Trao đổi, chia sẻ về các Tôn Giáo, Minh Triết Thiêng Liêng

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Duoi_Chan_Thay, 16/06/2016.

3987 người đang online, trong đó có 372 thành viên. 16:22 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 31223 lượt đọc và 212 bài trả lời
  1. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Luân Xa (Chakra) – Phần IV – Luân xa cuống họng và luân xa tim

    3. Luân xa cuống họng (Throat center)
    Luân xa nầy có 16 cánh, nằm ở phía sau cổ, các cánh của nó hướng về hai bờ vai và hành tuỷ. Trong người thường, nó là một trong các luân xa hoạt động mạnh, và khai mở hoàn chỉnh ở kỳ điểm đạo thứ nhất. Nó liên quan đến cung 3 hay cung của Trí tuệ sáng tạo. Có 3 luân xa liên hệ với cung 3 tuỳ theo từng giai đoạn tiến hoá của con người:

    1. Luân xa xương cùng (sacral center) đối với thường nhân và ngưới kém tiến hoá

    2. Luân xa cuống họng (throat center) đối với người mộ đạo và đệ tử dự bị.

    3. Luân xa Ajna đối với đệ tử và điểm đạo đồ.

    Tuyến nội tiết liên hệ với luân xa nầy là tuyến giáp trạng (thyroid gland) và cận giáp (para-thyroids). Đức D.K cho rằng tuyến giáp trạng có một vai trò tối quan trọng trong việc giữ gìn sức khoẻ của con người, nó giữ gìn sự cân bằng của cơ thể trong một số khía cạnh của thể chất và tượng trưng cho Ngôi Ba của Trí Tuệ. Nó chính thực liên hệ với Đức Chúa Thánh Thần (Holy Ghost) hay Ngôi Ba trong cuộc thể hiện, ứng linh (over-shadow) Đức Mẹ Đồng Trinh Mary. Còn các tuyến cận giáp tương ứng với Mary và Joseph trong mối liên hệ với Đức Chúa Thánh Thần ứng linh. Cuối cùng người ta sẽ khám phá ra có một mối liên hệ chặt chẽ sinh lý học giữa tuyến tùng và tuyến giáp trạng, cũng như giữa tuyến cận trạng và hai thuỳ của tuyến yên, và như thế giữa vùng cuống họng và đầu có một mối quan hệ mật thiết.

    The dense physical externalization of this center is the thyroid gland. This gland is regarded as of supreme importance in the well-being of the average human being of today. Its purpose is to guard health, to balance the bodily equilibrium in certain important aspects of the physical nature, and it symbolizes [155] the third aspect of intelligence and of substance impregnated with mind. It is in reality connected with the Holy Ghost, or the third divine aspect in manifestation, “over-shadowing” (as the Bible expresses it), the Mother, the Virgin Mary. The para-thyroids are symbolic of Mary and Joseph and the relation they hold to the over-shadowing Holy Ghost. It will eventually be determined that there is a close physiological relation existing between the thyroid gland and the pineal gland, and between the para-thyroids and the two lobes of the pituitary body, thus bringing into one related system the entire area of the throat and of the head. [Esoteric Healing trang 155]

    Luân xa cuống họng là luân xa tương ứng bậc cao của luân xa xương cùng (sacral center), khi con người tiến hóa cao năng lượng sáng tạo sẽ chuyển dịch từ luân xa xương cùng đến luân xa cuống họng, lúc đó sự sáng tạo sẽ biểu hiện trong các hình thức nghệ thuật, tư tưởng, triết học … Cũng như các luân xa, trong giai đoạn đầu luân xa cuống họng hướng vế phía dưới, bao gồm hai bờ vai và hai lá phổi. Qua quá trình tiến hóa, luân xa khai mở và hướng lên trên về phía hai tai và hành tủy.

