Trao đổi, chia sẻ về các Tôn Giáo, Minh Triết Thiêng Liêng

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Duoi_Chan_Thay, 16/06/2016.

6699 người đang online, trong đó có 838 thành viên. 16:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 30804 lượt đọc và 212 bài trả lời
  1. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Luân xa (Chakras) – Phần I – Tổng quan

    [​IMG]

    Có lẽ chưa bao giờ trên mạng internet và trong xã hội phong trào thiền để mở luân xa lại phát triển rầm rộ như hiện nay. Thử gõ “mở luân xa” vào google ta sẽ thấy vô số thông tin liên quan. Cách đây hơn thế kỷ, những tài liệu đầu tiên về hệ thống luân xa (chakras) đươc phổ biến trong thế giới Tây phương chỉ là một vài quyển sách, hoặc là dịch từ những cổ thư của Ấn độ hoặc Tây tạng, hoặc do các nhà Huyền bí học viết ra từ những khảo cứu của bản thân mình. Trong giới Thần triết học chỉ có Ông C.W. Leadbeater viết quyển The Chakras, còn bà H.P. Blavatsky gần như không nhắc gì đến hệ thống Chakras trong các sách của mình, trừ trong một số tài liệu huấn luyện của Trường Bí Giáo (Esoteric Section). Ngoài giới Thần Triết, có Arthur Avalon với quyển Serpent Power dịch và chú giải các Tantra của Ấn độ nói về Kundalini cũng được đánh giá cao. Sự cẩn thận của các bậc tiền nhân có lý do chánh đáng của nó. Như đức D.K đã cảnh cáo: khi bạn bắt đầu tìm hiểu và làm việc với các chakras và kundalini là bạn thật sự đang đùa với lửa. Trong trường hợp nầy, có lẽ câu nói “sự hiểu biết nửa vời còn nguy hiểm hơn không hiểu biết gì cả” sẽ đúng hơn là câu ngạn ngữ “nửa cái bánh còn tốt hơn là không có gì cả“.

    Nhiều người thường nhầm lẫn giữa những những quyền năng tâm linh bậc thấp và bậc cao, và xem bất kỳ ai đó có những quan năng như nhãn thông, nhĩ thông là những người tiến hóa cao tột. Đây là sự nhầm lẫn tai hại, và thực tế đã cho thấy rằng những vị tự xưng là nhà ngoại cảm nhiều khi trình độ trí tuệ và đạo đức không hơn người thường bao nhiêu, đôi khi còn ngược lại. Thấy không có nghĩa là biết. Một người thợ và một nhà bác học như Newton hay Albert Einstein cùng nhìn và thấy vũ trụ như nhau, nhưng chắc chắn sự hiểu biết về vũ trụ của hai bên hoàn toàn khác nhau một trời một vực. Những quan năng như clairvoyance hay clairaudiance (nhìn và thấy trên cõi trung giới) không nói lên một trình độ tâm linh hay tiến hóa siêu phàm gì cả, và một vài giống dân sơ khai kém tiến hóa hay vài loài thú cũng sở hữu những quan năng nầy. Trong lịch sử tiến hóa của nhân loại, các giống dân chánh thứ 3 (giống dân Lemurian – xem The Secret Doctrine của H.P. Blavatsky) được cho là sở hữu con mắt thứ ba (the third eye). Tuy nhiên, theo dòng tiến hóa thì các quan năng nầy tạm thời chìm dưới tâm thức, và con người tập trung vào phát triển trí tuệ trong giống dân chánh thứ 5. Trong những chu kỳ tiến hóa về sau, những quan năng nầy sẽ phát triển trở lại những ở một bình diện cao hơn, nó không còn là những quan năng bậc thấp (lower psychic powers) mà là các quan năng bậc cao(higher psychic power). Và tiến hóa diễn tiến theo hình xoáy ốc, tuần tự lập lại những chu kỳ trước đó nhưng ở một mức độ ngày càng cao hơn mãi…

    Do đó, khi dịch các từ clairvoyance hay clairaudiance bằng thần nhãn hay thần nhĩ dễ gây sự hiểu nhầm, cho đây là những quyền năng cao cả, siêu nhiên. Thành ra, việc các nhà Thần triết sau nầy gọi nó là nhãn thông (hay thấu thị) thì hợp lý hơn và tránh những huyễn cảm sai lạc.

    Như vậy, clairvoyance hay clairaudiance không phải là cái mà người học đạo mong cầu hay tìm cách hoạch đắc.Cái mà chúng ta cần là sự phát triển trí tuệ, trực giác, đức hạnh, và khi đó những quyền năng cần thiết sẽ đến với chúng ta. Có lẽ lời dạy sau của đức D.K là một lời nhắc nhở mà những người học đạo phải ghi tâm:

    Nếu một người nào đó bằng năng lực của ý chí hay do sự phát triển quá mức của trí tuệ thực hiện được sự hòa hợp những ngọn lửa của vật chất nầy [kundalini và prana] và khơi hoạt nó lên, y sẽ đối diện với những mối nguy hiểm như điên loạn, ma ám, chết chóc hoặc bị bệnh trầm trọng ở một bộ phần nào đó của cơ thể y. Y cũng sẽ bị rủi ro qua việc phát triển quá độ những xung động tìnhdục do những mãnh lực nầy [kundalini] đi lên không đúng cách, hoặc bị lái đến những luân xa không mong muốn. Lý do của điều nầy là vật chất của cơ thể y chưa đủ tinh khiết để chịu đựng được sự hợp nhất của các ngọn lửa, và các vận hà dọc theo xương sống vẫn còn bị nghẻn lại (clogged and blocked), và do đó trở thành một vật cản, lái ngọn lửa trở lại và hướng xuống. Luồng hỏa nầy (được hợp nhất bằng quyền năng của tâm trí chứ, không kết hợp đồng thời với sự tuôn xuống của Tinh thần) đốt cháy các lưới dĩ thái, và các mãnh lực ngoại lai không mong muốn, thâm chí các vong linh, có thể xâm nhập vào y. Chúng sẽtàn phá những gì còn sót lại của thể dĩ thái, các tế bào não, hoặc thậm chí cả xác thân của y.

    Một người khinh suất không biết Cung của mình [cung của Chơn thần và Chơn Ngã] và do đó không biết dạng tam giác hình học đúng cách để lưu chuyển luồng hoả từ luân xa nầy đến luân xa khác, sẽ khiến luồng nội hoả lưu chuyển sai cách, hậu quả là sẽ đốt cháy các tế bào của y. Trong trường hợp nhẹ nhất, điều nầy sẽ làm thụt lùi lại sự tiến hoá của y một vài kiếp sống, bởi vì y phải bỏ mất nhiều thời gian để xây dựng lại những gì đã bị tàn phá, và lập lại theo cách đúng đắn những gì cần phải làm.

    Còn nếu y tiếp tục theo đuổi đường lối sai lạc nầy, bỏ qua sự phát triển tinh thần, chỉ tập trung vào nỗ lực tâm trí để điều khiển vật chất cho các mục tiêu ích kỷ, và nếu y tiếp tục điều nầy mặc kệ những khuyến cáo từ chân ngã của y, của các bậc huấn sư đang trông nom y, nếu điều nầy tiếp tục trong một thời gian dài sẽ mang đến cho y sự hủy diệt cuối cùng trong Đại chu kỳ Manvantara nầy. H.P.B có ám chỉ đến điều nầy khi đề cập đến những trường hợp “mất linh hồn”. Ở đây chúng tôi nhấn mạnh sự hiện thực của điều nầy nhằm cảnh cáo những ai mong tiếp cận đề tài các luồng hỏa vật chất với những hiểm nguy ẩn tàng trong đó. Sự hòa hợp (blending) của các luồng hỏa vật chất nầy phải là kết quả của tri thức thiêng liêng, và phải được điều khiển duy nhất bởi Ánh sáng của Tinh thần, vốn hoạt động thông qua tình thương và vốn là tình thương, và mong mỏi sự hợp nhất tối hậu không phải để thỏa mãn những ham muốn vật chất, nhưng bởi vì mong muốn được giải thoát và tinh khiết hóa để có thể đạt đến sự hợp nhất cao cả hơn với Thượng đế. Mong muốn đạt đến sự hợp nhất nầy không phải vì các mục tiêu ích kỷ, nhưng bởi vì nhằm đạt đến sự hoàn thiện của nhóm và nhằm phục vụ nhân loại một cách rộng rãi và hiệu quả hơn.

    The unwary man, being unaware of his Ray and therefore of the proper geometrical form of triangle that is the correct method of circulation from center to center, will drive the fire in unlawful progression and thus burn up tissue; this will result then (if in nothing worse), in a setting back for several lives of the clock of his progress, for he will have to spend much time in rebuilding where he destroyed, and with recapitulating on right lines all the work to be done.

    Should a man, by the power of will or through an over-development of the mental side of his character, acquire the power to blend these fires of matter and to drive them forward, he stands in danger of obsession, insanity, physical death, or of dire disease in some part of his body, and he also runs the risk of an over-development of the *** impulse through the driving of the force in an uneven manner upwards, or in forcing its radiation to undesirable centers. The reason of this is that the matter of his body is not pure enough to stand the uniting of the flames, that the channel up the spine is still clogged and blocked, and therefore acts as a barrier, turning the flame backwards and downwards, and that the flame (being united by the power of mind and not being accompanied by a simultaneous downflow from the plane of spirit), permits the entrance, through the burning etheric, of undesirable and extraneous forces, currents, and even entities.These wreck and tear and ruin what is left of the etheric vehicle, of the brain tissue and even of the dense physical body itself.

