Trao đổi, chia sẻ về các Tôn Giáo, Minh Triết Thiêng Liêng

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Duoi_Chan_Thay, 16/06/2016.

5037 người đang online, trong đó có 504 thành viên. 18:45 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 30805 lượt đọc và 212 bài trả lời
  1. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    cám ơn tỷ, nhưng đệ là dân văn phòng, thường thì đọc được chứ không nghe được tỷ ơi, hic
    nên ko rõ tỷ muốn nói gì ạ
    chỉ có 1 điều, đệ đoán clip nói gì nên trả lời tỷ bừa, nếu không đúng xin tỷ giải thích thêm
    đó là: muốn gì được đấy, không có đâu tỷ ạ, sự mê tín dị đoan cũng là điều trở ngại khá lớn cho những người theo những con đường tâm linh khác nhau (người theo thiên chúa, người theo phật giáo, người theo lão giáo, ...)
    và con người ta đừng có tin ngay những điều các vị sư thày nói vậy, đó là 1 tâm sự rất chân tình và không có ý nhạo báng cũng như muốn thể hiện cái tôi cái nhân
    đó là ý muốn nói về chân lý

    không tôn giáo nào cao hơn chân lý
    Last edited: 19/07/2016
    traderdoclap thích bài này.
  2. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    xin lỗi huynh/đệ nhưng xem profile thì có lẽ là đệ, nói thế này thì thực sự là rất khó để hiểu hết ý đệ, mong đệ có thể nói kỹ hơn được không

    người ta có thể nhìn thấy hào quang của người khác, nhìn thấy ai đó bị bênh ở đâu đó trên cơ thể, có thể nhìn thấy những cái mà mắt thường không nhìn thấy, ....
    có thể nghe thấy 1 tiếng nói dạy bảo từ cõi trung giới, ....
    ...
    nhưng nếu thật sự mở được thiên nhãn thì người đó đã sẽ thấu hiểu được thái dương hệ này
    Last edited: 19/07/2016
    traderdoclap thích bài này.
  3. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Tối ở nhà nghe đi rồi xem có mê tín hay là chánh tín nha cưng!
    HoaTuBi, Duoi_Chan_Thaytraderdoclap thích bài này.
  4. traderdoclap

    traderdoclap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2015
    Đã được thích:
    1.640
    Nên nghe đi bạn.
    Bài pháp rất hay đấy.
    Muốn cho bản thân thì khó được.
    Nhưng mong muốn cho chúng sanh thì chúng sanh được, mình cũng được. Đó cũng là một mặt của nhân-quả
    okeck16, HoaTuBiDuoi_Chan_Thay thích bài này.
  5. nguyenkhacthanh

    nguyenkhacthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/06/2016
    Đã được thích:
    29
    Đúng cũng là quy luật cung cầu. Khi ta không muốn gì cho mình, ta sẽ có được tất cả mọi thứ. Vì không còn nghĩ cho mình, ta sẽ nghĩ cho tha nhân như chính ta. Vậy nên mới nói muốn gì được nấy.
    HoaTuBiDuoi_Chan_Thay thích bài này.
  6. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    NGỤ NGÔN HÒA BÌNH - Chuyện Đằng Sau Sự Tranh Luận .
    [​IMG]
    Câu truyện xảy ra tại một ngôi cổ tự phía bắc Nhật Bản.
    Trụ trì ngôi chùa đó là hai anh em một nhà sự Người anh rất thông thái, biện luận vô cùng thiện xảo, còn người em lại ngớ ngẩn, lù khù và còn chột một mắt.
    Một đêm nọ, có một vị du tăng đi ngang qua, muốn xin vào nghỉ tạm qua đêm. Nhà sư anh, quá mệt mỏi vì đã học hành suốt ngày, nên sai nhà sư em ra tiếp khách và tranh luận với vị du tăng theo truyền thống. Trước khi nhà sư em đi ra ngoài, Sư anh dặn dò:
    -"Này, đệ đòi hỏi là phải tranh luận trong im lặng đó nhé. Đừng có nói, kẻo đấu không lại người ta đó."
    - "Huynh yên tâm đi, để đó cho em!"
    Độ một thời gian ngắn sau, vị du tăng xin gặp nhà Sư anh, vái chào và xin ra đi. Ông ta đã bị khuất phục và hết sức tán thán tài hùng biện của nhà Sư em.
    Nhà Sư anh nói:
    -"Trước khi đi, xin Ngài thuật lại cho tôi nghe cuộc tranh luận thế nào?"...