    [​IMG]
    Hinh 16. Luân xa cuống họng 16 cánh theo C.W. Leadbeater

    [​IMG]
    Hính 17. Luân xa cuống họng theo Choa Kok Sui

    4. Luân xa tim (Heart center)
    Luân xa nầy có 12 cánh, nằm ở phía sau lưng, giữa hai bờ vai. Nó thể hiện năng lượng của cung 2, cung của Minh triết và Tình thương. Luân xa nầy được khai mở hoàn chỉnh sau kỳ điểm đạo thừ hai, khi đó con người đã làm chủ được dục vọng và chuyển hóa nó thành bác ái và tình thương. Do đó nó cũng là luân xa tương ứng bậc cao của luân xa tùng thái dương. Đức D.K nói rằng hoạt động của luân xa tim không bao giờ dính dáng với cá nhân. Luân xa tim chỉ phản ứng với những xung động của tập thể, những hạnh phúc hoặc bất hạnh của tập thể. Nói tóm tắt, nó là luân xa của nhóm, của đoàn thể. Ví dụ một người mẹ có lòng thương con vô biên, có thể linh cảm được những mối hiểm nguy mà đứa con đang gặp phải, những linh cảm đó chỉ xuất phát từ luân xa tùng thái dương chứ không phải từ luân xa tim. Một bậc giáo chủ có lòng thương đến cả nhân loại, không phân biệt chủng tộc, tôn giáo, thì tình thương đó mới có thể xem là xuất phát từ luân xa tim.

    The activity of the heart centre never demonstrates in connection with individuals. This is a basic fact. What devastates most disciples is the solar plexus ability (when purified [114] and consecrated) to identify itself with individuals.The heart centre cannot react, except under group impetus, group happiness or unhappiness, and other group relations. [DINA II trang 114]

    Do đó đức D.K mới nói rằng luân xa nầy chỉ khai mở hoàn chỉnh sau kỳ điểm đạo thứ hai bởi vì chỉ khi đó con người đã làm chủ những dục ham muốn cá nhân, đã chuyển hoá chúng thành bác ái và tinh thương, y không còn mong cầu chi cá nhân mà chỉ hướng đến phụng sự cho cộng đồng, cho đoàn thể mà y sống trong đó. Đức D.K yêu cầu các đệ tử của Ngài hãy quán tưởng lên câu nói sau trong kinh thánh “Con người nghĩ thế nào trong trái tim của y, y sẽ trở nên như thế đó”. Ngài nói rằng “suy nghĩ trong trái tim” (thinking in the heart) khác hoàn toàn với cảm nhận trong tim (feeling in the heart). Nó hàm ý một tâm trí phát triển mạnh mẽ, đi theo đó là tính phân biện. Nó cũng hàm ý con người đã chuyển hoá dục vọng thành tình thương, đã chuyển dịch năng lượng của luân xa tùng thái dương vào luân xa tim. Và hoa sen 12 cánh trong luân xa đỉnh đầu khi đó cũng đã khai mở phần nào. Chúng ta nên nhớ trước đây trong phần luân xa đỉnh đầu có nói bất kỳ những phát triển và hoạt động của luân xa khác đều phản ảnh và tác động lên luân xa 1000 cánh ở đỉnh đầu. Giữa luân xa tim 12 cánh và hoa sen 12 cánh của luân xa đỉnh đầu có một sự tương ứng mật thiết

    all disciples are asked at this time to ponder and reflect, for as a “man thinketh in his heart, so is he.” Thinking in the heart becomes truly possible only when the mental faculties have been adequately developed and have reached a fairly high stage of unfoldment. Feeling in the heart is often confused with thinking. The ability to think in the heart is the result of the process of transmuting desire into love during the task of elevating the forces of the solar plexus into the heart center. Heart thinking is also one of the indications that the higher aspect of the heart center, the twelve-petalled lotus found at the very center of the thousand-petalled lotus, has reached a point of real activity. Thinking as a result of correct feeling is then substituted for personal sensitivity. It gives us the first faint indications, likewise, of [158] that state of being which is characteristic of the monad and which cannot be called consciousness—as we understand the term. [DINAII 158]