    If a man persists from life to life in this line of action, if he neglects his spiritual development and concentrates on intellectual effort turned to the manipulation of matter for selfish ends, if he continues this in spite of the promptings of his inner self, and in spite of the warnings that may reach him from Those who watch, and if this is carried on for a long period he may bring upon himself a destruction that is final for this manvantara or cycle. He may, by the uniting of the two fires of matter and the dual expression of mental fire, succeed in the complete destruction of the physical permanent atom, and thereby sever his connection with the higher self for aeons of time. H. P. B. has somewhat touched on this when speaking of “lost souls”; we must here emphasize the reality of this dire disaster and sound a warning note to those who approach this subject of the fires of matter with all its latent dangers. The blending of these fires must be the result of spiritualized knowledge, and must be directed solely by the Light of the Spirit, who works through love and is love, and who seeks this unification and this utter merging not from the point of view of sense or of material gratification, but because liberation and purification is desired in order that the higher union with the Logos may be effected; this union must be desired, not for selfish ends, but because group perfection is the goal and scope for greater service to the race must be achieved. [Cosmic Fire trang 128]

    Hậu quả của việc “mở luân xa” không đúng cách như đức DK đề cập đến (điên loạn, bệnh tật, chết chóc, ma ám …) trên mạng internet có đề cập nhiều. Do đó người học đạo phải cẩn thận và có trí phân biện. Việc khai mở các luân xa (the awakening of the chakras) không phải là chuyện một sớm một chiều, những gì mà chúng ta sở hữu ngày hôm nay là kết quả của hằng triệu năm tiến hóa. Đề cập đến các luân xa, đức D.K chỉ dùng từ awakening, hàm ý một quá trình lâu dài, kết quả của nhiều kiếp sống. Việc một vài cá nhân dạy cách mở các luân xa bằng tham thiền, bằng ngoại lực của một ai đó trong một thời gian ngắn có lẽ không phù hợp với lý lẽ tự nhiêntiềm ẩn nhiều rủi ro vì thiếu hiểu biết. Quan trọng nhất trong hệ thống luân xa là sự quân bình giữa các luân xa. Thái quá hay bất cập đều có hại. Nhưng có lẽ trừ các bậc thánh nhân, các Chân sư, hệ thống chakras của chúng ta chúng ta ít nhiều điều lệch lạc. Đối với giống dân thứ 4 (giống dân Atlantean) luân xa phát triển mạnh nhất là luân xa tùng thái dương, và điều nầy cũng đúng với đa phần nhân loại hiện nay vốn sống thiên nặng về cảm tính (astrally polarised). Một số người sống thiên về trí tuệ (mentally polarised) thì các luân xa tim và cuống họng bắt đầu phát triển.Việc luân xa nào phát triển mạnh hơn các luân xa còn lại đều dẫn đến các rắc rối hoặc bệnh tật liên quan đến luân xa đó, cụ thể hơn là vùng cơ thể lân cận của luân xa. Đối với luân xa Tùng thái dương thì đó là vùng bụng bao gồm gan, bao tử, lá lách, ruột … căn bệnh ung thư của các cơ quan trong vùng nầy được cho là có căn nguyên từ sự phát triển thái quá của luân xa tùng thái dương.

    Và như đức DK khuyến cáo, quan trọng nhất là không bao giờ tham thiền lên các luân xa khi bạn không biết rõ, nhất là các luân xa dưới hoành cách mạc, bởi vì người hoc đạo biết rằng năng lượng đi theo tư tưởng (energy follows thought). Việc tập trung tự tưởng lên một luân xa nào đó mà không biêt rõ tình trạng của luân xa đó là việc làm nguy hiểm, dẫn đến việc kích thích thái quá (over-stimulation) luân xa đó, và hậu quả là sự ngưng đọng năng lượng (congestion) tại luân xa, và bệnh tật sẽ phát sinh.

    Trong phần 2, chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu thêm về hệ thống các luân xa qua giáo lý của đức D.K

    Last edited: 18/08/2016
    traderdoclap thích bài này.
  2. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Luân xa (Chakras) – Phần II – Tổng quan về các luân xa (tt)[​IMG]

    [​IMG]
    [​IMG]
    1. Chakras là gì?
    Chakra trong tiếng Phạn nghĩa là bánh xe quay, hay luân xa. Trong quyển The Chakras, Ông Leadbeater giải thích như sau:

    Chakras hay Trung tâm lực là những điểm giao tiếp mà tại đó năng lượng chảy từ một khí thể nầy đến một khí thể khác. Bất kỳ ai có chút ít nhãn thông đều có thể dễ dàng thấy chúng trong thể dĩ thái, trông chúng giống như những dòng xoáy năng lượng, bề mặt lõm vào giống như một cái đĩa. Ở một người bình thường chúng trông giống như những vòng tròn nhỏ có đường kính khoảng 2in (5cm), toả sáng một cách yếu ớt; nhưng ở một người tiến hoá cao chúng giống như những xoáy ốc chói sáng rực rỡ, kích thước lớn hơn rất nhiều, gần giống như những mặt trời tí hon. Chúng đôi khi được cho là tương ứng với những cơ quan trong cơ thể con người. Thật ra chúng nằm trên bề mặt của thể dĩ thái (thể nầy vươn ra ngoài phạm vi của xác thân hồng trần một ít). Chúng ta có thể hình dung được hình dạng của các luân xa bằng cách tưởng tượng như đang nhìn vào đài hoa một bông hoa bìm bìm. Cọng của các cánh hoa nầy vươn ra từ một điểm trên xương sống (Xem hình 2 và 2b)

    Năng lực thiêng liêng từ cõi cao đổ vào các luân xa tạo ra các làn sóng thứ cấp chuyển động theo vòng tròn, theo chiều vuông góc với lực đổ vào, giống như một thanh nam châm khi ấn vào một cuộn dây điện tạo ra một dòng điện cảm ứng chạy trong cuộn dây theo chiều vuông góc với từ trường của nam châm.

    Bản thân các lực sơ cấp khi đổ vào các luân xa lại túa ra theo đường thẳng vuông góc với chiều đổ vào, tạo thành các nan hoa của bánh xe mà tâm hay moay-ơ của bánh xe lại là tâm của luân xa. Mỗi luân xa có số nan hoa khác nhau. Vì lý do nầy mà trong kinh sách đông phuong các luân xa còn gọi là các bông hoa (hay hoa sen). (xem hình 3)
    [​IMG]
    Theo Ông C.W. Leadbeater, trong thể dĩ thái (etheric body) của con người có 7 luân xa chính, theo thứ tự từ trên đỉnh đầu xuống như sau:

    1. Luân xa đỉnh đầu (Crown chakra – Head center): gồm 2 vòng, vòng bên trong có 12 cánh và vòng bên ngoài 960 cánh.
    2. Luân xa trán (brow chakra hay ajna center): gồm 96 cánh, chia thành hai nửa, mỗi một nửa 48 cánh.
    3. Luân xa cuống họng (throat chakra hay throat center): 16 cánh
    4. Luân xa tim: nằm gần quả tim, có 12 cánh.
    5. Luân xa rốn (navel chakra): 10 cánh
    6. Luân xa lá lách (Spleen chakra): 6 cánh
    7. Luân xa gốc (Root chakra): 4 cánh
    Số cánh của mỗi luân xa đều có một ý nghĩa huyền linh

    [​IMG]
    H4. Luân xa đỉnh đầu (12+960 cánh – theo Ông C.W. Leadbeater)
    [​IMG]
    H5. Luân xa trán (Ajna 2×96 cánh)
    [​IMG]
    H6. Luân xa rốn (10 cánh)
    [​IMG]
    H7. Luân xa tim (12 cánh)
    [​IMG]
    H8. Luân xa lá lách (6 cánh)
    [​IMG]
    H9. Luân xa gốc (root chakra – 4 cánh)
    Bảng liệt kê luân xa của Ông C.W. Leadbeater có đôi chút khác với cách liệt kê truyền thống của Kinh sách Ấn độ. Đức D.K trong quyển sách đầu tiên của Ngài (Thư về tham thiền huyền môn) cũng dạy và liệt kê gần tương tự như Ông C.W. Leadbeater, nhưng trong các quyển sách về sau Ngài dạy khác hẳn. Trong A Treatise on Cosmic FireEsoteric Healing luân xa lá lách không còn liệt kê như là một trong 7 luân xa chính nữa, thay vào đó là luân xa xương cùng (sacral center, hay còn gọi là luân xa tính dục, cũng có 6 cánh). Luân xa rốn (Navel chakra) được Ngài gọi là luân xa Tùng Thái dương (Solar Plexus). Luân xa trán (Brow chakra) Ngài gọi bằng tên tiếng Phạn là Ajna, và luân xa gốc (Root center) được Ngài gọi là luân xa ở đáy cột sống (the center at the base of the spine). Luân xa lá lách có một vai trò đặc biệt trong việc hấp thu sinh khí Prana, thuần tuý liên quan đến vật chất. Ngoài ra một điểm quan trọng cần lưu ý, theo Ông C.W. Leadbeater thì miệng của các luân xa nằm trên bề mặt của thể dĩ thái về phía trước mặt (xem hình 2), trong khiđức D.K nhấn mạnh trừ hai luân xa ở vùng đầu (luân xa đỉnh đầu và Ajna center), các luân xa còn lại có miệng nằm ở phía lưng, cách cột sống khoảng 2-3 inch:

    … Qui luật cổ dạy rằng người đệ tử “hãy học cách làm việc và suy nghĩ với cột sống, chứ không với cái đằng trước thân mình”. Các nhà thông linh bậc trung (average psychic) xem các luân xa tùng thái dương và cuống họng(hai luân xa duy nhất mà họ dường như có biết đôi điều về chúng) nằm ở phía đằng trước thân mình. Điều nầykhiến năng lượng đi xuống theo con đường giáng hạ thay vì đi lên theo con đường thăng thượng tiến hoá của cột sống. Điều nầy rất quan trọng. [Esoteric Psychology II trang 589]

    Let him “learn to work and think with the spine and head and not with the forefront of the body”, as the ancient rule can be translated. The idea is that the average psychic regards the solar plexus and throat centers (the only two about which they seem to know anything) as existing in the front and center of the torso or the front of the throat.This carries the energy downwards by the involutionary route and not upwards by the evolutionary route of the spinal column. This is of moment. [EPII 589]

    Trong trích dẫn từ qui luật trên, người đệ tử được khuyên chỉ làm việc với luân xa phía sau cột sống, chứ không làm việc với các đằng trước thân mình, và đức DK nhấn mạnh điều này là quan trọng.

