Trao đổi, chia sẻ về các Tôn Giáo, Minh Triết Thiêng Liêng

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Duoi_Chan_Thay, 16/06/2016.

5191 người đang online, trong đó có 531 thành viên. 18:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 30805 lượt đọc và 212 bài trả lời
  1. traderdoclap

    traderdoclap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2015
    Đã được thích:
    1.640
    LÃO TỬ - SỐNG LÀ ĐẠO

    Truyền thuyết về Lão tử là rất đẹp, việc ông ấy cả đời im lặng, trước lúc đi về Himalaya để chết bị buộc phải viết ra cuốn Đạo đức kinh cũng là tuyệt đẹp. Nếu không bị bắt buộc Ông ấy sẽ biến mất mà không để lại bất cứ dấu vết gì.

    Đọc Đạo đức kinh một người hiểu Đạo hiểu một dòng có thể hiểu tất cả mà không cần phải đọc toàn bộ bởi mọi thứ trong đó đều được trỏ vào Đạo.

    Trong Đạo đức kinh Lão tử cho một cái nhìn tổng thể về cuộc sống, mà bất cứ cái gì cũng có thể được dùng để trỏ vào đạo, để nói cái điều không thể nói. Chữ được dùng để nói cái không diễn đạt được là Đạo và bản thân Ông cũng hiểu Đạo khi nói ra là mất. Thế nên Ông nói trái rồi lại phải nói phải, nói tốt là xấu, cao là thấp ... mà với tâm trí chấp trước thì không thể hiểu, không thể chấp nhận. Chúng ta chỉ có thể là đạo, thấm đạo, sống đạo nhưng không thể hiểu với cách hiểu của tâm trí, với tâm trí để hiểu cần có đối thể nhưng ở đây không có đối thể.

    Cuốn Đạo đức kinh dường như không hề có logic mà lại logic ở chỗ từ đầu đến cuối đều phi logic. Lão tử nói "hiểu ta không khó nhưng không mấy ai làm theo được".

    Nếu hiểu được ngụ ý của Ông thì tất cả Ông đều trỏ về cái vô vi. Ông ví bậc thượng thiện như nước, chảy vào chỗ trũng và đều ra biển. Nó là một vòng tuần hoàn. Đạo cũng giống như nước. Ông nói "mềm yếu thắng cứng mạnh". Ai chấp nhận được mềm yếu thắng cứng mạnh phải là người rất yêu Đạo. Người nào không chấp nhận được là vẫn tôn sùng bản ngã, tâm trí chấp vào một bên. Với Lão Tử Ông không bênh vực bên nào mà chỉ nói đến cái nào gần đạo, cái nào xa đạo. Và ở đây không có cái gì sai cái gì đúng. Nếu chúng ta ngấm được đạo mà Lão tử nói ra thì chúng ta đang hoà nhập vào đạo. Ông cả đời không dạy ai, đệ tử chỉ sống cùng Ông nhưng việc sống cùng Ông chính là đã được dạy. Mỗi người đều có một trường năng lượng, tạo ra an hoặc bất an. Ông muốn mọi người sống trong trường năng lượng đó, cảm nhận được Ông, giao cảm được với Ông.

    Đã là Đạo là thường, đã là Đạo là vĩnh cửu, Đạo không thể biết một mẩu, một phần, mà biết tất cả hoặc không biết gì cả. "Đạo khả đạo phi thường đạo" - Đạo thường là thứ không thể nói được. "Danh khả danh phi thường danh" - mọi vật thực ra không có danh, đó chỉ là con người đặt ra, nó chỉ là cái vỏ, Ông muốn trỏ vào cái gốc bên trong, muốn ta thấm cái đằng sau cái vỏ ấy.


    Thời Lão tử đạo Hữu vi đang thống trị với học thuyết Khổng tử tạo ra mọi quy định phép tắc cho xã hội. Đối với Lão tử đó chỉ là những cái tên làm cho con người mất tự do không thể tìm được hạnh phúc và sự thật. Đó có thể là lý do mà cả đời Ông không lên tiếng, vì nếu lên tiếng Ông không sống được đến 90 tuổi.

