Topic dành cho nhỏ lẻ vây đánh cá mập cùng Linhcdb

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhcdb, 03/02/2021.

3770 người đang online, trong đó có 266 thành viên. 17:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 113129 lượt đọc và 523 bài trả lời
  1. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    ~o)Xuất khẩu sang Mỹ tăng mạnh
    Bất chấp Covid-19, kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ vẫn tăng mạnh và không có dấu hiệu chậm lại.

    Wall Street Journal thông tin, kinh tế Việt Nam đang tăng trưởng trở lại. Số liệu từ cơ quan thống kê mới đây cho thấy, GDP quý I của Việt Nam đã tăng 4,48% so với cùng kỳ năm ngoái. Sự phục hồi này được thúc đẩy nhờ vào xuất khẩu hàng hoá, dịch vụ, tăng gần 20% trong tháng 3.

    Đặc biệt, xuất khẩu sang Mỹ đang tăng nhanh, không có dấu hiệu chậm lại. Theo Tổng cục Thống kê, trong quý I/2021, Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 21,2 tỷ USD, tăng 32,8% so với cùng kỳ năm trước.

    [​IMG]
    Container ở cảng Tân Cảng Cái Mép. Ảnh: Đăng Khoa.

    Dữ liệu xuất khẩu của Việt Nam và nhập khẩu của Mỹ cũng cho biết, trong 12 tháng tính đến cuối tháng 1/2021, kim ngạch xuất khẩu từ Việt Nam sang Mỹ tương đương 29% tổng kim ngạch xuất khẩu của các quốc gia châu Á, cao hơn nhiều so với mức trung bình khoảng 20% trước 2019.

    Việt Nam cũng nổi lên như thị trường hưởng lợi từ căng thẳng thương mại Mỹ-Trung khi hàng loạt chuỗi cung ứng xem đây là bến đỗ hợp lý sau khi rời khởi Trung Quốc.

    Dù đánh giá các lợi ích này là ngắn hạn, Wall Street Journal cho rằng hoạt động xuất khẩu sang Mỹ của Việt Nam vẫn ở mức cao trong một thời gian. Việc Mỹ được dự báo tăng trưởng 6,5% trong 2021 sẽ giữ nhu cầu nhập khẩu của nước này tăng mạnh, thúc đẩy các công ty Việt Nam tập trung xuất khẩu.

    Việt Nam cũng có thể là một trong số những nước được hưởng lợi khi Mỹ thông qua gói kích thích kinh tế mới nhất, hỗ trợ tiêu dùng.

    Theo Wall Street Journal, Việt Nam dù tham gia sâu vào thương mại toàn cầu với độ mở kinh tế thuộc nhóm lớn nhất thế giới, gần 200% GDP, ít bị ảnh hưởng bởi tác động của Covid-19. Trong khi đó, các quốc gia khác trong khu vực có thể phải cần nhiều thời gian hơn để phục hồi hoàn toàn các thiệt hại kinh tế phát sinh do dịch bệnh.
  2. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Dệt may, da giày có nhiều tín hiệu khởi sắc trong quý I
    14:02 | 01/04/2021

    Theo Bộ Công Thương dù dịch bệnh vẫn còn, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay các doanh nghiệp đã tìm ra được hướng đi phù hợp, thị trường dệt may, da giày thế giới đã dần sôi động trở lại.

    Báo cáo tình hình sản xuất công và hoạt động thương mại của Bộ Công Thương cho biết chỉ số sản xuất ngành dệt tháng 3/2021 tăng 5,3%, tính chung 3 tháng đầu năm tăng hơn 5% so với cùng kỳ năm 2020; chỉ số sản xuất trang phục tháng 3 tăng 0,1% và 3 tháng tăng 1,4%.

    Một số sản phẩm trong ngành đạt mức tăng trưởng trong quý I như: vải dệt từ sợi tự nhiên ước đạt 143 triệu m2, tăng 3,4% so với cùng kỳ; sản xuất vải dệt từ sợi tổng hợp và sợi nhân tạo ước đạt 266,3 triệu m2, tăng 2,5%; quần áo mặc thường ước đạt 1.077,5 triệu cái, tăng 1,3%.