    Một điểm khác nữa là luân xa tim nằm giữa hai bờ vai, về phía mặt sau lưng và cách bề mặt lưng từ 2 đến 3 inch (5cm-8cm), không như Ông Leadbeater vẽ là nằm ngay vị trí trước mặt, ngay vùng trái tim. Điều nầy rất quan trọng trong các bài tham thiền mà đức D.K dạy khi chúng ta quán tưởng hình ảnh Chân sư ở vị trí của luân xa tim.(Meditation on the Master in the Heart) (Xem hình 4)
    [​IMG]
    Theo C.W. Lead beater, thì đường kính luân xa của một người nằm trong khoảng từ 2 inch – 6 inch (5cm đến 15cm), luân xa càng lớn thì nó càng phát triển (awakened), con người càng tiền hoá. Đức D.K dạy rằng quá trình phát triển của một luân xa giống như bất kỳ một đơn tử (atom) vật chất nào đều có thể phân thành 5 thời kỳ, tượng trưng qua các biểu tượng sau:

    [​IMG]1. Vòng tròn: Ở giai đoạn nầy luân xa trông giống như một trũng hình đĩa (như C.W. Leadbeater mô tả), chiếu ánh sáng mờ nhạt, không sức sống. Luân xa quay rất chậm, gần như không thấy được chuyển động của nó. Giai đoạn nầy tương ứng với thời kỳ kém tiến hoá nhất của con người, với những giống dân phụ đầu tiên của Giống dân chánh thứ 3 (Lemurian).
    [​IMG] 2. Vòng tròn với một điểm ở trung tâm: Luân xa chuyển động nhanh hơn trước, và ở trung tâm của luân xa ta thấy xuất hiện một điểm lửa chiếu sáng le lói. Giai đoạn nầy tương ứng với giống dân Lemurian về sau khi tâm trí hơi bắt đầu phát triển đôi chút.
    [​IMG] 3. Vòng tròn chia đôi: Trong giai đoạn nầy điểm sáng ở trung tâm của luân xa trở nên linh hoạt hơn; chuyển động xoay tròn làm nó chói sáng hơn trước, phóng chiếu các tia lửa ra theo hai chiều khác nhau khiến cho luân xa dường như bị chia đôi. Chuyển động của luân xa nhanh hơn trước nhiều, và ngọn lửa chia đôi vòng tròn di chuyển tới lui, kích thích ánh sáng của trung tâm luân xa ngày càng sáng hơn. Giai đoạn nầy tương ứng với thời kỳ của guiống dân Atlantean.
    [​IMG] 4. Vòng tròn chia làm 4: Bây giờ đến giai đoạn trung tâm của luân xa cực kỳ linh hoạt, và chữ thập bên trong luân xa cùng xoay vòng với luân xa, tạo nên một vẻ đẹp rực rỡ và một sự linh động to lớn. Con người đã đạt đến một giai đoạn phát triển rất cao về trí tuệ, tương ứng với giống dân chánh thứ 5 hay cuộc tuần hoàn thứ 5. Y đồng thời ý thức được hai hoạt động trong y được biểu tượng bằng bánh xe quay và chữ thập bên trong luân xa cùng quay tròn. Y đã ý thức được giá trị tinh thần, tuy rằng y vẫn còn tích cực hoạt động trong cuộc sống của phàm ngã, và y đang tiến gần đến Con đường Dự bị.
    [​IMG]5. Chữ vạn (swastika): Ở giai đoạn nầy luân xa trở nên bốn chiều; chữ thập bên trong luân xa có thể diễn tả như xoay trên trục của nó, và phóng các tia lửa ra theo mọi hướng, và luân xa lúc nầy có thể diễn tả như một quả cầu lửa thay vì một bánh xe lửa. Nó đánh dấu giai đoạn Con đường đạo trong hai phân khúc [Con đường đệ tử và Con đường điểm đạo]. Cuối giai đoạn nầy các luân xa trông giống như các quả cầu lửa chói sáng rực với các nan hoa của luân xa hoà nhập lại vào nhau thành “ngọn lửa đốt cháy toàn thể”
    Diễn trình từ giai đoạn một đến giai đoạn 5 xảy ra trong hằng triệu năm. Bằng cách nào con người khai mở (awaken) luân xa , lưới dĩ thái là gì, sự chuyển hoá năng lượng từ luân xa thấp lên luân xa cao ra sao …

    Những điều nầy ta sẽ tiếp tục nghiên cứu trong các phần tiếp theo
    traderdoclap thích bài này.
  3. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Những nhà khoa học lỗi lạc nhất tin vào thuyết vô thần hay hữu thần?
    Trên tuyến xe lửa đi về Paris, có một thanh niên trẻ ngồi cạnh một cụ già. Chỉ ít phút sau khi đoàn tàu chuyển bánh, cụ rút trong túi áo ra một cỗ tràng hạt và chìm đắm trong cầu nguyện. Người sinh viên quan sát cử chỉ của cụ già với vẻ bực bội.

    Sau một hồi lâu, xem chừng không thể chịu nổi, anh ta mạnh dạn lên tiếng:

    “Thưa Ông, Ông vẫn còn tin vào những chuyện nhảm nhí thế à?”


    Cụ già thản nhiên trả lời: “Đúng vậy, tôi vẫn tin. Còn cậu, cậu không tin sao?”

    Người thanh niên xấc xược trả lời:

    “Lúc nhỏ tôi có tin, nhưng bây giờ làm sao tôi có thể tin vào những chuyện nhảm nhí ấy được, bởi vì khoa học đã mở mắt cho tôi. Ông cứ tin tôi đi và hãy học hỏi những khám phá mới của khoa học, rồi ông sẽ thấy rằng những gì ông tin từ trước đến nay đều là những chuyện nhảm nhí hết.”

    Cụ già nhỏ nhẹ hỏi người sinh viên:

    “Cậu vừa nói về những khám phá mới của khoa học, liệu cậu có thể giúp tôi hiểu được chúng không?”

    Người sinh viên nhanh nhảu trả lời:

    “Ông cứ cho tôi địa chỉ, tôi sẽ gởi sách vở đến cho ông, rồi ông sẽ say mê đi vào thế giới phong phú của khoa học cho mà xem.”

    Cụ già từ từ rút ra trong túi ra một tấm danh thiếp và trao cho người sinh viên. Đọc qua tấm danh thiếp, người sinh viên bỗng xấu hổ đến tái mặt và lặng lẽ rời sang toa khác. Bởi vì trên tấm danh thiếp ấy có ghi:

    Louis Pasteur, viện nghiên cứu khoa học Paris.
    Đọc xong câu chuyện trên, bạn cảm thấy thú vị hay băn khoăn nhiều hơn? Khoa học liệu có mâu thuẫn với tín ngưỡng vào Thần? Louis Pasteur là một trong những nhà khoa học vĩ đại nhất trong lịch sử, với những khám phá về vi trùng, tẩy trùng, về tiêm chủng, miễn dịch… Người đặt nền tảng cho ngành vi sinh vật học này từng phát biểu: “Một ít khoa học làm ta xa rời Chúa; nhiều khoa học làm ta quay về với Chúa

    Lấy cảm hứng từ câu nói của Pasteur, bài viết này sẽ cố gắng tìm lại mối liên kết giữa khoa học và tín ngưỡng vào Thần qua những dẫn chứng giản dị và dễ hiểu nhất.

    Khoa học là gì?
    Khoa học hiện đại đã thẩm thấu vào hầu như mọi lĩnh vực có liên quan tới cuộc sống con người, đến nỗi rất nhiều người đã coi khoa học hiện đại cũng giống như chân lý một cách không tự biết, còn “phi khoa học” lại trở thành một danh từ đồng nghĩa với sai lầm.

    Trên thực tế từ khoa học (Science) bắt nguồn từ trong chữ La tinh, nghĩa nguyên gốc là “học vấn”, căn bản là chuyện khác với chân lý.

    Nói rộng ra, khoa học chính là không ngừng tìm kiếm những phương pháp để tiếp cận với quy luật của vũ trụ và thể hệ kiến thức được hình thành từ đó. Khoa học hiện đại là một bộ những hệ thống và thể hệ tri thức, dùng hình thức logic và phương pháp chứng thực làm cơ sở để nhận thức và tìm kiếm quy luật của thế giới vật chất, ở đây chúng ta gọi nó là khoa học thực chứng.

    Từ nghĩa này, khoa học chứng thực hoàn toàn không đồng nghĩa với chân lý cuối cùng, và khoa học cần luôn sẵn sàng kiểm nghiệm lại sự vật và cập nhật theo sự phát triển nhận thức của con người. Đồng thời chúng ta cũng không thể đảm bảo rằng phương pháp tìm kiếm của khoa học thực chứng hiện đại là duy nhất để tìm kiếm chân lý của vũ trụ.

    Tính hạn chế của khoa học
    Cùng với sự phát triển chóng mặt, khoa học hiện đại cũng đã dần dần mang tới cho nhân loại nhiều vấn đề đau đầu. Một lớp những nhà khoa học có tầm nhìn xa đã bắt đầu nhận thức được giới hạn của khoa học hiện đại.

    Cơ sở triết học của khoa học chứng thực đến từ phương Tây, đã phân chia thế giới hoàn chỉnh thành hai phạm trù độc lập: vật chất và tinh thần, do đó quan niệm về tự nhiên được thiết lập đã phân tách con người và tự nhiên, con người và thế giới, tâm và vật. Hậu quả của nó chính là không thể chứng minh được bản chất của hoạt động tinh thần, mối quan hệ giữa tinh thần và vật chất, tác dụng của tinh thần với vật chất, mà sinh mệnh của con người lại là một thể hợp nhất giữa tinh thần và vật chất.

    Như vậy, hoạt động tinh thần nằm ngoài tầm mắt của khoa học thực chứng hiện đại, đạo đức lại chỉ là thuyết giáo thuần túy không có cơ sở vật chất, con người và tự nhiên cũng không còn là một thể hoàn chỉnh. Một trong những hậu quả của nó chính là sự đối lập giữa con người và tự nhiên. Sự phát triển của khoa học do con người đóng vai trò chủ đạo lại có những thiếu sót rất lớn:

    • James Watt phát minh ra động cơ hơi nước, từ đó đã mang lại cho Cách mạng Công nghiệp một thời đại mới sử dụng nguồn năng lượng nhiên liệu hóa dầu với quy mô lớn. Ai cũng không thể nghĩ được rằng nhân loại 200 năm sau sẽ vì vậy mà rơi vào khó khăn do hiệu ứng nhà kính.
    • Người ta cho rằng phát minh về chất làm lạnh mang tới cho nhân loại vô số tiện ích, không ai nghĩ tới vài chục năm sau, nó đã phá hoại tầng ô-zôn, gần như đã trở thành sát thủ hủy diệt nhân loại.
    • Cô-ca-in là loại thuốc công hiệu dùng gây mê trong ngành y, nhờ nó mà có nhiều sinh mạng đã được cứu. Nhưng ngày nay những người hút cô-ca-in đã dùng trăm phương nghìn kế để kiếm được nó. Không quá thổi phồng khi nói: Cô-ca-in hủy diệt mạng sống còn nhiều hơn số người nó cứu được.
    • Khi Einstein phát hiện ra phương trình chuyển hóa giữa năng lượng và khối lượng (E=MC^2), ông không thể ngờ vài chục năm sau, vũ khí hạt nhân lại trở thành thanh gươm treo lơ lửng trên đầu nhân loại
    Einstein từng nói: “Khoa học là một công cụ có sức mạnh. Dùng nó như thế nào, rốt cuộc là nó mang lại hạnh phúc hay mang lại tai nạn cho con người, hoàn toàn quyết định ở bản thân mình, chứ không quyết định bởi công cụ.”

