Topic dành cho nhỏ lẻ vây đánh cá mập cùng Linhcdb

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi linhcdb, 03/02/2021.

3803 người đang online, trong đó có 265 thành viên. 17:44 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 5 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 5)
Chủ đề này đã có 113129 lượt đọc và 523 bài trả lời
  1. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    https://vietnambiz.vn/my-bom-tien-n...-loi-nhieu-nuoc-gap-kho-20210405084554551.htm

    Mỹ bơm tiền như thác: Việt Nam được lợi, nhiều nước gặp khó
    10:41 | 05/04/2021

    Đạo luật kích thích 1.900 tỷ USD vừa ráo mực, ông Biden tung tiếp đề xuất hạ tầng 2.000 tỷ USD

    [​IMG]
    Tượng trâu vàng mừng năm mới Tân Sửu tại Việt Nam. (Ảnh: Song Ngọc).

    Nhiều quốc gia chịu tác động tiêu cực của các đợt phong tỏa và hạn chế phòng ngừa COVID-19 theo mức độ tương đương nhau, tuy nhiên, quá trình thoát khỏi đại dịch có thể có sự khác biệt rất lớn.

    Các quốc gia giàu có và một số nền kinh tế thiên về xuất khẩu đang gặt hái thành quả ban đầu của chiến dịch tiêm chủng vắc xin thành công và tăng trưởng khởi sắc.

    Trong khi đó, những nước nghèo lại chứng kiến dấu hiệu cho thấy dòng vốn đang bị chảy ra và hướng đến nước giàu. Nước nghèo tiếp tục phải chờ đợi lâu để có được vắc xin và một số nước đang hứng chịu làn sóng COVID-19 mới, cắt đứt nguồn thu quan trọng từ du lịch, Wall Street Journal cho biết.

    Nhiều nước cùng Mỹ tiến lên
    Nền kinh tế Mỹ được kỳ vọng sẽ tăng trưởng khoảng 6,5% trong năm nay, tốc độ nhanh nhất kể từ năm 1984. Nếu thực tế diễn ra đúng như dự báo, quy mô của kinh tế Mỹ cuối năm nay sẽ lớn hơn cả dự báo được đưa ra trước đại dịch, theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD).

    Chương trình tiêm chủng vắc xin đã giúp hoạt động kinh tế của Mỹ quay trở lại bình thường sớm hơn hầu hết các nước châu Âu và châu Á. Nhưng việc theo đuổi gói kích thích khổng lồ thứ hai mới là yếu tố có vai trò quyết định tới sự chênh lệch. Rất ít nước giàu có thể chi lớn như Mỹ và nước nghèo thì lại càng không thể.

    Nền kinh tế Mỹ bùng nổ đang đẩy nhanh đà hồi phục của nhiều nền kinh tế khác, đặc biệt là các quốc gia bán hàng hóa cho người tiêu dùng Mỹ. Những nước như Việt Nam được hưởng lợi lớn.

    Theo ước tính của các công ty dịch vụ tài chính Allianz và Euler Hermex, tính riêng gói kích thích 1.900 tỷ USD đã thông qua của Mỹ cũng sẽ giúp GDP Việt Nam tăng thêm 1,4% trong hai năm tới, chỉ xếp sau Mexico. Tác động tích cực này đủ để bù đắp cho thiệt hại của ngành du lịch.

    [​IMG]
    Công nhân may tại một nhà máy ở Việt Nam. (Ảnh: Reuters).

    Chỉ vài tuần sau khi đạo luật kích thích được thông qua, ông Biden lại công bố tiếp kế hoạch đầu tư hạ tầng trị giá trên 2.000 tỷ USD và bày tỏ ý định sẵn sàng thúc đẩy kế hoạch này mà không cần sự ủng hộ của Đảng Cộng hòa.

    Theo thống kê của Cục Dân số Mỹ, kim ngạch thương mại hai chiều Việt - Mỹ năm 2020 đạt 89,6 tỷ USD, tăng trưởng 15,6% so với năm 2019. Việt Nam cũng lọt vào top 10 bạn hàng thương mại lớn nhất của Mỹ, đứng trên nhiều nước lớn như Ấn Độ, Pháp, Brazil, ...

    Trong đó, Việt Nam xuất siêu gần 70 tỷ USD, tăng 25,5% so với năm trước.