    Theo đó, trong quý I/2021, kim ngạch xuất khẩu hàng dệt và may mặc ước đạt 7,2 tỷ USD, tăng hơn 1% so với cùng kỳ; kim ngạch xuất khẩu xơ, sợi dệt các loại tăng 31%; kim ngạch xuất khẩu vải mành, vải kỹ thuật khác tăng 8,8%.

    Đối với ngành da giày, chỉ số sản xuất da và các sản phẩm liên quan tăng 4,3% so với cùng kỳ năm 2020; sản lượng giày, dép da 3 tháng đầu năm ước đạt 64,2 triệu đôi, giảm nhẹ 1,3%. Kim ngạch xuất khẩu giày, dép các loại ước đạt 4,74 tỷ USD, tăng 13,5% so với quý I/2020.

    Theo Bộ Công Thương ngành dệt may, da giày trong quý I năm 2021 đã có nhiều tín hiệu khởi sắc hơn so với cùng kỳ năm trước.

    Dù dịch bệnh vẫn còn, tuy nhiên đến thời điểm hiện nay các doanh nghiệp đã tìm ra được hướng đi phù hợp, thị trường dệt may, da giày thế giới đã dần sôi động trở lại.

    "Việc các nước liên tục đưa vắc-xin phòng COVID-19 vào tiêm cho người dân cũng đã tăng niềm tin, góp phần thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng, trong đó có tiêu dùng dệt may, da giày tăng trở lại. Tuy số lượng và đơn giá sản phẩm chưa trở lại bằng ngưỡng năm 2019, nhưng tín hiệu thị trường đã dần hồi phục", Bộ Công Thương nhận định.
    --- Gộp bài viết, 02/04/2021, Bài cũ: 02/04/2021 ---
    Nối gót Moody’s, Fitch Ratings nâng triển vọng tín nhiệm Việt Nam lên “tích cực”
    --- Gộp bài viết, 02/04/2021 ---
    thấy NVB a bảo thế nào,cả VNB NVB đều kinh hoàng nhé :D

    @chinhga89
  3. chinhga89

    chinhga89 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2017
    Đã được thích:
    4.394
    Nước lên thuyền lên anh ơi ABB cũng đâu có kém. TT tăng trưởng mạnh này quý sau chắc khó có hàng ngon
  4. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    GIL qua bảo các cụ mà chê quá 8x nhé, ko dễ có cổ dệt may ngon vậy đâu :D
    Quyetdaicabuithanhlan thích bài này.
  5. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Cơ hội cho các DN đầu tư vào KCN sẽ vẫn là nồi cơm thạch sanh đủ dùng :D
    https://cafef.vn/trien-vong-cac-khu...uot-dau-tu-vao-viet-nam-20210401162040389.chn

    Triển vọng các khu công nghiệp tăng mạnh khi Samsung, LG, Intel, Foxconn... lần lượt đầu tư vào Việt Nam
    01-04-2021 - 16:26 PM | Kinh tế vĩ mô - Đầu tư



    [​IMG]
    Theo hãng phân tích công nghiệp toàn cầu Counterpoint, khi ngày càng nhiều công ty chuyển hoạt động sang Việt Nam, nhu cầu thuê cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp của Việt Nam sẽ tăng vọt.


    [​IMG]
    Hà Nội là thành phố đắt đỏ nhất cả nước, nhưng xếp hạng của Hải Phòng, Lào Cai mới đáng ngạc nhiên

    6 năm tới, ngành sản xuất điện tử Việt Nam sẽ tăng trưởng với tốc độ hàng năm kép 5%

    Nhìn chung, khi ngày càng nhiều doanh nghiệp chuyển hoạt động sang Việt Nam, nhu cầu thuê cơ sở hạ tầng tại các khu công nghiệp trong nước sẽ tăng mạnh. Đặc biệt, theo kết quả chỉ số năng lực cạnh tranh của Diễn đàn Kinh tế Thế giới công bố, Việt Nam hiện có khả năng cạnh tranh cao, cải cách thị trường và điều kiện kinh doanh ngày càng thuận lợi. Theo đó, Việt Nam đang vượt lên trên các đối thủ khác.