    Theo Einstein, khoa học đối với nhân loại là phúc hay là họa, không thể giải quyết từ bản thân khoa học, chỉ con người tự mình mới có thể giải quyết. Về điểm này thì ông cho rằng, ngoài tôn giáo truyền thống (để phân biệt với tôn giáo bị pha tạp và biến chất) thì không giải pháp nào có thể so sánh được. Ông nói: “Nếu chúng ta cắt bỏ hết thảy tất cả những thứ sau này phụ thêm vào, đặc biệt là những thứ mà các giáo sĩ truyền giáo đã thêm thắt vào trong Đạo Ki-tô vốn được những nhà tiên tri kiến lập từ đạo Do Thái và Cơ Đốc giáo, vậy thì sẽ lưu lại những giáo nghĩa có thể chữa trị mọi bệnh tật của xã hội nhân loại.” Tại đây Einstein đã nhận thức được cục diện tương lai của khoa học hiện đại do tinh thần và vật chất bị tách rời nhau.
    Rất nhiều những nhà khoa học tỉnh táo đã nhận thức được vấn đề này. Năm 1992, Liên Hợp Quốc đã tổ chức Hội nghị Môi trường và Phát triển thế giới tại Rio de Janeiro thuộc Brazil, với sự tham dự của các nguyên thủ quốc gia. Một bức thư có chữ ký của hơn 120 người đoạt giải Nobel đã được đưa tới hội nghị, khiến mọi người bừng tỉnh. Trong bức thư viết: “Nhân loại và tự nhiên đã ở vào thế xung đột mãnh liệt. Những hoạt động của nhân loại đã phá hoại nghiêm trọng môi trường và những tài nguyên trọng yếu, mà kiểu phá hoại này thường là không thể khôi phục lại. Nếu không kiểm điểm lại thì rất nhiều hoạt động của chúng ta sẽ đặt xã hội nhân loại và các loài động thực vật vào tình thế cực kỳ nguy hiểm. Hơn nữa có thể còn khiến cả thế giới đầy sự sống này trở thành một thế giới không thể duy trì bất kỳ phương thức sự sống nào mà chúng ta biết. Nhằm tránh những xung đột sắp tới, việc cải biến về bản chất (những hoạt động của con người) đã vô cùng cấp bách.”

    Khoa học chân chính không phủ nhận thuyết hữu thần
    Theo từ điển Oxford, trong một số tín ngưỡng như Cơ Đốc, Thần là từ dùng để chỉ đấng sáng tạo và cai quản vũ trụ, và nguồn gốc của tất cả quy phạm đạo đức, một sinh mệnh cao cấp. Trong một số tín ngưỡng khác, Thần còn là sinh mệnh siêu phàm hay một trí tuệ siêu thường, được con người thờ phụng. Trong bài viết này, khái niệm “Thần” bao gồm cả Phật, Đạo, Thần bởi vì họ đều có trí huệ phi thường và năng lực vượt xa con người.

    Nếu chỉ nói về bản thân sự phát triển khoa học, nó hoàn toàn không chứng minh Thuyết vô Thần.

    Theo quan điểm tôn giáo chính thống, con người là do Thần tạo ra, con người phủ định sự tồn tại của Thần cũng giống như vi khuẩn được nuôi cấy trong phòng thí nghiệm mưu đồ phủ nhận sự tồn tại của con người, là điều vô ích. Bởi vì từ phương pháp thực nghiệm của khoa học hiện đại, đối với việc chứng thực Thuyết vô Thần, cần phải yêu cầu phủ định sự tồn tại của Thần tại tất cả phạm vi thời gian và không gian trong toàn vũ trụ, điều này đương nhiên cũng bao gồm cả phạm vi không gian và thời gian mà con người vĩnh viễn còn chưa nhận thức được.

    Vũ trụ cự đại, đa dạng, phức tạp như vậy, ai có thể bảo đảm được từ vĩ quan bao la tới vi quan vô hạn chỉ có con người là sinh mệnh cao cấp? Thậm chí ai có thể đảm bảo rằng hình thức tồn tại của sinh mệnh chỉ có thể dựa vào hình thức axit amin mà chúng ta biết?

    Xem thêm: Video: Phạm vi vũ trụ mà con người đã biết

    Nói sâu thêm một bước nữa, vũ trụ học hiện đại cho rằng vật chất tối (dark matter) chiếm 2/3 vũ trụ mà con người không thể quan sát, đo lường; tức là cho dù dùng hết kỹ thuật đo lường của nhân loại thì vẫn còn 2/3 vũ trụ chúng ta không hề biết. Vật lý lý luận hiện đại đưa ra lý luận thế giới phẳng, cho rằng vũ trụ của chúng ta không chỉ là không gian ba chiều như những gì chúng ta có thể cảm nhận được. Vậy thì ai có thể đảm bảo rằng không gian khác không có sinh mệnh cao cấp?

    Nếu không gian khác tồn tại sinh mệnh cao cấp, nếu họ có sự từ bi vượt rất xa so với con người, có đại trí huệ, ngộ được những chân lý của vũ trụ và có năng lực siêu phàm, vậy thì với con người mà nói, họ chẳng phải là Phật, Đạo, Thần sao? Do đó, dù về logic, kỹ thuật, hay từ góc độ khoa học, thì đều chứng minh rằng Thuyết vô Thần không thể thao túng được.

    Điều cần chỉ ra là chúng ta không phản đối bất kỳ một người nào tin thờ “Thuyết vô Thần”. Là một con người mà nói, tin Thần và không tin Thần lẽ ra nên là sự lựa chọn tự do không cần bàn cãi.

    Trong xã hội thông thường sẽ có người tín ngưỡng hữu Thần và vô Thần hoàn toàn có thể cùng chung sống hòa bình. Nhưng khi chính phủ dùng thủ đoạn cưỡng chế nhồi nhét Vô Thần luận trong toàn xã hội, đàn áp tín ngưỡng vào Thần khiến mất đi tín ngưỡng của cả một xã hội, tất nhiên sẽ khiến hệ thống giá trị xã hội truyền thống vốn có mất đi chỗ dựa, từ đó dẫn tới toàn xã hội trượt xuống vũng bùn của chủ nghĩa vật chất, chủ nghĩa túng dục.

    Giáo dục nhồi nhét làm méo mó khoa học, kìm kẹp tư tưởng
    Lấy Trung Quốc làm ví dụ, khi Giang Trạch Dân viếng thăm nước Mỹ đã hỏi tổng thống Bill Clinton: Vì sao khoa học nước Mỹ lại phát triển như vậy mà vẫn có nhiều người tín ngưỡng tôn giáo? Đây chính là một trong những ví dụ điển hình cho kiểu tư duy “một ít khoa học.”

    Kỳ thực, chính quyền Trung Quốc dốc toàn lực để nhồi nhét khoa học hiện đại, tuyên truyền cái gọi là “Thuyết vô Thần khoa học” mấy chục năm nay, vì sao đường đường một nước lớn với 1,3 tỷ dân lại chẳng có lấy một người đạt giải Nobel? (trừ Tu You You, mãi đến năm 2015). Còn những người hoa tại hải ngoại đạt giải Nobel ngược lại đều chưa từng bị nền giáo dục nhồi nhét?

    Kỳ thực chính quyền nhồi nhét khoa học hiện đại, hoàn toàn không phải là vì phát triển khoa học kỹ thuật, mà thực chất là để đàn áp tín ngưỡng, kìm kẹp tự do tư tưởng. Nhưng điều cần cho sáng tạo khoa học chính là một môi trường tư tưởng tự do. Giáo dục nhồi nhét là cực lực đối lập với khoa học và tín ngưỡng, hình thành một xu hướng tư duy cứng nhắc trong đầu óc nhân dân, cho rằng tín ngưỡng vào Thần nhất định sẽ dẫn đến sự ngu dốt, dẫn đến “phản khoa học”, miêu tả những tín đồ tôn giáo là một nhóm người bị lừa gạt văn hóa thấp và tìm kiếm sự an ủi tâm linh.

    Việc nhà khoa học tin vào Thần không hề ngăn cản thành tựu khoa học
    Trên thực tế, lần giở lịch sử chúng ta sẽ thấy, những nhà khoa học vĩ đại trong thời kỳ khoa học phát triển đỉnh cao, gồm Copernicus, Descartes, Galileo và Newton đều tự xưng mình tuyệt đối tin vào Sáng thế chủ, cho rằng thế giới này, kiệt tác của Thần là có quy luật, đang đợi các nhà khoa học đi phát hiện chứng thực.

    Nghiên cứu khoa học và tín ngưỡng vào Thần của cá nhân không phải là mối quan hệ như nước với lửa. Có một sự thực không thể phủ nhận, một lượng lớn những nhà khoa học lưu danh sử sách đều có tín ngưỡng tôn giáo, như:

    • Kepler – người đặt nền móng cho thiên văn học hiện đại,
    • Boyle- nhà tiên phong của hóa học hiện đại,
    • Faraday – người phát hiện ra nguyên lý điện giải,
    • Morse – nhà phát minh ra điện báo,
    • Maxwell – người phát hiện ra sự tương đương giữa cơ và nhiệt,
    • Master – nhà phát minh ra lý luận điện từ,
    • Dalton – người được vinh danh là cha đẻ của lý luận nguyên tử,
    • Mendel – người đặt nền móng cho di truyền học hiện đại,
    • Fleming – người phát minh ra thuốc kháng sinh Penicillin,
    • Pasteur – người sáng lập ra vi sinh vật học, đều là những tín đồ tôn giáo thành kính.
    [​IMG]

    Một điều đáng nhắc tới là Newton – nhà vật lý học lỗi lạc, là một tín đồ Cơ Đốc thành kính. Trong nền giáo dục nhồi nhét, một số sách giáo khoa cố ý nói rằng những năm cuối đời Newton đã dấn thân vào tôn giáo và do vậy không có thêm sáng tạo gì, khiến con người hiểu lầm rằng rất nhiều phát hiện khoa học những năm đầu được dẫn dắt bởi thế giới quan của “Thuyết vô Thần”, còn những năm cuối đời, tín ngưỡng tôn giáo đã gây trở ngại cho việc sáng tạo khoa học. Nhưng sự thực là Newton đã sớm là một tín đồ Cơ Đốc trước khi theo đuổi nghiên cứu khoa học, mà cả đời ông tín ngưỡng vào Thần không hề thay đổi.

    Khi Newton còn học tại trường Cambridge, ông đã sớm là một tín đồ Cơ Đốc thành kính. Ông thường hay viết những lời cầu nguyện của mình vào những chỗ trống trong sổ tay hay sách vở, thậm chí đến nay vẫn còn lưu giữ rất nhiều trong viện bảo tàng Anh. Ông cũng thường cùng với người bạn cùng phòng tên là Andrew Wiggins ra ngoài phân phát Thánh kinh cho người nghèo, gửi phúc âm tới cho họ.