    [​IMG]
    Ông Supan Mongkolsuthree, Chủ tịch Liên đoàn các ngành công nghiệp Thái Lan cho biết xuất khẩu của Thái Lan được dự báo sẽ tăng 3-5% trong năm nay. Trong đó, xuất khẩu tới Mỹ tăng trưởng 10-11%, bù đắp cho sự suy giảm của thị trường Trung Quốc và châu Âu.

    Làn sóng phục hồi của kinh tế Mỹ sẽ nâng đỡ rất nhiều con thuyền kinh tế nhưng không phải tất cả. Ví dụ, cú hích tới châu Âu có thể rất khiêm tốn. Các nhà kinh tế tại Ngân hàng trung ương châu Âu ước tính gói kích thích của Mỹ sẽ nâng tăng trưởng của khu vực đồng euro từ 4% lên 4,1% trong năm nay và từ 4,1% lên 4,3% trong năm tiếp theo.

    Khu vực đồng euro dự kiến sẽ sa lầy trong suy thoái kinh tế trong nhiều tháng tới, có nguy cơ để lại vết sẹo lâu dài trên thị trường việc làm hoặc đầu tư vốn.

    Nhiều nước bị bỏ lại phía sau
    Trong khi đó, các nước nghèo nhất thế giới có vẻ không có khả năng tiêm chủng cho phần lớn dân số trong nhiều tháng hoặc thậm chí nhiều năm tới. Điều này sẽ khiến du lịch – ngành tạo ra việc làm và thúc đẩy nhiều nền kinh tế trong các năm gần đây – không thể phục hồi.

    Ông Clayton Fletcher điều hành một công ty sắp xếp các chuyến đi và chỗ nghỉ cho người đi săn ở châu Âu. Năm 2020, ông kiếm sống bằng cách săn bắt động vật và bán thịt, đồng thời giảm giá cho thợ săn địa phương. Ông phải vay tiền ngân hàng để trả lương nhân viên.

    Tháng 2/2021, ông đón đoàn khách quốc tế đầu tiên kể từ tháng 11/2019. Nhưng kể từ đầu năm đến nay, công ty của ông đã phải hủy 16 đoàn khách từ Mỹ, Canada và châu Âu. Biến thể virus SARS-CoV-2 lần đầu được phát hiện tại châu Phi đã khiến khách du lịch quốc tế sợ hãi.

    [​IMG]
    Một du khách tại sân bay vắng vẻ ở châu Phi. (Ảnh: Bloomberg).

    Tháng trước, Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) nâng dự báo tăng trưởng của Mỹ cho năm nay nhưng lại hạ dự báo đối với châu Phi. Kinh tế châu Phi dự kiến sẽ tăng trưởng chậm hơn so với Mỹ, khoảng cách này còn lớn hơn nếu tính theo bình quân đầu người.

    Ông David Malpass, Chủ tịch Ngân hàng Thế giới nhận xét: "Trong đại dịch bất bình đẳng, các quốc gia nghèo hơn đang bị tụt hậu xa hơn".

    Sức mạnh của sự phục hồi của Mỹ có thể làm cho những chênh lệch đó tồi tệ hơn nếu gói kích thích mới đẩy lạm phát lên cao và buộc Cục Dự trữ liên bang (Fed) tăng lãi suất nhanh hơn dự kiến. Do vai trò lớn của đồng USD trong tài chính và thương mại toàn cầu, việc Fed tăng lãi suất cũng sẽ làm tăng chi phí đi vay đối với nhiều quốc gia.
    Quyetdaica thích bài này.
  2. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    TT phân hóa theo BCTC quý 1, midcap lên ngôi ? Show tài khoản đánh T+ HOT ?
    LINHPLCQuyetdaica thích bài này.
  3. Quyetdaica

    Quyetdaica Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    05/01/2021
    Đã được thích:
    91
    GIL, VCS, GMD sẽ còn tăng mạnh trong 2021
    lofoszLINHPLC thích bài này.
  4. wildboar

    wildboar Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/06/2015
    Đã được thích:
    9.908
    VCS hết thời,lái bẩn bựa,ai ôm con này đoạn rồi cũng không được cắc nào. GIL,GMD thì OK
  5. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    ~o)
    Đại sứ Mỹ: 'Việt Nam nói là làm'
    Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink nhấn mạnh vai trò trung tâm của Việt Nam trong chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời đề cao năng lực lãnh đạo của chính phủ Việt Nam.

    Đại sứ Daniel Kritenbrink dùng ba từ để mô tả thời gian 3,5 năm ông đảm nhận vai trò đại sứ Mỹ tại Việt Nam: biết ơn, tự hào và lạc quan.

