Trận đấu siêu kinh điển Lê Quang Liêm - Kramnik (xin phép Mods để ở diễn đàn chính nhé) !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi traveltour0, 29/07/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4486 người đang online, trong đó có 378 thành viên. 11:37 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 45243 lượt đọc và 1595 bài trả lời
  1. Master9999

    Master9999 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    4
    Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin-top:0cm; mso-para-margin-right:0cm; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0cm; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} [FONT=&quot]Paul Morphy[/FONT][FONT=&quot]

    Tổ tiên của Morphy là người xứ Iceland, một hòn đảo lớn ở Bắc Băng Dương. Ðảo này có cùng vĩ độ với các nước Na Uy, Thụy Ðiển nên băng tuyết phủ hầu như quanh năm. Ðến đời ông nội của Morphy thì gia đình chuyển sang Tây Ban Nha và sau đó, khi ông nội Morphy, vốn là một tướng hải quân trong quân đội hoàng gia Tây Ban Nha, đi nhậm chức thì cả nhà theo ông chuyển sang New Orlean (Mỹ). Cha của Morphy là người có tiếng tăm ở vùng này, là ủy viên của Hội đồng chính phủ bang Luisiana. Ngày 22 tháng 6 năm 1837, cậu bé Paul Morphy chào đời.
    Lên 9, lên 10 thì Paul bắt đầu làm quen với cờ. Chỉ vài năm sau cậu bé 12 tuổi đã đánh thắng dễ dàng cha và chú mình là Ernes, sau đó đánh thắng một nhà chơi cờ có tiếng ở New Orlean là Rutseau. Ván thắng này đã được đăng trên tạp chí "Regians", một tạp chí cờ Vua có uy tín lúc bấy giờ. Năm 13 tuổi, Morphy chơi hai ván cờ với kiện tướng gốc người Hungary là Johann Jacov Lowenthal. Ván đầu kết thúc hòa, ván thứ hai Morphy thắng. Hai ván cờ này đã gây một tiếng vang lớn. Báo chí lúc bấy giờ đánh giá Morphy là:"Có đầy đủ phẩm chất của một kiện tướng thực thụ!"(Lúc đó chưa có danh hiệu Đại kiện tướng nên kiện tướng là danh hiệu cao nhất của các nhà chơi cờ).

    Năm 1857, nước Mỹ tổ chức đại hội cờ Vua tại New York, Morphy 20 tuổi tham gia giải, đã đánh thắng tất cả các kiện tướng tài giỏi của Mỹ lúc bấy giờ, giành chức vô địch một cách xứng đáng. Cũng vào năm đó, Morphy bắt đầu tổ chức những trận đánh với nhiều người cùng một lúc, thắng với tỷ số 85-4 và tiếp theo chơi có chấp trước đối với các kiện tướng

    Năm sau, bạn bè thay mặt Paul gưỉ một bức thư thách đấu với nhà vô địch nước Anh lúc bấy giờ là Govard Staunton với bất kỳ điều kiện nào. Trong thư trả lời Staunton khuyên Morphy nên làm một chuyến viễn du sang châu Âu để có dịp gặp các đấu thủ mạnh nhất ở lục địa này. Thế là "được lời như cởi tấm lòng" ngày 9 tháng 6 năm 1858 chiếc thuyền lớn "Avaria" chở Morphy rời cảng New York, bắt đầu một chuyến đi mà sau này làm chấn động cả làng cờ Vua ở châu Âu.

    Những cuộc gặp gỡ đầu tiên diễn ra tại nước Anh. Ðấu thủ đầu tiên của Morphy là Berns. Morphy đã đánh thắng ông này với tỷ số tổng cộng là 19-7 (hòa 1 ván). Tiếp theo đó, Morphy đấu với 1 loạt các danh thủ của nước Anh và thắng họ một cách dễ dàng: thắng Boden 5-1, Berd 10-1, Leve 6-0, Metli 3-0 và Uen 4-1. Cả London cũng như cả nước Anh bàng hoàng kinh ngạc trước sự xuất hiện của chàng trai ngoại quốc 21 tuổi. Xin nhớ rằng nước Anh vào lúc đó là một cường quốc có uy tín bậc nhất châu Âu về cờ, tên tuổi những danh thủ của họ được cả châu Âu kính nể.

    Ðể chuẩn bị cho cuộc gặp gỡ với Staunton, Morphy có chơi hai ván cờ qua thư với Staunton và thắng cả hai. Tuy nhiên, ngồi vào đấu chính thức thì hai người chưa gặp nhau. Tiếp theo là trận Morphy thắng Johann Lowenthal với tỷ số 9-3. Tháng sau, trong lúc vẫn còn là khách của nước Anh, Morphy gặp lại Giôn Uen và chấp trước một Tốt và một nước đi mà vẫn thắng Uen với tỷ số 5-0. Sau đó Staunton hẹn với Morphy sẽ gặp nhau đấu chính thức vào mùa thu năm ấy. Morphy nóng lòng chờ đợi. Tuy nhiên trên báo chí London đã có những lời ghen tỵ, công kích Morphy. Ðã xuất hiện những bài với lời lẽ thiếu thiện chí, đại loại như một tác giả đã viết: "Ở ta (nước Anh) vốn từ lâu đã có lệ nghiêm ngặt là người muốn thách đấu với nhà vô địch bắt buộc phải có người phò tá và phải nộp trước một số tiền bảo đảm. Vậy mà ngài Morphy lại thiếu cả hai thứ đó!"

