TP HCM trống ghế công chức bởi làn sóng 'từ quan'

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi tinhthanthep, 29/01/2008.

7366 người đang online, trong đó có 1118 thành viên. 09:40 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 1446 lượt đọc và 15 bài trả lời
  1. kadichu

    kadichu Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    06/06/2006
    Đã được thích:
    0

    Bác ơi cái này nó sâu mọt từ gốc cơ, mấy thằng quan to quan nhỏ chỉ là loại chó săn để sai khiến. Muốn chữa bệnh cho cây thì phải đào tận gốc, trốc tận rễ, bắt hết sâu thì mới khỏi, còn không chỉ như chữa ghẻ ngoài da thoai he he
  2. tinhthanthep

    tinhthanthep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Đã được thích:
    5
    Làn sóng ''từ quan'' dễ gây ra hiệu ứng domino

    Ba tháng trước, hầu hết cán bộ điều hành chủ chốt của UBND phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1, TP HCM, từ chức để ra làm cho các công ty. Một giám đốc Sở tỉnh Quảng Nam cũng cân nhắc quyết định nộp đơn nghỉ việc ngay sau Tết.

    Chuyện từ Bí thư Đảng ủy đến Chủ tịch, nhân viên... UBND phường Nguyễn Cư Trinh lần lượt nộp đơn nghỉ trong vòng vài tháng, khiến đến cả người dân trên địa bàn cũng ngạc nhiên. Bà Trần Thị Thanh, cán bộ hưu trí của phường cho biết, một hôm bà ra UBND để chứng giấy tờ mới thấy đã đổi nguyên serie lãnh đạo ký hồ sơ. "Tôi rất bất ngờ, ngạc nhiên, thậm chí rúng động vì các cán bộ vừa nghỉ năng lực rất khá", bà Thanh tỏ vẻ ưu tư.

    Trao đổi với VnExpress, một trong số cán bộ vừa từ chức ở phường Nguyễn Cư Trinh không muốn nêu tên, tâm sự, đã phải suy nghĩ chuyện ra đi trong một thời gian dài đến mệt mỏi, nhưng lúc quyết định lại chỉ trong tích tắc.

    Nguyên cán bộ này vốn tham gia điều hành chính quyền từ khi mới tốt nghiệp đại học, đến nay chẵn 10 năm, kinh qua các vị trí từ cán bộ quận đến Chủ tịch UBND phường rồi lên Bí thư Đảng ủy..., nổi tiếng là một lãnh đạo trẻ có triển vọng. Tuổi thanh xuân gần như cống hiến hết cho chính quyền thành phố, quên cả gia đình riêng. "Nay tôi biết chia tay hành chính để về làm dân thực sự là phải bắt lại từ đầu sự nghiệp; nhưng đã đến lúc dứt khoát vì cơ chế nhà nước khó mà thay đổi", người này nói.

    Nghỉ việc cơ quan, cựu bí thư trở về với việc đèn sách, hằng ngày cắp cặp đến một văn phòng luật sư để tập sự, với ước vọng 18 tháng nữa có bằng hành nghề sẽ mở công ty tư vấn luật. Người từng làm chủ tịch một phường nói, chỉ hơi tiếc chứ không quá tiếc khi từ chức. Không quá tiếc vì suốt thời gian tại vị, mình đã có nhiều cơ hội học hỏi kinh nghiệm, xây dựng các mối quan hệ có ích cho công việc riêng về sau. Còn hơi tiếc bởi "quan trường cũng có nhiều điều lợi mà dân thường không thể với được".
    Nhiều người giỏi hiện nay không mặn mà với quan trường mà đầu quân vào các công ty kinh doanh. Ảnh: P.A.

    Cái lợi của quan trường, nói như một chuyên gia "săn đầu người" của Công ty tuyển dụng nhân sự Navigos, là phúc lợi cao, mối quan hệ cấp cao trong cơ quan công quyền rộng, kinh nghiệm ngành vì vậy cũng được tích lũy để quan chức trở thành "sếp sòng" trong lĩnh vực của mình.

