Trận đấu siêu kinh điển Lê Quang Liêm - Kramnik (xin phép Mods để ở diễn đàn chính nhé) !

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi traveltour0, 29/07/2011.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4007 người đang online, trong đó có 320 thành viên. 13:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 45251 lượt đọc và 1595 bài trả lời
  1. batman_vcb

    batman_vcb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/07/2005
    Đã được thích:
    0
    Nước nhà giáo dục eo gì đâu. Tự thân vận động hết ấy bố ạ.
    Tự thân vận độngThứ năm, 10/02/2011, 23:52 (GMT+7)Ngay những ngày đầu năm, tin vui của 2 VĐV Việt Nam là Lê Quang Liêm ở môn cờ vua và Nguyễn Hoàng Thiên môn quần vợt liên tục bay về. Họ đều còn rất trẻ nhưng thi đấu chuyên nghiệp từ gần 5 năm qua và có một điểm chung là tự bỏ tiền túi ra đi thi đấu, mỗi năm, cũng phải trên dưới chục giải lớn, bé khác nhau. Vừa có cơ hội ghi điểm xếp hạng, vừa có tiền thưởng để tự trang trải kinh phí.
    Tại môn quần vợt, Nguyễn Tiến Minh cũng nhờ làm cách này mà lọt vào tốp 10 thế giới, làm rạng danh thể thao Việt Nam bằng chính tiền túi của mình. Có thể thấy, mô hình này đem lại rất nhiều điều thuận lợi cho cá nhân VĐV và cả thể thao nước nhà.
    Với thể thao chuyên nghiệp, đây là chuyện bình thường nhưng ở Việt Nam thì cũng còn rất ít VĐV tự thân vận động như thế. Không phải vì họ không biết mà là vì thiếu người hướng dẫn để họ có thể thâm nhập nền thể thao chuyên nghiệp của thế giới.
    Như trường hợp của Nguyễn Tiến Minh phải nhờ bà phó chủ tịch Liên đoàn Cầu lông Việt Nam dẫn dắt. Nguyễn Hoàng Thiên thì do gia đình tự mày mò tìm hiểu còn Lê Quang Liêm là học theo mô hình của các đàn anh như Đào Thiện Hải, Quang Sang…
    Thế mới thấy tiếc khi các VĐV điền kinh xuất sắc như Vũ Thị Hương hay Trương Thanh Hằng lại không có nhiều cơ hội cọ xát do nguồn kinh phí đợi cấp từ ngân sách nhà nước không nhiều. Mỗi năm, họ chỉ được du đấu nhiều lắm là 2 giải nhưng không phải những cuộc thi đấu dạng mời có tiền thưởng cao.
    Họ rất cần những người có trách nhiệm quan tâm, hướng dẫn họ từ việc học ngoại ngữ đến xin trích một ít tiền từ ngân sách để làm kinh phí di chuyển rồi sau đó họ mới lại… tự thân vận động.
  2. kisirong87

    kisirong87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Đã được thích:
    0
    so với các anh em ở đây mình cao thủ thôi còn so dân chuyên nghiệp mình bé tí..... Nói chung Liêm đi mình đủ hiểu nước đi còn phán đoán nhiều lúc trật ấy mà.

    Mình xin có ý kiến bình cờ thì thưòng họ chia ra làm hai công đoạn

    + công đoạn 1 : là bình nước đi của kì thủ phân tích các nước đi và trả lời câu hỏi tại sao họ đi nước này mà không đi nước kia ( để cho người xem hiểu vì người xem đủ các đẳng cấp yếu có mạnh có không ai có thể hiểu hết đựoc )

    + công đoạn 2 : dự đoán các nước đi tiếp theo của kì thủ ( công đoạn này khó hơn vì cờ vua có vô vàn các biến nên công đoạn này để mọi người đưa ra các nước nhàm sôi nổi thêm bàn cờ )

    Việc bình cờ hay hay không hay còn do trình độ am hiểu ngừoi bình cờ. Người cao cờ tất nhiên bình cờ sẽ cao hơn ngừoi yếu tuy nhiên bình cờ là nghệ thuật nên không cần cao cờ lằm mà chủ yếu vẫn lấy không khí về xem là chính

