1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Topic dành cho nhỏ lẻ vây đánh cá mập cùng Linhcdb

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhcdb, 03/02/2021.

4812 người đang online, trong đó có 399 thành viên. 21:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 113254 lượt đọc và 523 bài trả lời
  1. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    GIL VCS APF toàn cổ lởm lùa gà, đề nghị NĐT bán mạnh vào cho FL đê=))

    LINHPLC thích bài này.
  2. f319hocdtck

    f319hocdtck Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/06/2018
    Đã được thích:
    3.908
    Chờ xem khi APF ra bctc quý 1.
  3. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    CUỘC đua tam mã, cứ bình từ toàn hàng lùa gà. Bán bán mạnh múc PE siêu tưởng KBC PVD DXG mới giàu =))
    juuchi, LINHPLC, Bill31 người khác thích bài này.
  4. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    MFS đang đi đúng con đường Ad dự, 5x đã thấy rồi. Mục tiêu trước mắt còn nhiều điều thú vị. Rảnh sẽ phân tích vào giờ nghỉ trưa cho cả nhà :D
    LINHPLC thích bài này.
  5. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    ACE biết chọn cổ nào chưa :D

    Quốc hội Mỹ thông qua gói cứu trợ 1.900 tỷ USD của Biden
    QuyetdaicaDoanhsota thích bài này.
    Quyetdaica đã loan bài này
  6. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Được bật đèn xanh, nhà mạng chạy đua cung cấp dịch vụ Mobile Money
    Đại diện nhiều mạng viễn thông chia sẻ về kế hoạch cung cấp dịch vụ Mobile Money ra thị trường...


    Chia sẻ với VnEconomy ngày 10/3, đại diện các doanh nghiệp viễn thông cho biết, dự kiến trong quý 2/2021 nhà mạng sẽ chính thức cung cấp dịch vụ Mobile Money ra thị trường.

    Ông Nguyễn Sơn Hải, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Truyền thông VNPT (thuộc Tập đoàn VNPT, và là đơn vị triển khai dịch vụ Mobile Money của VNPT) cho biết, sau khi Thủ tướng chính thức phê duyệt Quyết định phê duyệt triển khai thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ (Mobile Money), nhà mạng sẽ phải chuẩn bị hồ sơ xin thử nghiệm dịch vụ Mobile Money để gửi Ngân hàng Nhà nước.

    Sau đó Ngân hàng Nhà nước xem xét, lấy ý kiến các bộ ngành liên quan như Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ *******, rồi mới có quyết định đồng ý cấp phép thử nghiệm cho nhà mạng. Khi đó doanh nghiệp viễn thông mới bắt đầu được triển khai dịch vụ.

    Trong hồ sơ, nhà mạng sẽ lập toàn bộ các phương án về kỹ thuật, phương án quản lý, các quy trình nghiệp vụ,… căn cứ vào các quy định trong văn bản của Thủ tướng; thứ hai là đối chiếu vào những quy định, như trong lĩnh vực ngân hàng, viễn thông để đưa các các nội dung phù hợp.

    Theo ông Sơn Hải, do chưa có quy chuẩn trong việc xây dựng hồ sơ, nên trong trường hợp thử nghiệm, số lượng nhà mạng không nhiều (dự kiến 3 nhà mạng gồm Viettel, VinaPhone, MobiFone – PV) nên có thể các cơ quan quản lý như Ngân hàng Nhà nước hay Bộ Thông tin và Truyền thông sẽ xem xét trực tiếp từng bộ hồ sơ một. VNPT dự kiến tuần sau sẽ gửi hồ sơ xin thử nghiệm lên Ngân hàng Nhà nước.

    "Với các quy trình như trên, hi vọng sang quý 2 cơ quan quản lý sẽ đồng ý cho nhà mạng thử nghiệm Mobile Money, khi đó với sự chuẩn bị trong suốt thời gian qua, chúng tôi sẽ cung cấp dịch vụ này ra thị trường", ông Nguyễn Sơn Hải chia sẻ.

    Phó tổng giám đốc Tổng công ty Viễn thông MobiFone, ông Bùi Sơn Nam cho biết, căn cứ vào các quy định tại văn bản của Thủ tướng mới ban hành về định phê duyệt triển khai thí điểm Mobile Money, MobiFone sẽ rà soát lại đề án xin cấp phép tử nghiệm dịch vụ Mobile Money trước đó của nhà mạng để căn chỉnh, bổ sung những nội dung, phương án cho phù hợp nhất, tốt nhất (như các phương án về kỹ thuật, bảo mật, chống rủi ro…), sau đó sẽ gửi hồ sơ xin cấp phép thử nghiệm lên Ngân hàng Nhà nước.


    "Dự kiến khoảng hai tuần nữa chúng tôi sẽ gửi hồ sơ", vị phó tổng giám đốc MobiFone cho hay. Ông cũng cho biết MobiFone hiện đã chuẩn bị đầy đủ về hạ tầng kỹ thuật, đào tạo, huấn luyện cho bộ phần phụ trách về nạp thẻ, thanh toán (các merchant), giải pháp định danh và xác thực điện tử khách hàng (eKYC)…, khi cơ quan quản lý đồng ý cho triển khai thử nghiệm nhà mạng sẽ ngay lập tức cho khách hàng đăng ký và phát triển các merchant để chính thức cung cấp dịch vụ.