    Theo chuyên gia này, hiện tại có nhiều công ty đặt hàng tuyển đích danh những người có tài đang đương chức trong các cơ quan hành chính, yêu cầu kéo về làm việc với lương cao. Song cũng có cả trường hợp đặt hàng từ phía ngược lại để tìm một doanh nghiệp thích hợp về đầu quân. "Quan trọng nhất là điều kiện của hai bên phải gặp nhau thì nối kết mới thành công được, riêng các sếp bự thông thường được công ty "chào" trực tiếp dựa trên quan hệ riêng chứ không cần qua trung gian tuyển nhân sự", đại diện Navigos nói.

    Không chỉ khối doanh nghiệp kinh doanh mới "săn" người tài ở cơ quan hành chính, mà cả giới giáo viên cũng được lùng không kém. Hiệu trưởng một trường mầm non tại quận 1 cho biết, bà nhận được nhiều lời mời sang làm quản lý cao nhất cho các trường tư thục quốc tế, lương tháng khoảng 1.500 USD.

    Lương một hiệu trưởng là nhà giáo ưu tú, có thâm niên 30 năm giảng dạy của bà hiện nay xấp xỉ 3 triệu đồng. Khoản chào hấp dẫn từ các trường tư thục khiến bà nhiều khi cũng chao đảo muốn ra đi. "Đôi khi tôi nghĩ hay nghỉ hưu sớm vài năm để chuyển sang làm trường tư, tính đi điểm lại vừa được mức lương hưu cao, thu nhập gấp nhiều lần hiện tại", bà thật lòng bày tỏ băn khoăn. Điều cuối cùng còn giữ bà lại vị trí hiện nay là lòng yêu con trẻ, nhớ tiếng khóc cười bi bô của học sinh mới trong tuổi phải đút cho ăn.

    Giáo sư Việt kiều Hà Tôn Vinh mới đây cũng nhận được đề nghị tư vấn nối kết với các nhà đầu tư nước ngoài từ một giám đốc Sở tỉnh Quảng Nam. Vị giám đốc đương chức này cho biết, ông muốn chuyển môi trường làm việc sang công ty nước ngoài để có thể sử dụng các kiến thức chuyên môn đã học; đồng thời tăng thêm thu nhập gia đình. Nhiều khả năng đơn từ chức sẽ được ông nộp trong quý 1 năm nay.

    Giám đốc Sở Nội Vụ TP HCM Châu Minh Tỷ nói rằng, làn sóng từ quan không chỉ diễn ra ở thành phố trung tâm kinh tế, thương mại của cả nước; mà đang gây hiệu ứng domino đổ về các thành thị lớn đang và sẽ phát triển trong tương lai. Sau TP HCM, đến lượt Hà Nội, Đà Nẵng, Quảng Nam, Cần Thơ... là nơi đang thu hút nhiều đầu tư nước ngoài, sẽ có nhiều người tài giỏi trong cơ quan hành chính ra đi, tìm một môi trường làm việc mới với thu nhập cao hơn nhiều lần so với mức lương mà nhà nước trả.
  3. tinhthanthep

    tinhthanthep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/12/2004
    Đã được thích:
    5
    ?oNhân tài trong khu vực nhà nước rất hiếm?

    Hanoinet - Theo TS Nguyễn Sĩ Dũng, cần phải giao quyền và trách nhiệm rõ ràng sao cho người đứng đầu buộc lòng phải chọn người tài để hoàn thành nhiệm vụ.

    "Cầu người tài": phải có văn hóa trọng dụng, tin cậy

    Hầu hết các địa phương hiện nay đều đã ban hành các chính sách thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao về làm việc nhưng hiệu quả đến nay vẫn chưa thấy rõ. Nguyên nhân chính do đâu?