    -"Rất hay, tuyệt, vị du tăng trả lời.
    - ''Này nhé, trước hết tôi giơ một ngón tay lên ý tượng trưng Đức Phật. Sư đệ của ngài đưa 2 ngón tay lên có nghĩa là Đức Phật và Phật pháp. Tôi lại đưa 3 ngón tay lên có ý nói Tam Bảo (Phật, Pháp, Tăng) số một. Sư đệ thông minh của ngài đưa nắm tay lên dứ vào mặt tôi có ý nói là cả 3 (Tam Bảo) đều qui về một. Một là tất cả, tất cả là một. Tuyệt, tuyệt, sâu xa, sâu xa, Đại Thừa, lý rốt ráo đại thừa đấy. Tôi cam lòng bái phục."
    Vị du tăng ra đi, rất hể hả như đã học được một điều gì tuyệt diệu.

    Lát sau, nhà sư em vào gặp anh, dáng điệu còn có vẻ bực bội vô cùng.
    Vị Sư anh nói:
    -"Ta biết là đệ đã thắng cuộc tranh luận này."
    -"Thắng cái gì, cái tên du tăng đó thật là thô lỗ hết sức, nếu đệ không nhớ lời sư huynh dặn bảo là phải cố gắng nhẫn nại, nhã nhặn và lễ độ với khách thì em đã cho hắn một bài học thích đáng rồi."
    -"Sao, đệ thuật lại cho ta nghe sự việc như thế nào?"
    -"Này nhé, khi hắn ta vừa thấy em, hắn liền đưa một ngón tay lên có ý chế diễu em chột hết một mắt; em cố dằn cơn giận, đưa 2 ngón tay lên khen là hắn có phước, đầy đủ 2 con mắt. Thế mà hắn lại có ý trêu ngươi em nữa chứ, hắn đưa 3 ngón tay lên, có ý nói là em và hắn ta, hai người nhưng chỉ có 3 con mắt thôi. Em bực quá, dơ nắm tay đấm lên dứ vào mặt hắn có ý cho hắn biết là "Này, vừa phải thôi nghen, lộn xộn là ăn đấm đó." Hắn chột dạ, có vẻ ngán nên vái chào rút lui có trật tự. Thiệt là tăng sĩ gì mà thô lỗ hết sức!"
    Nhà Sư anh trợn mắt, lắc đầu và ôm bụng lăn ra cười ngất.

    Qua câu chuyện vui trên, ta thấy tất cả những cuộc tranh luận thực ra đều sai lệch, kệch cỡm, bởi vì không một ai có thể đạt tới chân lý qua tranh luận cả.
    Những vị tăng sĩ Nhật Bản tranh cãi nhau, hơn thua nhau chỉ để khoa trương tự ngã và cái giải thắng là "ngủ trọ qua đêm". Chỉ có một đêm ngủ trọ thôi mà người ta hăng hái, hùng hổ tranh chấp với nhau.
    Hàng ngàn năm qua, tại bất cứ một thiền viện Nhật nào, nếu bạn muốn ngủ trọ qua đêm, bạn phải thắng cuộc - và sau đêm đó, sáng mai, bạn lại khăn gói ra đi .
    Nhiều người đã tự lừa dối mình rằng đã đạt tới chân lý, giác ngộ qua cuộc tranh luận. Họ lấy sự hơn thua trong cuộc tranh luận đó làm cái mốc đo tri thức và mức độ tu tập của họ.


    Không, hoàn toàn không. Chân lý làm sao hiển hiện ra khi đầu óc bạn chứa đầy tư tưởng phải đánh gục đối phương, phải thắng cuộc tranh luận để chứng tỏ sở trường sở đắc của mình. Một khi bạn tìm cách làm sao để thắng đối phương, bạn đã là một kẻ bạo lực, dù là bạo lực tư tưởng.

    Chúc các bạn một ngày mới an lành sức khỏe hạnh phúc...

    ''hvst''
    okeck16, traderdoclapDuoi_Chan_Thay thích bài này.
  7. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    1 tuần công tác liên miên, nay mới về và mới rảnh để đọc đc bài của bác @HoaTuBi
    Cảm ơn bác nhiều về loạt chuyện thú vị trên
    "cầu mong những người có thiện chí gặp nhau trong 1 tinh thần cộng tác"
    Last edited: 28/07/2016
  8. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Vô minh - Bạch Liên (tiếp theo)

    CHƯƠNG THỨ MƯỜI LĂM

    CHUẨN BỊ ĐẶNG BƯỚC VÀO ĐƯỜNG ĐẠO

    Một khi tự chủ được rồi, thì sinh viên mới có thể thực hành đúng theo Đạo Bát Chánh hay là những lời dạy trong quyển Dưới Chơn Thầy. Ấy là chuẩn bị bước vào Đường Đạo.

    Sinh viên nào có lòng vị tha, lo trau giồi hạnh kiểm và giữ được mỗi đức tánh trên mức trung bình một chút thì sẽ được một vị Chơn Sư A Sơ Ca thâu nhận làm đệ tử.