    Sau đó Morphy rời nước Anh sang nước Pháp. Tại đây Morphy đã chơi một trận với nhà vô địch Pháp lúc bấy giờ là Gavrise và thắng với tỷ số 5-2, rồi lại chơi cờ tưởng (không nhìn bàn) trên 6 bàn và thắng cả 6. Trong khoảng tháng 10 và tháng 11 năm đó (1858) Morphy đánh với kiện tướng Saint-Amant (ông này vốn là đối thủ của Staunton vào năm 1843) và thắng với tỷ số 5-0. Cũng như nước Anh, nước Pháp thật sự sửng sốt và khâm phục kỳ thủ trẻ tuổi người Mỹ này.

    Cũng trong thời gian ấy, Morphy nhận được thư của Staunton và của thư ký câu lạc bộ cờ Hepton ở Anh yêu cầu Morphy cho biết ngày tháng chính xác cho trận gặp Staunton và đề nghị nói rõ thêm điều kiện thi đấu. Ðột nhiên cuối tháng 11 năm đó, Staunton cho công bố trên tờ báo "The Illustrated London News" bức thư của mình. Trong thư Staunton báo tin cho độc giả là lời thách đấu của Morphy đối với ông có kèm theo một số điều kiện, vì vậy ông không thể đấu với Morphy trong thời gian sắp tới được. Morphy đã công bố thư trả lời, nêu rõ một số sự thật về việc chuẩn bị trận đấu là không đặt bất kỳ điều kiện gì và phê phán thái độ thiếu thiện chí của báo chí Anh.

    Trên đất Pháp, Morphy tiếp tục thi đấu có kết quả. Từ ngày 20 tháng 12 đến ngày 28 tháng 12 năm 1958 tại Pari đã diễn ra trận đấu lịch sử giữa Paul Morphy với Adolf Anderssen. Trận đấu làm sôi động Pari, thu hút rất nhiều khán giả vì Anderssen là một đấu thủ có uy tín lớn nếu không nói là lớn nhất ở châu Âu lúc bấy giờ. Cả Châu Âu nín thở chờ cuộc quyết đấu giữa hai lục địa. Morphy không hề chú ý đến người mình sẽ gặp là ai, tiếng tăm ra sao, trước mặt ông là một người chơi cờ và ông đánh cờ với người đó một cách vô cùng thích thú, thế thôi! Còn Anderssen không ngờ mình gặp phải một địch thủ ghê gớm như vậy, mặc dù hết sức cố gắng, vận dụng hết tài nghệ của mình, ông cũng đành chịu thua Morphy với tỷ số chung cuộc 2-7. Sau đấy hai người còn gặp nhau một trận nữa. Morphy lại chứng minh sức cờ hoàn hảo của mình bằng trận thắng thứ hai với tỷ số 5-1.

    Trận đấu cuối cùng trong chuyến chu du ở Pháp lần này là trận đấu giữa Morphy và vị chủ tịch câu lạc bộ cờ London A.Monredien (ông này sang Pháp để đấu với Morphy). Monderien đã thua Morphy với tỉ số tuyệt đối 0-7. Trước khi Morphy lên đường, nước Pháp, với truyền thống văn hóa và mến khách, đã tổ chức một buổi lễ chiêu đãi hết sức trọng thể để tiễn đưa vị khách quý. Ngày 10 tháng 4 năm 1859, Morphy rời Paris quay lại nước Anh. Tại đây, Morphy đã thi đấu đồng thời với nhiều người và không thua trận nào. Ðặc biệt nhất là trận đấu cùng lúc với năm kiện tướng kiệt xuất của nước Anh: River, Boden, Berne, Berd và Lowenthal. Kết quả Morphy thắng 2, hòa 2, thua 1.

    Ngày 30 tháng 4 năm đó, Morphy kết thúc chuyến đi thăm và thi đấu đầu tiên thành công rực rỡ ở châu Âu. Ông đáp con tàu "Olympic" về nước. Nước Mỹ chào đón ông trở về như chào đón một người anh hùng. Từ đó, trong khi đấu cờ với những người đồng hương của mình, ông luôn luôn chấp quân và chấp nước đi. Mặc dù đã chấp, ông vẫn thắng. Ở Hungary có một người vừa là kiện tướng cờ Vua, vừa là chủ ngân hàng tên là Igenat Kolit. Năm 1862 ông ta gửi thư thách đấu với Paul Morphy. Lưu ý đến thành tích của đấu thủ trẻ này, Morphy hứa sẽ lại đi thăm châu Âu và sẽ thu xếp để có thời gian đấu với Kolit.

    Năm 1863, Morphy lại đáp tàu thủy vượt Ðại Tây Dương sang Pháp. Trên đất Pháp, vốn đã trở thành quen thuộc với ông, Morphy đấu một số trận với các danh thủ Pháp và thắng họ một cách dễ dàng. Bắt đầu có những hiệu cho thấy ông không tìm được đối thủ xứng đáng của mình và hứng thú chơi cờ của ông cũng không còn sôi nổi như trong chuyến đi đầu tiên nữa. Khi Kolit viết thư cho ông và nhắc lại lời ông hứa về trận đấu với mình thì Morphy đã cho công bố trên tạp chí cờ "Nouvelles Rêgians" lời từ chối của mình. Ông viết cho Kolit: "Trước kia, khi được biết một số thắng lợi của ngài, có lúc tôi cho rằng ngài đã chơi vượt hẳn các đấu thủ mà tôi sẽ đọ tài ở châu Âu. Nhưng được xem kết qủa các trận đấu của ngài với Paunxen và Anderssen mà tỉ số hoàn toàn không có lợi cho ngài, tôi thấy mình không còn bị ràng buộc bởi lời hứa với ngài trước đây".