    - Nhân tài trong khu vực nhà nước rất hiếm. Họ lại có nhiều lựa chọn, không chỉ ở trong nước mà còn ở tầm quốc tế. Bởi vì đa phần những người giỏi đều có điều kiện đi học nước ngoài, được tiếp nhận một nền giáo dục đẳng cấp.

    Riêng trong nước, sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp liên doanh và khu vực tư nhân cũng đã tạo ra nhiều cơ hội cho người tài chọn lựa.

    Vừa rồi, Thủ tướngChính phủ đã yêu cầu Bộ Nội vụ soạn thảo chính sách để thu hút người tài vào khu vực công. Vậy theo ông, đâu là những đột phá cho chính sách?

    Giải pháp đầu tiên là phải tạo ra "cầu" về người tài. Chỉ có một biện pháp tạo "cầu" đó là giao quyền và trách nhiệm rõ ràng sao cho người đứng đầu buộc lòng phải chọn người tài để hoàn thành nhiệm vụ. Đây là động lực để buộc phải dùng người giỏi trong hệ thống.

    Vì nếu không có cầu về người tài thì sẽ rất khó tạo ra động lực để khuyến khích người tài vào làm việc. Nhưng để có "cầu" về người tài thì phải cạnh tranh. Mà cạnh tranh trong khu vực nhà nước thường rất khó.

    Tranh cử các chức danh trong bộ máy cũng là một gợi ý. Ngoài ra, kiểm toán phải đi theo tất cả các mặt của nhà nước, không riêng kiểm toán tài chính mà là kiểm toán nhiều mặt khác.

    Nếu không tạo cầu, tất cả đều sẽ là "giả", là hình thức, là phong trào. Người tài sẽ chỉ là trang điểm chứ không phải dùng để xử lý công việc. Hễ có cầu với người tài là sẽ có người tài. Như vậy, phải có 1 chiến lược, 1 chính sách để tạo cầu.

    Cụ thể là gì, thưa ông?

    - Trong chính sách cho người tài, cơ bản nhất là người tài phải có cơ hội để phát huy. Chọn người tài là phải giao việc, phân công phụ trách rất rõ.

    Thứ hai, phải có các điều kiện làm việc tối thiểu. Chẳng hạn kinh phí để điều tra thương hiệu địa phương, phòng nghiên cứu. Về điều kiện vật chất phải đảm bảo cho chế độ lương bổng đủ sống. Đây không phải tiêu chí nhà nước cần cạnh tranh nhưng nhất thiết phải đủ để đảm bảo.

    Thứ ba, phải có văn hóa tin cậy, trọng dụng, không được hiềm khích, đố kỵ... Mà muốn có văn hóa đó phải định mức được người tài làm ra bao nhiêu giá trị, để thuyết phục được số đông. Bởi nếu không, trong hệ thống vẫn quen đánh giá theo thâm niên như lâu nay, sẽ nặng nề cho người được ưu đãi.

    Tin cậy, giao việc không phải là giao việc làm mà là giao vấn đề phải xử lý cho địa phương, cho ngành. Chẳng hạn, ngộ độc thực phẩm, vệ sinh an toàn thực phẩm? Tỉnh không thu hút được đầu tư, giải pháp nào?

    Thứ tư, tạo một không gian tự do cho sáng tạo.

    Thứ năm, dẹp bỏ được tình trạng nguồn thu nhập do chức tước, do quyền phân bổ nguồn lực hoặc quyền điều khiển hành vi (xin - cho, PV) mang lại chứ không phải nguồn thu từ tài năng.

    Hiện, chúng ta vẫn đang khuyến khích người tài vào khu vực nhà nước, nhưng khuyến khích sai. Nếu không xóa bỏ được vấn đề các vị trí quyền lực sẽ mang lại thu nhập thì sẽ không khuyến khích được người tài vào làm việc hoặc là khuyến khích "tài năng" theo hướng phấn đấu đạt tới quyền lực (mua quan bán chức - PV).