    BƯỚC VÀO CỬA ĐẠO

    ĐƯỢC ĐIỂM ĐẠO LẦN THỨ NHẤT

    Khi Chơn Sư thấy vị đệ tử hội đủ điều kiện do Luật Trời qui định hầu được Điểm Đạo lần thứ Nhất thì Ngài dắt anh đến trình diện với Quần Tiên Hội xin được Điểm Đạo cho anh.

    Sinh viên được Điểm Đạo lần thứ Nhất, Ấn giáo gọi anh là Pavrijataka, có nghĩa là “Vô Trú.” Sư Phụ bảo anh đi tới đâu thì anh đi tới đó. Phật giáo gọi anh là Sowani hay là Sotâpanna, có nghĩa là bước vào đường tiến hóa của những bậc Siêu Phàm, gọi là Nhập Lưu. Tàu dịch là Tu Đà Huờn.

    Anh phải chặt đứt mười chướng ngại buộc trói con người vào bánh xe Luân Hồi từ đời này qua đời kia. Phật giáo gọi là Samyojana. Ấy là:

    Một là: Không thấy được Phàm Nhơn là mộng ảo.

    Hai là: Sự hoài nghi hay là không chắc ý có Nhân Quả, Luân Hồi và Cơ Tiến Hoá.

    Ba là: Tin tưởng dị đoan.

    Bốn là: Say đắm dục tình.

    Năm là: Giận hờn hay oán hận.

    Sáu là: Muốn sống trong cõi hữu hình.

    Bảy là: Muốn sống trong cõi vô hình.

    Tám là: Kiêu căng.

    Chín là: Tâm còn xao động.

    Mười là: Vô Minh.

    ĐƯỢC ĐIỂM ĐẠO LẦN THỨ NHÌ

    Khi vị Tu Đà Huờn diệt được ba chướng ngại đầu tiên thì được Điểm Đạo lần thứ Nhì.

    Ấn giáo gọi anh là Koutichaka có nghĩa là người đã được một túp lều.

    Phật giáo gọi anh là Sakadagamin, có nghĩa là trở lại một lần nữa mà thôi: Nhất Lai – Tàu dịch là Tư Đà Hàm.

    ĐƯỢC ĐIỂM ĐẠO LẦN THỨ BA

    Giữa hai lần Điểm Đạo lần thứ Nhì và lần thứ Ba không có chướng ngại nào phải chặt đứt. Nhưng sinh viên phải lo mở mang Thượng Trí đặng nó phản chiếu ánh sáng của Trực Giác.

    Ấn giáo gọi sinh viên được Điểm Đạo lần thứ Ba là Hamsa, có nghĩa là Con Hạc. Tục truyền rằng: Con Hạc đứng trước một chậu sữa có pha nước thì phân biệt được cái nào là sữa, cái nào là nước. Đây là nói bóng dáng. Bậc Hiền Triết phân biệt được cái nào lành, cái nào dữ, cái nào hư, cái nào thật, tức là đánh đúng giá trị của mọi vật.

    Phật giáo gọi anh là Anagami, có nghĩa là Bất Lai, không trở lại nữa. Tàu dịch là A Na Hàn.
    Nhất Lai có nghĩa là chỉ đầu thai có một kiếp thì lên tới bậc La Hán.

    Còn Bất Lai thì không trở lại cõi Trần nữa. Nó có nghĩa là vị La Hán có quyền ở lại cõi Bồ Đề tu hành cho đến khi thành Chánh Quả làm một vị Siêu Phàm khỏi bị bắt buộc đi đầu thai tại cõi Trần nữa.

    Tuy nhiên, Chơn Sư cho các vị La Hán đi đầu thai như thường đặng độ đời.

    ĐƯỢC ĐIỂM ĐẠO LẦN THỨ TƯ

    Vị A Na Hàm chặt đứt chướng ngại thứ Tư và thứ Năm thì được Điểm Đạo lần thứ Tư.

    Ấn giáo gọi Ngài là Parahamsa có nghĩa là Đại Thiên Hạc.

    Phật giáo gọi Ngài là Arhat hoặc Arahat, có nghĩa là Đại Đức, Tôn Giả, xứng đáng được thọ lãnh những vật người ta cúng dường.

    Vị La Hán phải lo diệt trừ năm chướng ngại chót. Phải sợ chướng ngại thứ Sáu là kiêu căng.

    Ngài vào cõi Niết Bàn học hỏi song chưa được ở luôn tại đó.