    Sau một thời gian ở Pháp, Morphy quay về và có ghé thăm Cuba, gặp và đấu với nhà vô địch cờ Cuba lúc bấy giờ là Phelix Xicore và một số trận khác. Vào mùa xuân năm 1867, Morphy còn sang Pháp một lần nữa, nhưng chủ yếu là để đi dự triển lãm quốc tế ở đất nước mà ông vốn có cảm tình: Trong chuyến đi cuối cùng này, ông không hề ghé vào quán cà phê "Regian" và cũng không thi đấu với ai một ván nào.

    Ván đấu cuối cùng trong cuộc đời chơi cờ của Morphy là vào năm 1869, đó là ván cờ chơi với người bạn thuở thơ ấu của mình tên là Morian, có chấp một quân Mã. Và từ đó trở đi Morphy không bao giờ chơi cờ nữa, ông sống trong một tâm trạng buồn chán và âu sầu. Có người nói rằng việc không có địch thủ làm ông buồn bã, có người lại cho rằng do không gặp gỡ được với Staunton làm ông như còn mang mối hận. Không rõ ý kiến nào đúng hơn, hoặc có lẽ là cả hai. Chỉ biết rằng về cuối đời, ông hoàn toàn thờ ơ với cờ đến nỗi vào năm 1883, khi Steinitz, nhà Vô địch thế giới tương lai, đến New Orlean thăm ông, hai người cũng chỉ chuyện trò với nhau được có mươi phút.

    Ngày 10 tháng 7 năm 1884, Paul Morphy qua đời tại quê nhà vì bệnh chảy máu não, thọ 47 tuổi. Ðặc điểm chơi cờ của Morphy như thế nào? Vì sao ông đạt được đỉnh cao rực rỡ như vậy? Rất nhiều người muốn tìm hiểu về ông. Sau này, nhà Vô địch thế giới người Liên Xô là Vasily Smyslov đã đánh giá về Morphy: "Cờ đối với Morphy là một nghệ thuật, còn Morphy đối với cờ là một nghệ sĩ vĩ đại...Các ván cờ của Morphy đã trở thành những tác phẩm kinh điển về cờ". Hàng loạt các nhà Vô địch thế giới sau này đều đánh giá rất cao tài năng của ông, coi ông như người thầy của mình.

    Morphy đã giải quyết thành công việc đánh giá các quân trên bàn cờ. Ông không coi thường luận điểm của Philidor về vai trò của các Tốt, song ông đã tìm ra sức mạnh không phủ nhận được của các quân Mã, Tượng, Xe...Cách đánh của ông hoàn toàn hiện đại. Chiến lược cơ bản trong giai đoạn ra quân của ông là tranh thủ từng nước đi, tập trung Tốt và các quân chiếm khu trung tâm một cách nhanh chóng nhất. Ðối với Morphy, điểm tập trung lực lượng quyết định là khu trung tâm chứ không phải là khu vực Vua đối phương. Sau khi phát triển quân, Morphy tạo ra các đường mở.

    Theo các đường mở công phu và sáng tạo này, các quân của Morphy chiếm lĩnh được trận địa đối phương. Những điểm yếu của đối phương sẽ bị trả giá rất đắt. Morphy đưa quân xung trận vào từng điểm, đánh Tal dần lực lượng phòng thủ của đối phương và kết thúc thắng lợi ván cờ. Các đối thủ của Morphy bỏ ra khá nhiều thời gian, công sức nghiền ngẫm các ván cờ của ông, họ đã nhận ra thế trận liên hoàn giữa các quân của Morphy là hết sức hài hòa, chặt chẽ. Thậm chí họ còn thấy như huyền bí khi cũng những quân cờ ấy thôi, nhưng nằm trong tay Morphy lại có một sức công phá thần diệu. Tự bản thân những ván cờ của Morphy nói lên lý thuyết của ông. Morphy viết rất ít. Năm 1859, ông giúp cho bạn mình xuất bản tập "Những ván cờ chọn lọc của Morphy". Sau đó ông viết một số bài cho tạp chí "New York" thuyết minh các ván cờ giữa Labuaden và MacDonnell, cũng như một số ván cờ tàn giữa Morphy và Lowenthal. Sau này một số bạn bè của ông tập hợp các ván cờ của ông lại và cho ra đời tập sách "Paul Morphy.

    Paul Morphy qua đời năm 1884, tiếc rằng ông không sống thêm được hai năm nữa để chứng kiến một bước ngoặt lớn lao trong phong trào cờ Vua thế giới: năm 1886, trận đấu chính thức đầu tiên để phong danh hiệu Vô địch thế giới được tổ chức. Ðó là giải vô địch cờ Vua cấp cao nhất và quan trọng nhất được tổ chức liên tục trong một trăm năm qua trên hành tinh chúng ta. Ðó là cuộc đua tài ở đỉnh cao nhất giữa các đấu thủ mạnh nhất ở các lục địa. Chính những trận đấu giành danh hiệu Vô địch thế giới ở cuối thế kỷ 19 và đầu thế kỷ 20 cùng với các giải đấu quốc tế là tiền đề cho sự ra đời của một tổ chức cờ Vua lớn nhất thế giới: Liên đoàn cờ Vua quốc tế FIDE (viết tắt theo tiếng Pháp là Fédération Internationale des Échecs) mà ngày nay số quốc gia thành viên đã lên tới khoảng 160.[/FONT]
  2. phuonglinh02

    phuonglinh02 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/12/2010
    Đã được thích:
    1.955
    Thế hệ trẻ bây giờ thích cờ vua hơn cờ tướng rồi. :-w
    Hôm qua cu lớn nhà em (9 tuối) nhưng cũng ngồi đến 1h20" xem xong mới đi ngủ.
    Lúc xem cháu kêu hồi hộp tim con đập mạnh quá bố ạ.[};-
  3. Master9999