    Những lời hiếm hoi của Ông muốn trỏ vào sự sống, cái vĩnh hằng, cái toàn bộ. Nếu chúng ta dùng lời để tranh luận đúng sai thì đã lỡ đạo. Con người sống trong cộng đồng cũng có một sự sắp đặt nào đó mà con người không thể can thiệp vào. Toàn bộ tự nhiên con người vạn vật đều theo một lực vận hành nào đó mà Ông gọi là "huyền tẫn" (sự huyền diệu) trong trời đất. Nếu chúng ta làm mà không có quan điểm cá nhân, chúng ta là phương tiện cho Trời Đất mà không có tư dục nào, không kỳ vọng lên cao hay xuống thấp. Vi vô vi là làm mà không có người làm, "để cho mọi thứ nên mà không cản", "thành công mà không ở lại" bởi không có người làm nên không có ở lại. Trong quá trình làm, Thánh nhân đã tận hưởng khoảnh khắc đó, vì không có nhân nên không có quả. Trời đất vận hành hoàn hảo không vì ai cả mà Lão tử nói "coi con người như loài chó rơm", coi ai cũng bình đẳng như ai. Thánh nhân học theo cách của Trời đất, không vì kẻ lành cũng không vì kẻ chẳng lành, ai cũng như ai. Trời đất vận hành hoàn hảo và chúng ta chỉ có thể là người quan sát.

    Khi đi ngược lại đạo, chúng ta thấy căng thẳng, đau khổ, rối tung, bất an. Chúng ta muốn đi theo ý mình cũng không thể được. Bởi đó là lực Vũ trụ, lực toàn bộ, Cái Một. Hiểu cái Một là Đạo vận hành, dù muốn hay không vẫn đang vận hành như vậy. Chúng ta đi ngược Đạo cũng giống như đang chạy ngược trên một con thuyền xuôi.

    Lão Tử nhấn mạnh vào sự hiểu biết để thuận theo đạo, đạo có trong đời, đời trong đạo. Người có đạo ứng xử khác người không có đạo, người có đạo không tranh vì hiểu đạo đang chảy trong người đó, sống trong đó. Nếu chúng ta cứ cố bơi thì lại bơi ngược dòng, nếu chúng ta lựa chọn thì mọi lựa chọn của chúng ta đều sai. Nhưng khi chúng ta không lựa chọn thì trời đất lại lựa chọn cho chúng ta điều phù hợp nhất bởi chúng ta bơi cùng dòng sông.

    Thắng người chỉ là có sức, người mạnh là người thắng bản thân mình. Thắng bản thân thì thấy đạo đang chảy và tận hưởng không là người làm, không bị chạy theo bản ngã. Thánh nhân là người hiểu đạo, ví như "ngoài mặc bó vải bên trong là ngọc châu", hiểu sự vô nghĩa của tranh giành. Ai trải nghiệm niềm vui bên trong mới thấu hiểu được ông ấy.
    okeck16Duoi_Chan_Thay thích bài này.
  2. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Cảm ơn huynh nhiều

    Về Lão tử, đệ thực sự không hiểu gì mấy, có gì Huynh tham gia đăng bài cho mọi người cùng đọc nhé
    okeck16traderdoclap thích bài này.
  3. traderdoclap

    traderdoclap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2015
    Đã được thích:
    1.640
    Lão tử thực sự là người bí ẩn nhất cõi ta bà này, Phật Thích Ca còn được hiểu rõ, biết rõ.
    Nhưng Lão tử ông ấy đến, rồi đi cũng đầy bí ẩn, chẳng mấy ai biết.
    Nếu không có Đạo Đức Kinh chắc sẽ không ai biết Lão tử là ai.
    Và đúng là đến nay có rất nhiều bậc vĩ nhân, hiền triết cũng đi tìm hiểu lão Tử là ai mà chưa ai có thể giải mã được.
    Đạo và học thuyết vô vi của lão tử thì quả thực phi thường.
    okeck16Duoi_Chan_Thay thích bài này.
  4. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Lão tử cũng là 1 Chân sư đó huynh (tức là trên quả vị la hán 1 bậc), cái này hội Thông Thiên học có đề cập tới, ở đâu đó thì đệ tạm thời không nhớ
    traderdoclap thích bài này.
  5. traderdoclap