    Có vài lời chia sẻ cách bình cờ . trong cờ vua không đựoc nói chửi tục hay chê nước đi của người khác mà chỉ đưa nước mình ra xem nước nào hay hơn .....
  3. namsieunhan1988

    namsieunhan1988 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Đã được thích:
    798
    đừng so với dân chuyên nghiệp bác ạ bởi họ luyện để thi đấu còn mình chơi chỉ là giải trí[r2)]
  4. batman_vcb

    batman_vcb Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/07/2005
    Đã được thích:
    0
    Mềnh cứ thick chê bố vợ oánh dốt đấy làm gì đuựơc mềnh.:p
  5. kisirong87

    kisirong87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Mình nói thế để các bác đỡ mất hoà khí còn đánh cờ mà chê bố vợ đánh dốt thì có khi đạp bay ra khỏi phản đấy bác híhí
  6. kisirong87

    kisirong87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Uhm hồi trứoc mình có tham dự mấy cái giải trẻ gặp Bố LIÊM 3 Lần rồi hihi nên vẫn giữ thói quen vậy thông cảm
  7. namsieunhan1988

    namsieunhan1988 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    16/01/2011
    Đã được thích:
    798
    [r2)]
  8. vietchuanjsc

    vietchuanjsc Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    02/01/2009
    Đã được thích:
    1.765
    LE QUANG LIEM - NGO BAO CHAU ................. vang danh NGUOI VIET :D
  9. kisirong87

    kisirong87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    18/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Hạ thủ bất ngờ hoàn!

    "Hạ thủ bất hoàn" không những là phép tắc từ xưa mà người quân tử khi

    cầm cờ phải tuân theo, mà trong những cuộc chơi nghiêm túc nó đã quy
    thành luật chính quy: luật chạm quân. Đại khái khi người chơi đã chạm
    tay vào quân cờ nào thì dù cố ý hay vô tình cũng buộc phải đi quân đó
    (nếu là quân đối phương thì buộc phải ăn), còn nếu đi hoặc ăn quân
    không thể được thì mới cho đi lại quân khác (ngày xưa còn có luật nếu
    không đi được thì buộc phải đi vua, nhưng luật này đã bỏ từ lâu). Ngoài
    ra nếu đã đặt quân xuống bàn cờ và bỏ tay ra thì xem như đã đi rồi,
    không được đổi nước khác nữa. Luật ra cứ thế mà áp dụng, không được
    viện bất kỳ lý do gì, trừ một ngoại lệ: J'adoube!
    Đó là thuật ngữ mà kỳ thủ cờ vua nào cũng phải thuộc nằm lòng, từ gốc
    tiếng Pháp có nghĩa là: tôi chỉnh quân. Người chơi nếu thấy quân cờ xộc
    xệch thì có thể dùng tay để chỉnh lại, nhưng trước đó phải hô "J'adoube" để báo rõ là tôi chạm quân để chỉnh chứ không đi thật, còn nếu không hô đúng như thế thì cứ chiếu theo luật chạm quân mà xử.

    Tuy nhiên J'adoube có khi lại bị lợi dụng như 1 cách... ăn gian. Mà bậc

    thầy của độc chiêu này chính là GM Milan Milutovic tiên sinh. Ông này
    là một danh thủ Nam Tư những năm 1960-70, cùng thời với Botvinnik. Mặc
    dù ông là một cao thủ để lại nhiều ván cờ đẹp với đòn tấn công sắc bén,
    nhưng người đời biết đến ông nhiều hơn là ở cái... tật xấu tính. Khi
    thất thế biết mình sẽ thua thì theo đúng phép cao thủ buông cờ đầu hàng
    ngay, nhưng ông thì lại không, hay cố đánh kéo dài cho hết nước để được
    hoãn ván cờ (hồi đó nếu ván cờ kéo dài quá thường hoãn qua ngày sau) vì
    ông bệnh sĩ, thà báo đăng "Milutovic bị hoãn ván cờ" còn hơn "Milutovic
    bị thua ván cờ"! Ông còn bị cáo buộc buông một ván cờ với Fischer để
    bán độ 400 đô. Nhưng đòn độc nhất của ông là sau khi đi một nước sai
    lầm làm thua, biết bị hớ thì ông vội hô "J'adoube" để lấp liếm trong
    khi tay rút lại quân cờ vừa đi. Milutovic đã ra đòn này ở một giải đấu
    năm 1967, đối thủ của ông vội khiếu nại nhưng vì trọng tài không thấy
    nên ông vẫn thoát. Kể từ sự cố đó ông được miệng đời đặt một biệt danh
    không lấy gì làm vinh dự lắm là "Jadoubovic"!

