn là duy trì việc làm cho người lao động để sau khi hết dịch là tăng tốc", ông Việt lạc quan.

Chia sẻ trang này