    Trong bối cảnh Covid-19 cùng chủ nghĩa bảo hộ khiến nhiều nền kinh tế bị ảnh hưởng, Việt Nam vẫn đang vươn lên trở thành một trong những điểm đến đầu tư hấp dẫn đối với các nhà sản xuất xuất khẩu. Trong giai đoạn 2020-2026, ước tính thị trường dịch vụ sản xuất điện tử của Việt Nam sẽ tăng trưởng với tốc độ hàng năm kép là 5%.

    Theo số liệu của Tổng cục Thống kê Việt Nam, tháng 10/2020, sản lượng trong lĩnh vực điện tử tiêu dùng đạt mức cao nhất từ trước đến nay, với 369,6 triệu chiếc. Theo sau là lĩnh vực linh kiện điện tử, với 325,7 triệu chiếc.

    Doanh nghiệp sản xuất hàng điện tử Việt Nam dự kiến sẽ mở rộng quy mô đáng kể nhờ việc lĩnh vực chế tạo đang tăng trưởng theo cấp số nhân, cùng với nhu cầu nội địa và xuất khẩu ngày càng tăng, nhất là trong lĩnh vực điện tử và ô tô. Nhiều nhà sản xuất thiết bị gốc và nhà cung cấp hàng điện tử toàn cầu như Samsung, LG và Foxconn... đang đầu tư vào sản xuất bảng mạch in, mô-đun máy ảnh, máy in, điện thoại và các thiết bị điện tử khác trong nước.

    [​IMG]
    Lợi thế khiến loạt doanh nghiệp ngoại chọn Việt Nam


    Năm 2020, Samsung là một trong những doanh nghiệp có vốn FDI lớn nhất tại Việt Nam trong năm 2020. Đồng thời, Việt Nam cũng là một trong những cơ sở sản xuất điện thoại thông minh lớn nhất của Samsung. Dự kiến đến năm 2022, Samsung sẽ hoàn thành trung tâm nghiên cứu và phát triển trị giá 220 triệu USD tại Việt Nam.

    Những yếu tố như việc không ngừng cải thiện chính sách đầu tư và kinh doanh, tham gia các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương, tăng vốn FDI cùng vị trí địa lý thuận lợi là những lợi thế của Việt Nam trong việc trở thành điểm đến ưa thích của các doanh nghiệp ngoại.

    [​IMG]
    Đến năm 2027, Pegatron sẽ đầu tư gần 1 tỷ USD vào nhà máy Việt Nam theo 3 giai đoạn, hướng đến các ngành máy tính, truyền thông và điện tử tiêu dùng. Bên cạnh đó, Foxconn cũng đang chuyển một số dây chuyền lắp ráp iPad và MacBook sang Việt Nam trong bối cảnh gia tăng căng thẳng thương mại Mỹ - Trung nhằm giảm thiểu rủi ro trong sản xuất. Mới đây, Foxconn đã được cấp phép xây dựng nhà máy trị giá 270 triệu USD để sản xuất máy tính xách tay và máy tính bảng tại Việt Nam.

    Google cũng đang chuyển hoạt động sản xuất thương hiệu điện thoại thông minh Pixel cho thị trường Mỹ sang Việt Nam. Nhiều khả năng Google sẽ chuyển hoạt động sản xuất phần cứng sang Việt Nam. Loạt "ông lớn" như Samsung, Intel và Microsoft cũng đang triển khai các kế hoạch tương tự.

    Xiaomi đang hướng tới việc tận dụng nguồn lao động giá rẻ và các điều kiện thị trường thuận lợi khác tại Việt Nam. Mới đây, công ty này đã khai trương nhà máy lắp ráp điện thoại đầu tiên tại Việt Nam.