    Master9999 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    4
    Normal 0 false false false EN-US X-NONE X-NONE /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-priority:99; mso-style-qformat:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin-top:0cm; mso-para-margin-right:0cm; mso-para-margin-bottom:10.0pt; mso-para-margin-left:0cm; line-height:115%; mso-pagination:widow-orphan; font-size:11.0pt; font-family:"Calibri","sans-serif"; mso-ascii-font-family:Calibri; mso-ascii-theme-font:minor-latin; mso-fareast-font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-theme-font:minor-fareast; mso-hansi-font-family:Calibri; mso-hansi-theme-font:minor-latin; mso-bidi-font-family:"Times New Roman"; mso-bidi-theme-font:minor-bidi;} [FONT=&quot]Alexander Alekhine[/FONT][FONT=&quot] [/FONT][FONT=&quot]

    Thấm thoắt đã là mùa thu 1927. Một con tàu rời châu Âu, vượt Ðại Tây Dương sang châu Mỹ. Trên tàu có một người Nga đến Buenos Aires (thủ đô Áchentina). Ðó là Alexander Alekhine, một danh thủ cờ châu Âu vượt trùng dương sang đọ tài ở trận đấu giành chức Vô địch thế giới.
    Giới hâm mộ cờ của cả hai lục địa đều hồi hộp. Hồi đó báo chí gọi Capablanca là "Nhà vô địch của thế kỷ", "Máy đánh cờ". Người ta nhìn thấy trong những ván cờ của ông những suy luận sâu sắc lạ lùng của một trí tuệ siêu việt, nhất là sau khi ông hạ được Lasker, người đã từng 27 năm liền ngồi vững trên "ngai vàng". Lasker là đại diện xứng đáng nhất của lục địa cũ (châu Âu), còn Capablanca là người tài hoa của lục địa mới (châu Mỹ).

    Các kỳ thủ châu Âu lần này cử vị sứ giả xuất sắc nhất của mình sang châu Mỹ nhằm giật lại vòng nguyệt quế. Vả lại, sau bao nhiêu khó khăn, vất vả mới sắp xếp được trận đấu trận đấu giữa Capablanca và Alekhine. Song tất cả đều không tránh khỏi hồi hộp: Liệu Alekhine có thực hiện được điều họ mong đợi hay không? Dư luận và báo chí thời bấy giờ (và có lẽ cả thời nay nữa) gọi đó là "Trận đấu thế kỷ".

    Vào ngày 16 tháng 9 năm 1927, tại Buenos Aires, trận đấu bắt đầu và kéo dài cho đến tận tháng 11 năm đó.

    Alekhine sinh năm 1892 tại Moscow, trong một gia đình qúy tộc giàu có. Cha của Alekhine chẳng mấy khi có nhà vì những chuyến đi xa. Mẹ của Alekhine lúc nào cũng bận bịu vì công việc ở xưởng dệt. Thế là chỉ còn một mình Alekhine thơ thẩn ở nhà. Ðã là trẻ con thì không thể không có đồ chơi. Cậu bé 9 tuổi Alekhine cũng lôi các thứ đồ chơi ra và bày ra chơi đủ trò. Song chơi mỗi trò chỉ được ít lâu là cậu thấy chán. Duy chỉ có chiếc bàn cờ với 64 ô Đen trắng và 32 quân được mẹ bày cho cách chơi là làm cho cậu chơi mãi vẫn thấy thú vị. Quân đi thiên biến vạn hoá, hấp dẫn làm sao! Cậu ngồi hàng giờ suy nghĩ tìm ra nước cờ hay rồi tự mỉm cười hài lòng với mình. Ở cậu bè trầm tư này, đó có lẽ là trò chơi duy nhất mà cậu thấy thích hợp với mình. Tối đến, khi mẹ về, cậu cũng cứ lầm lũi ngồi bày các thế cờ để giải, làm bà mẹ cũng tò mò, không khỏi ngạc nhiên về sự say mê qúa đỗi đó của con mình.

    Ðến 15 tuổi Aliôkhin đã tham gia nhiều cuộc thi đấu quốc tế lớn. Chàng thiếu niên ngồi chơi đàng hoàng với các bậc đàn anh, thậm chí với các bậc chú bác của mình, gây nên sự chú ý không ít. Ðến năm 21 tuổi thì những đấu thủ sừng sỏ lần lượt công nhận tài năng rõ rệt của chàng trai người Nga này. Chàng chỉ còn đứng sau hai người khổng lồ là Lasker và Capablanca.