    Ông cho biết trong thời gian qua, quan hệ Việt - Mỹ đã phát triển trên mọi mặt: kim ngạch thương mại song phương năm vừa qua đạt 90 tỷ USD, hợp tác an ninh đạt được bước tiến quan trọng, hai nước cũng đã hợp tác trong các vấn đề quốc tế như thực hiện nghị quyết của Liên Hợp Quốc về vấn đề Triều Tiên hay Việt Nam tổ chức hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều năm 2019.

    "Tiếng Anh có câu 'trong hoạn nạn mới biết bạn bè', và trong đại dịch Covid-19, chúng tôi đã thấy không có người bạn nào tốt hơn Việt Nam", ông Kritenbrink nói về các hỗ trợ của Việt Nam và hợp tác y tế hai nước trong cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

    "Ngày hôm nay tôi tự hào nói rằng Việt Nam là một trong những đối tác quan trọng nhất của Mỹ", ông nói trong buổi họp báo ngày 7/4, nhân dịp kết thúc nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam. "Trong thông điệp đầu tiên, tôi đơn giản muốn nói cảm ơn các bạn".

    Đại sứ Mỹ nói rằng dù bình luận về mục tiêu của Việt Nam là điều không phù hợp, ông nói rằng mình "đánh giá rất cao Việt Nam, và không bao giờ đặt cược ngược lại với điều các bạn chọn (bet against Viet Nam)".

    "Việt Nam đã nói là sẽ làm", đại sứ nhận định.

    "Thứ hai, Mỹ cam kết sẽ là đối tác, và bạn bè để giúp đỡ Việt Nam đạt được các mục tiêu đó", ông nói.

    [​IMG]
    Đại sứ Daniel Kritenbrink trong họp báo ngày 7/4. Ảnh: Hương Ly.

    "Chiến lược, thực tế và có năng lực"
    Đối với chính quyền mới tại Mỹ, Đại sứ Kritenbrink cho biết Tổng thống Joe Biden, Ngoại trưởng Antony Blinken và các quan chức Mỹ đã thể hiện quan điểm rõ ràng rằng Washington sẽ tiếp tục đặt trọng tâm chính sách vào khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương, đồng thời đề cao quan hệ với Việt Nam.

    Vì vậy, ông tin tưởng mối quan hệ giữa hai nước sẽ tiếp tục phát triển dưới chính quyền mới của ông Biden.

    Tương tự, ông cũng tin rằng các lãnh đạo mới của Việt Nam sẽ tiếp tục thúc đẩy mối quan hệ hợp tác giữa hai quốc gia. Đại sứ Kritenbrink nói mình cảm kích vì sự giúp đỡ của các lãnh đạo Việt Nam trong 3,5 năm qua - thời gian ông tại nhiệm.

    "Tôi thường nói với bạn bè Mỹ rằng tôi có 3 từ để miêu tả các lãnh đạo Việt Nam, đó là 'chiến lược, thực tế và có năng lực'", ông nói. "Đó là lý do mối quan hệ của hai nước mạnh mẽ và thành công như vậy".

    Bên cạnh các mục tiêu chiến lược, đại sứ Mỹ nhận định hai bên sẽ tiếp tục tập trung vào những kết quả thực tế để mang lại lợi ích của nhân dân hai nước.

    "(Tôi) vô cùng lạc quan về tương lai, tôi cho rằng bầu trời là giới hạn cho mối quan hệ giữa hai nước Việt Nam và Mỹ", Đại sứ Kritenbrink bày tỏ.

    Việt Nam là trọng tâm chiến lược Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
    Trả lời câu hỏi của Zing về vai trò của Việt Nam trong chính sách Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ, Đại sứ Kritenbrink nói rằng Việt Nam đóng vai trò trung tâm trong chiến lược này.

    “Chúng tôi tin vào vị trí trung tâm của ASEAN (trong chiến lược này) và Việt Nam là một thành viên có vai trò dẫn dắt ASEAN", đại sứ Mỹ nói.

    [​IMG]
    Đại sứ Mỹ Daniel Kritenbrink. Ảnh: Hương Ly.

    Đại sứ nhận định một trong những ưu tiên hàng đầu của chiến lược là tập trung vào việc tăng cường quan hệ đối tác với bạn bè, đồng minh trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương.