    traderdoclap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2015
    Đã được thích:
    1.640
    Trên quả vị la hán 1 bậc là quả vị Bồ tát rồi.
    Mình cũng đoán Lão tử là 1 vị Phật hay Bồ tát nào đó đản sinh.
    Có điều không biết là vị Bồ tát nào.
    Nếu Thông Thiên Học có đề cập tới Lão tử thì hay quá, bạn post lên đây nhé.
    Mình đang tìm hiểu về người.
  6. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Không phải huynh ạ, trên quả vị chân sư còn xa mới tới quả vị bồ tát, trước đó sẽ đảm nhận vị trí là 1 đức bàn cổ, quả vị Bồ tát không dễ đạt được vậy đâu huynh (như ngài Di lặc, giữ quả vị bồ tát lâu lắm rồi đó huynh, nhiều người gọi là phật Di lặc cũng không chính xác)
    Khi Lão tử đến Himalaya lúc đó ngài chưa đạt quả vị Chân sư, tại sách tàu làm cho sự việc huyền bí lên thôi huynh
    Đệ biết sao nói vậy, có thể không trùng quan điểm nhiều người, hơn nữa cái này cũng chỉ biết vậy chứ thực chất không phải quan trọng lắm, nên cứ liến phiến thôi huynh, đúng sai với vấn đề này không quan trọng :)

    Về các cuộc điểm đạo đệ cũng chưa đọc xong, đang đọc dở dang được 1 vài chương, nếu rảnh huynh có thể tham khảo tại web sau:
    http://www.minhtrietmoi.org/Wordpress/
    huynh lật phía sau của trang này sẽ thấy loạt bài về các cuộc điểm đạo, khá thú vị đó huynh
    Last edited: 03/08/2016
    traderdoclap thích bài này.
  7. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Nguồn:
    http://www.minhtrietmoi.org/Theosophy/Chan su va thanh dao.htm

    ĐỨC DI-LẶC-BỒ-TÁT


    Đức Di-Lặc đảm nhiệm chức vụ Bồ Tát từ khi đức Thích Ca thành Phật, và từ đó đến nay, Ngài đã từng giúp đỡ nhiều về mặt phát triển tôn giáo. Một trong những công việc đầu tiên của Ngài khi vừa nhậm chức là thừa dịp thế gian còn đang được thấm nhuần luồng từ điển dồi dào mạnh mẽ do sự hiện diện của Đức Phật tỏa ra, Ngài bèn sắp đặt cho những bậc Giáo Chủ xuất hiện cùng một lúc ở nhiều vùng khác nhau trên địa cầu. Bởi đó, trong một khoảng thời gian ngắn, chúng ta thấy không những đức Phật Thích Ca, đức Giáo Chủ Shankaracharya và Mahavira xuất hiện ở Ấn Độ, mà còn có đức Mithra xuất hiện ở Ba Tư, đức Lão Tử và khổng Tử ở Trung Hoa và đức Pythagore ở xứ cổ Hy Lạp. Chính Đức Di-Lặc đã xuất hiện hai lần, một lần làm Đức Krishna ở vùng đồng bằng Ấn Độ và một lần làm Đấng Christ ở xứ Palestine. Trong kiếp thai sinh làm Krishna, đặc điểm lớn nhứt của Ngài vẫn là Bác Ái; và trong lần chuyển kiếp ở xứ Palestine, lòng Bác Ái cũng vẫn là điểm cốt yếu trong Giáo lý của Ngài. Ngài nói: “Điều răn mới mà Ta đem đến cho các ngươi, đó là: các ngươi hãy thương yêu lẫn nhau, cũng như Ta thương yêu các ngươi vậy”. Ngài muốn cho tất cả các đệ tử đều có thể hợp nhứt với Ngài, cũng như Ngài đã hợp nhứt với Đấng Cha Lành. Vị Tông Đồ thân tín nhứt của Ngài, là Thánh Jean, cũng đặc biệt nhấn mạnh về một ý nghĩa tương tự: “Kẻ nào không thương yêu đồng loại thì không biết được Thượng Đế, vì Thượng Đế tức là Bác Ái vậy”.
    nguyenkhacthanh thích bài này.
  8. traderdoclap