    Trừ nhân vật cá biệt đó, mọi kỳ thủ đỉnh cao đều phải răm rắp tuân theo

    luật chạm quân dù kết quả có cay đắng đến đâu. Fischer hồi trẻ đã không
    ít lần đi quân quá sớm, khi biết hớ thì hối không kịp, đành phải đi
    nước yếu để thua tan tác ngay sau đó. Ngay cả bậc trưởng lão như Karpov
    cũng từng là nạn nhân, ở một ván đấu năm 1992 cờ ông thắng đến nơi khi
    chốt vừa thăng hậu, nhưng khi bị đối phương chiếu bằng xe, vì đi cờ quá
    nhanh ông không để ý nước chiếu cứ cầm quân hậu mới toanh mà chiếu lại
    đối phương, liền bị đối phương gọi trọng tài lại bắt lỗi. Buộc phải đi
    quân hậu đó, rủi cho ông là nó lại có nước nhảy vào miệng xe đối phương
    để đỡ chiếu nên ông đành dâng cho ăn không, để rồi ngay sau đó buông cờ
    đầu hàng, chỉ biết tự trách mình đầu đã hai thứ tóc rồi mà còn hấp tấp!
    Hay gần đây nhất năm 2009 tiểu tướng Carlsen đã thua hoa hậu cờ
    Kosteniuk chỉ vì chạm sai quân làm mất xe oan uổng!

    Luật là thế, nhưng nếu không sẵn sàng chấp nhận hậu quả thì vẫn có

    người phá, và nếu bạn không tin một kỳ thủ đỉnh cao có thể "bất ngờ
    hoàn" thì đây, một trường hợp làm rúng động làng cờ thế giới vào năm
    1994, với kẻ tội đồ không ai khác ngoài vua cờ Kasparov! Lúc ấy nữ kỳ
    thủ Judit Polgar dù mới 17 tuổi nhưng đã là một ngôi sao sáng chói trên
    kỳ đàn với nhiều chiến công hiển hách trước cả những bậc nam nhi. Năm
    đó Polgar được mời dự giải cờ Linares danh giá, đấu trường khắc nghiệt
    nhất trong sự nghiệp mới ra lò của nàng.
    Dù choáng ngợp trước sức mạnh quần hùng nhưng trải qua 5 vòng đầu tiên
    Polgar thi đấu với đấng mày râu cũng không đến nỗi tệ, đặc biệt có ván
    thắng Topalov lúc đó cũng còn rất trẻ. Đến ván thứ 6 thì không biết may
    hay rủi nàng chạm trán với tượng đài Kasparov. Dù cầm trắng nhưng chỉ
    sau khoảng 30 nước nàng đã bị mất tiên và đã được nhà vô địch dạy cho
    những nước cờ biến hóa khôn lường làm nàng hoa cả mắt. Đến lúc đó nàng
    đang tính chuyện xin thua thì sự cố xảy ra. Nước 36 Kasparov cầm con mã
    đi vào ô c5 đuổi tượng, đã đặt xuống rồi nhưng khi nhìn kỹ lại bàn cờ
    thì thấy nước đi này cực kỳ không ổn, vì nó che mắt con xe đen giúp con
    tượng trắng có thể nhảy vào ô c6 bắt đôi xe và hậu. Kasparov tần ngần
    cầm quân cờ một hồi rồi lúc lâu sau mới nhấc nó lên đem về đặt ở ô e7.
    Điều này không có gì đáng nói nếu như Polgar không thấy rõ ràng
    Kasparov đã buông tay ra khỏi quân cờ sau khi đi nó vào ô c5, nên chiếu
    theo luật thì ông không được cầm lại để đi nước khác! Bối rối, Polgar
    nhìn quanh cầu cứu, trọng tài đứng ngay gần đó nhưng không ai thấy động
    tác của Kasparov cả! Do dự một hồi Polgar đành chơi tiếp để rồi sau đó
    thua ván cờ trong khi đầu óc vẫn bị ám ảnh bởi sự việc vừa rồi, nó đã
    xảy ra ngoài sức tưởng tượng của nàng.
    [​IMG]


    Sự việc sẽ chỉ dừng ở đó nếu như hôm sau Polgar không ấm ức nghĩ lại và

    đâm đơn khiếu kiện. Ban tổ chức giải khi xét đơn tưởng như sẽ bác vì
    không có bằng chứng thì may thay được biết ngày thi đấu hôm trước đã có
    một tổ quay phim của đài truyền hình Tây Ban Nha có mặt ghi hình toàn
    bộ diễn biến. Họ bèn lấy phim ra nghiên cứu lại thì kết quả thật sốc:
    đúng là Kasparov đã buông tay ra khỏi quân cờ dù chỉ trong tích tắc!
    Thế là ngay ngày hôm sau báo chí đồng loạt rùm beng về vụ việc động
    trời này.