    [​IMG]
    Hính 18. Luân xa tim theo C.W. Leadbeater



    [​IMG]
    Hính 19. Luân xa tim theo Choa Kok Sui

    Đức D.K dạy rằng có ba luân xa trong con người tiếp nhận năng lượng của Tam thể thượng (Spiritual Triad) khi đường Antahkarana đã thiết lập, nối liền phàm ngã và chơn thần. Luân xa đỉnh đầu khi đó tiếp nhận năng lượng từ Atma, hay Khía cạnh Ý chí thiêng liêng. Luân xa tim tiếp nhận năng lượng từ Buddhi, hay Tình thương thiêng liêng, còn luân xa cuống họng tiếp nhận năng lượng từ Manas, hay Trí tuệ đại đồng. Trong quyển Đường đạo trong kỷ nguyên mới, quyển II, Đức D.K có dạy cho nhóm các đệ tử Ngài 6 bài tham thiền, trong đó bài Tham thiền số I và II dùng để chuyển hoá năng lượng của luân xa tùng thái dương vào luân xa tim và đỉnh đầu (trang 113-119). Các bạn lưu ý những bài tham thiền hoặc phép thở Ngài dạy cho các đệ tử của Ngài thường bị xoá bỏ trong quyển sách, vì nó có thể gây nguy hiểm nếu người đọc tò mò bắt chước theo. Tuy nhiên những bài tham thiền được giữ lại trong quyển sách là những bài tham thiền mà Ngài cân nhắc không nguy hiểm và có thể hữu ích cho người học đạo. Một bài tham thiền mà người mới bước vào đường đạo có thể sử dụng là bài tham thiền về Chân sư nơi luân xa tim (Master in the Heart). Bạn có thể tham khảo trong Thư về tham thiền huyền môn.

    The heart center registers the energy of love. It might here be stated that when the antahkarana has been finally constructed, the three aspects of the [159] Spiritual Triad will each find a point of contact within the etheric mechanism of the initiate who is functioning upon the physical plane. The initiate is now a fusion of soul and personality through which the full life of the monad can be poured.

    1. The head center becomes the point of contact for the spiritual will, Atma.

    2. The heart center becomes the agent for spiritual love, Buddhi.

    3. The throat center becomes the expression of the universal mind, Manas.

    In the work of the initiate, as he works out the divine purpose according to the plan, the ajna center becomes the directing agent or the distributor of the blended energies of the divine man. The heart center corresponds to “solar fire” within the solar system, and is magnetic in quality and radiatory in activity. It is the organ of the energy which brings about inclusiveness.

    Tuyến nội tiết tương ứng với luân xa tim là tuyến ức (thymus gland). Tuyến ức là nơi trưởng thành của tế bào T (Tế bào bạch cầu của hệ miễn dịch). Tuyến ức gồm có hai thuỳ, nằm phía trước lồng ngực. Mỗi thuỳ được phân chia thành nhiều tiểu thuỳ ngăn cách nhau bởi các vách sợi và mỗi tiểu thuỳ có vùng vỏ bên ngoài và vùng tuỷ bên trong.

    [​IMG]
    Hính 20. Tuyến ức của trẻ em và người trưởng thành

    Một đặc điểm của tuyến ức là nó phát triển mạnh nhất trong giai đoạn từ sau khi sanh đến khi trước dậy thì, sau đó nó thoái hoá dần, nhỏ hẳn đi. Đức D.K nói rằng ở giai đoạn hiện tại người ta biết rất ít về tuyến ức. Lý do tại sao tuyến ức lại thoái hoá và giảm dần hoạt động trong người trưởng thành là bởi vì sự mất cân bằng của hệ nội tiết không đảm bảo sự hoạt động an toàn và đầy đủ của tuyến ức trong người trưởng thành. Tâm lý học hiện đại khi kết hợp với y học đã nhận thấy rằng khi tuyến nầy hoạt động quá mức sẽ khiến con người vô đạo đức và vô trách nhiệm Khi con người đã học hỏi về bản chất của trách nhiệm, chúng ta thấy những dấu hiệu đầu tiên của sự chỉnh hợp với linh hồn, tách ly phàm ngã và hướng về tập thể, và khi đó, song song với sự phát triển nầy, ta sẽ thấy tuyến ức hoạt động một cách đúng đắn. Hiện nay mọi người chưa nhận ra mối quan hệ giữa tuyến tùng và tuyến ức, cũng như của cả hai đối với Luân xa ở đáy cột sống. Khi mà Tam thể thượng đã thể hiện tích cực qua phàm ngã, cả ba luân xa nầy và ba tuyến nội tiết biểu hiện ngoại tại của chúng sẽ hoạt động một cách kết hợp để điều khiến và chi phối toàn thể con người. Khi tuyến tùng trong con người trưởng thành hoạt động một cách đầy đủ (hiện nay chưa được thế) khi đó Ý-chí-hướng-thiện thiêng liêng (Will-to-good) sẽ thể hiện và con người sẽ đạt đến mục đích thiêng liêng (divine purpose). Tương tự khi tuyến ức cũng họat động hòan chỉnh trong con người trưởng thành thì thiện ý (goodwill) sẽ biểu lộ và thiên cơ sẽ bắt đầu thực thi. Đây là bước đầu tiên hướng đến tình thương, thiết lập mối quan hệ đúng đắn giữa nhân loại và hòa bình.Hiện nay thiện chí đang thể hiện khắp thế giới, điều đó cho ta thấy luân xa tim bắt đầu hoạt động, và cũng chứng tỏ rằng luân xa tim trong đỉnh đầu cũng bắt đầu khai mở như là hậu quả của sự gia tăng họat động của luân xa tim trên xương sống.