    traderdoclap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2015
    Đã được thích:
    1.640
    Cũng có thể đó chỉ là cách gọi thôi.
    Theo Phật giáo thì quả vị A La Hán rồi đến quả vị Bồ tát rồi đến quả vị Phật, không chia ra nhiều loại như trong trang web đó nói.
    Bồ tát thì hiện tại mình biết một vài vị rất nổi tiếng: Quán thế Âm, Địa tạng vương, Đại thế chí, Văn thù sư lợi...
    Ngài Di Lặc đúng là chỉ mới đạt quả vị Bồ Tát thôi.
    Theo lời Đức Thích Ca thì ngài sẽ đản sinh trong tương lai để đạt quả vị Phật.
    Là vị Phật thứ ba giáng thế.
    Còn Lão tử thật ra giờ vẫn chưa ai tìm ra ngài ấy là ai nên cũng có nhiều nguồn thông tin đồn đoán.
    Mình thì hâm mộ học thuyết vô vi của ngài nên cũng muốn tìm hiểu sâu hơn thôi
    Cám ơn @Duoi_Chan_Thay nhiều
    nguyenkhacthanhDuoi_Chan_Thay thích bài này.
  9. nguyenkhacthanh

    nguyenkhacthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/06/2016
    Đã được thích:
    29
    Đúng là khác biệt do tên gọi. Theo đệ biết thì một bậc trọn lành khi chứng quả vị sẽ chọn 1 trong 7 con đường tiến hóa tiếp theo tùy theo các ngài, trong đó có con đường ở lại giúp đỡ nhân loại. Một vị chân sư tương đương với một vị Phật, chỉ khác là ngài chọn ở lại giúp đỡ nhân loại mà chưa nhập Niết Bàn thôi. Và các vị Bồ Tát ở các cấp độ cuối theo hệ thống Đại Thừa cũng đủ điều kiện để chứng quả vị Phật nhưng các ngài phát nguyện ở lại cứu độ chúng sanh, đợi chúng sanh vào cùng các ngài, đó là các Vị Bồ Tát như Địa Tạng, Quán Thế Âm. Nếu như so sánh thì có lẽ là chân sư, Phật và các vị Bồ Tát phát nguyện tương đương nhau. Chỉ là mỗi vị chọn một con đường khác nhau trong 7 con đường.
    Last edited: 04/08/2016
    Duoi_Chan_Thay thích bài này.
  10. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    chào nguyenkhacthanh và huynh traderdoclap
    thực ra cái này cũng chỉ là tham khảo thêm thôi
    xin có 1 đoạn sau mọi người đọc thử:

    1.- Theo Phật giáo thì vị đệ tử được một lần Điểm Đạo, gọi là Shrotapatti hay là Sotapanna. Tàu dịch là Tu Đà Hườn, nghĩa là người đã nhập lưu, anh đã vào vòng tiến hóa của những vị Siêu Phàm. Ấn Giáo gọi vị nầy là Parivra Jaka, có nghĩa là người đi ta bà, vô trú .

    2.- Người Đệ tử được hai lần Điểm Đạo, Phật Giáo gọi là Sakridagamin, Tàu dịch là Tư Đà Hàm hay là Nhất Lai. Nếu hiểu rằng vị Tư Đà Hàm chỉ đầu thai một kiếp nữa thì tới bực La Hán, là vị La Hán không còn bị bắt buộc trở lại đầu thai ở Thế gian nữa.

    Ngài có thể ở cõi Bồ Đề để tu luyện được 5 lần Điểm Đạo, hoàn toàn giải thoát.

