TPP gần kề: khái quát nội dung, tác động kinh tế, góc nhìn đa chiều !!!

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khoivhm, 11/03/2015.

8151 người đang online, trong đó có 1090 thành viên. 15:25 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 3355 lượt đọc và 38 bài trả lời
  1. cacontihon

    cacontihon Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    11/12/2014
    Đã được thích:
    631
    bên HSC của bác thu phí giao dịch bao nhiêu ? tui chán ACBS lắm rồi ????
    khoivhm thích bài này.
  2. khoivhm

    khoivhm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/01/2015
    Đã được thích:
    116
    Em đã gửi, anh kiểm tra inbox nha :)
    cacontihon thích bài này.
  3. Cuophang

    Cuophang Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    26/07/2014
    Đã được thích:
    631
  4. khoivhm

    khoivhm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/01/2015
    Đã được thích:
    116
    cacontihon thích bài này.
    khoivhm đã loan bài này
  5. khoivhm

    khoivhm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/01/2015
    Đã được thích:
    116
    TPP có thể đột phá sau chuyến thăm Hoa Kỳ của Thủ tướng Abe?

    (NDH) Mỹ và Nhật Bản có thể sẽ nỗ lực để đạt được một thỏa thuận song phương vào cuối tháng 4, tạo cơ sở cho cuộc đàm phán Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) kết thúc tại một cuộc họp cấp bộ trưởng vào cuối tháng 5 tới.


    Theo phân tích từ trang tin World Trade Online, các bước đi tiếp theo trong cuộc đàm phán về Hiệp định TPP hiện không rõ ràng.

    Tuy nhiên, có một kịch bản bắt đầu xuất hiện là Mỹ và Nhật Bản sẽ tiến tới một thỏa thuận song phương vào cuối tháng 4 khi Thủ tướng Shinzo Abe có chuyến công du đến Washington, tạo tiền đề cho đàm phán TPP kết thúc tại một cuộc họp cấp bộ trưởng vào cuối tháng 5.

    Theo kịch bản này, chuyến thăm Mỹ của ông Abe sẽ diễn ra ngay trước khi Nghị viện Mỹ bỏ phiếu thông qua Quyền Xúc tiến Thương mại (TPA) cho Tổng thống Barrack Obama.

    Các nguồn tin phỏng đoán rằng một cuộc họp cấp bộ trưởng cuối cùng của các nước TPP có thể diễn ra ngay trước hoặc ngay sau cuộc họp ngày 23-24/5 của các bộ trưởng thương mại của tổ chức Hợp tác Kinh tế châu Á-Thái Bình Dương (APEC) tại Philipin. Năm ngoái, các bộ trưởng TPP cũng đã gặp nhau tại Singapore ngay sau khi diễn ra cuộc họp của các bộ trưởng APEC tại Thanh Đảo, Trung Quốc.

    Nguồn tin này cho rằng chuỗi sự kiện trên là "hợp lý", nhưng khuyến cáo rằng đó là kịch bản tốt nhất, vì còn có một câu hỏi mở là không biết Quốc hội Mỹ có đưa ra dự luật TPA và hoàn thành việc xem xét nó trước khi diễn ra cuộc họp của các bộ trưởng APEC hay không.

    Cũng nguồn tin đó, TPA chưa thể được thông qua trước tháng 5 sau khi đã bị đẩy lùi lại trước đó và Quốc hội Mỹ sẽ có một kỷ nghĩ lễ Phục Sinh từ 27/3-12/4.

    Thời điểm thông qua TPA là rất quan trọng bởi vì các quan chức chính phủ và các đại diện thương mại hiện nay tin rằng đàm phán về TPP sẽ không thể đến kết thúc cho đến khi TPA được thông qua. Vì lý do này, không chắc cuộc họp cấp bộ trưởng của các nước TPP sẽ được tổ chức vào giữa tháng 4 như đã được lên kế hoạch trước đó.

    Theo một nguồn tin, việc tổ chức một cuộc họp cấp bộ trưởng của TPP trong sự kết hợp với Hội nghị APEC có ít nhất 2 lợi thế so với kế hoạch trước đó.

    Thứ nhất, việc tổ chức sẽ dễ dàng hơn bởi vì tất cả các bộ trưởng TPP đã có mặt sẵn ở Philipin để tham dự Hội nghị APEC. Một cuộc họp cấp bộ trưởng TPP có thể được tổ chức ngay tại Philipin hoặc một quốc gia thành viên TPP gần đó, chẳng hạn như Singapore.

    Thứ hai, sẽ ít áp lực hơn để đưa ra một thỏa thuận về TPP so với khi tổ chức một cuộc họp độc lập, vì lúc đó TPP không phải là lý do duy nhất để các bộ trưởng đến Châu Á. Nếu các cuộc đàm phán TPP chưa đủ tiến bộ để các bộ trưởng đi đến quyết định cuối cùng, thì họ có thể chọn cách tổ chức một cuộc họp “trù bị” ngắn tại Philipin.