    MobiFone dự kiến khoảng trong quý 2/2021 nhà mạng sẽ chính thức đưa dịch vụ Mobile Money đến tay người dùng, vị lãnh đạo MobiFone kỳ vọng.

    Ở góc độ tiềm năng và kỳ vọng vào thị trường hoàn toàn mới mẻ này đối với các doanh nghiệp viễn thông, trước đó chia sẻ với VnEconomy, ông Trương Quang Việt, Phó tổng giám đốc Tổng công ty Dịch vụ số Viettel (Viettel Digital) cho biết, trong lộ trình phát triển của Viettel đối với dịch vụ Mobile Money là đến năm 2025, Viettel dự kiến có khoảng 26 triệu thuê bao sử dụng dịch vụ Mobile Money, trong đó riêng dịch vụ thanh toán (với các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ) với mức chi tiêu trung bình qua kênh này là 300.000 đồng/thuê bao.

    Và như vậy, theo tính toán, doanh thu trung bình một tháng đối với dịch vụ Mobile Money (chỉ riêng dịch vụ thanh toán) của Viettel vào năm 2025, theo tính toán mức chi tiêu trung bình như trên sẽ rơi vào khoảng 7.000 – 8.000 tỷ đồng.

    Trong khi lãnh đạo một nhà mạng khác thì cho rằng, hạn mức giao dịch tối đa 10 triệu đồng/tháng/tài khoản Mobile Money cho tổng tất cả các giao dịch rút tiền, chuyển tiền và thanh toán.

    Nếu hạn mức giao dịch dự kiến trên được giữ nguyên, giả sử chỉ cần 20-30% trong tổng số khoảng 130 triệu thuê bao điện thoại di động hiện nay sử dụng dịch vụ với hạn mức tối đa (10 triệu đồng) thì lượng tiền luân chuyển qua "kênh" Mobile Money này có thể lên tới hàng chục, hàng trăm nghìn tỷ đồng.
  7. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Những điều cần biết về Mobile Money

    Thủ tướng vừa ban hành Quyết định 316 cho phép thí điểm Mobile Money trong 2 năm. Trong bối cảnh vẫn còn nhiều người Việt Nam chưa có tài khoản và khó tiếp cận dịch vụ ngân hàng, việc thí điểm này nhằm tận dụng hạ tầng dữ liệu, mạng lưới viễn thông để phát triển thanh toán không dùng tiền mặt. Đồng thời, tăng cường việc tiếp cận, sử dụng các dịch vụ tài chính, đặc biệt ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo của Việt Nam.

    Mobile Money là gì?

    Bản chất của Mobile Money là chuyển đổi hình thức của tiền mặt sang tiền điện tử theo tỉ lệ 1:1. Tức là, đơn vị cung cấp dịch vụ Mobile Money (ở đây, theo Quyết định cho phép thí điểm Thủ tướng vừa ban hành, là nhà mạng) không tạo ra lượng tiền mới đưa vào lưu thông.

    Tiền trong tài khoản Mobile Money gắn với SIM nhưng phải tách biệt với tài khoản viễn thông, bởi tài khoản viễn thông thực tế còn có thêm khoản khuyến mại, nếu cho phép sử dụng để thanh toán sẽ không đảm bảo nguyên tắc chuyển đổi tỷ lệ 1:1.

    Hình thức này tương tự thẻ ATM, khi khách hàng nộp tiền mặt để nhận được một khoản tiền điện tử có giá trị tương đương.

    Nói cách khác, người dùng không thể quy đổi số dư trong tài khoản viễn thông sang tài khoản thanh toán này. Khách hàng sẽ không được trả lãi với số dư để trong tài khoản thanh toán Mobile Money.

    Ngoài ra, toàn bộ tiền trong tài khoản Mobile Money của nhà mạng phải được mang bảo đảm tại ngân hàng, và không được sử dụng cho mục đích khác ngoài thanh toán.

    Khách hàng có thể làm gì với Mobile Money?

    Không phải ai có SIM cũng có thể thanh toán Mobile Money (chỉ được thanh toán khi người đó mở tài khoản).

    Theo Quyết định 316, mỗi khách hàng chỉ được mở một tài khoản Mobile Money tại một nhà mạng. Để sử dụng dịch vụ này, khách hàng phải có SIM chính chủ, SIM này hoạt động liên tục tối thiểu 3 tháng và được nhà mạng định danh, xác thực theo quy định về đăng ký thuê bao di động.

    Có 3 cách để khách hàng nạp/rút tài khoản Mobile Money là thực hiện tại điểm giao dịch của nhà mạng, từ tài khoản ngân hàng hoặc ví điện tử của chính nhà mạng đó.

    Sau đó, khách hàng có thể dùng tiền trong tài khoản Mobile Money thanh toán hàng hóa, dịch vụ cho các đơn vị chấp nhận loại tiền này. Đồng thời, chủ thuê bao di động có thể chuyển tiền sang tài khoản Mobile Money của người khác trong cùng một nhà mạng, cũng chuyển tiền sang tài khoản thanh toán tại ngân hàng và ví điện tiện do nhà mạng cung cấp.

