Trao đổi, chia sẻ về các Tôn Giáo, Minh Triết Thiêng Liêng

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Duoi_Chan_Thay, 16/06/2016.

3246 người đang online, trong đó có 110 thành viên. 05:50 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 30819 lượt đọc và 212 bài trả lời
  1. traderdoclap

    traderdoclap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2015
    Đã được thích:
    1.640
    Đức Phật không gọi Vô Minh là không biết Tứ Diệu Đế và Bát Chánh Đạo. Đây chỉ là 2 pháp trong 84000 Pháp đức Phật dùng để phá vô minh cho những người gọi chung là Khổ, tất nhiên vào thời đó thành phần này chiếm đa số.
    Với một số thành phần khác thì lại phải dùng pháp khác.
    Nói chung đức Phật như một cao thủ võ lâm duy ngã độc tôn ý, sáng tạo ra đủ mọi pháp để giúp con người phá bỏ được Vô minh của mình.
    Binh YenDuoi_Chan_Thay thích bài này.
  2. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Chào Huynh
    Khi còn sống, cư sĩ Bạch Liên là chủ biên của báo Giác ngộ, khi đó cư sĩ quan sát và thấy nhiều nơi ở nước mình có 1 số quan niệm về vô minh, vì vậy nên cư sĩ dùng từ thường thường
    Cả đoạn trên ý cư sĩ muốn nói về việc cứu đô - độ tha

    Còn về Đức Phật và pháp của ngài, đệ có đoạn sau của thày Thích Nhật Từ muốn gửi tới huynh

    Thế nào là “đạo Phật nguyên chất” và thế nào là “đạo Phật pháp môn”?


    Trả lời: Khái niệm “Đạo Phật nguyên chất” được tôi vay mượn từ thiền sư Nhất Hạnh trong tác phẩm cùng tên được xuất bản vài năm trở lại đây. Dùng khái niệm này chúng tôi muốn mô tả về một hình thái đạo Phật do chính đức Phật Thích Ca truyền bá và nó tồn tại đến 300 năm sau khi đức Phật qua đời. Trong văn học của Phật giáo thế giới, người ta gọi là Phật giáo giai đoạn đầu hay là Phật giáo sớm (Early Buddhism), ở Việt Nam thường gọi là Phật giáo nguyên thủy, mà đúng ra phải là Phật giáo Thượng tọa bộ (Theravada Buddhism). Phật giáo nguyên thủy là một khái niệm gây ra các tranh cãi và mâu thuẫn hệ phái. “Nguyên chất” ở đây chỉ cho những lời dạy của đức Phật, chưa có sự chỉnh sửa của các nhà biên tập kinh điển. Đạo Phật nguyên chất lấy Tứ diệu đế làm pháp môn duy nhất, cách thức tu tập được thể hiện qua bát chính đạo với ba phương diện: đạo đức, thiền định, trí tuệ.

    Cốt lõi của đạo Phật nguyên chất là xây dựng một thế giới an lạc và hạnh phúc bây giờ và tại đây, chứ không đưa ra những hứa hẹn cho con người sau cái chết. Đạo Phật nguyên chất xây dựng một hình thái đạo Phật cho hai đối tượng: Tại gia và xuất gia. Ai muốn giác ngộ, trở thành thánh nhân thì phải chọn con đường xuất gia, tu chuyển hóa tham ái và tính dục, những người còn lại là người tại gia, không bận tâm đến con đường giải thoát, vì có muốn cũng không được. Người tại gia sống đời sống đạo đức, tôn trọng luật pháp, không đắm nhiễm phước báu có được, trở thành những người giàu có, biết chia sẻ với những mảnh đời bất hạnh và họ là cánh tay nối dài của minh triết Phật trong đời sống. Những ai không thỏa mãn với hạnh phúc thế tục thì có thể chọn con đường xuất gia.

    Ngoài bát chính đạo, sự thực tập của đạo Phật nguyên chất còn liên hệ đến 37 phẩm trợ đạo mà nội dung của nó đều xoay quanh bát chính đạo, ở phương diện này hay phương diện khác. Yếu tố đa văn và trí tuệ được lặp lại vài lần. Điều này cho thấy đức Phật rất đề cao vai trò của trí tuệ trong việc chuyển hóa khổ đau.