    Its dense physical externalization is the thymus gland. Of this gland little is known at present, though much will be learned as investigators accept and experiment with the hypotheses which the occult sciences present, and as the heart center develops and the thymus gland is returned to adult functioning activity. This is not as yet the case. The nature of its secretion is not yet established, and the effects of this gland are better known from their psychological angle than from the physical. Modern psychology, when allied to medicine, recognizes that this gland when over-active will produce the irresponsible and amoral person. As the race of men learns the nature of responsibility we shall have [160] the first indications of soul alignment, of personality decentralization and of group awareness, and then—paralleling this development—we shall find the thymus gland becoming correctly active. At present, the general imbalance of the endocrine system militates against the safe and full functioning of the thymus gland in the adult. There is as yet an unrecognized relation existing between the pineal gland and the thymus gland, as well as between both of these and the center at the base of the spine. As the Spiritual Triad becomes active through the medium of the personality, these three centers and their three externalizations will work in synthesis, governing and directing the whole man. As the pineal gland is returned to full adult functioning (as is not the case with adult man) the divine will-to-good will make itself felt and divine purpose be achieved; when the thymus gland similarly becomes active in the adult, goodwill will become apparent and the divine plan will begin to work out. This is the first step towards love, right human relations and peace. This goodwill is already making its presence felt in the world today, indicating the coming into activity of the heart center, and proving that the heart center in the head is beginning to unfold as a result of the growing activity of the heart center up the spine. [Esoteric Healing trang 160]

    5. Luân xa tùng thái dương (Solar plexus center)
    Luân xa nầy có 10 cánh và nằm ngay dưới xương bả vai. Đức D.K nói rằng luân xa nầy cực kỳ linh hoạt trong nhân loại hiện nay. Nó phát triển mạnh kể từ giống dân chánh thứ tư (giống dân Atlantean), cũng như trong giống dân thứ năm (giống dân Aryan) luân xa cuống họng bắt đầu thức tỉnh.

    [​IMG]
    Hình 21. Luân xa tùng thái dương 10 cánh

    [​IMG]
    Hình 22. Luân xa tùng thái dương theo Choa Kok Sui

    a. Luân xa tùng thái dương là phản ảnh của “Trái tim của mặt trời” (the heart of the sun) trong phàm ngã. Nó là yếu tố trung tâm của đời sống phàm ngã cho tất cả những ai dưới cấp bậc đệ tử dự bị. Ở giai đoạn nầy trí tuệ mới chỉ mới chớm họat động một cách yếu ớt. Luân xa tùng thái dương là cơ quan của dục vọng, và là cửa ngõ qua đó thể cảm dục tiến vào thế giới ngoại tại, và là khí cụ vận chuyển năng lượng cảm dục. Nó giữ một vai trò cực kỳ quan trọng trong đời sống của một thường nhân, và mục tiêu quan trọng của người mộ đạo (aspirant) là kiểm soát được nó. Y phải chuyển hoá dục vọng thành ước vọng (aspiration)

    The solar plexus is a reflection in the personality of the “heart of the sun,” just as the heart center is. It is the central factor in the life of the personality for all humanity below the grade of probationary disciple. At that point the mind definitely begins to function, however faintly. It is the outlet—if such a word can be used—of the astral body into the outer world, and the instrument through which emotional energy flows. It is the organ of desire. It is of supreme importance in the life of the average man, and its control is a vital goal for the aspirant. He must transmute desire into aspiration.