    Khác tiền để trong tài khoản ngân hàng, người dùng Mobile Money sẽ không được nhà mạng trả tiền lãi hàng tháng và cũng như tài khoản ngân hàng, bị cấm cho thuê, mượn, tặng, bán tài khoản và thông tin tài khoản.

    Đơn vị nào được cung cấp Mobile Money?

    Chính phủ quy định doanh nghiệp thí điểm phải đồng thời có giấy phép trung gian thanh toán ví điện tử và giấy phép thiết lập mạng viễn thông công cộng di động mặt đất sử dụng băng tần số vô tuyến điện hoặc là công ty con của các công ty có giấy phép trên.

    Như vậy, hiện có 3 nhà mạng đủ điều kiện xin phép tham gia thí điểm ngay là Viettel, VNPT và Mobifone. Trong đó, Mobifone vừa được Ngân hàng Nhà nước cấp giấy phép cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán hôm qua 9/3.

    Mobile Money khác gì ví điện tử?

    Ví điện tử là một tài khoản điện tử thường được tích hợp vào ứng dụng điện thoại, được xem như một ví đựng tiền lẻ giúp người dùng thanh toán tại các điểm chấp nhận offline và online. Bất kỳ ai có tài khoản ngân hàng (liên kết với ví điện tử) và một chiếc điện thoại smartphone đều có thể sử dụng và giao dịch bằng ví điện tử.

    Trong khi đó, Mobile Money là tài khoản điện tử được mở dựa trên thuê bao di động, cũng dành cho thanh toán hàng hóa, dịch vụ giá trị nhỏ. Tuy nhiên, người dân không cần phải có tài khoản ngân hàng cũng có thể đăng ký và dùng dịch vụ tiền di động với điều kiện sử dụng SIM chính chủ.

    Điểm khác biệt lớn nhất là dịch vụ Mobile Money không yêu cầu phải có tài khoản ngân hàng mới được sử dụng và thanh toán như ví điện tử. Bù lại, hạn mức giao dịch hàng tháng bằng tiền di động chỉ 10 triệu đồng trong khi hạn mức của ví điện tử gấp 10 lần con số này - 100 triệu đồng một tháng.

    Mobile Money khác gì Mobile Payment?

    Mobile Money là một dạng tiền điện tử còn Mobile Payment nhằm nói đến phương thức thanh toán. Mobile Payment mô tả các giao dịch thanh toán được thực hiện qua thiết bị di động nói chung bao gồm ứng dụng mobile banking của ngân hàng, ví điện tử và có thể bao gồm cả Mobile Money...
    --- Gộp bài viết, 11/03/2021, Bài cũ: 11/03/2021 ---
    MFS đã CE, ai còn chậm chân thì chú ý VHC nhé. kẻo lại không kip :D
    LINHPLC thích bài này.
  8. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    https://ndh.vn/cong-nghe/kenya-mobile-money-nang-cap-cuoc-song-tang-lop-unbanked-1287023.html

    Kenya: Mobile Money nâng cấp cuộc sống tầng lớp ‘unbanked’
    Trong một ngôi làng hẻo lánh tại Kenya, một người phụ nữ lên danh sách mua sắm thức ăn cho cả ngày. Cô cần tiền trước khi đến chợ, tuy nhiên ngân hàng gần nhất phải mất vài ngày đi bộ. Thay vào đó, cô lấy điện thoại, nhắn mật khẩu và yêu cầu rút tiền. Vài phút sau, cô gặp một người đàn ông cầm di động và nhận tiền từ anh ta. Cô tiếp tục đi tới chợ và làm nốt việc của mình. Chào mừng tới thế giới của ngân hàng tiền di động (Mobile Money).

    Tại nhiều khu vực trên thế giới, mọi người không sống gần ngân hàng hay không có tài khoản ngân hàng. Chẳng hạn, tại Senegal, chỉ có 8% dân số có tài khoản ngân hàng. Tại Uganda, tỉ lệ này là 11%. Trong một thời gian dài, nó đồng nghĩa với họ bị bỏ lại bên ngoài hệ thống tài chính: không thể gửi tiền, tiết kiệm, mua hàng hóa hay vay mượn. Song kỷ nguyên di động đã biến điều bất khả thi trở nên có thể mà không cần tới tài khoản ngân hàng chính thức.

    Cất cánh đầu tiên từ Kenya những năm đầu 2000, ngân hàng di động đã vượt qua hệ thống thanh toán của nhiều nước phát triển khác theo các cách khác nhau. Nghiên cứu cho thấy sự phát triển nhanh chóng của hệ thống Mobile Money đã dẫn tới tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ. Hơn một thập kỷ sau, nếu như tại Mỹ, không phải lúc nào cũng dễ dàng để trả tiền tạp hóa bằng điện thoại thì tại nhiều phần của châu Phi, Mobile Money đã vô cùng phổ biến. Tại Uganda, 43% người dân có tài khoản Mobile Money. Tại Kenya là 72%.