    “Mỹ sẽ mạnh mẽ hơn, thịnh vượng hơn nếu chúng tôi có những bạn bè, đối tác và đồng minh mạnh mẽ, thành công và thịnh vượng", ông nói. "Và đó không phải là một tầm nhìn mơ hồ".

    Đại sứ Kritenbrink cũng chia sẻ mối quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam được thắt chặt bởi hai nước cùng hướng đến những mục tiêu chung.

    "Chúng ta cùng có chung một tầm nhìn chiến lược về hình thái khu vực mà chúng ta muốn sống", ông nhấn mạnh. Theo đó, sẽ không có quốc gia nào có thể tự giải quyết được các vấn đề toàn cầu - từ Covid-19 đến biến đổi khí hậu, tạo ra một tương lai năng lượng sạch hay giữ vững trật tự quốc tế.

    "Chúng tôi tìm kiếm sự thịnh vượng, tạo ra các mối quan hệ thương mại mang lại lợi ích cho cả công nhân lẫn người sản xuất, cho tất cả quốc gia trong khu vực", ông nói.

    “Cả hai nước đều muốn sống trong một khu vực hoà bình và thịnh vượng, nơi mỗi quốc gia đều có thể hoạt động dựa trên luật pháp quốc tế, nơi các quốc gia lớn không được đe dọa và bắt nạt các nước nhỏ, nơi các nước có thể trao đổi thương mại tự do và các tranh chấp được giải quyết hòa bình", đại sứ Mỹ nói.

    Trong buổi họp báo ngày 7/4, đại sứ Mỹ cũng nhắc lại việc Mỹ giữ quan điểm nhất quán trong giải quyết tranh chấp một cách hoà bình dựa trên cơ sở luật biển, đồng thời ủng hộ tự do hàng hải và hàng không. Mỹ sẽ luôn đứng về phía các đối tác cũng như đồng minh trong việc xây dựng một trật tự quốc tế dựa trên luật pháp.

    Trước động thái mới của Trung Quốc, ông Daniel Kritenbrink nhận xét: “Chúng tôi tiếp tục phản đối những hành động gây căng thẳng trong khu vực, cụ thể là hành động đe doạ, khiêu khích các nước khác của Trung Quốc trên Biển Đông".

    Các tuyên bố ngày 30/7/2020 cho thấy yêu sách của Trung Quốc về tài nguyên ngoài khơi trên Biển Đông là "hoàn toàn bất hợp pháp" được tái khẳng định trong cuộc họp báo.

    Đại sứ cũng chia sẻ Mỹ sẽ tiếp tục đối mặt với bài thử của Trung Quốc từ vị trí một nước mạnh.

    “Tôi nghĩ rằng yếu tố cạnh tranh sẽ định hình phần lớn mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc. Tuy nhiên, tôi hy vọng sẽ có những lĩnh vực với lợi ích chung mà chúng tôi có thể hợp tác với nhau", ông nói.
    bixibo thích bài này.
  6. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    thép tiếp tục trở lại nào, bctc quý 1 thép vẫn sẽ rất ngon :D
  7. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    ~o)
    SMC: Lập liên doanh với Samsung, đặt mục tiêu tiêu thụ 1,35 triệu tấn thép năm 2021
    [​IMG]

    Theo SMC, năm 2020 đơn vị đã có bước tiến lớn trong hoạt động gia công coil center khi gia công cung cấp thép cho Tập đoàn Samsung, mở ra cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó, nhà máy Coil Center SMC Đà Nẵng đi vào hoạt động từ tháng 3/2020 với công suất 50.000 tấn/năm.
    Đầu tư Thương mại SMC (SMC) đã công bố tài liệu họp ĐHĐCĐ, dự kiến trình cổ đông kế hoạch tiêu thụ 1,35 triệu tấn thép; bao gồm 670.000 tấn thép dài và 680.000 tấn thép dẹt.

    Tương ứng, doanh thu kế hoạch đạt 18.000 tỷ đồng, tăng 14,4%; lợi nhuận sau thuế 300 tỷ, giảm 5% so với năm trước. Mới đây, SMC đã điều chỉnh kế hoạch từ con số ban đầu 160 tỷ lên 300 tỷ đồng. Công ty dự chia cổ tức với tỷ lệ không dưới 10% vốn điều lệ.