    Trên đây là những điều kiện để sử dụng người tài.

    Trải thảm đỏ: Đừng làm kiểu phong trào!

    ?oChúng tôi sẽ trả lương theo cơ chế thị trường, chia thành nhiều mức khác nhau. Chẳng hạn, cán bộ quản lý Nhà nước bình thường thì trước mắt sẽ bắt đầu bằng mức lương của Nhà nước, nhưng sắp tới khi các khoản thu từ tư vấn, đấu thầu dự án tăng lên? thì chúng tôi sẽ chia mức thưởng rất cao, có thể từ 0 ?" 200% tuỳ theo mức độ đóng góp cho cơ quan. Còn với nhân tài, chúng tôi có chính sách đặc biệt.

    Chúng tôi sẽ có một quỹ để thu hút những người có trình độ thạc sỹ, tiến sỹ cấp quốc tế về và trả lương tương đương với mức mà các doanh nghiệp trả cho họ?. TS Đặng Kim Sơn trao đổi tại hội thảo về việc làm của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn.

    Thưa tiến sĩ, nhiều địa phương đã thu hút được "nhân tài" về làm việc lại đang đứng trước thách thức không giữ được "nhân tài" lâu dài. Khắc phục tình trạng này thế nào?

    - Cơ chế thị trường cạnh tranh chọn người tài dễ hơn là cơ chế tuyển dụng của các cơ quan nhà nước.

    Nhưng hiện nay bệnh phong trào vẫn còn rất nặng nên chưa thực sự tạo ra được cầu. Chẳng hạn ngay ở Hà Nội, thủ khoa được hút về nhưng rồi sau đó đi hết mặc dù HN đã mở rộng cửa.

    Từng địa phương chưa để ý đến "cầu" thực sự của địa phương mình, chưa xác lập được đâu là vấn đề mà địa phương đang phải đối diện, chưa xác định được vì sao nguồn lực của địa phương lại không giải quyết được vấn đề đó. Người tài như thế nào đủ để xử lý vấn đề đó, thậm chí có thể không cần đến những người trình độ tiến sĩ.

    Ví dụ như Đà Lạt có thế mạnh trồng hoa, vậy, ai có thể về và phát triển được ngành trồng hoa để biến nó thành thế mạnh của địa phương.

    Hay chẳng hạn, ở Đồng bằng sông Cửu Long, ngập lũ như vậy thì giải quyết mô hình đời sống, tổ chức trường học, đời sống như thế nào để đảm bảo học tập và đời sống.

    Ví dụ như Nghệ An, rất cần thiết có người tài để thu hút đầu tư về Nghệ An. Và vấn đề đặt ra là tạo lập thương hiệu địa phương và những gì địa phương phải làm để thu hút.

    Rõ ràng, không phải địa phương nào cũng cần thu hút toàn tiến sĩ, chỉ thu hút những nhân lực cần thiết để xử lý các vấn đề của địa phương thôi, không nói người tài chung chung, trải thảm đỏ chung chung. Nhiều địa phương mơ hồ cảm thấy cần người tài.

    Ví dụ như Nghệ An, rất cần thiết có người tài để thu hút đầu tư về Nghệ An. Và vấn đề đặt ra là tạo lập thương hiệu địa phương và những gì địa phương phải làm để thu hút.

    Trong khi các địa phương than phiền về chuyện chính sách chưa đủ thu hút vì sinh viên khá, giỏi cứ đổ về các thành phố lớn, thì ngay ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, chất xám ở các cơ quan như Ngân hàng Nhà nước, Viện Kinh tế... vẫn chảy? Như vậy, hai thành phố lớn sẽ phải làm gì để khuyến khích nhân tài vào khu vực nhà nước?