    b. Đa phần nhân loại ngày nay sống trong dục vọng, dù đó là dục vọng tốt, dục vọng tinh thần hay những ham muốn xấu xa hoặc ích kỷ. Đức D.K dùng một câu bao trọn điều nầy: nhân loại (chưa giác ngộ và thường nhân) sống, chuyển động, và tồn tại thông qua luân xa tùng thái dương nầy. Đối với một thường nhân những ham muốn, dục vọng lại là những động lực giúp họ tiến hóa. Những ham muốn, tham vọng, xúc động chính thực đều là năng lượng hay mãnh lực (forces) trên cõi trung giới. Tất cả đều là năng lượng. (All are energies).

    c. Luân xa tùng thái dương cũng là cơ quan mà các đồng tử và các nhà thấu thị (bậc thấp) sử dụng để tiếp xúc với cõi trung giới. Nhãn thông bậc thấp liên quan với luân xa tùng thái dương, trong khi nhãn thông bậc cao liên quan đến luân xa Ajna.

    d. Tất cả những rối loạn và bệnh tật của các cơ quan nằm dưới hoành cách mô như bao tử, gan … đều do hoạt động rối lọan của luân xa nầy.

    e. Đức D.K gọi luân xa tùng thái dương là một “great clearing house”— một kho chứa và xử lý– của tất cả năng lượng nằm dưới hoành cách mạc, xuất phát từ ba luân xa chính (luân xa xương cùng–sacral center–, luân xa lá lách, luân xa gốc , và các luân xa phụ khác dưới hoành cách mô. Tất cả năng lượng nầy tập trung vào luân xa tùng thái dương trước khi chuyển dịch đến các luân xa cao hơn. Năng lượng của luân xa xương cùng (sacral center) sẽ chuyển dịch đến luân xa cuống họng. Năng lượng của luân xa đáy cột sống sẽ chuyển đến luân xa đỉnh đầu, còn năng lượng của luân xa tùng thái dương sẽ chuyến luân xa tim

    f. Cơ quan biểu hiện ngoại tại (externalisation) của luân xa nầy là tuyến tụy (pancreas), bao tử và gan. Các cơ quan nầy được nuôi dưỡng bởi năng lượng và mãnh lực từ luân xa nầy. Đức D.K nói rằng hiểu biết điều nầy một cách đúng đắn sẽ giúp con người chống được các bệnh tật của ba cơ quan nói trên. Bằng cách kiểm soát luân xa tùng thái dương, cũng như tiếp nhận và phóng thích các năng lượng tập trung trong luân xa nầy một cách đúng cách sẽ giúpthanh lọc, tăng cường sức mạnh và bảo vệ ba cơ quan trọng yếu nêu trên.

    All these three dense materializations are fed and nurtured by the forces and energies of the solar plexus center. I have here given a very important fact to those who are interested in the study of medicine from the esoteric angle; rightly appreciated, it will lead to an understanding [174] of the healing art. Control of the solar plexus center, and the right reception and release of the energies focused in that center would bring about a major purification, an intensive strengthening and a vital protection of the three vital organs to be found in that area of the human physical mechanism.

    [​IMG]
    Hình 23. Luân xa tùng thái dương và ba biểu hiện ngoại tại

    g. Một điểm đặc biệt nhất về luân xa nầy mà đức D.K tiết lộ cho các đệ tử của Ngài lần đầu tiên là trong luân xa tùng thái dương có hai điểm ánh sáng trọng yếu hay hai điểm năng lượng linh hoạt. Một điểm đã hoạt động từ lâu và là biểu hiện của thể cảm dục. Điểm còn lại đang chờ đợi thức tỉnh nhờ năng lượng từ linh hồn tuôn xuống qua luân xa đỉnh đầu. Khi điều nầy xảy ra người đệ tử thức tỉnh đối với những vấn đề cao cả của đời sống và trở nên nhạy cảm với những làn sóng tâm linh của thế giới tinh thần. Ngài cũng lưu ý chỉ luân xa mới có hai điểm sáng nầy, các luân xa còn lại chỉ có một điểm sáng năng lượng. Bài tham thiền số I và II mà Ngài dạy cho các đệ tử của các Ngài nhằm mang điểm sáng thứ hai vào hoạt động và chuyển di năng lượng từ luân xa nầy đến luân xa tim và đỉnh đầu. Việc di chuyển năng lượng nầy là những việc chuẩn bị cho kỳ điểm đạo thứ hai.