    Thậm chí những suy xét về khoa học của Newton cũng có mối quan hệ không thể tách rời với những lời cầu nguyện trong cuộc sống của ông. Ông thường nghĩ tới khoa học trong dòng suy nghĩ về tín ngưỡng, trong dòng suy nghĩ về khoa học ông cũng nhớ tới tín ngưỡng. Đến nỗi sau này giáo sư Manuel khoa lịch sử trường đại học New York trong cuốn “Newton truyện” của mình đã nói: “Khoa học cận đại khởi nguồn từ những mặc niệm của Newton về Thượng đế.”

    Theo tiến sĩ Harriet Chad Zuckerman của trường Đại học Columbia nước Mỹ, năm 1977 trong tài liệu thống kê nổi tiếng “Anh tài khoa học – những người đoạt giải Nobel nước Mỹ”, từ năm 1901 khi thiết lập giải Nobel đến nay, trong 286 nhà khoa học đã đạt giải khoa học của nước Mỹ, 73% là tín đồ Cơ Đốc, 19% là tín đồ Do Thái.

    Richard Feynman – nhà sinh lý học nổi tiếng từng đoạt giải Nobel đã nói: “Rất nhiều nhà khoa học quả thực vừa tin tưởng khoa học vừa tin vào Thượng đế,” mà hai điều này lại có thể thống nhất một cách hoàn mỹ.

    Von Braun – nhà khoa học hàng không hiện đại đã từng viết một đoạn như sau, có thể coi là lời giải thích cho Feynman: “Sự thần kỳ vô biên của vũ trụ chỉ có thể chứng thực đức tin của chúng ra rằng, chắn chắn có Đấng sáng thế. Tôi phát hiện ra rằng, việc lý giải một nhà khoa học không thừa nhận tính siêu thường của vũ trụ và một nhà thần học phủ nhận sự tiến bộ của khoa học đều khó như nhau.”

    Phong Trần (T/H)

    http://trithucvn.net/khoa-hoc/nhung...l&utm_source=facebook.com&utm_campaign=buffer
    traderdoclap thích bài này.
  4. traderdoclap

    traderdoclap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2015
    Đã được thích:
    1.640
    Các tôn giáo ngày nay, kể cả đạo Phật quá chấp vào lời và văn tự.
    Mà lời thì cũng xuất phát từ tâm trí, là cái giả tạm không thật.
    Nên đưa con người vào mê hồn trận của Đạo, chả biết cái nào là thật cái nào là giả, cái nào đúng cái nào sai.
    Trong thông thiên học của các bạn có câu: "không tôn giáo nào cao hơn chân lý" mình thấy rất thích và rất đúng.
    Đức Phật ngày xưa có 1 câu nói rất kinh điển: "Đừng tin những lời của ta cũng đừng tin những lời không phải của ta".
    Ý ngài là phải thực chứng, phải bằng kinh nghiệm của bản thân.
    Hay 5000-10000 năm trước thời kỳ của upanisads thì các bậc thầy không dạy để tử, mà các đệ tử chỉ đơn giản ở bên bậc thầy cùng thiền định và trải nghiệm với năng lượng vũ trụ.
    Từ kinh nghiệm của mình các đệ tử đặt câu hỏi với bậc thầy và từ đó bậc thầy chỉ cho họ cái nào là đúng cái nào là sai, cái nào là thật, cái nào là giả.
    okeck16Duoi_Chan_Thay thích bài này.
  5. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Vâng huynh ạ, cảm ơn huynh nhiều về việc cùng suy ngẫm và nói lên suy nghĩ của cá nhân.
    Huynh có khả năng đọc hiểu và trí trừu tượng của huynh khá ổn, đệ kính phục huynh.
    Trong tất cả các tôn giáo, tôn giáo nào cũng tốt đẹp cả nhưng quan trọng là có nhiều kiến thức không được tiết lộ hoặc chưa tới thời khắc tiết lộ và lưu lại dưới dạng tài liệu.

    " .... bởi vì con người ngày nay đang bắt đầu đặt nghi vấn và bác bỏ các giáo điều và tín điều lỗi thời vốn không còn làm thỏa mãn nhu cầu tìm hiểu các nguyên nhân sâu xa đối với tình trạng con người nữa.

    Nhưng thật ra các quan niệm được tìm thấy ở dưới hình thức này hoặc hình thức khác trong mọi tôn giáo lớn và mọi hệ thống triết lý thiêng liêng vẫn chưa được nhận biết một cách rộng rãi.
    ...." (trích trong cuốn Vòng Luân Hồi)

    Và đúng như huynh thấy:

    "Hay 5000-10000 năm trước thời kỳ của upanisads thì các bậc thầy không dạy để tử, mà các đệ tử chỉ đơn giản ở bên bậc thầy cùng thiền định và trải nghiệm với năng lượng vũ trụ.
    Từ kinh nghiệm của mình các đệ tử đặt câu hỏi với bậc thầy và từ đó bậc thầy chỉ cho họ cái nào là đúng cái nào là sai, cái nào là thật, cái nào là giả"

    Bởi vì con người giờ đây với mặt bằng chung tiến hóa hơn nên các triết lý thiêng liêng được cho phép tiết lộ nhiều hơn 1 chút ra công chúng.
    Lấy ví dụ: Hình ảnh của địa ngục gớm ghê đó là sản phẩm răn đời chứ thực tế không có cõi địa ngục, cũng không phải là địa ngục ở trong lòng chúng ta, .....
    Luật Nhân quả không phải là luật mang tính trừng phạt, đó là luật điều chỉnh. Vì vậy không có cái gọi là trừng phạt như một số tôn giáo nói.
    Nhưng khi xưa, người ta không thể nói thế được, phải có các giáo lý để mang tính răn đe đối với những linh hồn còn non trẻ chưa biết sợ những việc làm sai trái của mình.

    Ngày nay, trước nhu cầu rộng rãi hơn, trước sự cần thiết phát triển tâm thức cho con người nói chung nên các bí mật được tiết lộ nhiều hơn và rõ hơn trước. Đồng thời con người cũng được trao cho các tri thức mà đáng ra phải là những đệ tử đặc biết mới tự tham thiền, tự trải nhiệm mới biết được. Tuy nhiên, đây mới chỉ là giai đoạn đầu con người được tiết lộ rộng rãi những bí mật của tạo hóa, hay còn gọi là thiên cơ.

    Các tài liệu của Thông thiên học dễ hiểu, dễ đọc nhưng nó cũng chỉ dừng ở 1 mức độ nhất định cho những người mới tiếp cận đến phương pháp lý luận mới. Tài liệu của TTH chỉ có 1 số tác phẩm đáng lưu ý và đặc biệt cần quan tâm mà thôi.
    Bởi vì, đó là những tài liệu mà khi xưa, các đệ tử có nghiên cứu, tự chiêm nghiệm rồi viết lại, các bậc thầy biết điều đó nhưng vẫn để nguyên. Song song với việc đó các vị chân sư có đọc cho 1 vài đệ tử chép lại những giáo huấn của các ngài nhằm giúp chúng ta có cái nhìn đúng hơn, hiểu rõ hơn về thiên cơ.
    Đó là loạt các sách của Chân sự D.K và 1 số chân sư khác, nếu huynh thích thú thì đệ sẽ gửi huynh tiếp cận chúng.
    Nhưng những tài liệu của chân sư thực sự khó đọc hơn rất nhiều sách của hội TTH
    mặc dù xuất phát điểm và tôn chỉ đều giống nhau
    từ Thông thiên học là 1 từ cổ, khi xưa các dịch giả của VN dịch vậy nên mọi người cứ gọi thế cho tiện chứ ý nghĩa của nó là từ theosophia - minh triết thiêng liêng

    Việc chia sẻ kiến thức của đệ ở đây với mong muốn đưa đến 1 góc nhìn khác để nếu ai thấy phù hợp có thể bổ sung thêm vào những kiến thức của mỗi người, nó chắc chắn sẽ giúp ích cho chúng ta đi trên con đường đạo, cho dù đó là bất kể tôn giáo nào. Bởi, một lần nữa đệ vẫn muốn nói rằng tất cả các tôn giáo đều giống nhau cả thôi, quan trọng là ta hiểu ra sao mà thôi.
    Chúc Huynh luôn tinh tấn nha
    Last edited: 23/08/2016
    traderdoclap thích bài này.
  6. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Từ việc giải thích với huynh rằng: Thông thiên học nghĩa là hiểu cơ trời, hiểu cơ tiến hóa hay cũng có thể nói là Minh triết thiêng liêng.
    Từ đó huynh sẽ thấy Thông thiên học không phải của bọn đệ, không phải của riêng tổ chức tôn giáo nào và đương nhiên không phải là 1 tôn giáo, không phải của riêng ai.
    Nơi chia sẻ các kiến thức gọi tắt là TTH là nơi mà có nhiều người yêu thích Minh triết thiêng liêng và sẵn sàng chia sẻ cho tất cả mọi người.
    Bởi vì đó không phải là tri thức của riêng ai, nên chả ai có quyền giữ nó cả phải không huynh.
    Đơn giản vậy thôi huynh ạ, bọn đệ không hình thành theo dạng như 1 tôn giáo mà huynh hình dung giống như đệ và huynh đang chia sẻ, trao đổi nhau, rồi nhân rộng lên nhiều người chia sẻ với nhau hơn nữa. Có vậy thôi huynh à :)
    okeck16traderdoclap thích bài này.
  7. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Luân Xa (Chakras) – Phần III – Tổng quan về luân xa. Luân xa đỉnh đầu và luân xa Ajna

    Như Luân Xa (Phần I) đã giải thích, khoa học về luân xa trước đây được xem là khoa học bí truyền, không được phổ biến công khai. Ông C.W. Leadbeater là người đầu tiên viết về Chakra phổ biến ở phương tây trong thế kỷ 19. Tuy nhiên,ngay cả Ông cũng có thể chưa tiết lộ hết những gì Ông biết về Chakra, và nhiều điều Ông viết mang tính cách che đậy (blind), không nói rõ ra để người đọc có thể hiểu biết ngay …

    Chân Sư D.K có thể nói là người viết đầy đủ nhất về Chakra, và là nguồn tài liệu tin cậy nhất cho việc học hỏi về luân xa. Tuy nhiên, như Ngài đã khẳng định, Ngài cố tình phân tán gíao lý về luân xa rải rác ra trong 18 quyển sách của Ngài. Lý do đầu tiên của điều nầy là nhằm thử thách sự kiên nhẫn và bền chí của người học đạo. Lý do thứ hai là bảo vệ kiến thức về Luân xa khỏi sự tò mò của những ai không xứng đáng hoặc chưa phù hợp để biết về nó. Ngài cũng khuyến khích các đệ tử của Ngài nên sưu tập và biên soạn lại (compile) những gì Ngài đã viết thành một quyển sách chuyên đề về Chakra, vì những người đạo sinh cần được biết một cách khoa học về hệ thống luân xa. Tuy nhiên, Ngài cũng cảnh cáo không nên phổ biến tài liệu đó quá rộng rãi ra đại chúng, vì chưa chắc đã có lợi. Tuy nhiên, với sự phổ biến quá mức của nguồn thông tin về các luân xa như hiện nay, việc đưa ra một tài liệu chuyên đề về chakra căn cứ trên những gì Ngài dạy là cần thiết, nhằm tránh cho bạn đọc những hiểu biết sai lạc về luân xa, và từ đó có thể tránh những rủi ro không đáng có. Một yếu tố thuận lợi cho việc biên soạn một tài liệu chuyên về chakra là hiện nay kỹ thuật tin học đã phát triển vượt bậc. Việc compile lại những gì Ngài viết rải rác trong 18 quyển sách của Ngài trước đây là một việc làm gian nan, bây giờ trở thành dễ dàng hơn rât nhiều. Người viết đã sử dụng CDRom của Lucis Trust (http://www.lucistrust.org/en/books/cd_rom_audiobooks_videos) để biên tập ra tài liệu nầy. Xin trân trọng với các bạn học giáo lý của đức D.K nên có CDRom trên, một nguồn tài liệu học tập vô giá về giáo lý của đức D.K. Giá CDRom mua từ Lucis Trust là 100USD, đó cũng xem như một cách đóng góp tích cực cho việc truyền bá Minh Triết Thiêng Liêng.