    “Đạo Phật pháp môn” là khái niệm chúng tôi sử dụng để chỉ “đạo Phật t ổ s ư” do Trung Quốc khởi xướng, lấy những vị khai sáng tông phái làm hệ quy chiếu chân lý. Đạo Phật t ổ s ư và đạo Phật pháp môn dựa vào một (vài) bài kinh, tối đa là ba bài kinh làm nền tảng giới thiệu đạo Phật. Cách làm đạo này mang tính phiến diện. Những bài kinh khác thì các hành giả theo các pháp môn này được kích lệ không nên đọc.

    Trong đạo Phật t ổ s ư hay đạo Phật pháp môn, phương pháp chính của đức Phật không được giới thiệu đến. Ý chủ quan của các vị t ổ s ư sáng lập ra pháp môn đã được mọi người nâng lên thành chân lý. Chẳng hạn Pháp Hoa tông thì lấy Kinh Pháp Hoa làm nền tảng, nhưng nội dung của Kinh Pháp Hoa quá cao siêu, không phù hợp với Phật tử sơ cơ. Tại các trường đại học trên thế giới, Kinh Pháp Hoa được giảng dạy cho sinh viên thạc sĩ năm thứ hai. Ở Mỹ và Nhật, Kinh Pháp Hoa được dạy ở cấp tiến sĩ năm thứ nhất. Trong khi đó, tại Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam và Nam Bắc Triều, Kinh Pháp Hoa được sử dụng đọc tụng như kinh điển vỡ lòng cho người mới bắt đầu. Thực tế, Phật tử sơ cơ chưa đủ kiến thức để hiểu Kinh Pháp Hoa. Hiểu không nổi thì mê tín kinh điển, họ chỉ chú trọng vào bảy ngàn hai trăm công đức mà Kinh Pháp Hoa mô tả. Thế là từ một bài kinh triết lý, Kinh Pháp Hoa trở thành một bài kinh tín ngưỡng cho người tín ngưỡng.

    Cực đoan hơn, nhiều người đọc một chữ Kinh thì lạy một lạy, tức là tín ngưỡng hóa kinh điển, thay vì ứng dụng trí tuệ của kinh điển để giải quyết các vấn nạn khổ đau. Như vậy, các vị t ổ s ư sáng lập tông phái và pháp môn thích cái gì thì chỉ truyền đạt và giới thiệu cái đó. Do đó, người theo đạo Phật pháp môn sẽ không hiểu được đạo Phật một cách toàn diện, mà lẽ ra, cần phải như thế.

    Vì vậy, muốn trở về với đức Phật gốc và đạo Phật gốc, chúng ta cần thấy rõ rằng đạo Phật nguyên chất vốn vượt lên trên rất cao so với đạo Phật t ổ s ư và đạo Phật pháp môn. Nếu không nhìn ra vấn đề này, ta sẽ không mạnh dạn làm, hoặc khi làm chỉ cần bị phê bình, chỉ trích, chúng ta sẽ bỏ cuộc giữa chừng. Không ít người lý luận rằng, mấy chục thế kỷ đã trôi qua, bao nhiêu vị Bồ-tát, bao nhiêu vị A-la-hán, bao nhiêu t ổ s ư chấp nhận đạo Phật t ổ s ư, đạo Phật pháp môn, tại sao bây giờ chúng ta phải đặt lại vấn đề. Ông/ bà đặt vấn đề đó có bằng các vị t ổ s ư, các vị cao tăng, A-la-hán, Bồ-tát không? Đó là cách lý luận theo kiểu "cả vú lấp miệng em". Ta có thể vận dụng cùng phương thức đó để lý luận như sau: Các vị t ổ s ư, A-la-hán, Bồ-tát có bằng với đức Phật không? Câu trả lời là không. Như vậy, tại sao chúng ta không theo Phật mà phải theo tổ Trung Quốc?

