Trần nợ công và khả năng nới trần nợ công

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi khongquen25, 10/11/2015.

8073 người đang online, trong đó có 957 thành viên. 13:33 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 85403 lượt đọc và 428 bài trả lời
  1. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Lần sau đọc cho kỹ vào nè :

    [​IMG]16/11/2015, 18:37

    Timming báo đảo chiều từ 10/11 nhưng các game thoái vốn nhà nước và quay tay thị giá nhỏ vẫn diễn ra.

    Em dự VNM chạm 160 ở quý 4 và 200 ở quý 1/2016. Như hài nhưng nó lại thế đấy.

    Cá nhân em chọn đánh NTP ăn ké BMP. Không phải vì do TT BDS phục hồi nên bán được nhiều Sp cũng không phải vì giá dầu giảm nên giá hạt nhựa PE giảm mà vì GAME nó thế... mua khớp rồi giờ há miệng chờ sung thôi. Cầu đồng chí chúa sung rụng nhiều nhiều vào.

    SCR vào game ETF nên nếu đúng kịch bản sẽ kéo giá dần đồng thời tạo thanh khoản. Nó sẽ giống SBT.

    Do vậy em dự SCR tại kỳ chốt Số liệu ETF kỳ sau sẽ là 12.5 và thanh khoản tối thiểu 5M.

    Điên nhưng bọn nó còn điên hơn.
    NGAYMAITROILAI SANGthatnhudem thích bài này.
  2. Mui_Khoan_Da

    Mui_Khoan_Da Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/11/2015
    Đã được thích:
    8.702
  3. hastock168

    hastock168 Thành viên gắn bó với f319.com Not Official

    Tham gia ngày:
    11/11/2009
    Đã được thích:
    809
    không cãi được với thằng miệng trôn trẻ đâu. Nó dự đoán TT có cái kiểu nước đôi rất hay thế này:

    TT chung giảm nhưng sẽ vẫn có mã có game đi ngược TT chẳng hạn

    TT chung tăng nhưng sẽ vẫn có mã giảm :))
    Mui_Khoan_Da thích bài này.
  4. Mui_Khoan_Da

    Mui_Khoan_Da Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/11/2015
    Đã được thích:
    8.702
    thế dòng này nàm sa:))
    --- Gộp bài viết, 17/11/2015, Bài cũ: 17/11/2015 ---
    voãi :))
  5. bullist

    bullist Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2010
    Đã được thích:
    39.747
    Dạo này k thấy Fan hoa sữa Khoản nhở!:))
  6. Mui_Khoan_Da

    Mui_Khoan_Da Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    09/11/2015
    Đã được thích:
    8.702
    hòa chưa :))
  7. bullist

    bullist Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2010
    Đã được thích:
    39.747
    Sắp dồi...năm nay chán lắm:DGiống Khoan!:))
  8. 11Pm.11.1.11

    11Pm.11.1.11 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    11/01/2011
    Đã được thích:
    84
    chơi đến giừ này rồi mà còn cầu hòa hử ..
  9. bullist

    bullist Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/04/2010
    Đã được thích:
    39.747
    Ờ... Nghe nói 90% nđt thua lỗ nên tôi cũng chỉ mong hòa:)):)):))
  10. khongquen25

    khongquen25 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    06/05/2002
    Đã được thích:
    21.424
    Đỉnh nợ công năm 2017 lên tới 64,3% GDP

    [​IMG]
    Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng

    Đó là thông tin được Bộ trưởng Bộ Tài chính Đinh Tiến Dũng đưa ra tại phiên chất vấn sáng ngày 17/11 của Quốc hội.

    Theo Bộ trưởng, theo yêu cầu về quản lý chiến lược nợ công giai đoạn 2016 – 2020 và tầm nhìn 2030, thì nợ công không quá 65% GPD, nợ Chính phủ không quá 55% và nợ nước ngoài không quá 50%. Trong đó, nợ công năm 2011 là 50%; năm 2012 là 50,8%; năm 2013 là 54,5%; năm 2014 là 59,6% và năm 2015 là 61,3%.

    Đối chiếu 6 chỉ tiêu đánh giá an toàn nợ công (nợ công/GDP; nợ Chính phủ/GDP; nợ nước ngoài/GDP; bù đắp bội chi; trái phiếu chính phủ và nghĩa vụ nợ Chính phủ trực tiếp so với thu ngân sách), Bộ trưởng cho biết có 5 chỉ tiêu đạt theo yêu cầu, và chỉ có 1 chỉ tiêu không đạt đó là bù đắp bội chi khi vượt mục tiêu đặt ra là 5%.