    Một trong những chiến lược toàn diện ấn tượng của Việt Nam kéo dài từ 5-10 năm phải kể đến đó là "Made in Vietnam 2025: Chiến lược phát triển công nghiệp Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035". Những chính sách tương tự trước đó không chỉ giúp thúc đẩy tăng trưởng của đất nước trong 30 năm qua, mà còn tạo điều kiện tiếp nhận ngành công nghiệp từ Trung Quốc, đặc biệt là cuộc chuyển dịch do căng thẳng thương mại Mỹ - Trung.
    Quyetdaica thích bài này.
  6. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Savills Việt Nam: Nhu cầu bất động sản công nghiệp tăng cao
    H. Tuấn/TTXVN 07:20' - 01/04/2021


    BNEWS Trưởng Bộ phận Bất động sản Công nghiệp, Savills Việt Nam cho rằng, nhu cầu thuê đất, nhà xưởng và kho bãi tăng đột biến khiến giá thuê ở các khu công nghiệp gần các thành phố lớn leo thang.
    [​IMG]Giá thuê ở các khu công nghiệp gần các thành phố lớn leo thang. Ảnh minh họa: Đức Dũng/BNEWS/TTXVN
    Bất chấp đại dịch COVID-19 và việc hạn chế di chuyển, mô hình Trung Quốc + 1 đang ngày càng hấp dẫn các nhà sản xuất, bất động sản công nghiệp và tiếp tục ghi nhận sự tăng trưởng cả về giá thuê và tỷ lệ lấp đầy. Tuy nhiên, mức tăng giá thuê hiện nay và tỷ lệ lấp đầy tại các khu công nghiệp trọng điểm phía Bắc và Nam có thể gây e ngại với một số tập đoàn đa quốc gia tìm kiếm địa điểm gần Hà Nội và Tp. Hồ Chí Minh.

    Đây là nhận định của ông John Campbell, Trưởng Bộ phận Bất động sản Công nghiệp, Savills Việt Nam về tình hình thị trường bất động sản công nghiệp Việt Nam hiện nay.
    Ông John Campbell, cho rằng, nhu cầu thuê đất, nhà xưởng và kho bãi tăng đột biến khiến giá thuê ở các khu công nghiệp gần các thành phố lớn leo thang. Giá cả tăng cao vẫn là mối lo ngại đối với các ngành sản xuất có giá trị thấp và tỷ suất lợi nhuận thấp như dệt may và nội thất.
    Theo dữ liệu của Savills Việt Nam, bất động sản công nghiệp ghi nhận tỷ lệ lấp đầy trung bình tăng mạnh từ năm 2018, đã dẫn đến sự thiếu hụt nguồn cung và nhu cầu có thêm các khu công nghiệp mới trên một số địa bàn trọng yếu.
    Trong năm 2020, tại khu vực phía Nam, tỷ lệ lấp đầy đạt 88% ở Tp. Hồ Chí Minh, 94% ở Đồng Nai, 99% ở Bình Dương, 84% ở Long An, 79% ở Bà Rịa -Vũng Tàu. Cùng kỳ, tại phía Bắc tỷ lệ này lần lượt đạt 90% ở Hà Nội, 95% ở Bắc Ninh, 89% ở Hưng Yên, 82% ở Hải Dương và 73% ở Hải Phòng.
    Ghi nhận vốn đầu tư tăng trưởng trong các ngành công nghiệp, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, ông Matthew Powell, Giám đốc Savills Hà Nội cho biết: “Sự sôi động của thị trường, nhu cầu về đất tăng đột biến, đặc biệt tại các địa điểm và tỉnh thành còn có thể được lý giải bằng sự phát triển tốt hơn của cơ sở hạ tầng và khả năng tiếp cận địa điểm, đường sá, bến tàu, cảng hàng không mới.
    Về mức giá thuê, theo ghi nhận của Savills Việt Nam cũng gia tăng đáng kể ở các tỉnh thành. Cụ thể, ở khu vực phía Bắc, giá thuê tại Hà Nội lên đến 129 USD/ m2 (tăng 13,1%), Bắc Ninh là 95 USD/m2 (tăng 9,2%) Hưng Yên lên 83 USD/m2 (tăng 6,4%), Hải Dương là 76 USD/ m2 (tăng 15 %) và Hải Phòng lên tới 96 USD/ m2 (tăng 3,2 %).
    Đáng chú ý, giá thuê đất trung bình tại Thanh Hóa xấp xỉ 40 – 50 USD/m2, được đánh giá là mức giá khá cạnh tranh với các tỉnh công nghiệp trọng điểm hiện nay. Thanh Hóa nhận được nguồn đầu tư đáng kể từ năm 2020 với tổng số vốn FDI đăng ký là 349 triệu USD, đứng thứ 20 trong cả nước.
    Thêm vào đó, những kế hoạch phát triển của Foxconn tại Thanh Hóa đã thu hút một loạt nhà sản xuất linh kiện điện tử, chuyên cung cấp nguyên vật liệu cho các nhà đầu tư lớn. Có thể nói, giá thuê đất cạnh tranh cùng nguồn lao động lớn tại chỗ chính là chìa khóa tạo nên sức hút, khích lệ đầu tư của tỉnh này đối với nhiều doanh nghiệp.
    Tại phía Nam, giá thuê đất trong các khu công nghiệp ở Tp. Hồ Chí Minh đạt 147 USD/ m2, 107 USD/m2 tại Bình Dương (tăng 4,9% % so với cùng kỳ 2019), 98 USD/m2 tại Đồng Nai (tăng 6,5%), 123 USD/m2 tại Long An (tăng 7,8%) và 65/m2 tại Bà Rịa Vũng Tàu (tăng 18,1%).
    “Nếu giá thuê tiếp tục tăng, khả năng cạnh tranh về giá của Việt Nam có thể bị suy yếu, trừ khi có thêm nguồn cung đất công nghiệp được triển khai ở các khu vực kinh tế trọng điểm để đáp ứng đủ nhu cầu và ổn định giá cả”, ông John Campbell khuyến nghị.
    Theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, hiện cả nước có 370 khu công nghiệp được thành lập với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 115.200 ha; trong đó, diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 73.300 ha, chiếm khoảng 64% diện tích đất tự nhiên.