    Theo một nhà quan sát, nếu các nước TPP bỏ lỡ cơ hội tháng 5 để kết thúc thỏa thuận này, thì các cuộc đàm phán sau đó sẽ có nguy cơ trì trệ như vòng đám phán Doha vì Mỹ phải chuẩn bị cho mùa bầu cử tổng thống.
    Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe dự kiến sẽ có chuyến công du tới Washington để gặp Tổng thống Obama vào ngày 28/4. Chuyến thăm của ông Abe là nhằm đạt được một thỏa thuận song phương về mở cửa thị trường nông nghiệp và buôn bán ô tô.

    "Sẽ thật là sốc nếu họ không cố gắng đạt được một thỏa thuận khi đó,” một nguồn tin nhận định, đồng thời cho biết có dấu hiệu cho thấy các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Nhật Bản đang ở trong một tình trạng khó khăn nên sẽ cần sự can thiệp của các nhà lãnh đạo để “mở khóa”.

    Tuy nhiên, một nguồn tin khác đặt ra nghi vấn rằng liệu Thủ tướng Abe có muốn đạt được thỏa thuận khi nó có thể gây ra một số tổn hại đối với Nhật Bản.

    Bộ trưởng thương mại Nhật Bản Akira Amari và Đại diện Thương mại Mỹ Michael Froman được dự kiến sẽ gặp nhau để cố gắng giải quyết các vấn đề gây tranh cãi về chính trị trong các cuộc đàm phán song phương, dù các quan chức Nhật Bản đã báo hiệu rằng có thể cần có thêm các cuộc gặp gỡ về mặt kỹ thuật trước khi giải quyết được các bất đồng.

    Kịch bản Thủ tướng Abe và Tổng thống Obama đạt được thỏa thuận, ngay cả trong trường hợp không có TPA, đã được các quan chức Nhật Bản phác thảo ra.

    Trong một cuộc họp báo ngày 6/3 tại Tokyo, Phó trưởng đoàn đàm phán TPP của Nhật Bản, ông Hiroshi Oe, nói rằng Nhật Bản không đặt nặng vấn đề phải có TPA thì 2 bên mới đạt được một thỏa thuận song phương.
    Theo một nhà quan sát, ngay cả khi Mỹ và Nhật Bản được một thỏa thuận vào cuối tháng 4, thì chỉ còn 1 tháng là diễn ra Hội nghị APEC, nên các nước TPP sẽ phải cực kỳ nỗ lực để giải quyết một loạt các vấn đề còn tồn tại trong các cuộc đàm phán, cả về tiếp cận thị trường và các quy tắc.

    Điều đó sẽ khiến cho tháng 5 tới trở nên khá bận rộn, vì tất cả những công việc về TPP sẽ được diễn ra song hành với những nỗ lực để thúc đẩy TPA tại Mỹ.

    Nguồn: http://ndh.vn/tpp-co-the-dot-pha-sa...ua-thu-tuong-abe--2015031703016665p4c145.news
    TRIMSTORE thích bài này.
  6. TRIMSTORE

    TRIMSTORE Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    28/02/2014
    Đã được thích:
    285
    EM cũng hi vọng, bốc hơi 20% tài khoản r, vừa mới múc KSD vì các bác T.T
    khoivhm thích bài này.
  7. khoivhm

    khoivhm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/01/2015
    Đã được thích:
    116
    Về triển vọng dài hạn thôi, thị trường hiện tại khá rủi ro đó bác. Bác chịu ôm dài thì ôm chứ ngắn thì phải theo dõi từng ngày mà ra quyết định thôi :)
  8. khoivhm

    khoivhm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/01/2015
    Đã được thích:
    116
    "Đàm phán TPP có thể kết thúc vào tháng 6/2015"

    (NDH) Tại cuộc toạ đàm "FTA-Cơ hội nào cho doanh nghiệp Việt Nam” diễn ra chiều qua 20/3, các chuyên gia đã cùng nhau phân tích việc lựa chọn "thời điểm vàng” gia nhập các hiệp định thương mại tự do.