    Hệ thống Mobile Money rất đơn giản. Nó tương tự như các ứng dụng bạn vẫn dùng để chuyển tiền di động như Venmo, song Venmo yêu cầu tài khoản ngân hàng hoặc thẻ tín dụng, còn Mobile Money thì không. Để gửi hay rút tiền từ ứng dụng, hệ thống Mobile Money sử dụng các đại lý, những người có mặt tại các địa điểm trọng điểm trên toàn quốc – bao gồm cả vùng sâu vùng xa – với tiền mặt và một chiếc điện thoại. Bạn còn có thể dùng Mobile Money để giao dịch phi tiền mặt như mua hàng, trả tiền dịch vụ.

    Các đại lý này có chức năng như một cây ATM: Bạn tới gặp họ, đưa tiền cho họ để gửi tiền vào tài khoản Mobile Money hoặc rút tiền. Họ là bước tiến khổng lồ tại những quốc gia mà đại bộ phận người dân chưa được tiếp cận dịch vụ ngân hàng.

    Hệ thống đơn giản được xây dựng dựa trên tin nhắn văn bản, không cần smartphone hay ứng dụng nhưng tạo ra sự khác biệt đáng kể cho các hộ nghèo. Một nghiên cứu chỉ ra nếu một gia đình sống gần một đại lý Mobile Money hơn, họ có xu hướng không lâm vào cảnh nghèo cùng cực (dưới 1,25 USD/ngày) và nghèo (dưới 2 USD/ngày). Nếu các hộ nghèo thường trải qua “cú sốc tiêu dùng” – không thể giải quyết nhu cầu cơ bản khi thu nhập giảm, các hộ nghèo có Mobile Money lại ổn định hơn. Khả năng tiết kiệm và chuyển tiền từ bạn bè, gia đình giúp họ có một thứ để dựa vào.

    Tại Kenya, quốc gia dẫn đầu thế giới về Mobile Money, nơi 96% hộ gia đình có tài khoản Mobile Money, bạn có thể tìm thấy đại lý ở gần như mọi nơi. Sau thành công của Kenya, nhiều người kỳ vọng lặp lại điều đó và nâng cao chất lượng cuộc sống tại những nước khác.

    Cách thức hoạt động của Mobile Money

    Trước khi điện thoại di động phổ biến, người dân nông thôn Kenya không có nhiều lựa chọn quản lý tiền. Họ hầu như không thể tiếp cận ngân hàng do khoảng cách xa xôi và ngân hàng cũng không phục vụ người có quá ít tiền. Lựa chọn thay thế ngân hàng là mang theo tiền mặt nhưng rất dễ bị cướp. Các thành viên sống tại thành phố muốn gửi tiền về nhà phải chuyển qua bên trung gian với cước cao hoặc bản thân tự di chuyển quãng đường dài, vất vả.

    Đó là khi ý tưởng về Mobile Money được manh nha. Ứng dụng Mobile Money không cần tới ngân hàng song lại hoạt động như một ngân hàng và thẻ ghi nợ. Ai có tài khoản Mobile Money đều có thể sử dụng các dịch vụ tài chính như một người có tài khoản ngân hàng. Mobile Money bắt nguồn từ thế giới đang phát triển, nơi mọi người dùng dịch vụ nhắn tin trước khi smartphone được dùng rộng rãi.

    Nam Phi và Philippines nỗ lực xây dựng các hệ thống như vậy vào những năm 2000 song đột phá chỉ xuất hiện tại Kenya với hệ thống M-Pesa (tiền di động).

    Dự án tiền thân của M-Pesa ra đời năm 2002 khi các hãng di động nhận thấy họ vô tình phát minh ra một thứ mô phỏng tiền tệ. Người dùng di động Kenya mua và bán “airtime” – dữ liệu điện thoại hay số phút nghe gọi – rồi chuyển cho họ hàng, trong một số trường hợp họ còn dự trữ để bán lại. Nó an toàn hơn mang theo tiền mặt và thuận tiện hơn ngân hàng vì các nhà cung cấp airtime rất phổ biến.

    Theo cuốn sách “Money, Real Quick” của tác giả Tonny Omwansa, một nhóm sản phẩm tại nhà mạng lớn nhất Kenya – Safaricom – đã phát triển M-Pesa, hệ thống nhắn tin để tiết kiệm và gửi tiền. Kenya có vô số nhà phân phối airtime, đó là các chủ doanh nghiệp nhỏ bán airtime trả trước. Một số trong số này sau đó cũng phân phối M-Pesa.

    Giai đoạn đầu, M-Pesa dùng để trả các khoản nợ vi mô cho người có thu nhập đặc biệt thấp. Theo Omwansa, những người làm ra M-Pesa bắt đầu nhìn thấy nhiều công dụng khác. Người dân dùng M-Pesa thay cho các tổ chức tài chính mà họ không có quyền tiếp cận. Cuối năm 2009, M-Pesa có hơn 8 triệu người dùng tại Kenya. Năm 2012, nó có hơn 15 triệu người dùng và hơn 30.000 đại lý.

    Ảnh hưởng của Mobile Money tới người nghèo

    Khả năng gửi tiền về gia đình mà không cần đi xa hay tiết kiệm tiền trên smartphone thay vì… dưới đệm… là những điểm hấp dẫn không thể chối từ. Với hàng tỷ người dân trên thế giới, Mobile Money đã mang lại hiệu ứng kinh tế sâu rộng.