    Người ta nhận ra từ những năm đó, nhất là từ năm 1914, sau trận đấu quốc tế ở Peterburg, Alekhine đã kết hợp được những đặc tính tốt đẹp nhất của các nhà chơi cờ số một lúc bấy giờ về mặt tâm lý theo kiểu Lasker và cách chơi thế trận đơn giản tuyệt diệu của Capablanca. Alekhine thường nói:"Ðấu cờ, trước hết là mang đặc tính của con người. Mỗi địch thủ đều có ý chí, có tính toán và mang đầy đủ các đặc tính cá nhân của họ. Chính cờ tạo ra tính cách của con người. Qua sai lầm và thất bại, bạn sẽ trở thành một Đại kiện tướng xứng đáng. Ðối với tôi, điều đó hoàn toàn đúng".

    Chúng ta hãy quay về trận đấu ở Buenos Aires. ...Thế là trận đọ sức bắt đầu. Ngay từ ván đầu tiên, hai bên đã cho công chúng thấy rõ tài nghệ của mình. Capablanca chơi với rất bản lĩnh đầy lòng tự tin. Còn Aliôkhin đáp lại bằng quyết tâm chiến thắng cao độ. Chẳng mấy chốc thế trận mỗi lúc một thêm ngọan mục. Bất thần bằng một nước đi được tính toán chính xác tuyệt vời, Alekhine bắt được một quân và từ đó lợi thế nghiêng về phía ông. Tận dụng lợi thế, bằng những nước đi tiếp theo không hề lầm lẫn, ông đã kết thúc thắng lợi ván mở màn ở nước đi thứ 44.

    Ván thứ ba thì tài năng của Capablanca được tỏ rõ. Quân ông di chuyển khôn khéo và dần dần đưa Vua của đối phương vào thế bí. Alekhine đành đầu hàng. Lúc này tỷ số đã cân bằng 1-1.

    Trận đấu trở nên cân tài cân sức, các ván đấu diễn ra mỗi ngày thêm quyết liệt, giằng co thể hiện bằng ba ván hòa liên tiếp.

    Alekhine suy nghĩ rất lung. Những ván đã chơi với Capablanca cho thấy thế trận của đối thủ này vững chắc như một pháo đài bất khả xâm phạm. Nhất quyết phải tìm cho được điểm đột phá. Sau này hồi tưởng lại trận đấu lịch sử đó, Alekhine thẳng thắn phân tích: "Về tàn cuộc, đã có nhiều huyền thoại về Capablanca. Tất cả sự phóng đại đó xuất phát từ chỗ Capablanca đã thắng được Lasker, vốn là bậc thầy về cờ tàn (nhất là trong giai đoạn cờ tàn phức tạp chứ không phải đơn thuần là vấn đề kỹ thuật) trong suốt hai mươi năm. Song cũng phải thấy rằng một số ván ở giai đoạn cờ tàn, Capablanca có những sơ hở đáng ngạc nhiên. Tất cả những điều đó làm cho tôi vững tin rằng Capablanca không phải là một chuyên gia siêu đẳng về cờ tàn".

    Ðã khám phá ra được các khe hở bé nhỏ và trọng yếu đó, song chọn phương cách nào để đưa được ván cờ từ trung cuộc chuyển sang tàn cục, mà đúng vào loại tàn cục Capablanca hay sơ hở là cả một vấn đề hóc búa. Nhưng Alekhine đã giải quyết khá thành công. Kết qủa ván thú bảy và ván tiếp theo Alekhine đã thắng liên tục, nâng tỷ số lên 3-1.

    Vốn hết sức nhạy cảm, Capablanca đã kịp nhận ngay ra được bài bản mới của đối thủ. Ông liền xoay trở đấu pháp, dốc sức lái chiều hướng ván cờ theo lợi thế của mình ngay từ khai cuộc, quyết tước bỏ chiến thuật nguy hiểm của đối phương. Giai đoạn giằng co này kéo dài chưa từng thấy cho tới ván thứ 28, đó là những ván hoà liên tục. Làng cờ sửng sốt trước trận đấu quyết liệt và kéo dài đến mức không ngờ như vậy.

    Kết thúc ván thứ 28 thì tỷ số là 4-2 (không kể các ván hòa) nghiêng về phía Alekhine. Ván thứ 29 được các chuyên gia gọi là ván cờ lịch sử. Ðối với Alekhine, nếu thắng, hoặc nói một cách khiêm tốn hơn, chỉ cần hòa là ông chắc chắn sẽ được khoác vòng nguyệt quế vì ván sau đó ông sẽ cầm quân trắng (theo điều lệ qui định, ai thắng trước 6 ván là thắng chung cuộc, nếu tỷ số là 6 đều, Capablanca sẽ tiếp tục giữ vững chức vô địch)
    Ván thứ 29 diễn ra trong tình thế như vậy. Khi ván này chuyển về cờ tàn thì thế hoà đã khà rõ rệt. Sau một lúc suy nghĩ, Alekhine quyết định đổi Hậu. Ông nghĩ rằng sau khi đổi Hậu thì Tốt bên trắng không thể tiến thêm được và tất nhiên sẽ hòa ván này. Capablanca chấp nhận đổi Hậu, bởi vì ông đã tìm ra được khả năng tiềm tàng tuy vô cùng mỏng manh của Tốt ở cột d. Mấy nước sau, quân Mã của ông nhảy một nước hết sức xuất sắc về ô e5, làm cán cân nghiêng hẳn về bên trắng và tạo điều kiện cho Tốt trắng xuống tới tận ô d7 để chỉ cần đẩy xuống một nước nữa là chiếu hết Vua đối phương. Capablanca đã thắng một ván tuyệt vời. Thắng lợi ở ván thứ 29 của Capablanca không chỉ làm cho tỷ số trở nên 4-3 mà còn đặt Aliôkhin vào một thử thách khó khăn về mặt tâm lý.