    ĐƯỢC ĐIỂM ĐẠO LẦN THỨ NĂM

    Khi bức màn chót là Vô Minh rớt xuống thì vị La Hán trở nên hoàn toàn sáng suốt. Ngài không còn cái chi học hỏi tại Dãy Địa Cầu này nữa. Ngài thành một vị Siêu Phàm, chúng ta gọi Chơn Tiên, Phật giáo gọi là A Sơ Ca (Asekha), nghĩa là không còn làm đệ tử. Ngài được Năm lần Điểm Đạo.

    Ngài nhập vào cõi Niết Bàn và được phép ở vĩnh viễn tại đó.

    Trước mặt Vị Chơn Tiên có Bảy đường tiến hoá khác nhau. Ngài có quyền chọn lựa con đường nào Ngài muốn theo đuổi.

    Ấn giáo gọi Ngài là Atita, có nghĩa là đã vượt qua hay là Jivanmukta, tức là Linh Hồn đã được giải thoát.

    Trong Bảy đường tiến hoá có một đường là ở lại Trần thế, giữ xác phàm đặng độ đời.

    Tất cả những Vị Phật, những Vị Bồ Tát, những Đấng Cao Cả hiện giờ còn ở lại cõi Trần vốn theo con đường này.

    Tới bậc Siêu Phàm mới được phép thâu nhận đệ tử, các vị La Hán chỉ được phép làm Sư Huynh thôi.

    SỰ TIẾN HOÁ THỰC SỰ CỦA CON NGƯỜI

    Tới đây tôi chắc quí bạn thấy rõ sự tiến hóa thực sự của con người là sự tiến hóa của tánh tình.

    Dù cho có tài lấp biển dời non, chỉ đá hoá vàng, kêu mưa hú gió, khiến Quỷ sai Thần mà không có đủ đức tánh do Thiên Đình qui định thì cũng không được dành đề Tiên Tịch.

    Phải phát triển những tánh tốt cho tới mức tuyệt đỉnh tại cõi Trần thì mới được thành Chánh quả làm một vị Siêu Phàm.

    Mới xem qua 10 chướng ngại gọi là Samyojana thì thấy chúng nó tầm thường quá, nhưng chúng ta lầm vậy. Chúng nó là những tường đồng vách sắt, con người đụng tới thì té nhào. Phải có thần lực mới xoi thủng chúng nó được.

    Càng lên cao, chúng nó càng tế nhị, thoạt ẩn, thoạt hiện. Người học Đạo phải giữ mình như đứng trên vực sâu hố thẳm, trật chân thì sẽ rớt xuống đáy sâu.

    Nếu Quả vị Chơn Tiên đạt được dễ như trở bàn tay thì nó không có giá trị chi cả.

    Tiếc thay! Có nhiều người học Đạo khinh thường việc tu tâm, luyện tánh, đinh ninh rằng việc đó còn thấp thỏi lắm. Phải tìm cái chi cao siêu hơn, tức là những phép Thần thông rộng lớn như các Tiên trong những chuyện Phong Thần, Phong Kiếm Xuân Thu, Đông Du Bát Tiên. Mấy chục năm trước có một ông bạn hỏi tôi: Có quyển nào cao hơn quyển Dưới Chơn Thầykhông? Tôi trả lời: Không có. Mặc dù biết rằng quyển Ánh Sáng Trên Đường Đạo còn cao hơn quyểnDưới Chơn Thầy. Trong khi trò chuyện, tôi thấy ông muốn có những quyền năng siêu việt mà quên phứt những lời Phật dạy là: Lánh dữ – Làm lành – Rửa lòng trong sạch.

    Thiết tưởng cũng nên biết rằng, các vị Tiên trên Thiên Đình không phải là các vị Tiên mà Truyện Tàu đã diễn tả.

    Các Ngài ngày đêm không ngớt chăm nom sự tiến hóa của các loài vật trên Địa Cầu từ ba loài Tinh Chất, Kim Thạch, Thảo Mộc cho tới Cầm Thú, Con Người, các hạng Tinh Linh và Thiên Thần cho đúng với Cơ Trời. Các Ngài có thì giờ đâu mà sớm chơi Bắc Hải tối về Thượng Ngô hay là xuống Trần lập trận khoe tài, đấu phép đặng tranh đua cao thấp, cho đến đỗi phải bỏ mạng nới chốn chiến trường.

    Đó là hậu quả của cái hư danh và tánh kiêu căng tự phụ, chưa tự biết mình.

    Ấy cũng là một cái gương thiên cổ để cho những người học Đạo đời sau soi chung.

    *
    **
    traderdoclap thích bài này.
  9. vuinheban

    vuinheban Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    24/07/2014
    Đã được thích:
    3.158
    =D>
    traderdoclapDuoi_Chan_Thay thích bài này.
  10. Hoanghontim2011

    Hoanghontim2011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    11/11/2011
    Đã được thích:
    13.185

Chia sẻ trang này