    Các nhà kinh tế học Tavneet Suri và William Jack đã đánh giá các tác động của Mobile Money trong một loạt nghiên cứu. Năm 2016, họ chỉ ra M-Pesa có mặt mọi nơi ở Kenya dù giai đoạn 2008 – 2010, một số nơi có nhiều đại lý, một số lại không.

    Từ đây, các nhà nghiên cứu lại giải quyết một câu hỏi khác: Sự xuất hiện của M-Pesa có giúp gia đình thoát nghèo hay không?

    Nghiên cứu năm 2016 kết luận: “Các dịch vụ tài chính cơ bản như khả năng tiết kiệm, gửi tiền và giao dịch an toàn – vốn được tiếp nhận tại các nền kinh tế phát triển – dưới hình thức Mobile Money đã chạm đến hàng triệu người dân Kenya với tốc độ chưa từng có trong thập kỷ qua, dường như có tiềm năng kích thích kinh tế trực tiếp”. Báo cáo ước tính M-Pesa đã giúp 194.000 hộ dân thoát cảnh đói nghèo.

    Báo cáo năm 2019 của Haseeb Ahmed và Benjamin W. Cowan còn cho thấy Mobile Money tăng khả năng tiếp cận dịch vụ y tế. Do mọi người có xu hướng tiết kiệm nhiều hơn khi có phương thức an toàn, tiện lợi hơn, họ sẽ có khoản dự phòng nếu ai đó trong gia đình bị ốm. Việc gửi tiền dễ hơn nhiều cũng giúp họ nhận được sự giúp đỡ từ bạn bè, họ hàng khi khẩn cấp.

    Nỗ lực đưa Mobile Money đi khắp thế gian

    Trong thập kỷ qua, M-Pesa và các hệ thống tương tự đã nỗ lực để nhân rộng thành công ra nhiều nước khác tại châu Á và châu Phi. Ngày nay, M-Pesa tuyên bố có 42 triệu người dùng hoạt động và 400.000 đại lý tại nhiều nước.

    Thành công của M-Pesa là nguồn cảm hứng cho người khác làm theo. Quỹ Bill & Melinda Gates đã tài trợ cho nhiều dự án Mobile Money và phát triển phần mềm cho các nền tảng Mobile Money. Các công ty tư nhân tạo ra phần mềm tương tự Mobile Money như Wave.

    Tuy nhiên, lặp lại thành công của M-Pesa không hề dễ. Theo Wave, khi Mobile Money thành công tại Kenya, nó giúp đưa khoảng 1 triệu người thoát nghèo. Song 10 năm sau, hầu hết người dân châu Phi vẫn thiếu các cách để tiết kiệm, chuyển hay vay tiền để kinh doanh hay cung cấp cho gia đình.

    M-Pesa chính xác là thứ người Kenya cần và nó đã thành công. Dù vậy, mỗi nước một khác, thuyết phục một cộng đồng chuyển sang cách thức giao dịch khác không phải điều dễ dàng.

    Tại một số nước, Mobile Money thất bại vì vấn đề con gà – quả trứng. Đại lý cần được nhân rộng thì dịch vụ mới hữu ích, song họ chỉ chấp nhận làm đại lý khi dịch vụ được phổ biến. Đó là lý do vì sao Mobile Money không thành tại Niger, theo một báo cáo năm 2020. Vài nước khác lại đóng cửa hệ thống Mobile Money để bảo vệ các ngân hàng.

    Thành công nhiệm màu của M-Pesa là sự kết hợp của “đúng người, đúng thời điểm”, cộng với quyết định chính xác của chính phủ Kenya khi cho phép hệ thống hoạt động mà không cần áp dụng quy định nặng nề hay áp phí cao đối với mỗi giao dịch.

    Mobile Money không phải giải pháp khắc phục đói nghèo trên toàn cầu song là công cụ vô cùng đơn giản nhưng có tác dụng đáng ngạc nhiên. Sau 10 năm phát triển, nó vẫn được sử dụng tại nhiều khu vực nghèo đói. Nó đặt ra nền tảng cho một thế giới mà ở đó, tất cả mọi người được tiết kiệm, gửi tiền, chuyển tiền từ điện thoại và tạo ra khác biệt.
    mission9 thích bài này.
  9. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Đêm nay theo dõi cuộc họp quan trọng của ECB nhiều cái sẽ dc bật mí. FED thì chờ 17.3 :D
    Quyetdaicalengoduy thích bài này.
    Quyetdaica đã loan bài này
  10. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Bài báo hay quá :)
    Sàn chứng khoán ở các nước gặp lỗi: Tổng giám đốc phải từ chức, sở bị phạt tiền
    10:31 | 11/03/2021

    Ông Nguyễn Duy Hưng chưa hỏi về trách nhiệm để HOSE nghẽn triền miên đã hỏi về trách nhiệm sửa lỗi của FPT

    Nhật Bản: Hệ thống lỗi một ngày, Tổng giám đốc sở nghỉ việc
    Một trong những vụ lỗi hệ thống giao dịch nghiêm trọng gần đây xảy ra vào ngày thứ Năm, ngày 1/10/2020 tại Nhật Bản. Do trục trặc bất ngờ về phần cứng, Sở Giao dịch Chứng khoán Tokyo (TSE) đã phải đóng cửa nguyên ngày – sự kiện chưa từng có tiền lệ tại thị trường chứng khoán lớn thứ 3 thế giới.