    There are two points of vital light within the solar plexus centre, which makes this centre of dominant importance and a clearing house for the centres below the diaphragm to those above it. One of these points of light is connected with the lower psychic and astral life, and the other is brought into livingness by the inflow from the head centre. I would here remind you that the centres above the diaphragm have only one vital point of energy, whilst the centres below the solar plexus also have only one, but that the solar plexus itself has two points of dynamic energy—one most ancient and awakened, being expressive of the life of the astral or lower psychic body, and the other waiting to be brought into conscious activity by the soul. When this has happened, the awakening to the higher issues of life makes the disciple sensitive to the higher “psychic gift waves” (as the Tibetan occultists call them) of the spiritual world.

    h. Một số người dịch luân xa tùng thái dương là bí huyệt đan điền, nhưng theo wikipedia thì vị trí của huyệt đan điền nằm dưới rốn khoảng 3cm. Trong khi theo đức D.K luân xa tùng thái dương nằm ngay dưới điểm lõm giữa ức. Do đó bạn cần lưu ý điều nầy. Choa Kok Sui cũng phân biệt giữa luân xa rốn và luân xa tùng thái dương.

    Nguồn: http://www.minhtrietmoi.org/
    traderdoclap thích bài này.
  2. traderdoclap

    traderdoclap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2015
    Đã được thích:
    1.640
    Osho - Chứng ngộ là tự nhiên của bạn

    Ông cho rằng trước sau gì việc chứng ngộ sẽ xảy ra, chúng ta không thể làm gì được. Mọi điều chúng ta có thể làm là chờ đợi với tình yêu, tin cậy trong im lặng và điều cần xảy ra sẽ xảy ra. Bạn không thể quản lý được điều đó. Bạn chỉ có thể là người chủ sẵn có, không trách nhiệm nào, chỉ chờ đợi thuần khiết. Đó là lý do mà không kỷ luật nào được cho. Ông muốn chúng ta hiểu sự kiện rằng chứng ngộ là tự nhiên của chúng ta, cho nên không cần phải chạy đâu để tìm chứng ngộ. Chỉ thảnh thơi trong im lặng, trong tiếng cười và để im lặng và tiếng cười trở thành một. Chỉ hiện hữu.

    Ông nhấn mạnh rằng, chứng ngộ chỉ là việc nhận ra. Ngay khoảnh khắc này, không ai ở đây mà không là vị Phật. Vài người còn đang ngủ, vài người trong hạt mầm và vài người đã thức dậy.

    Đóng góp lớn nhất của ông cho trưởng thành tôn giáo của nhân loại chính là ở chỗ ông cho rằng chúng ta không phải làm gì cả, chúng ta chỉ cần ở tại trung tâm của chính chúng ta - hoàn toàn thảnh thơi, không ham muốn, không đâu mà đi, không gì để làm. Chỉ ở đây và bây giờ, chờ đợi khoảnh khắc bùng nổ ánh sáng, hoa sen ngàn cánh sẽ nở rực rỡ.

    Chúng ta cứ đang đi ra khỏi trung tâm mọi ngày và chúng ta càng ngày càng xa tính tự nhiên. Tuy nhiên cái chết sẽ lại giúp chúng ta một lần nữa quay lại vạch xuất phát. Và rồi cũng kỳ diệu không kém cho việc chứng ngộ là chúng ta lại sống phi tự nhiên hết kiếp này đến kiếp khác. Việc dừng lại của chúng ta trong trạng thái ngủ và mơ là gần như không thể được. Tuy nhiên, nếu chúng ta ở gần một người sống tự nhiên, chúng ta có thể soi vào đó và nhận biết cái tính tự nhiên, tính tự phát, tính đáp ứng. Từ đó mà chúng ta sẽ quay lại với bản tính tự nhiên. Lúc đó chúng ta chỉ còn một việc là di chuyển vào trung tâm, thảnh thơi và chờ đợi với tình yêu thương vô hạn.
    okeck16Duoi_Chan_Thay thích bài này.
  3. traderdoclap

    traderdoclap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2015
    Đã được thích:
    1.640
    ĐƯỜNG VÔ LỘ

    Ai đó chỉ cho bạn con đường đi tìm hạnh phúc, đi tìm chân lý hay giác ngộ. Con đường đó nếu chưa ai đi, thế thì cả người chỉ và bạn đều không biết. Vậy có cách nào bạn có thể đi đến đích được đây?