    Trận đấu đã kéo dài quá mức, trong số đó có tới 22 ván hòa. Liệu Alekhine có còn đủ tỉnh táo và vững vàng trong lúc Capablanca đang lấy lại phong độ của mình không? Thêm 5 ván nữa, năm ván bộc lộ tài năng lỗi lạc của danh thủ người Nga, năm ván huy hoàng của Alekhine: thắng hai hòa ba. Tỷ số cuối cùng là 6-3.

    Nhất là ở ván cuối cùng, ván thứ 34, đã cho thất nghệ thuật siêu đẳng của Alekhinevới cờ tàn Xe Tốt. Ván này nhiều năm sau và cho đến nay vẫn được đưa vào các sách giáo khoa làm một thí dụ mẫu mực về cờ tàn. Khi Alekhine đi nước cuối cùng là Xe vào ô e7 (Xe7) thì ván đấu được hoãn lại và hôm sau ông nhận được bức thư tay của Capablanca:"Tôi công nhận thua ván cuối và chân thành chúc mừng thắng lợi của nhà vô địch mới. Ðồng thời xin chuyển lời chúc mừng của tôi tới phu nhân yêu quí của ngài. (Ký tên): Capablanca".

    Tổng cộng trận đấu này gồm 34 ván,trong số đó có 25 ván hòa. Trận đấu hai tháng rưỡi. Ðó thật là một kỷ lục hiếm thấy và xứng đáng được gọi là "Trận đấu thế kỷ". Các kỷ lục của trận đấu này được giữ vững trong gần 60 năm (!),mãi đến năm 1985 mới bị phá bởi trận tranh chức vô địch giữa Anatoly Karpov và Gari Kasparov.

    Ðến nay người ta vẫn còn đặt câu hỏi:"Vì sao sau "trận đấu thế kỷ" đó lại không có trận phục thù giữa hai người?".

    Thật ra là chỉ 10 hôm sau diễn ra trận đấu kịch lịch sử đó, Capablanca có đề nghị tổ chức trận đấu phục thù, tuy nhiên trong các điều kiện của ông đưa ra có những điều ưu tiên cho mình, làm cho Alekhine không chấp nhận được. Ngày 8 tháng 10 năm 1928 lại có lời thách đấu của Capablanca, nhưng lúc đó trận đấu tranh danh hiệu vô địch đã được xác định giữa Alekhine và Bogoliubov. Vấn đề trận phục thù phải hoãn tới ngày một tháng Giêng năm 1931. Ðụng chạm tới khó khăn về kinh tế, Capablanca yêu cầu hoãn trận đấu tới mùa đông năm 1931-1932. Song Alekhine tuyên bố chỉ đồng ý chờ đợi tới ngày 15 tháng 2 năm 1931. Hai người bất đồng và dần dà sự bất đồng đó trở nên sâu sắc. Về phiá Capablanca, ông cho rằng Alekhine cố tình gây khó dễ cho trận đấu. Còn về phần mình, Alekhine lại cho rằng Capablanca ngang ngược và dứt khoát không chấp nhận bất kỳ điều kiện ưu tiên nào cho Capablanca so với các ứng cử viên khác. Kết quả của sự bất đồng này là cả hai nhà chơi cờ không tham gia các vòng đấu chung với nhau từ năm 1929 đến năm 1936.

    Năm 1938 họ gặp nhau trong một giải quốc tế lớn được tổ chức tại châu Âu là giải ABRO. Trong ván đấu đối kháng, Capablaca đã thua Alekhine.
    Cho mãi tới năm 1939, lần này chính Alekhine lại công bố lời thách đấu của mình với Capablanca. Trận đấu dự định sẽ tiến hành ở Nam Mỹ, nơi mà Alekhine sẽ thực hiện một chuyến du lịch do Liên đoàn cờ Urugoay đỡ đầu. Nhưng Capablanca viện cớ khó khăn về kinh tế vì thế mà trận đấu lại không tiến hành được. Hai năm sau, chiến tranh lan tràn châu Âu, mặc dầu vậy, Alekhine lại đề nghị nối lại trận phục thù với điều kiện ưu tiên nhất cho nhà chơi cờ người Cuba. Song Capablanca không trả lời. Có lẽ do ấn tượng cũ vẫn còn làm ông khó chịu hoặc do sức khỏe của ông mỗi ngày một giảm sút, không đáp ứng được một trận đấu dài như vậy.
    Tuy nhiên họ hoàn toàn không phải là những người thù địch nhau. Bởi vì cả hai đều có cá tính rất mạnh mẽ, có lòng kiêu hãnh và tự trọng rất cao. Thật ra trong thâm tâm họ lại hết sức khâm phục tài năng và nhân cách của nhau tuy không ai chịu nhân nhượng ai. Dẫn chứng rõ rệt nhất là khi được tin Capablanca qua đời, Alekhine đã biểu hiện lòng tiếc thương vô cùng chân thành của mình. Trong bài điếu văn, ông đã gọi Capablanca là "nhà vô địch vĩ đại nhất" và hết lòng ca ngơi tài năng và tư cách của người bạn cờ đã quá cố.

    Sau khi trở thành nhà Vô địch thế giới thứ tư, Aliôkhin tiếp tục bảo vệ thành công danh hiệu của mình: Năm 1929 thắng Bogoliubov với tỷ số 11-5.

    Năm 1934 lại thắng Bogoliubov với tỷ số 8-3.