    Theo Bloomberg, sự cố tại TSE đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tâm lý nhà đầu tư khi xảy ra vào đúng ngày đầu tiên của quý, đồng thời là ngày đầu của nửa sau năm tài chính ở Nhật Bản. Thanh khoản giao dịch trong ngày này thường rất cao do các quỹ điều chỉnh danh mục định kỳ.

    Kết quả cuộc thăm dò kinh doanh hàng quý (Tankan) do Ngân hàng Trung ương Nhật Bản (BOJ) thực hiện – một trong những số liệu kinh tế được theo dõi nhất đất nước mặt trời mọc - cũng được công bố 10 phút trước thời điểm mà lẽ ra thị trường phải mở cửa.

    Ông Koichiro Miyahara – Tổng Giám đốc của TSE nói trong cuộc họp báo cùng ngày ở Tokyo: "Chúng tôi đã gây ra nhiều phiền toái cho các thành viên thị trường, nhà đầu tư và các doanh nghiệp niêm yết. Chúng tôi sẽ làm việc hết sức để ngăn sự cố tái diễn".

    Cơ quan Giám sát Tài chính Nhật Bản (FSA) nói trong một thông cáo: "Việc sàn Tokyo phải đóng cửa nguyên một ngày đã làm tổn hại nghiêm trọng lòng tin của nhà đầu tư", đồng thời yêu cầu TSE phải làm rõ trách nhiệm.

    [​IMG]
    Ông Koichiro Miyahara - Tổng Giám đốc TSE trong cuộc họp báo chiều 1/10/2020. Cuối tháng 11, ông từ chức. (Ảnh: Bloomberg).

    Ngay trong chiều 1/10, ban lãnh đạo TSE tổ chức họp báo để thông tin về vụ việc, thảo luận các vấn đề phức tạp như kiến trúc hệ thống bằng ngôn ngữ rất chuyên ngành.

    Người đứng đầu TSE thẳng thắn nhận lỗi về mình, không đổ lỗi cho công ty thiết kế hệ thống là Fujitsu và không yêu cầu bồi thường. Tuy nhiên, Tổng Giám đốc Miyahara cho rằng Fujitsu nên cảm thấy có "trách nhiệm to lớn" trong vụ việc.

    Ngày hôm sau, 2/10, TSE mở cửa trở lại và giao dịch diễn ra suôn sẻ. Ngày 30/11/2020, ông Miyahara từ chức Tổng Giám đốc TSE. Ông Akira Kiyota – Tổng Giám đốc công ty mẹ của TSE đã kiêm nhiệm chức vụ mà ông Miyahara để lại.

    Theo Reuters, bản thân ông Kiyota bị trừ 50% lương trong 4 tháng, hai lãnh đạo khác cũng bị trừ 20% và 10% lương.

    "Tôi thực sự lấy làm tiếc khi sự cố xảy ra tại sàn giao dịch lớn nhất đất nước, đúng lúc Nhật Bản đang cố gắng nâng cao vị thế trung tâm tài chính toàn cầu", ông Kiyota nói năm 2020.

    Năm 2005, một Tổng Giám đốc khác của TSE là ông Takuo Tsurushima cũng từ chức sau hai sự cố. Lần thứ nhất, TSE không ngăn chặn được một lệnh giao dịch bị nhập sai, khiến công ty chứng khoán Mizuho Securities chịu thiệt hại 333 triệu USD.

    Lần thứ hai, hệ thống của TSE gặp lỗi khiến cho một phiên giao dịch bị gián đoạn, chỉ diễn ra trong 90 phút cuối ngày.

    Mỹ: Thi thoảng lỗi một hôm; sở giao dịch từng bị phạt 10 triệu USD
    Ngày 8/7/2015, Sàn Giao dịch Chứng khoán New York (NYSE) đột ngột dừng giao dịch lúc 11h32. Sau 3,5 giờ gián đoạn, đến 15h10 cùng ngày, giao dịch được nối lại. Nguyên nhân được lãnh đạo NYSE công bố là "vấn đề kỹ thuật nội bộ", không phải "tấn công từ bên ngoài".

    Trước đó vào năm 2009, NYSE có phiên phải đóng cửa sớm 15 phút để "xử lý các lệnh của khách hàng bị ảnh hưởng bởi sự bất thường trong hệ thống.

    Ngày 1/6/2005, sàn ngừng giao dịch lúc 15h56 – sớm 4 phút so với quy định vì "vấn đề liên lạc trong hệ thống".

    Ngày 8/6/2001, giao dịch bị gián đoạn từ 10h10 đến 11h35 vì "vấn đề kết nối giữa các hệ thống máy tính".

    Theo Livemint, trong thập niên 1990, NYSE ghi nhận 5 lần xảy ra lỗi vì các lý do khác nhau, từ cháy nổ cho tới trục trặc hệ thống.