    Đánh giá về triển vọng ngành thép, SMC cho biết nhu cầu thép thế giới tăng 4,1% trong năm nay sau khi ghi nhận mức giảm 2,4% năm trước, được thúc đẩy chính bởi sự hồi phục ở các thị trường phát triển (theo dự báo Hiệp hội thép Việt Nam). Trong nước, nhu cầu tiêu thụ dự kiến tăng 8% nhờ đầu tư hạ tầng tích cực, sự hồi phục của thị trường bất động sản, sự hồi phục của ngành công nghiệp chế biến chế tạo và thu hút vốn được ngoài. Cụ thể, sản lượng tiêu thụ thép xây dựng, thép ống và tôn mạ nội địa năm nay dự kiến tăng lần lượt 9%, 8% và 8%. Xuất khẩu thép Việt Nam cũng được nhận định tích cực hơn trong năm nay.

    [​IMG]

    Về đầu tư, năm 2021 SMC đặt kế hoạch:

    + Lắp đặt mới dây chuyền tẩy rỉ và 1 hệ thống xử lý acid thải tại nhà máy SMC Cơ khí;

    + Lắp đặt mới 2 dây chuyền cuốn ống tại nhà máy sản xuất ống thép Sendo;

    + Xây dựng nhà máy gia công thép SMC Phú Mỹ với công suất gia công cắt chặt thép tấm lá các loại 200.000 tấn/năm;

    + Xây dựng nhà máy cơ khí chính xác SMC Phú Mỹ công suất 8-10 triệu sản phẩm/năm và lập liên doanh với Công ty Samsung C&T xây nhà máy gia công thép.

    Lên chiến lược cho giai đoạn 2021-2025, SMC cho biết sẽ tập trung vào mảng kinh doanh cốt lõi là sắt thép, tổng sản lượng tiêu thụ đạt 1,8 triệu tấn các loại vào năm 2025, trong đó mục tiêu xuất khẩu đến 15% sản lượng tiêu thụ.

    Năm 2020, SMC ghi nhận 15.535 tỷ đồng doanh thu, giảm 7%; lợi nhuận sau thuế 316 tỷ đồng, tăng cao gấp 3 lần so với năm 2019. Với kết quả này, HĐQT trình phương án chia cổ tức 10% bằng tiền mặt, đã tạm ứng 5%.

    Theo SMC, năm 2020 đơn vị đã có bước tiến lớn trong hoạt động gia công coil center khi gia công cung cấp thép cho Tập đoàn Samsung, mở ra cơ hội tham gia vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Bên cạnh đó, nhà máy Coil Center SMC Đà Nẵng đi vào hoạt động từ tháng 3/2020 với công suất 50.000 tấn/năm.

    Cùng với đó, nhà máy ống thép Sen do hoàn thành lắp ráp và đưa vào vận hành 4 máy cán ống từ đầu năm đã nâng sản lượng tiêu thụ 2020 từ 130.000 tấn lên 180.000 tấn.

    [​IMG]
  8. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    ~o)
    Chuyên gia dự đoán giá thép sẽ tiếp tục tăng
    10-04-2021 - 07:37 AM | Thị trường



    [​IMG]
    Cổ phiếu của các công ty thép những tháng qua đã liên tục tăng do giá thép tăng. Nhiều người cho rằng cổ phiếu thép đã tăng đủ và sẽ giảm trở lại trong những tháng tới. Tuy nhiên, có cơ sở để tin rằng xu hướng tăng này sẽ chưa kết thúc.

    • 08-04-2021 Giá sắt thép hôm nay quay đầu giảm khỏi mức cao kỷ lục


    [​IMG]
    SUV chạy điện cỡ lớn VinFast VF e36 xuất hiện trên sóng truyền hình Mỹ

    Chuyên gia về khoáng sản của Philip Capital, Vikash Singh, cho biết: "Nếu chúng ta nhìn vào thị trường thép Ấn Độ thì thấy giá thép trong nước vẫn thấp hơn khá nhiều so với giá nhập khẩu. Như vậy, nhiều khả năng giá thép sẽ duy trì ở mức cao như hiện nay, hoặc tăng thêm một chút nữa, chứ không giảm. Do đó, ở thời điểm hiện tại, chúng tôi khuyên mọi người nên giữ nguyên cổ phiếu của các hãng như SAIL hay Tata Steel".

    Giá thép ở Trung Quốc đã tăng lên mức cao nhất mọi thời đại, trong khi giá tại Ấn Độ cũng tăng mạnh, theo xu hướng cung trên toàn cầu. Tính từ đầu năm 2021 đến nay, giá thép thế giới đã tăng khoảng 10%. Cả thép cây và thép cuộn cán nóng đều có mức tăng giá mạnh nhất trong số các hàng hóa kể từ đầu năm đến nay, vượt cả mức tăng giá quặng sắt.