    Trước đó, vào năm 1933, Alekhine đã đề nghị với Max Euwe, một danh thủ người Hà Lan, tiến hành trận đấu giành chức Vô địch thế giới trên boong một chiếc tàu thủy chở khách đường châu Âu-Ấn Ðộ, sẽ đấu trên đường đi 5 ván. Cuộc đấu có lẽ đã diễn ra rất thú vị nếu như Euwe lần ấy đã không từ chối.

    Từ năm 1935, sức khỏe của Alekhine đột nhiên sút kém rõ rệt. Trong nhiều ván cờ của ông vào thời kỳ đó thấy xuất hiện nhiều nước đi khó hiểu. Năm đó trong trận gặp Euwe, ông đã để thua với tỷ số sát nút 8-9.

    Tuy thế, sức cờ của hai người thực tế vẫn còn khá chênh lệch nhau, Alekhine vẫn tỏ ra trội hơn. Sau trận đấu, ông nói đùa với Euwe:"Tôi cho ngài mượn danh hiệu này trong vài năm!". Mà sự thật cũng đúng là như vậy, năm 1937, khi sức khỏe hồi phục, trong trận gặp lại Euwe, ông đã thắng với tỷ số 10-4 và tiếp tục giữ vững vòng nguyệt quế cho đến cuối đời. Tổng cộng ông giữ danh hiệu vô địch trong 17 năm.

    Vào những năm 30, tại xứ Extonia xuất hiện nhà chơi cờ tài ba Paul Keres. Sau thắng lợi của Keres ở cuộc thi ABRO năm 1938, người ta dự định tổ chức trận Keres-Alekhine. Nhưng Đại kiện tướng người Extonia này không có ý định chiến thắng Alekhine, người mà ông coi như "bất khả xâm phạm". Do đó trận đấu không thành công.

    Chiến tranh thế giới lần thứ hai đã ảnh hưởng tới trận đấu giữa Alekhine và Đại kiện tướng Flores (người Tiệp Khắc) dự định sẽ tổ chức vào mùa thu năm 1939 tại một số thành phố ở Tiệp Khắc.

    Thành tích chơi cờ trong cuộc đời Alekhine ít ai sánh kịp: Tham gia 92 vòng đấu lớn, giành giải nhất ở 62 vòng. Tham gia 23 trận đấu trực tiếp cùng 5 trận tranh chức Vô địch thế giới, ông giành thắng lợi hầu hết. Ông đã đấu cả thảy 1264 ván, thắng 735 ván, hòa 402 ván và thua 127 ván (số ván thua chiếm tỷ lệ một phần mười). Cả đời ông là tình yêu mãnh liệt đối với cờ. Thời kỳ ông sống cũng là thời kỳ xuất hiện hàng loạt danh thủ, đến nay tên tuổi của họ còn được thường xuyên nhắc tới: Lasker, Steinitz, Chigorin, Capablanca, Bogoliubov, Euwe, Smith, Tarrasch, Rubinstein, Ianovxki, Keres, Flores, Nimzowitsch...

    Ðó cũng là thời kỳ huy hoàng của Alekhine. Ông đã gặp gỡ và thi đấu với hầu hết những con người tài giỏi đó. Người ta nhắc đến Alekhine, đó là một con người cao lớn, cặp mắt sáng với cái nhìn sâu sắc, phong cách của ông đường hoàng, có nét cao thượng gần như bẩm sinh. Ở ông sự tự tin được kết hợp với lòng chân thành hiếm có. Ông trình bày các ván cờ của mình, kể lại diễn biến và phân tích rất thành thực, khách quan. Ở ông là tài năng chứ không phải mưu mẹo. Ông không dùng thủ đoạn với đối phương mà còn tự bộc lộ mình để đối phương chọn lấy giải pháp chơi thích hợp. Là một người có cá tính mạnh mẽ, dấu ấn của ông để lại trong cờ thật sâu đậm.

    Alekhine có một trí nhớ tuyệt vời, ông có thể nhớ không sai tất cả các ván cờ hay của các tay cờ cự phách trong vòng 60-70 năm.

    Song cũng không nên cho rằng Alekhine không còn sở thích gì ngoài đánh cờ. Ông là người biết thông thạo nhiều ngoại ngữ, đọc rất nhiều sách văn học đồng thời lại là người sành âm nhạc và am hiểu hội họa. Ngoài cờ ông còn ham thích bơi lội, chơi quần vợt và đua xe đạp.

    Tuy sống ở nước ngoài song ông vẫn nặng lòng yêu quí Tổ quốc của mình. Ngày nay,người ta còn giữ được những bức thư của ông gưỉ cho các bạn yêu cờ ở Nga, quê hương ông.

    Ðêm 25 tháng 3 năm 1946 ông mất đột ngột tại Lisbon. Cái chết bí hiểm của ông được giải thích là do bệnh tim. Tấm ảnh cuối cùng còn chụp được khi ông chết cho thấy ông đang ngồi dựa trong chiếc ghế bành, bên cạnh là những quyển sách, và phía trước ông, trông rõ nhất là một bàn cờ có đủ 32 quân. Ông ngồi đó,mắt nhắm lại như đang suy nghĩ, có lẽ ông đang nghĩ về một thế cờ ở tàn cuộc hay một biến khai cuộc hoàn toàn mới?
    Mộ ông ở Paris. Hình ông được tạc vào đá đặt trên một tấm bia kỷ niệm làm bằng một phiến đá hoa cương rất đẹp. Trên tấm bia tên ông được khắc bằng tiếng Nga và tiếng Pháp. Phía dưới bia là mặt một bàn cờ bằng đá bóng lộn khá rộng có đủ 64 ô Đen trắng, trên đó thường được đặt những bó hoa của những người ngưỡng mộ ông tới viếng.