    Một phiên vào tháng 10/1998, giao dịch phải tạm dừng trong gần một tiếng từ 13h16 đến 14h15 vì lỗi máy tính.

    Một phiên tháng 12/1995, thời gian mở cửa bị chậm một giờ đồng hồ đến 10h30 cũng vì trục trặc máy tính.

    Sáng 22/10/1991, giao dịch bị gián đoạn trong 24 phút vì "sụt điện".

    Năm 1990, NYSE hai lần bị gián đoạn giao dịch. Lần đầu vào tháng 11 khi một vụ cháy trong hệ thống điện khiến thời gian mở cửa bị lùi lại một giờ. Lần thứ hai xảy ra sau đó một tháng khi một máy biến áp Con Edison phát nổ bên ngoài tòa nhà NYSE, khiến thời gian mở cửa bị hoãn đến 11h sáng.

    Một sàn chứng khoán khác tại Mỹ là Nasdaq cũng đã vài lần phải tạm ngừng giao dịch vì nhiều lý do "khó đỡ".

    Ngày 10/12/1987, một con sóc cắn đứt dây điện tại trụ sở của sàn Nasdaq ở thị trấn Trumbull, bang Connecticut, khiến cho giao dịch gián đoạn trong 82 phút.

    Gần 7 năm sau, vào ngày 2/8/1994, một con sóc hoang khác lại khiến cho Nasdaq "đang vui thì đứt dây điện". Hệ thống dự phòng không tự động vận hành như thiết kế, dẫn tới giao dịch bị gián đoạn 34 phút.

    [​IMG]
    Sóc hoang hai lần làm sàn Nasdaq "tắt điện". (Ảnh minh họa: New York Times).

    Tin buồn là cả hai con sóc đều chết thảm và uy tín của Nasdaq bị "gặm nhấm" nghiêm trọng.

    Suy cho cùng thì Nasdaq luôn đặt mục tiêu cạnh tranh với gã khổng lồ NYSE trong việc thu hút các đại gia công nghệ như Intel và Microsoft đến niêm yết. Nếu hạ tầng công nghệ của chính Nasdaq không thể chống chịu nổi một con sóc thì làm sao các doanh nghiệp khác yên tâm "chọn mặt gửi vàng" và đưa cổ phiếu tới đây giao dịch?

    May mắn là từ sau vụ việc năm 1994 đến nay, sàn Nasdaq chưa có lần nào khác "đơ" vì sóc cắn.

    Tuy nhiên vào năm 2012, Nasdaq bị chỉ trích nặng nề vì để xảy ra hàng loạt vấn đề trong ngày IPO của Facebook. Thời điểm bắt đầu giao dịch chậm 30 phút mà không có thông báo trước, nhiều nhà đầu tư đặt lệnh hợp lệ nhưng không được khớp, nhiều người khớp mua với giá cao hơn giá đặt, …

    Ủy ban Chứng khoán và Giao dịch Mỹ (SEC) đã phạt Nasdaq 10 triệu USD vì "hệ thống lởm và ra quyết định yếu kém" trong vụ IPO Facebook.

    Ấn Độ: Sàn lỗi hai ngày, Bộ trưởng tài chính nói "thiệt hại khổng lồ"
    Trong hai năm liên tiếp 2019 và 2020, Sàn Chứng khoán Quốc gia Ấn Độ (NSE) là thị trường phái sinh lớn nhất thế giới giới tính theo số hợp đồng giao dịch, vượt mặt các đối thủ sừng sỏ như CME của Mỹ hay Tokyo Commodity Exchange của Nhật Bản.

    Sáng 24/2/2021, từ khoảng 10h08, các chỉ số làm cơ sở cho giao dịch hợp đồng phái sinh ngừng cập nhật giá trị theo thời gian thực, gây hoang mang cho nhà đầu tư.

    Phải đến 11h30, NSE mới ra thông báo chính thức, cho biết giao dịch sẽ tạm ngừng từ 11h40. Đáng chú ý, trục trặc xảy ra khi chỉ còn một ngày nữa là đến ngày đáo hạn nhiều hợp đồng phái sinh hàng tháng.

    [​IMG]
    Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ Nirmala Sitharaman. (Ảnh: Getty Images).

    Đến 15h17, NSE đột ngột thông báo thị trường sẽ hoạt động bù trở lại từ 15h45 đến 17h00 cùng ngày. Nếu NSE ra thông báo trước 15h, ảnh hưởng tới nhiều nhà đầu tư chắc hẳn đã nhỏ hơn rất nhiều.

    Lỗi giao dịch cùng với kiểu thông tin giật cục của NSE đã khiến cho nhiều công ty thiệt hại lớn vì phải thanh lý vị thế. Ngày hôm sau, 25/2, NSE lại đóng cửa vì hệ thống không thể vận hành hết tính năng.

    Ngày 1/3 vừa qua, bà Nirmala Sitharaman – nữ Bộ trưởng Tài chính Ấn Độ phải thừa nhận rằng: "Lỗi giao dịch này đã khiến Ấn Độ thiệt hại khổng lồ".