    Nếu con đường đó đã có người đi, kể cả đã có người đến đích đạt giác ngộ thì con đường đó trở thành con đường cũ. Nó nhất định là việc kể lại của người chưa đạt tới, thế thì nó chỉ là đồ cũ, hàng second hand. Như vậy nếu bạn tin cậy vào con đường đó nó trở thành con đường cụt chẳng dẫn tới đâu cả.

    Người đã đạt tới họ đã đi và họ đã xoá mọi dấu chân đi rồi. Đối với người biết họ luôn đi thẳng và không ngoảnh lại bao giờ, mọi bước đi đều mới và họ không để lại dấu chân nào. Thế thì con đường của họ như hình vẽ trên nước, như chim bay trên trời, như mây trắng lơ lửng không gốc rễ. Con đường như vậy, người đã biết Sự thật họ gọi là đường vô lộ. Bản thân sự hiện diện của họ cũng chỉ là ngón tay chỉ trăng, khi bạn tin cậy trong tình yêu sâu sắc, bạn sẽ tự nhận ra con đường của mình. Và có thể chỉ một bước chân bạn đã tới đích rồi.

    Đường vô lộ là con đường khó nhất và cũng là dễ nhất cho một người đi tìm cái đẹp, tìm chân lý tối thượng.
    okeck16nguyenkhacthanh thích bài này.
  4. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Hic, điều này dường như mâu thuẫn với những gì huynh đã chia sẻ trước đây
    Đệ thấy nhiều điểm lạ trong đoạn này
    Không biết là đệ chưa hiểu rõ những ý nghĩa ẩn tàng trong đoạn này hay sao mà đệ thấy nhiều điểm không hợp lý.

    Hình như đây là tư tưởng của Krisnamurti, nhưng với số ít đệ tử thôi và đó là 1 giai đoạn ngắn đặc biệt của người đệ tử.

    Nếu nói như đoạn trên thì không cần chân sư nữa, và chân sư chắc không còn việc gì để làm trên dãy địa cầu này mất rồi (Chưa kể là còn các bậc giáo chủ nữa).
    traderdoclap thích bài này.
  5. nguyenkhacthanh

    nguyenkhacthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/06/2016
    Đã được thích:
    29
    Cái này đệ cũng thấy có điều mâu thuẫn, đó là nó bác bỏ vai trò của các vị Chân sư, các Đấng chưởng giáo. Theo quan điểm của đệ thì trên các nấc thang tiến hóa, ở vị trí nào cũng đã có người đạt đến. Và khi đã đạt đến vì tình thương đối với nhân loại, các vị muốn nhân loại cũng được nhưng mình nên mới chỉ dẫn, tỏa ánh sáng của các vị trên đường có những người đi sau có thể tiến bước. Quan điểm này chỉ đúng đối với các vị đã đạt được Tam quả A-na-hàm, khi đó người đó sẽ phải tự đi trên đôi chân của chính mình, phải dựa vào chính mình để đi tiếp. Mọi sự trợ giúp đều được rút lại, người đó không được phép có sự tiếp xúc và giúp đỡ của các vị thầy và cũng không được đáp ứng điều đó. Họ phải tin vào chính mình, cho đến khi đạt quả vị La Hán thì các vị thầy sẽ xuất hiện trở lại. Đối với người thường và đệ tử thấp hơn, quan điểm này thật quá nguy hiểm.
    traderdoclapDuoi_Chan_Thay thích bài này.
  6. traderdoclap

    traderdoclap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2015
    Đã được thích:
    1.640
    Không có gì là mâu thuẫn đâu.
    Không phủ nhận vai trò của các chân sư mà nó cho thấy vai trò quan trọng của chân sư.
    Các bạn đọc kỹ lại bài sẽ thấy ẩn ý.
    Đọc thật kỹ đoạn này nhé
    Con đường như vậy, người đã biết Sự thật họ gọi là đường vô lộ. Bản thân sự hiện diện của họ cũng chỉ là ngón tay chỉ trăng, khi bạn tin cậy trong tình yêu sâu sắc, bạn sẽ tự nhận ra con đường của mình. Và có thể chỉ một bước chân bạn đã tới đích rồi.