    Giá thép tại Ấn Độ đã quay trở lại mức cao như hồi tháng 1/2021. Giá thép cuộn cán nóng (HRC) của Ấn Độ hồi tháng 1/2021 đạt đỉnh cao 57.500 rupee/tấn, sau đó giảm xuống 53.000 rupee vào tháng 3/2021, nhưng nay đã hồi phục trở về mức như hồi tháng 1.

    Việc giá thép Ấn Độ nói riêng và Châu Á nói chung hồi phục không chỉ củng cố niềm tin vào sự bền vững của giá thép, ít nhất là trong ngắn hạn, mà công ty môi giới Jefferies India còn tin rằng giá sẽ còn tăng tiếp do nhu cầu mạnh.

    Mức biến động giá sắt thép các loại từ đầu năm đến nay

    [​IMG]
    Về sản lượng thép, Sandeep Kalia, nhà phân tích chính thuộc Wood Mackenzie, cho biết: "Ngành thép thế giới đã trở lại mức bình thường kể từ nửa cuối năm ngoái. Trên thực tế, trong năm 2020, sản lượng thép thô của thế giới không tính Trung Quốc đã giảm 8%. Chúng tôi nhận thấy rằng động lực của thị trường thép toàn cầu đến từ Trung Quốc và Ấn Độ".


    Amit Dixit, nhà phân tích thuộc Edelweiss Institutions Equities cho biết giá và cổ phiếu ngành thép đang tăng, về cơ bản là do thành phố Đường Sơn (Trung Quốc) cắt giảm khoảng 22 triệu tấn sản lượng thép trong năm nay.

    "22 triệu tấn có vẻ không lớn trong bối cảnh chung của ngành thép, nhưng xét về thị trường thép vận tải qua đường biển, không có quốc gia nào có thể thay thế 22 triệu tấn đó. Ngoài ra, nếu nhìn sang Mỹ và châu Âu, giá thép không chỉ đang ở mức cao nhất trong 13 năm mà còn vượt qua mức trước đại dịch Covid-19", chuyên gia Amit Dixit cho biết. Theo ông, với việc Đường Sơn kiểm soát sản lượng, tình hình khan hiếm nguồn cung sẽ còn tiếp tục diễn ra tới quý 4/2021.

    Cũng theo Amit Dixit: "Các chính sách về thép rất khó đoán. Nếu ngày mai Chính phủ Trung Quốc quyết định nới lỏng vấn đề phát thải khí carbon thì ngay lập tức giá thép sẽ giảm trở lại".

    Mặc dù vậy, ông Dixit không tin điều đó sẽ xảy ra, và cho trằng quý 2/2021 sẽ là quý tốt nhất trong nhiều năm trở lại đây đối với các công ty thép.

    Một yếu tố nữa cũng khiến thị trường thép thế giới trở nên khó đoán, đó là quặng sắt. Trung Quốc nhập khẩu gần 1 tỷ tấn quặng sắt mỗi năm. Việc khan hiếm quặng sắt trong thời gian qua do dịch Covid-19 đã góp phần quan trọng đẩy giá tăng mạnh. Song cung cấp quặng sắt dự báo sẽ tăng trong những tháng còn lại của năm 2021.

    Tuần này, giá quặng sắt trên sàn Đại Liên (Trung Quốc) – tham chiếu cho thị trường Châu Á – đã tăng 1,2%; quặng sắt hàm lượng 62% nhập khẩu vào Trung Quốc hiện vẫn ở mức cao nhất trong vòng 1 tháng, là 170,5 USD/tấn.

    Các nhà phân tích hàng hóa của ANZ tin rằng: "Không gì có thể cản trở giá quặng sắt tăng trở lại".
  9. linhcdb

    linhcdb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    17/01/2008
    Đã được thích:
    12.739
    ~o)thấy ace đang dọa dẫm kinh quá :D
    Cách hành xử bây giờ là gọn danh mục, margin hợp lý và chọn cổ dự đoán bc quý 1 rực rỡ :))
    Vờ ni mà nhanh thì ấn về vùng 1222-1232
    Sâu hơn về hẳn 121x cho nó máu nhể :D
  10. phanmanhhung2112

    phanmanhhung2112 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    04/07/2020
    Đã được thích:
    78
    Múc con nào được cụ ơi :D:D:D;;);;);;)

Chia sẻ trang này