    - Hà Nội hay là cả Thành phố Hồ Chí Minh thực chất vẫn phải tạo ra cầu mới đủ để thu hút. Chẳng hạn, "ông" phải làm những nhiệm vụ cụ thể có thể đo đếm được. Chẳng hạn như, làm thế nào để tạo ra được hình ảnh một thủ đô rồng đang bay lên. Làm thế nào để tăng khách du lịch đến Thủ đô trong 5 năm tới. Hay như trong cải cách hành chính, nếu tỷ lệ hài lòng hiện nay là 20% thì bằng cách nào đó, 5 năm sau, anh phải nâng tỷ lệ lên 80%.
  4. chaonammoi

    chaonammoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/02/2008
    Đã được thích:
    0
    Hế hế , theo em nghĩ , phải tăng lương 3000-5000 usd cho các vị lãnh đạo , ai tham nhũng , tham ô thì bắn bỏ . Với mức lương cao như thế , vừa hấp dẫn người tài , vừa giảm bớt tham ô , tham nhũng . Luật pháp phải chặt chẽ hơn , hành pháp phải nghiêm minh hơn .

    chính xác

    Chẳng hạn như cán bộ thuế với đồng lương ba cọc ba đồng, xin lỗi trước, hỏi thử có bao nhiêu người trong sạch, thanh liêm không giúp doanh nghiệp "lách" tý để có lại quả????

    Như vậy để tiết kiệm ngân sách khi trả lương công chức thấp, Nhà nước lại phải chịu thất thoát ngân sách khi các cán bộ công chức nhà nước kiếm thêm để bù đắp thu nhập bằng cách này hay cách khác!!!!!

    Mặt khác, do đánh thuế thu nhập doanh nghiệp cao nên phần lớn các doanh nghiệp đều phải tìm cách "lách" để tiết kiệm chi phí. Nếu đóng thuế đúng, đủ chắc khó có lãi nhỉ?????

    Vậy là cơ chế "tự điều hòa" để tồn tại cứ thế tiếp diễn hàng bao năm qua.

    Lợi bất cập hại
  5. hoanhtatrang

    hoanhtatrang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/06/2007
    Đã được thích:
    0
    Lương cao chúng nó không tham nhũng mà ngồi uống nước chè suốt ngày thì cũng tèo
  6. chaonammoi

    chaonammoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/02/2008
    Đã được thích:
    0
    Dĩ nhiên không phải trả lương cao cho công chức là chấm dứt được các hiện tượng tiêu cực (ăn hối lộ, tham ô, tham nhũng...) mà đây chỉ là một trong những điều kiện "Cần"

    Một trong những điều kiện "Đủ" là Pháp luật phải Nghiêm.

    Cứ sai luật là phải xử lý nghiêm, không được ngoại lệ.

    Dân vi phạm luật -> Xử
    Quan vi phạm luật -> Càng phải xử
    Vua vi phạm luật -> Bó tay

    Ví dụ nhỏ :
    Cảnh sát giao thông mà lại ăn hối lộ, tiếp tay cho chủ xe vi phạm luật giao thông thì còn tiếc gì mà không cho ra khỏi ngành???????

    Thanh tra nhà nước đi kiểm tra sai phạm mà lại ăn hối lộ để bỏ qua sai phạm thì đúng là loạn, loại bỏ ngay thứ này. Hà hà hà


    Có những ngành đặc biệt mà đã không chọn thì thôi. Nếu muốn làm giàu thì đi làm cái khác như làm kinh tế hay đi buôn chứng chẳn hạn???.
    Nhưng những ai đã chọn vào thì phải hy sinh bản thân và phải vì cái chung, vì mục tiêu cao cả (những người này thật đáng khâm phục) :

    - Bộ đội *****
    - ******* nhân dân
    - Ngành Y, dược
    - Ngành giáo dục
    ........

    Đáng trân trọng

Chia sẻ trang này