    Tại toà đàm, ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương cho biết tính đến 31/12/2014, Việt Nam đã kí và tham gia 8 hiệp định thương mại tự do, trong đó có 6 hiệp định manh tính khu vực kí với Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Ấn Độ, New Zealand… Hai hiệp định còn lại là song phương với Nhật Bản và Chi lê.
    Các hiệp định chủ yếu tập trung ở khu vực Đông Á, chiếm 7/8 hiệp định. Trong đó, ASEAN có 6 hiệp định ASEAN với đối tác bên ngoài, các đối tác lớn như EU, Hoa Kỳ chưa có hiệp định tự do...
    Hiện nay, Việt Nam đang đàm phán 7 hiệp định thương mại tự do trong đó có Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP), Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU, Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-Hàn Quốc, Hiệp định thương mại tự do với Thuỵ Sỹ và Iceland, Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP), Hiệp định thương mại tự do ASEAN - Hồng Kông, Liên minh thuế quan Nga-Belarus-Kazakstan (VCUFTA).
    Trong đó, đối với TPP ông Khánh cho biết khả năng TPP sẽ kết thúc vào tháng 6/2015.
    Đánh giá về quá trình hội nhập, PGS.TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận định rằng tiến trình hội nhập của VN đang rất nhanh.
    "Chưa bao giờ VN tham gia hiệp định tự do nhiều đến như vậy. Ai đề nghị hiệp định là VN tham gia ngay, có những hiệp định đẳng cấp rất cao, hiệp định tâm điểm của Thế kỉ 21. Đây là thoả thuận cho một cuộc chơi mới. Trong giai đoạn tới đây, VN kí kết được các hiệp định để thực hiện các khuôn khổ mới, hội nhập ở mức cao hơn”, ông Thiên cho hay.
    Trái với ý kiến của ông Thiên, ông Khánh cho rằng về việc tham dự các FTA không phải ai đề nghị là Việt Nam tham gia ngay mà đã có kế hoạch đánh tổng hoà về lợi ích, thách thức khi gia nhập. Tức là đã có sự chuẩn bị rất kĩ lưỡng về lựa chọn kí kết FTA để mang lại lợi ích tốt nhất cho VN.
    Tuy nhiên, thời gian qua có nhiều ý kiến cho rằng nền kinh tế Việt Nam vẫn đang còn khó khăn tại sao lại hội nhập sâu, phải cùng tham gia nhiều FTA cùng một thời điểm?
    Nói về điều này ông Khánh cho biết việc tham gia các FTA là theo đúng chủ trương của Đảng và Nhà nước.
    "Chúng tôi muốn khẳng định rằng đây là một chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước. Kinh tế lúc có thăng hoa lúc không. Tuy nhiên chủ trương phải nhất quán. Rất có thể hiệp định đó lại kết thúc vào thời điểm kinh tế phục hồi thì sẽ đem lại lợi ích kép cho VN”, ông Khánh nói.
    Còn ông Thiên lại cho rằng, việc hội nhập là mối lo chung khi mà trình độ còn thấp. Theo đó, trong các nước TPP Việt Nam có trình độ phát triển gần như thấp nhất.
    "Hội nhập nhiều như thế cùng các hiệp định của nước khác trong bối cảnh kinh tế chưa khởi sắc liệu VN có trở thành công xưởng làm thuê”, ông Thiên nói.
    Theo đó, ông Thiên cho rằng nền kinh tế VN có nhiều vấn đề giải quyết trong hiện tại nhưng vẫn "hồ hởi" tham gia FTA bởi:
    Một là, kinh tế học cũng có hai mặt, vừa có lợi vừa có hại, chuyện lao đầu đối mặt với thách thức nhưng cũng có hưởng lợi lớn.
    Hai là, nền kinh tế qua giai đoạn WTO, tận dụng cơ hội hội nhập. Phải đẩy mạnh cải cách, áp lực hội nhập giống như thời cơ, áp lực cải cách. Cơ hội, thách thức như một sự lựa chọn để thay đổi.
    Ba là, lợi ích hội nhập rất lớn, cơ hội lớn không thể bỏ qua được. Làm thế nào là 1 vấn đề khác.
    Ông Thiên nhận định, mặc dù có nhiều chuyện không chuẩn bị đầy đủ để biến thách thức thành cơ hội nhưng giai đoạn vừa qua, VN đã chuẩn bị được nhiều hạ tầng: Cao tốc Lào Cai- Hải phòng, tuyến Lạng Sơn, tuyến Quảng Ninh… Đây là 3 hướng tận dụng cơ hội hội nhập.
    Ở Phía Nam các tuyến Long Thành, đường hàng không, đường cao tốc, đường sắt đều gắn với chữ Long Thành, cảng quốc tế Thị Vải…
    "Chúng ta đã hình dung tuyến hạ tầng lúc hội nhập được phát huy chứ không để đến lúc hội nhập lại bị ách tắc. Đó là tư duy chiến lược tốt. Nông nghiệp khả năng bứt phá lớn. Về mặt chiến lược, thách thức là cơ hội để vượt lên”, ông Thiên nói.

    link nguồn: http://ndh.vn/-dam-phan-tpp-co-the-ket-thuc-vao-thang-6-2015--20150321041628105p4c145.news
  9. khoivhm

    khoivhm Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/01/2015
    Đã được thích:
    116

Chia sẻ trang này