    Sau khi nhận diện sự khác biệt giữa đạo Phật nguyên chất và đạo Phật t ổ s ư, công việc làm đạo của chúng ta là “không phải tôn vinh mình mà là tôn vinh Phật; không phải ca ngợi kiến thức của mình, cách làm đạo của mình, mà thông qua đó để ca ngợi chính pháp.” Chúng ta không phải là người giỏi, mà vì chính pháp của đức Phật quá siêu việt, cho nên chỉ cần làm đúng 50% thôi, chúng ta đã trở nên vĩ đại rồi. Huống hồ, chúng ta tiếp cận và sử dụng càng nhiều những lời dạy nguyên chất của đức Phật.

    Không ai có thể phủ nhận một điều rằng càng xa thời của đức Phật thì càng có thể xảy ra sự biên tập, sự lý giải khác với những gì mà đức Phật chủ trương. Ngày nay chúng ta có lợi thế là được sống trong thời kỳ kĩ thuật số trở thành một công cụ mới, một loại phước báu mới. Trước đây, để có được một quyển kinh là rất khó. Kinh viết trên lá bối, khắc trên đá, kinh bản đồng, kinh bản gỗ, kinh bản giấy… tốn rất nhiều tiền, nhiều công sức, vì thế, việc truyền bá kinh cho quảng đại đa số là rất nan giải. Bây giờ, chúng ta có kinh điển dạng internet, kinh điển dạng sách nói...
    Last edited: 17/06/2016
    Binh Yentraderdoclap thích bài này.
  3. traderdoclap

    traderdoclap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2015
    Đã được thích:
    1.640
    Bài viết trên khá hay. Thế nên chúng ta mới thấy sinh vào thời đại này là rất may mắn khi đã có internet chúng ta có thể tiếp cận Đạo Phật bởi nhiều nguồn, nhiều quan điểm khác nhau.
    Người viết bài trên nói cũng có ý đúng nhưng có nhiều chỗ chưa hợp lý vì vẫn còn mang cái tâm "phân biệt"
    Thực ra đức Phật thực sự không phân biệt. Mình xin dùng từ đức Phật chứ không gọi là đạo Phật vì đây là tên mà người đời sau gọi, người cũng chưa bao giờ coi tư tưởng của mình là Đạo, là tôn giáo nào cả. Ngay cả Đạo Phật nguyên thủy rồi Đại thừa, tiểu thừa, Nam tông, Bắc tông...tất cả cũng do đời sau tự đặt ra. Người gọi là Đạo Phật nguyên thủy có khi cũng chẳng hiểu nguyên thủy là gì vì đơn giản chúng ta có sống vào thời kỳ đó đâu. Tất cả những gì chúng ta học hỏi bây giờ là qua truyền miệng và kinh sách. Nên chắc chắn có nhiều sai lệch.
    Đức Phật luôn bình đẳng, các pháp cũng vốn bình đẳng, thậm chí không phân biệt nam nữ, già trẻ, lớn bé... Điều mà đến 2500 năm sau chúng ta vẫn chưa làm được.

    Ngay đến cái mà ta gọi là Pháp đức Phật cũng đã có 1 bài kệ siêu tuyệt khi ngài truyền y bát lại cho Tổ Đại Ca Diếp có câu: Pháp bổn Pháp vô Pháp. Tức là cái mà người gọi là pháp vốn chẳng phải là pháp, cái Pháp thực sự nó vốn không thể diễn giải được bằng lời, bằng ngôn từ mà chỉ có thể bằng tâm: tâm truyền tâm. Nhưng nếu không diễn giải bằng lời thì làm sao cho người đời hiểu được, vì trí tuệ chúng sinh vốn thấp kém, vô minh. Vì thế mới sinh ra kinh, kệ...cái mà chúng ta gọi là 84.000 pháp môn. Tại sao lại có đến tận 84k pháp môn vì chúng sinh có trí tuệ khác nhau, nghiệp lực khác nhau nên tùy duyên chúng sinh hợp với pháp môn nào thì tu tập pháp môn đó.

    Đạo Phật nguyên chất lấy Tứ diệu đế làm pháp môn duy nhất, cách thức tu tập được thể hiện qua bát chính đạo với ba phương diện: đạo đức, thiền định, trí tuệ.
    Câu này cũng do người đời sau, các đệ tử của ngài nói và tu tập theo chứ không do đức Phật nói. Vị sư trên có sự nhầm lẫn ở đây. Vì Tứ diệu đế là: Khổ, tập, diệt, đạo nếu là đúng thì lại mâu thuẫn với Bát Nhã Tâm Kinh:

    Không có vô minh cũng không có hết vô minh, cho đến không có già chết cũng không có hết già chết; không có khổ, tập, diệt, đạo; không có trí tuệ cũng không có chứng đắc.