    Có 284 khu công nghiệp đang hoạt động với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 84.200 ha, diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 55.900 ha và 86 khu công nghiệp đang trong quá trình xây dựng cơ bản với tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 31.000 ha, diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 17.500 ha.

    Tổng diện tích đất công nghiệp đã cho thuê của các khu công nghiệp đạt khoảng 43.400 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy các khu công nghiệp đạt 57,8%, riêng các khu công nghiệp đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng và đi vào hoạt động có tỷ lệ lấp đầy khoảng 71,7%.
    Các khu công nghiệp được thành lập trên 61 tỉnh, thành phố, chủ yếu tập trung tại các vùng kinh tế trọng điểm nhằm phát huy lợi thế về vị trí địa lý và tiềm năng phát triển kinh tế của các vùng. Các vùng đồng bằng sông Hồng và vùng Đông Nam Bộ hiện có tổng cộng 208 khu công nghiệp với tổng diện tích đất tự nhiên đạt khoảng 71.800 ha, diện tích đất công nghiệp đạt khoảng 46.200 ha.
    Theo các chuyên gia của Savills Việt Nam, cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp cần tiếp tục được cải thiện. Các chính sách, cơ chế và quản lý đang được hoàn thiện để nâng cao hiệu quả hoạt động. Điều này vô cùng cần thiết để Việt Nam có để đón làn sóng đầu tư và dịch chuyển sản xuất. Vị trí của các dự án mới rất quan trọng vì hầu hết nhu cầu về sản xuất và dịch vụ hậu cần kho bãi vẫn phụ thuộc vào các tỉnh công nghiệp trọng điểm hoặc các địa phương cấp 1.
    Các dự án ở địa phương cấp 2 sẽ cố gắng thu hút đầu tư nước ngoài với giá thuê cạnh tranh hơn và nguồn cung đất trống dồi dào hơn. Việc đầu tư nhiều hơn vào cơ sở hạ tầng và kết nối mạng lưới giao thông đóng vai trò rất quan trọng trong lộ trình phát triển của các địa phương này./.
  7. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    các a ép xong rồi à, xem VCS diễn thôi. Lần đầu tiên sàn HSX giao dịch có buổi sáng, giờ đến lượt bên HNX diễn nhỉ :D
  8. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    ~o)CVC thiết lập đỉnh mới, đầu tư CP tăng vài chục % thì ngon chứ COIN thì phải xtk nhể =))
  9. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    Chỉ số PMI lập đỉnh, lựa chọn dòng cổ phiếu nào ?
    thua_chay_tuiQuyetdaica thích bài này.
    Quyetdaica đã loan bài này
  10. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    ~o)Cổ phiếu nào cũng vậy, rẻ không mua toàn đua rồi về cutloss :))

Chia sẻ trang này