    Các nhà chơi cờ lỗi lạc cũng như hàng triệu bạn hâm mộ cờ ở Nga đều coi ông là người đồng hương thân thiết của mình. Tất cả đều khâm phục và đánh giá cao Alekhine. Các tác phẩm về cờ của ông được phát hành rộng rãi, in lại nhiều lần và lập thành những tuyển tập để các bạn yêu thích cờ có tài liệu tập chơi và nghiên cứu.
    ( theo: Thế giới cờ vua - Võ Tấn)[/FONT]
  4. namsieunhan1988

    namsieunhan1988 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Đã được thích:
    798
    bác cũng là cao thủ cờ vua còn gì[r2)]
  5. Master9999

    Master9999 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    02/05/2010
    Đã được thích:
    4
    Thích nhưng ko có đất dụng võ bác ạ, trước e cũng thích cờ vua, và cũng có lúc định đi theo cờ vua, song ai cũng cản vì nói nghề này ko có tương lai, ra ngoài ít cơ hội cọ sát nên thôi
  6. kisirong87

    kisirong87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Vì sao kiện tướng cờ vua nghĩ nhanh, đánh chậm?


    Những kỳ thủ hàng đầu có thể dành vài tiếng để chơi mỗi ván đấu trong
    khi nhận ra các nước hiểm chỉ trong vài giây. Nghiên cứu trên các kỳ
    thủ Australia, Mỹ và Hà Lan cho thấy những ai giỏi cờ chớp nhoáng thì
    cũng nổi bật trong các giải đấu kéo dài vài ngày.Nhà nghiên cứu
    Australia Bruce Burns, giáo sư triết học tại Đại học Michigan, Mỹ, đã
    so sánh thứ hạng của các kỳ thủ trong các giải đấu cờ thường và vị trí
    của họ trong những ván cờ chớp nhoáng - có tốc độ di chuyển là 7,5
    giây/nước.Ông tìm thấy thứ tự của người chơi cờ thường cũng phản ánh
    chính xác thứ hạng của họ tại giải cờ nhanh, đặc biệt ở cấp độ siêu
    sao. "Kết quả cho thấy điều khiến cho người chơi trở thành bậc thầy là
    do họ có bản năng tốt hơn. Các kỳ thủ thường rất nhanh để chọn lọc các
    nước đi. Với những người chơi giỏi hơn thì những chọn lọc đó thường
    chứa nước đi tốt nhất".


    Nhà tâm lý học người Australia Stewart Einfeld tại Đại học New South

    Wales, cũng là một kỳ thủ, cho biết trực giác của kiện tướng cờ vua
    liên quan tới khả năng nhận thức các mô hình, có được sau nhiều năm
    luyện tập.
    "Họ đã nhìn thấy kiểu đi này quá nhiều lần và ngay lập tức có thể biết
    được nước tiếp theo sẽ là A hay B. Bạn sẽ cho rằng đó là trực giác, bởi
    nó diễn ra quá nhanh. Thực ra nó đã được học và dần trở thành trực
    giác".


    Nhưng nếu bạn không phải là Kasparov hay Karpov thì cũng không thể tạo

    lợi thế cho mình bằng cách rút ngắn ván đấu. Bằng cách dành thời gian
    rà soát tất cả các nước đi và tiến triển của nó, có thể bù lại cho việc
    thiếu trực giác. Tìm kiếm tất cả các lựa chọn cũng giúp tránh sai lầm
    và nhận ra được nước đi tốt nhất. Điều này giải thích vì sao các đại
    kiện tướng vẫn mất thời gian trong những giải đấu thường, cho dù họ
    nhìn thấy nước tốt nhất chỉ trong vài giây.
    "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy, trực giác nhanh có thể rất tốt,
    nhưng tốt như thế nào thì còn phụ thuộc vào kinh nghiệm tương xứng",
    Burns nói.
  7. duysonbacsy

    duysonbacsy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2009
    Đã được thích:
    0
    Hôm qua đúng là Liêm phải áp dụng chiếu bất biến 3 lần để hòa vì luật cấm đề nghị hòa trong thi đấu!
  8. nguyenhoangday

    nguyenhoangday Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/02/2010
    Đã được thích:
    0
    2 trận vừa rối Quang Liêm giữ sức để đấu trận này nè
    Tối nay Quang Liêm thắng thì thứ 2 chứng sẽ phi mạnh đây
  9. kechanbo

    kechanbo Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    19/01/2008
    Đã được thích:
    118
    Cu bé 9 tuổi mà theo dõi được những trận đấu của GM chắc không phẩi tầm thường.
  10. duysonbacsy

    duysonbacsy Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/06/2009
    Đã được thích:
    0
    Bố cháu cho cháu học cờ đi!Thể thao trí tuệ mà có đam mê thế là tốt[};-Cu zai trong Avata nhà tôi cũng cho học cờ vua từ năm 4 tuổi,đến lớp 8 mới thôi không học và thi đấu để tập trung học hành kể cũng tiếc!
    Cờ vua mới có nhiều hệ thống giải để thi đấu cọ sát chứ cờ tướng chỉ bó hẹp chủ yếu trong khu vực châu Á thôi!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này