    Một cuộc tranh cãi đã nổ ra quyết liệt. Kasparov luôn miệng chối, bảo

    mình chưa hề buông cờ lúc nào cả, và "lương tâm tôi trong sạch!" Thậm
    chí ông còn dẫn ra những nước biến do ông phân tích chứng tỏ rằng dù có
    đi nước ấy thì ông cũng vẫn không thua nên có gì ông phải sợ! Còn về
    phần Polgar khi hỏi vì sao không khiếu nại ngay lúc ấy đi cho đúng
    luật, để bây giờ muộn quá bất lợi thì nàng đáp: vì không có bằng chứng
    nên sợ kiện không thành, mà nếu vậy biết đâu bị mất nhiều thời gian
    trong khi đang bị áp lực về thời gian nên nàng mới bỏ qua. Dù tranh cãi
    thế nào đi nữa thì ban tổ chức vẫn không đảo ngược kết quả, và đoạn
    phim bắt tội bị giấu nhẹm đi không bao giờ công bố vì sợ ảnh hưởng đến
    uy danh của Kasparov là một khách quý của giải. Riêng hai người trong
    cuộc thì không bao giờ nói chuyện với nhau trong suốt 3 năm kể từ vụ đó.

    Xét vấn đề ai đúng ai sai, có một số người bênh Kasparov chẳng hạn như

    một nhà tâm lý cho rằng thời gian 1/4 giây (theo tính toán từ đoạn
    phim) là quá nhanh không đủ để thay đổi ý thức con người. Nhưng dư luận
    phần đông đều ủng hộ Polgar và phê phán tư cách của Kasparov khi chơi
    xấu với cả một cô gái 17 tuổi! Sự thật thế nào thì chỉ có mỗi mình
    Kasparov biết thôi nhưng dù vô tình hay cố ý thì thanh danh của
    Kasparov ít nhiều bị vẩn đục vì nghi án này. Một lý do nữa khiến
    Kasparov không được lòng dư luận là vì ông vốn có tư tưởng trọng nam
    khinh nữ, không tin vào khả năng chơi cờ của nữ giới và từng tuyên bố:
    phụ nữ nên ở nhà nuôi con hơn là đánh cờ! Ông từng phán một câu: "Tôi
    sẽ thua cờ một máy tính trước khi thua một người phụ nữ!" Quả là một
    lời tiên tri nghiệt ngã vì sau đó chỉ 2 năm Kasparov đã bị Deep Blue
    đánh bại, rồi sau đó vào năm 2002 ông bị chính đối thủ duyên nợ Polgar
    hạ nhục sau một ván cờ nhanh 25 phút, gây chấn động làng cờ thế giới vì
    là lần đầu tiên trong lịch sử một nhà vô địch nam giới thua dưới tay
    một phụ nữ trong một ván cờ tranh giải. Thật là một cuộc trả thù ngọt
    ngào của nữ hoàng cờ vua, người từng bị Kasparov mỉa mai gọi là "con
    rối xiếc" trong một khoảnh khắc vinh quang lại biến chính ông thành
    thằng hề xiếc!

    Từ những giai thoại này dù cá biệt nhưng cũng ít nhiều suy ra một điều

    cao nhân nào nói quả là thâm thúy: "Làm kỳ thủ giỏi trước hết phải là
    người tốt". Tiếc là còn nhiều người chơi cờ vì lý do này nọ mà không
    chịu suy ngẫm cái đạo lý đơn giản thế để rồi sự đời nhiều cảnh trớ trêu
    làm hoen ố cái thanh tao của nghệ thuật cờ!
  10. hnx250

    hnx250 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    23/06/2011
    Đã được thích:
    16
    ko thấy Nk là vua cờ nhanh ah?
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này