    Ấn Giáo gọi Đệ Tử nầy là Koutichaka nghĩa là người dựng được túp lều.

    3.- Người đệ tử được ba lần Điểm đạo, Phật Giáo gọi là Anagamin, Tàu dịch là A Na Hàm, hay là Bất Lai, nghĩa là nội kiếp nầy vị A Na Hàm phải lên tới bậc La Hán và không trở lại thế gian nữa.

    Ấn Giáo gọi vị nầy là: Hamsa, Cygne = Thiên Hạc, tục truyền rằng con Hạc đứng trước chậu sữa có pha nước thì phân biệt được cái nào là sữa, cái nào là nước.

    4.- Vị Đệ tử được bốn lần Điểm Đạo, Phật Giáo gọi là Arhat, Tàu dịch là La Hán, nghĩa là Đại đức, Tôn giả.

    Ấn giáo gọi vị nầy là Parahamsa, Đại Thiên Hạc, bốn bực đệ tử nầy Phật giáo gọi là Tứ Thánh .

    5.- Khi vị La Hán được năm lần Điểm đạo thì thành một vị A-Zơ-Ca (Aseka) A-Zơ-Ca nghĩa là không còn làm đệ tử. Vị A-Zơ-Ca không còn cái chi học hỏi ở trong dãy địa cầu nầy nữa. Ngài đã hoàn toàn sáng suốt.

    Ấn Giáo gọi Ngài là Jivanmoukta, người đã được giải thoát .

    Chúng ta gọi Ngài là Chơn Tiên hay là Tiên Trưởng, trước mặt Chơn Tiên có 7 đường tiến hóa khác nhau, Ngài tùy ý muốn chọn con đường nào cũng được. Trong 7 con đường đó, có một con đường ở lại cõi trần giữ xác phàm và lãnh một chức vụ tại Thiên Đình.

    6.- Vị Chơn Tiên ở lại Trần tu luyện thêm, khi được 6 lần Điểm đạo Ngài làm một vị Đế Quân (Chohan), coi một cung (Rayon).

    7.- Được 7 lần Điểm đao. Vị Đế quân tùy theo cung của mình mà làm hoặc:

    1.- Vị Bàn cổ (Manou) hoặc,

    1.- Vị Bồ Tát (Bodhisatva) hoặc,

    1.- Vị Văn Minh Đại đế (Maha-Chohan).

    Đức Bàn Cổ coi sóc sự sinh sản một giống dân, Đức Bồ Tát lo về phương diện giáo hóa giống dân đó, chính Ngài lập những Tôn Giáo lớn tùy theo nhu cầu của Thời Đại và hạp với tánh tình,phong tục của dân chúng,

    8.- Đức Bàn Cổ được 8 lần Điểm Đạo thì thành một vị Độc giác Phật ở Cung thứ nhứt.

    Đức Bồ Tát được 8 lần Điểm Đạo thì làm một vị Phật Đạo Đức, chủ tể Cung thứ nhì, như Đức Thích Ca bây giờ.

    Đức Văn Minh Đại Đế đươc 8 lần Điểm Đạo thì làm,hoặc một vị Độc Giác Phật, hoặc một vị Phật Đạo Đức, tùy ý Ngài.

    Tới đây chắc chắn Huynh đã biết?

    Tiên dưới Phật ba bậc.

    Dầu Tiên, dầu Phật cũng ở trong Thái Dương Hệ nầy. Chớ không phải Tiên ở một cõi riêng gọi là cõi Tiên, còn Phật ở một thế giới khác nữa gọi là Tây Phương hay là cõi Phật

    Trên Phật còn nhiều cấp bậc cao nữa như Đức Ngọc Đế (Le Seigneur du monde) được 9 lần Điểm đạo, Đức Phổ Tịnh Đại Đế (Le Veilleur Silencieux) được l0 lần Điểm Đạo v..v…

    Nấc thang tiến hóa cao tột trời.
    traderdoclapnguyenkhacthanh thích bài này.

Chia sẻ trang này