    Hiểu đơn giản thế này, vị chân sư cung cấp cho các bạn cả ngàn, cả vạn cái chìa khóa.
    Nhưng bạn phải tự chọn 1 cái chìa khóa thích hợp để mở được cái ổ khóa của chính bản thân các bạn. Không ai giống ai cả, không có cái chìa khóa nào giống cái chìa khóa nào.
    Tương tự vậy chẳng có con đường nào giống con đường nào cả.
    Mỗi người phải tự tìm lấy con đường của chính mình.
    Và quan trọng nhất: tin cậy trong tình yêu sâu sắc
    Đây chính là phẩm chất quan trọng nhất của một người đệ tử.
    Tất nhiên đây bài trên là nói đến những người đã bước vào con đường đệ tử hay đang là đệ tử dự bị như TTH đã nói. Chứ còn với những người mới chỉ mộ đạo thì vẫn còn khoảng cách xa.
    okeck16Duoi_Chan_Thay thích bài này.
  7. nguyenkhacthanh

    nguyenkhacthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/06/2016
    Đã được thích:
    29
    Đúng là phải có một đức tin sâu sắc thì mới có thể đi trên con đường này được. Mỗi người đến một giai đoạn nào đó đều phải tự đi trên con đường của mình, tuy rằng phải đi một mình và không ai giống ai, nhưng nó tựu chung vẫn chỉ là một con đường, con đường tiến hóa của sự sống duy nhất. Nên sẽ không có cái gọi là tôi khác hay anh khác, mà là chúng ta là một biểu hiện khác nhau của Sự Sống đó thôi.
    okeck16, traderdoclapDuoi_Chan_Thay thích bài này.
  8. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Comment gần đây của huynh là từ tài liệu Đường vô lộ của OSHO đúng không huynh?

    Đệ thực sự không biết nói sao bởi đệ cũng ngại nói đến vấn đề này

    nghĩ mãi thôi đành viết gửi huynh vài dòng huynh đọc và nếu thấy không phù hợp thì coi như bỏ qua nhé

    huynh tham khảo thêm link sau:

    http://www.daophatngaynay.com/vn/dien-dan/doi-thoai/4177-can-than-khi-xem-sach-hien-tuong-osho.html
    traderdoclap thích bài này.
  9. traderdoclap

    traderdoclap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2015
    Đã được thích:
    1.640
    Cái con đường mà bạn nói nó không phải đường vô lộ.
    Mà đấy là phẩm chất của sự sống, của sự tồn tại.
    Con đường ở đây là ta nói đến con đường đi tìm cái phẩm chất đó.
    Thực ra nếu các bạn nghiên cứu kỹ sách của TTH đặc biệt là sách của chân sư DK sẽ thấy quan điểm của vị chân sư này và osho rất giống nhau.
    Osho thì muốn các đệ tử đi thẳng tới điểm chứng ngộ chứ không phải đi vòng vèo cả muôn vạn kiếp như các tôn giáo khác.
    Còn chân sư DK cũng có ẩn ý nói đến con đường tắt này trong khá nhiều tài liệu ngài đã truyền dạy.
    Nếu các bạn đủ duyên và đủ nhạy cảm sẽ thấy con đường này có liên quan đến con số 4, là một con số rất bí ẩn trong vũ trụ ở giai đoạn tiến hóa này có lẽ không kém gì con số 7 cả.
    okeck16 thích bài này.
  10. nguyenkhacthanh

    nguyenkhacthanh Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/06/2016
    Đã được thích:
    29
    Vậy theo huynh thế nào là con đường vô lộ? Tại sao nó lại được gọi là con đường vô lộ và liên quan đến số 4? Đệ chưa hiểu điều này.

Chia sẻ trang này