    I. Luân Xa là gì?
    Đức D.K giải thích bản chất của luân xa (chakra) theo nhiều cách khác nhau như sau:

    1. Thứ nhất ta có thể xem chakra như là những luồng mãnh lực hay năng lượng tuôn xuống từ Chân Ngã hay Linh hồn (Ego hay Soul). Các luồng mãnh lực nầy tạo ra các vòng xoáy trong ba thể của phàm ngã (personality), là thể dĩ thái, thể tình cảm, và thể trí. Do đó ngoài các luân xa của thể dĩ thái hay thể Sinh lực, ta cũng có các luân xa tương ứng trong hai thể còn lại là thể tình cảm và thể trí. Nhưng truy ngược lại sâu hơn ta thấy rằng các mãnh lực nầy lại có nguồn gốc từ Chơn Thần, hay Khía cạnh Thiêng Liêng của con người:

    The centers in the human being deal fundamentally with the FIRE aspect in man, or with his divine spirit. They are definitely connected with the Monad, with the will aspect, with immortality, with existence, with the will to live, and with the inherent powers of Spirit [CF 165]

    Các trung tâm lực trong con người về cơ bản có liên quan đến phương diện LỬA, hay cái Tinh thần thiêng liêng trong con người . Chúng có quan hệ rõ rệt với Chơn thần, với phương diện Ý chí, với bất tử, với hiện tồn, với Ý chí sinh tồn, và với quyền năng cố hữu của Tinh thần [Cosmic Fire, trang 165]

    The centers are formed entirely of streams of force, pouring down from the Ego, who transmits it from the Monad. In this we have the secret of the gradual vibratory quickening of the centers as the Ego first comes into control, or activity, and later (after initiation) the Monad, thus bringing about changes and increased vitality within these spheres of fire or of pure life force.

    Các luân xa hoàn toàn được tạo ra bởi các dòng mãnh lực tuôn xuống từ Chân Ngã, và Chân Ngã đến phiên nó lại lại truyền đạt nó từ Chơn Thần. Tại đây, ta có thể hiều tại sao khi Chơn Ngã bắt đầu kiểm soát phàm ngã, hoặc sau nầy (sau điềm đạo) khi Chơn Thần bắt đầu kiểm soát Chơn Ngã, thì các luân xa gia tăng các rung động hay các hoạt động của nó, và do đó tạo ra sự thay đổi và gia tăng sinh lực trong các bầu lửa hay các bầu sinh lực thuần túy nầy [các luân xa]

    The centers, therefore, when functioning properly, form the “body of fire” which eventually is all that is left, first to man in the three worlds, and later to the Monad. This body of fire is “the body incorruptible” (Bible, I Cor., XV, 53.) or indestructible, spoken of by St. Paul, and is the product of evolution, of the perfect blending of the three fires, which ultimately destroy the form. When the form is [167] destroyed there is left this intangible spiritual body of fire, one pure flame, distinguished by seven brilliant centers of intenser burning. This electric fire is the result of the bringing together of the two poles and demonstrates at the moment of complete at-one-ment, the occult truth of the words “Our God is a consuming Fire.” [CF 166]

    2. Về phân loại, ta có luân xa chính (major center) hay đại luân xa, luân xa phụ hay tiểu luân xa (minor center), và các luân xa vi tế (minute centers) khác. Đức D.K nói rằng luân xa chính là nơi các đường từ lực (nadis) giao nhau 21 lần, còn luân xa phụ là nơi các nadis giao nhau 14 lần , và các luân xa vi tế là nơi các đường từ lực giao nhau bảy lần. Thông thường, người ta cho rằng có bảy luân xa chính, có 21+49 luân xa phụ lớn và nhỏ, và hàng trăm luân xa tế vi. Các luân xa tế vi nầy có thể chính là các huyệt đạo châm cứu của Đông y. Tuy nhiên trong huyền linh học, người ta chỉ quan tấm đến các luân xa chính mà thôi. Các luân xa chính giữ một vai trò quan trọng cực kỳ trong duy trì sức khỏe và hoạt động của thế xác con người.

    “The etheric body is a body composed entirely of lines of force and of points where these lines of force cross each other and thus form (in crossing) centres of energy. Where many such lines of force cross each other, you have a larger centre of energy, and where great streams of energy meet and cross, as they do in the head and up the spine, you have seven major centres. There are seven such, plus twenty-one lesser centres and forty-nine smaller centres known to the esotericists. However, we will confine ourselves at this time to the etheric body as a whole and to the seven major centres. [Esoteric Healing trang 72]

    Where the lines of force cross and recross, as they repeat in the microcosm the involutionary and evolutionary arcs of the macrocosm, there are formed five areas up the spinal column and two in the head where the energies are more potent than elsewhere, because more concentrated. Thus you have the appearance of the major centres. Throughout the entire body, these crossings and recrossings occur and so the equipment of energy centres is brought into being:

    1. Where the lines of force cross 21 times, a major centre is found. Of these there are seven.

    2. Where they cross 14 times, you have the appearance of the minor centres, to which I earlier referred.

    3. Where they cross 7 times, you have tiny centres and of these minute centres there are many hundreds.

    Some day the entire etheric body will be charted and the general direction of the lines of force will then be seen. The great sweep of the energies will be apparent, the point in evolution more easily established and the psychic situation infallibly indicated. The intricacy of the subject is, however, very great, owing to just this difference in the evolutionary development of the vehicles, the stage of the expanding consciousness [Page 593] and the receptivity to stimulation of the human being. [Esoteric Psychology II, trang 592]

    3. Trong bảy luân xa chính thường được nhắc đến, có hai luân xa nằm trong phần đầu của con người là luân xa đỉnh đầu (crown center) và luân xa trán (Ajna center). Năm luân xa còn lại năm dọc theo xương sống, trong phần thân của con người. Đó là các luân xa cuống họng (throat center), luân xa tim (heart center), luân xa tùng thái dương (solar plexus center), luân xa xương cùng (sacral center), và luân xa ở đáy cột sống (basic center). Trong năm luân xa trong thân người, có hai luân xa năm trên hoành cách mạc (diaphragm) là luân xa cuống họng và luân xa tim. Ba luân xa còn lại nằm dưới hoành cách mạc. Nói một cách biểu tượng, các luân xa nằm dưới hoành cách mạc liên quan đến phàm ngã (personality), các luân xa trong vùng thân bên trên hoành cách mạc tương ứng với chân ngã của ta, và các luân xa nằm trong đầu liên quan đến khía cạnh tinh thần (spirit).

    [​IMG]

    4. Mỗi luân xa có một tuyến nội tiết liên (gland) quan mật thiết với nó. Đúng thật ra tuyến nội tiết đó là phần hiển lộ (externalisation of the center) của luân xa trong thể xác của chúng ta. Ví dụ luân xa đỉnh đầu liên hệ đến tuyến tùng (pineal gland), luân xa trán liên hệ đến tuyến yên (pituitary body), luân xa cuống họng liên hệ đến tuyến giáp trạng (thyroid gland), luân xa tim liên hệ liên quan đến tuyến ức (thymus gland), luân xa tùng thái dương quan hệ với tuyến tụy (pancreas), luân xa ******** quan hệ với tuyến sinh dục (gonads), luân xa xương cùng liên quan đến tuyến thượng thận (adrenal). Thông qua các tuyến nầy các luân xa chi phối hoạt động của toàn bộ cơ thể chúng ta, và y học ngày nay đều biết rất rõ vai trò cực kỳ quan trọng của các tuyến nội tiết tuy nhỏ bé nầy. Tuy nhiên đức D.K cũng nói cho chúng ta biết rằng sự hiểu biết của y học về các tuyến nội tiết nầy cũng chưa đầy đủ. Một số tuyến y học biết khá nhiều như tuyến yên, tuyến giáp trạng; một số thì y học đang bắt đầu tìm hiểu dần như tuyến tùng, tuyến ức… Lý do của điều nầy là vì các luân xa tương ứng của các tuyến nấy chưa hoạt động mạnh trong người thường, do đó tác động của các tuyến liên quan cũng rất còn ít ỏi trong những người nầy

    5. Trong mỗi cá nhân, mức độ khai mở của các luân xa có khác nhau (xem Luân Xa Phần II), tùy thuộc vào bản chất, trình độ tiến hóa của mỗi người. Thông thường các luân xa nằm dưới hoành cách mạc hoạt động mạnh nhất trong người thường. Các luân xa tim và cuống họng bắt đầu hoạt động hay thức tỉnh trong những người tiến hóa cao hơn (advanced people). Các luân xa nơi đỉnh đầu và luân xa trán khai mở chậm nhất, nó tương ứng với giai đoạn con người bước vào đường đạo.

    6. Mỗi luân xa thấp (dưới hoành cách mạc) có một luân xa tương ứng ở phía trên, và khi con ngưởi tiến hóa, năng lượng từ các luân xa thấp sẽ chuyển dịch lên các luân xa tương ứng ở trên của nó. Ví dụ năng lượng của luân xa xương cùng (sacral center) sẽ chuyển di đến luân xa cuống họng (throat center). Luân xa xương cùng là biểu tượng của sự sáng tạo vật chất (physical creation) khi con người tiến hóa cao sẽ chuyển hóa thành năng lượng của sự sáng tạo tinh thần, của nghệ thuật (spiritual creation) của luân xa cuống họng. Sự chuyển di năng lượng nầy là một quá trình dài, và trong khi nó xảy ra thì nó cũng gây ra nhiều xáo trộn trong cơ thể con người. Luân xa tùng thái dương khi phát triển sẽ chuyển di năng lượng của nó vào luân xa tim, còn luân xa xương cùng khi phát triển sẽ chuyển di năng lượng của nó vào luân xa đỉnh đầu. Mỗi một sự chuyển di (transference) năng lượng từ luân xa thấp đấn cao khi đã hoàn tất cũng tương ứng với các cuộc đại điểm đạo 1,2, và 3

    [​IMG]

    Các sự chuyển di năng lượng của các luân xa

    Thật ra, sự chuyển di năng lượng giữa các luân xa là một quá trình phức tạp, chúng ta sẽ trở lại điều nầy ờ phần sau.