    Theo Bộ trưởng Dũng, nguyên nhân khiến nợ công tăng cao là do ảnh hưởng khủng kinh tế toàn cầu, nên kinh tế nước ta tăng trưởng chậm lại; giá dầu thô thế giới giảm mạnh, trong điều kiện miễn, giãn, giảm thuế để nuôi dưỡng nguồn thu, tiến hành tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và ngân hàng thương mại, cắt giảm thuế quan theo lộ trình quốc tế cũng làm giảm thu ngân sách.

    “Tỷ lệ tăng thu giai đoạn 2006-2010 là 20,8%/năm nhưng giai đoạn 2011 – 2015 giảm xuống còn 9,5%/năm. Tuy nhiên, điều chỉnh chính sách thuế và cam kết hội nhập, tốc độ tăng thu chậm lại nhưng quy mô thu ngân sách tăng, thu tăng gần gấp đôi giai đoạn 2006-2010. Điều này chứng tỏ quyết sách của Quốc hội và Chính phủ là đúng hướng” – Bộ trưởng thông tin.

    Ngoài ra, biến động tỷ giá và kế hoạch bổ sung phát hành phát hành trái phiếu chính phủ thêm 170.000 tỷ đồng, tăng gấp 3 lần cũng gây áp lực lớn nợ công. Hiện nay, nợ công đã từng bước được cơ cấu lại, khi khoản vay trong nước từ 39% trong tổng số nợ công 2011 tăng lên 57,1% trong 2015, vay nước ngoài giảm đi.

    Bộ trưởng nói: “Tuy vậy có những thời điểm khó khăn trong huy động vốn để bù đắp bội chi và trái phiếu chính phủ. Giai đoạn 2011 – 2013 vay 64.000 tỷ, lãi suất bình quân 10,5%/năm, có món cao 13,2%, món thấp 8,4%, nên phải nhanh chóng tái cơ cấu khoản nợ này, phải có giải pháp mềm dẻo để đảm bảo an toàn nợ công, như phát hành trái phiếu quốc tế”.

    Trước tình hình nợ công như vậy, Bộ trưởng Dũng cho biết đã đề nghị Chính phủ ban hành Chỉ thị 02 về tăng cường quản lý nợ công, tổng kết đánh giá lại nợ công, chiến lược nợ công và Luật nợ công; cần thiết sẽ kiến nghị Quốc hội sửa luật trong thời gian tới.

    Quản lý chặt chẽ nợ công, nhất là khoản vay mới, kiêm quyết nợ công chỉ sử dụng cho đầu tư phát triển, xây dựng công trình hạ tầng quan trọng thiết yếu. Tăng kiểm tra kiểm soát sử dụng vốn vay, đảm bảo chất lượng công trình.

    Từng bước cơ cấu lại nợ công theo hướng tăng tỷ trọng vay dài hạn, tăng vay trong nước, đẩy mạnh triển khai nghiệp vụ quản lý và xử lý rủi ro, tăng tính thanh khoản và thúc đẩy phát triển thị trường trái phiếu Chính phủ. Quản lý chặt chẽ các khoản vay có bảo lãnh, theo hướng siết chặt bảo lãnh, không mở thêm và chọn lọc mục tiêu để ưu tiên.

    Đồng thời, cho vay lại theo hướng tăng dần tỷ lệ cho vay lại, tăng cường trách nhiệm của địa phương trong quản lý sử dụng vốn vay và công trình. Rà soát thể chế văn bản pháp luật có liên quan đến nợ công. Về ngân sách tiếp tục thực hành tiết kiệm chống lãng phí là khâu quan trọng mà QH quan tâm,

    Xây dựng kế hoạch phát hành trái phiếu trung hạn và kế hoạch vay trả nợ, trên tinh thần dự báo chỉ tiêu kinh tế xã hội tăng trưởng 6,5%, lạm phát k quá 5%, bội chi không quá 5% và trái phiếu Chính phủ là 260.000 và giải ngân ODA 250.000 tỷ. Nợ công năm 2020 chỉ còn 58,5%, đỉnh nợ năm 2017 là 64,3%.

Chia sẻ trang này