    Việt Nam: HOSE lỗi ba tháng liền, chưa ai xin lỗi nhà đầu tư
    Từ tháng 12/2020 trở lại đây, Sàn Giao dịch Chứng khoán TP HCM (HOSE) liên tục gặp phải tình trạng đơ, nghẽn lệnh vào phiên buổi chiều khi giá trị giao dịch chạm ngưỡng 14.000 - 15.000 tỷ đồng.

    Thời gian khớp lệnh liên tục lẽ ra tới 14h30 mới kết thúc nhưng chỉ đến khoảng 13h30 - 14h00 là hệ thống của HOSE ngừng nhận lệnh gần như hoàn toàn, chỉ có một số rất ít giao dịch được khớp.

    Trong khi các sự cố ở Mỹ, Nhật, Ấn Độ như nhắc đến ở trên được khắc phục sau vài phút, vài giờ hay quá lắm là vài ngày thì ở Việt Nam, thời gian phải đo bằng tháng mà vẫn chưa xử lý xong. Các lãnh đạo HOSE cũng chưa một lần lên tiếng chịu trách nhiệm hay xin lỗi nhà đầu tư.

    Khi sàn NSE của Ấn Độ gặp lỗi hai phiên, Bộ trưởng Tài chính nước này đã phải nói đến "thiệt hại khổng lồ".

    Khi sàn TSE của Nhật Bản đóng cửa một phiên, cơ quan quản lý đã thừa nhận "làm tổn hại nghiêm trọng lòng tin của nhà đầu tư".

    Vậy khi HOSE lỗi suốt ba tháng thì ảnh hưởng với Việt Nam còn lớn đến đâu? Phải dùng từ ngữ nào để diễn tả?

    [​IMG]
    Một người đàn ông đứng bên ngoài trụ sở HOSE. (Ảnh: Bloomberg).

    Trước tiên, bản thân HOSE và ngân sách Nhà nước chịu thiệt hàng trăm, thậm chí hàng nghìn tỷ đồng mỗi năm vì thất thu phí.

    Nhà đầu tư càng bức xúc hơn khi không thể giao dịch theo ý muốn. Thấy cổ phiếu rẻ nhưng không thể mua vào, thấy giá đạt kỳ vọng nhưng không thể bán ra, không thể chốt lời hay cắt lỗ vào phiên chiều, ...

    Nhưng có lẽ cái hại lớn nhất là về sự suy sụp niềm tin của nhà đầu tư. Đã có bao nhiêu người bỏ HOSE để sang HNX và UPCoM, hoặc thậm chí nghỉ hẳn chứng khoán, vì nghẽn lệnh? Đã có bao nhiêu nhà đầu tư, trong nước cũng như ngoài nước, định gia nhập thị trường nhưng thấy sàn lỗi liên tục nên lại thôi? Việc khối ngoại bán ròng gần 1 tỷ USD trong mấy tháng qua cũng không loại trừ khả năng xuất phát từ lo ngại lỗi giao dịch.

    Trong những phiên đỏ lửa như 19/1 hay 28/1, bảng điện không còn hiển thị đúng giá theo thời gian thực, nhà đầu tư mua bán tù mù, cộng thêm nỗi lo hệ thống HOSE sắp đến ngưỡng quá tải nên đã liên tục đặt các lệnh MP để bán tháo bằng mọi giá. Vì thế mà đà lao dốc của thị trường càng thêm trầm trọng và người thiệt hại cũng vẫn là nhà đầu tư.

    Tháng 2/2019, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Đề án Cơ cấu lại thị trường chứng khoán đến năm 2020 và định hướng đến năm 2025, trong đó đặt ra mục tiêu số lượng nhà đầu tư đạt mức 3% dân số vào cuối năm 2020 và 5% dân số vào năm 2025.

    Tính đến cuối tháng 2/2021, Việt Nam có gần 2,92 triệu tài khoản giao dịch chứng khoán, tương đương mục tiêu 3% dân số theo Đề án, không phải con số cao bất ngờ.

    Vậy tại sao hệ thống của HOSE không đáp ứng được nhu cầu giao dịch của nhà đầu tư? Các cơ quan quản lý ngành chứng khoán đã làm gì để chuẩn bị cho mục tiêu nâng hạng cũng như "dọn ổ đón đại bàng ngoại" khi Việt Nam hội nhập sâu hơn vào thị trường vốn quốc tế?

    Đâu đó vẫn có người lạc quan tếu theo kiểu: May mà HOSE tắc nghẽn, lệnh không khớp, nên tôi tránh bán đúng đáy, hoặc không mua trúng đỉnh.

    Dù đây chỉ là lời nói đùa nhưng cũng cần làm rõ rằng nhiệm vụ của HOSE không phải là chọn điểm mua-bán giúp cho nhà đầu tư mà là đảm bảo giao dịch được thông suốt và minh bạch.

    Nếu hệ thống hoạt động trơn tru, khớp lệnh nhịp nhàng thì tức là HOSE đã làm tốt nhiệm vụ của mình, nhà đầu tư dù lãi hay lỗ cũng không có lý do gì để oán trách sàn giao dịch.
    juuchi, evil86, Hanale1 người khác thích bài này.
    linhcdb đã loan bài này

Chia sẻ trang này