    7. Không phải tất cả các luân xa chính đều nằm trên cùng một phân cảnh giới của một cõi. Ví dụ đối với các luân xa trong thể dĩ thái thì bốn luân xa xương cùng, luân xa tính dục, luân xa tùng thái dương, luân xa lá lách nằm trên phân cảnh giới 4 (đếm từ trên xuống) của cảnh giới hồng trần. Luân xa cuống họng trên phân cản giới thứ ba, luân xa tim trên phân cảnh giới hai, và luân xa đầu trên phân cảnh giới thứ nhất. Điều nầy cũng tương tự cho các luân xa của thể tình cảm và thể trí.

    [​IMG]

    8. Lưới dĩ thái (etheric webs): Nằm phân cách giữa các luân xa chính là các lưới dĩ thái (etheric web). Có bốn lưới dĩ thái trên xương sống và 3 trong đầu. Các lưới dĩ thái nầy cấu tạo bằng một hỗn hợp của các chất dĩ thái và chất hơi. Chúng có màu sắc, kích thước khác nhau và quay tròn theo những tốc độ khác biệt tùy theo luân xa. Các lưới nầy phân cách các luân xa trong cùng một thể với nhau, và đức D.K cho rằng nhiều người có nhãn thông hay lầm lẫn các lưới dĩ thái nầy và chính các luân xa. Chỉ khi nào lưới dĩ thái nầy tan rả dần thì ta mới có thể thấy trọn ven các luân xa. Và cũng chính các luân xa nầy ngăn cản sự chuyển di năng lượng giữa các luân xa, và chỉ khi nào các lưới nầy biến mất thì sự chuyển di năng lượng giữa các luân xa mới khả thi.

    [​IMG]
    Hình 4. Bốn lưới dĩ thái trên xương sống – trích từ quyển Esoteric Healing của A.A. Bailey
    Bốn lưới dĩ thái trên xương sống

    [​IMG]
    Hình 5. Ba lưới dĩ thái trong đầu tạo thành một chữ thập Union Jack

    Ba lưới dĩ thái trong đầu

    Đức D.K cho rằng các lưới dĩ thái nầy sẽ tan rã dần khi chúng ta tinh luyện đời sống, kiểm soát các mối xúc cảm dục vọng và phát ý chí tinh thần. Khi chúng ta thực hiện các điều nầy thì năng lượng của chơn ngã sẽ tuôn xuống, kích khởi các luân xa hoạt động mạnh mẽ, sự quay tròn mạnh mẽ nầy sẽ ma sát và mài mòn các lưới dĩ thái ở hai bên luân xa, khiến chúng từ từ biến mất. Ngài cũng lưu ý rằng có những trường hợp đau nhức hay nóng bỏng dọc theo xương sống mà không có một nguyên do sinh lý nào cụ thể thì thường do một trong các lưới dĩ thái dọc theo xương sống bị tan rã, nhất là trong trường hợp của người phụ nữ khi luân xa tùng thái dương phát triển quá mạnh, hay trong trường hợp người đàn ông luân xa tính dục (sacral center) quá phát triển. Hai luân xa nầy do quá trình tiến hóa tự nhiên là những luân xa phát triển mạnh nhất trong các luân xa. Sự phát triển quá mức sẽ phá hủy các lưới dĩ thái kế cận nó, gây ra những hiệu quả sinh lý kể trên. Nhiều đạo sinh khi gặp các hiện tượng kể trên lại nhầm tưởng rằng luồng hỏa xà Kundalini đã kích hoạt trong y, trong khi thực ra đó chỉ là hậu quả của một hay nhiều lưới dĩ thái bị phá hủy. Do đó một cảm giác đau nhức hay cháy bỏng phía xương sống chỉ có ý nghĩa rằng luân xa tương ứng hoạt động quá mức và không có hàm ý một sự phát triển tinh thần hay tiến hóa siêu việt gì cả. Nếu nó là biểu hiện của một sự phát triển tinh thần thì sẽ không có những đau đớn thể xác như trên

    They [etheric webs] are normally dissipated as purity of life, the discipline of the emotions, and the development of the spiritual will are carried forward. [Esoteric Healing trang 186]

    As the life achieves an increasingly high vibration through purification and discipline, the fire of the soul, which is literally the fire of mind, causes the centers also to increase their vibration, and this increased activity sets up a contact with the protective “webs”, or disks of pranic energy found on either side of them. Thus, [593] through the interplay, they are gradually worn away, so that in the course of time they become perforated, if I might use such an inadequate term. Many aspirants feel convinced that they have raised the kundalini fire at the base of the spine and are consequently making rapid progress, whereas all that they have accomplished is to burn or “rub through” the web at some point or other up the spine. A sensation of burning or of pain in any part of the spine, when not due to physiological causes, is, in the majority of cases, due to the piercing of one or other of the webs, through the activity of the centers allied to them. This happens very frequently in the case of women in connection with the solar plexus center, and with men in connection with the sacral center. Both these centers—as a result of evolutionary development—are exceedingly active and highly organized, for they are the expression of the physical creative nature and of the emotional body. A sense therefore of burning and of pain in the back indicates usually undue activity in a center, which produces destructive results upon the protective apparatus, and is no true indication of spiritual unfoldment and superiority. It may indicate the latter, but it should be remembered that, where there is true spiritual growth, pain and danger are in this connection practically eliminated.

    Còn có một lọai lưới dĩ thái khác mà ta có thể gọi là lưới dĩ thái bảo vệ (protective web), nó nằm chen giữa luân xa thể dĩ thái và luân xa tương tứng của thể tình cảm. Nó cấu tạo bằng chất dĩ thái của phân cảnh giới thừ hai và ba; nhiệm vụ của nó là ngăn chặn sự giao lưu tự do của năng lượng của hai cõi giới (hay hai thể). Khi lưới nầy vì một lý do nào đó mà bị rách thì những ảnh hưởng hay mãnh lực của cõi trung giới có thể xâm nhập vào cá nhân đó. Đây là nguyên do của những trường hợp “bị ma ám” (obsession). Có những người rất dễ bị vong linh nhập vào, trong khi người bình thường rất khó bị ám như trên.

    The etheric web is literally the fine network of fiery threads which spreads itself over the centre, and forms an area of fairly large dimensions. It separates the two bodies, astral and physical. A similar corresponding area will be found in the solar system. Through it the cosmic forces must pass to the different planetary schemes. [CF 944]

    [​IMG]
    Hình 6. Lưới dĩ thái bảo vệ (màu xanh blue) – Trích từ The Chakras and Their Functions của Choa Kok Sui.

    Lưới dĩ thái bảo vệ (màu xanh blue)

    [paste:font size="5"]II. Các luân xa chính

    Theo đức D.K thật ra có mười luân xa chính, nhưng Huyền Linh học chính phái chỉ để ý đến bảy luân xa chính mà thôi. Ba luân xa thấp không phải là đối tượng điều hướng của năng lượng của Chân Ngã. Ba luân xa thấp nầy liên quan sự duy trì hình hài vật chất và có quan hệ mật thiết đến:

    1. Ba cõi giới thấp trong thiên nhiên (cõi giới kim thạch, thảo mộc, và thú vật)

    2. Ba phân cảnh giới của cõi giới hồng trần.

    3. Thái dương hệ thứ ba nhìn từ quan điểm của Thượng đế [Cosmic Fire trang 1156]

    As we have been told, there are literally ten, but the lower three are not considered as subjects for the direction of egoic energy. They relate to the perpetuation of the physical form and have a close connection with:

    • The three lower kingdoms in nature.
    • The three lower subplanes of the physical plane.
    • The third solar system, from the logoic standpoint. [CF 1156]
    1. Luân xa đỉnh đầu (Head center)[/paste:font]
    Luân xa nầy còn gọi là hoa sen hay luân xa ngàn cánh, tiếng Phạn gọi là Brahmarandra. Thật ra luân xa có hai tầng cánh: tầng trong cùng có 12 cánh và tầng ngoài cùng có 960 cánh, tổng cộng có 972 cánh, nhưng người ta hay gọi vắn tắt là hoa sen ngàn cánh. Ông C.W. Leadbeater phác họa lại hoa sen đỉnh đầu trong hình vẽ sau:

    [​IMG]
    Hình 7. Luân xa đỉnh đầu hay hoa sen ngàn cánh theo C.W. Leadbeater

    Một nhà huyền bí học khác là Choa Kok Sui cho ta thấy hình ảnh khác của luân xa nầy trong hình vẽ sau:

    [​IMG]
    Hình 8. Luân xa đỉnh đầu theo Choa Kok Sui

    Luân xa đỉnh đầu tương ứng với phương diện Tinh thần của con người hay Chơn thần (monad). Nó là luân xa khó khai mở nhất và là luân xa cuối cùng được khai mở trong các luân xa. Chân sư D.K cho rằng nó bắt đầu hoạt động sau kỳ điểm đạo 3 (Về Điểm đạo xem Chân sư và Thánh đạo hoặc Điểm đạo trong nhân lọai và Thái dương hệ). Khi đã khai mở nó trông giống như một hoa sen ngàn cánh với tầng cánh trong cùng quay nhanh trông giống như ngọn lửa vàng chói sáng rực.



    [​IMG]
    Hình 9. Luân xa đỉnh đầu khi đã khai mở theo Choa Kok Sui



    Ông Leadbeater giải thích thêm rằng ở giai đoạn đầu của cuộc tiến hóa, nó cũng giống như các luân xa khác về kích thước và hình dáng, bề mặt của luân xa lỏm vào dường như để tiếp nhận năng lượng từ Chân Ngã (và Chơn Thần). Khi đã bắt đầu khai mở, bề mặt của nó lồi ra trông giống như nóc tròn (dome) của của các Thánh đường. Dường như lúc nầy con người đã ý thực được vai trò của mình là bắt đầu ban phát ra thay vì chỉ thu nhận như trước. Trong các hình vẽ biểu tượng của các bậc Thánh nhân như Đức Phật, đỉnh đầu của các Ngài được vẽ lồi ra như trong hình vẽ sau:

    [​IMG]
    Hình 10. Hình biểu tượng luân xa đỉnh đầu của Đức Phật

    Trong hình trên, vòm trên cùng tượng trưng cho tầng 12 cánh của luân xa, và tầng dưới tượng trưng cho tầng 960 cánh.

    Ta nên lưu ý một điều là đức D.K nhấn mạnh rằng rằng đây là luân xa duy nhất trong con người vào lúc giải thoát (nghĩa là khi con người được điểm đạo La hán) vẫn giữ vị trí hình một hoa sen lộn ngược, nghĩa là quay về phía dưới luân xa xương cụt. Các luân xa khác lúc khởi đầu đều hướng xuống dưới, nhưng khi đã khai mở thì từ từ quay hướng lên trên. Xem hình sau đây:

    [​IMG]
    Hình 11. Bảy Luân Xa theo Đức D.K

    So sánh với tượng Đức Phật ta thấy mô tả của Đức D.K gần tương tự, vòng ngoài 960 cánh của Luân xa hướng xuống, còng vòng trong 12 cánh lại hướng lên (hoặc lồi ra theo mô tả của Ông C.W. Leadbeater.) Luân Xa đỉnh đầu được cho là biểu tượng của Shamballa hay quyền lực Thiêng liêng nhất trong con người. Đức D.K cho rằng nó là Luân xa tổng hợp (center of synthesis), bao gồm bên trong nó tất cả những luân xa khác và mọi sự phát triển của các luân xa khác đều có tác động tương ứng lên luân xa ngàn cánh:


    The many-petalled head center at the top of the head becomes exceedingly active. It is the synthetic head center, and the sumtotal of all the other centers. The stimulation of the centers throughout the body is paralleled or duplicated by the concurrent vivification of the many-petalled lotus. It is the meeting place of the three fires, those of the body, of the mind, and of the Spirit [CF 136]

    2. Luân xa trán (Ajna)
    Luân xa nầy nằm ở vùng trán giữa hai chân mày (khu vực ấn đường). Luân xa nầy đặc biệt khác những luân xa khác là nó thật ra chỉ có hai cánh, mỗi cánh lại bao gổm 48 cánh phụ, tổng cộng 48×2=96 cánh. Hai cánh của nó rẻ sang hai bên trái phải của đầu, trông giống như hai cánh của một chiếc máy bay. Hai cánh của luân xa nầy tượng trưng cho tính nhị nguyên: vật chất và tinh thần, chánh đạo và tà đạo, và do đó, nói một cách biểu tượng, nó tạo thành hai cánh tay của Thập tự giá mà con người bị đóng đinh vào:

    This center, having only two real petals, is not a true lotus in the same sense as are the other centers. Its petals are composed of 96 lesser petals or units of force (48 + 48 = 96) but these do not assume the flower shape of the other lotuses. They spread out like the wings of an airplane to the right and left of the head, and are symbolic of the right hand path and the left hand path, of the way of matter and the way of spirit. They constitute symbolically, therefore, the two [150] arms of the Cross upon which the man is crucified—two streams of energy or light placed athwart the stream of life descending from the monad to the base of the spine and passing through the head. [Esoteric Healing trang 150]

    [​IMG]
    Hình 12. Luân xa Ajna theo Leadbeater

    [​IMG]
    Hình 13. Luân xa Ajna theo Choa Kok Sui

    Luận xa nầy biểu tượng cho phàm ngã gắn kết (integrated personality) và chỉ khai mở hoàn toàn vào kỳ điểm đạo thứ ba, và do đó cũng là một trong những luân xa được khai mở sau cùng trong hệ thống luân xa. Đức D.K giải thích rằng các luân xa không gắn liền với các cơ quan nội tạng lớn thường rất khó khai mở, bởi vì chúng được bảo vệ chặt chẽ hơn bởi các lưới dĩ thái dày đặc. Ví dụ luân xa tim hay luân xa tùng thái dương có liên hệ với tuyến hung (thymus) và tuyến tụy khá lớn, cũng như các cơ quan trong cơ thể là quả tim và bao tử. Khi chúng được khai mở năng lượng tuôn tràn vào chúng có thể đổ vào các cơ quan nầy, do đó việc khai mở các luân xa nầy ít nguy hiểm và rủi ro hơn. Các luân xa đỉnh đầu hay ajna chỉ liên hệ với các tuyến nội tiết bé nhỏ là tuyến tùng và tuyến yên, do đó chúng được bảo vệ chặt chẽ bởi các lưới dĩ thái và nói chung là khó khai mở


    Any of the centres which have allied closely with them certain of the major ductless glands and at the same time have no large organ (such as the heart or stomach) connected with them develop more slowly and are more carefully protected in the process than are the centres with a major physiological organ closely connected with them. For instance, the thymus gland is connected with the heart centre and the pancreas with the solar plexus centre. At the same time, the energy pouring through those centres can be deflected into certain large physical organisms—such as the heart and the stomach. These centres, therefore, when being developed or stimulated, carry far less physiological danger than those which are not so related. The ajna centre is related to the pituitary body but there is no large physical organism to carry off the energy contacted; the etheric web is, therefore, in this locality specially reinforced and the activity of the centre more slowly generated. This is interesting and reassuring. It is in hints such as the above that the real teaching is given. [DINAI 114]

    Tuyến nội tiết tương ứng với luân xa Ajna là tuyến yên (pituitary body), kích thước khoảng hạt đậu và nặng khoảng 0.5g. Tuyến yên có 3 thùy: thùy trước, thùy sau, và thùy giữa. Nhưng ở con người thùy giữa rất nhỏ bé, chỉ là một lớp tế bào mỏng. Đức D.K nói rằng hai thùy của tuyến yên tương ứng với hai cánh của luân xa Ajna. Xem hình sau:

    [​IMG]
    Hính 14. Tuyến yên



    [​IMG]
    Hính 15. Hai thùy của tuyến yên

    Các nội tiết tố do tuyến yên tiết ra tham gia vào rất nhiều hoạt động quan trọng của cơ thể như: quyết định sự tăng trưởng của cơ thể (GH), sự tăng trưởng và phát triển các tuyến sinh dục (LH, FSH). Đặc biệt các hormon tiền yên còn có tác động điều hòa hầu hết các tuyến nội tiết khác, nên người ta gọi tuyến yên là đầu đàn trong các tuyến hệ nội tiết.

    Nguồn:
    http://www.minhtrietmoi.org/
    traderdoclap thích bài này.
  8. traderdoclap

    traderdoclap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2015
    Đã được thích:
    1.640
    Cám ơn bạn!
    Thực ra những chia sẻ của bạn rất đáng quý, đáng trân trọng.
    Mình là người đọc kha khá các loại kinh sách, chính thế nên mình mới dám khẳng định là văn tự và lời rất khó để nói về đạo nếu không muốn nói là không thể.
    Những chia sẻ của bạn mình đều đọc hết, thậm chí đọc khá kỹ những gì viết trong trang thongthienhoc.com.
    Mình biết những tác giả của thongthienhoc đang cố gắng đem đến cho nhân loại một cách tiếp cận mới, dễ hiểu hơn gần với khoa học hơn không như kinh sách truyền thống.
    Tuy nhiên vì là viết lại bằng trải nghiệm của những đệ tử nên tất nhiên vẫn có nhiều thứ chưa đúng lắm.
    Điều này hoàn toàn không đáng trách bởi vì chỉ những bậc thầy, những người đạt đến trạng thái hoa sen ngàn cánh mới có thể nhìn thấy thật tướng.
    Mà thật tướng thì lại là vô tướng nên chẳng thể miêu tả được bằng lời.
    Chính thông thiên học cũng phải thừa nhận điều này khi miêu tả về cõi trung giới và thuợng giới. Chưa kể các cõi cao hơn là Bồ đề và niết bàn thì càng không thể mô tả.
    Đó là lý do tại sao Thiền phái Trúc Lâm do Phật Hoàng sáng lập có bài kệ truyền Pháp: Bất lập văn tự, giáo ngoại biệt truyền, trực chỉ nhân tâm, kiến tánh thành Phật.
    Những gì mình nói ở trên là muốn trỏ đến nhược điểm của văn tự và lời khi nói về Đạo.
    Chứ không có ý chê trách gì các kinh sách cả.
    Mà ngược lại kinh sách rất cần thiết để cung cấp kiến thức và niềm tin hay cao hơn nữa là đức tin tôn giáo cho các môn đệ.
    Có như vậy các môn đệ mới có ý chí và quyết tâm theo đến cùng trên con đường Đạo.
    Mình thì chẳng có khả năng gì đâu, nhưng có lẽ may mắn hơn khá nhiều bạn là có cơ duyên gặp được các bậc thầy đã đạt đến mức chân sư nên cũng có những trải nghiệm và tỏ ngộ đáng quý.
    Tất nhiên những trải nghiệm đó chỉ diễn ra trong khoảnh khắc và nhờ trợ lực từ các thầy, chứ bản thân còn phải tu tập nhiều lắm.
    Vì xuất phát điểm của mình thấp, tiền kiếp thì cũng từ các loài động vật tiến hóa lên và cũng chỉ đến tầng lớp nông dân là cao thôi.
    Cũng chúc bạn luôn tinh tấn trên đường đạo, và tiếp tục cống hiến, chia sẻ nhiều hơn nhé!
    okeck16Duoi_Chan_Thay thích bài này.
  9. nguyenkhacthanh

    nguyenkhacthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/06/2016
    Đã được thích:
    29
    Đệ cũng đồng ý rằng ngôn từ không thể diễn tả được hết Đạo, vì ngôn ngữ là công cụ có giới hạn của con người, còn Đạo là thứ vô hạn nên không thể lấy cái hữu hạn để miêu tả cái vô hạn được. Nếu huynh có hứng thú tìm hiểu về những chân lí được viết lại, đệ dùng từ viết lại vì có những cái ta đọc thấy giống như là mới mẻ nhưng thực ra là diễn đạt theo ngôn ngữ khoa học và gần với hiện đại hơn mà thôi, thì có thể đọc 1 số sách của bà A.A. Bailey. Đây là sách do chân sư D.K viết ra và đọc cho bà ấy chép lại nên độ tin cậy rất cao. Và sách của ngài cũng có chỉnh sửa 1 số điều sai lầm trong các sách của hội thông thiên học.
    traderdoclapDuoi_Chan_Thay thích bài này.
  10. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Giới thiệu với huynh tradedoclap, đây là 1 bạn đồng môn với đệ :)
    Nếu đúng ra phải gọi huynh đệ mình là chú bởi tuổi đời vẫn còn hơi nhỏ :D
    Nhưng kiến thức cũng ổn ộn.
    Moi ng trao đổi cho vui nhà vui cửa nhé
    traderdoclap thích bài này.

Chia sẻ trang này