    Tất nhiên nói thì dễ nhưn để thực sự hiểu thấu Bát Nhã Tâm Kinh chúng ta phải tu đến quả vị Bồ Tát trở lên mới đc.

    Người mới học Phật thì nghĩ là phật Duy tâm. Nhưng nếu học sâu thì lại thấy Phật duy lý tuyệt đối, duy lý hơn cả những nhà khoa học duy lý nhất. Người không tin bất cứ thứ gì cả, không tin lời bất kỳ ai mà chỉ coi trọng thực chứng. Thậm chí thực chứng đi, chứng lại nhiều lần cũng chưa chắc đã đúng, đã là chân lý.
    Người học Phật càng sâu thì sẽ thấy cuối cùng Phật lại là người trung đạo, ngài chỉ quán sát chứ không phán xét, nhận xét hay phân biệt. Vì theo ngài tất cả những gì chúng ta thấy cuối cùng đều khôngvô thường cả.

    Vài lời chia sẻ với bạn như vậy. Rất vui vì gặp những đồng đạo ở đây!
    okeck16, Binh YenDuoi_Chan_Thay thích bài này.
  4. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Cám ơn Huynh traderdoclap
    Về câu nguyên thủy, nguyên chất ở trên tác giả cũng có nói là vay mượn từ ngài Nhất Hạnh. Ngài Nhất Hạnh là 1 trong những người có sự ảnh hưởng rất tốt ở Phương Tây (chỉ sau Đức Đạt Lai Lạt Ma). Câu chữ và cách hành văn nhiều khi chưa đủ để nói lên ý tưởng của người muốn nói huynh à, vì thế ta cần đọc với tấm lòng rộng mở.

    Đệ thích nghiên cứu và đối chiếu (khoa học - triết học - tôn giáo), và cố gắng đọc hiểu ý tưởng người viết muốn nói gì.
    Trong một bài phát biểu nào đó không thể tránh khỏi việc này hay việc kia, rất cảm ơn huynh vì có những chia sẻ suy nghĩ cùng đệ. Chúng ta cùng trao đổi trên tinh thần cầu tiến, phát triển dựa trên tình huynh đệ. Nhiều nơi có sự chia rẽ qua việc tranh luận 1 vấn đề gì đó dẫn đến việc lún sâu quá vào việc hơn thua rằng ai đúng hơn ai, điều này đối với cá nhân đệ nghĩ là nên tránh.

    Người nào cho rằng điều mình nghĩ là đúng, không thể sai chạy, và kẻ khác phải làm theo những điều mà y dự tính, sẽ gây chướng ngại rất lớn.

    Về các lời dạy của Đức Phật, đệ nghĩ rằng không phải Đức Phật không còn tại thế thì giáo lý của ngài mất đi, mặc dù quá nhiều người tự nhận là nghe hoặc nhìn thấy được giáo lý của Ngài nhưng thực sự có đáng tin hay không. Vấn đề này thì đệ chỉ muốn nói là: "Hãy gõ, cửa sẽ mở. Hãy hỏi, rồi sẽ được trả lời"

    Bàn rộng ra 1 chút, đệ ví dụ một vấn đề về nhân quả thế này: Nhân quả được cấu thành ra sao, có mất đi không, nếu không mất đi thì nó được lưu giữ như nào, nơi nào lưu giữ nó, cơ chế vận hạn nó ra sao.
    Rộng hơn chút, liệu các tài liệu cổ xưa, ví dụ tài liệu từ thời Ai Cập cổ đại có bị mất đi không? Có nơi nào lưu giữ nó không?
    Và "Tiên thiên ký ảnh" là gì :)
    Người nào đó nói rằng mình nghe thấy, đọc được. Vậy họ đọc được ở đâu?
    Những điều này đệ muốn cùng được trao đổi với huynh, và trong 1 thời gian tới sau loạt bài cơ bản này đệ sẽ cùng trao đổi với huynh về các đề tài trên với tinh thần thực sự là cầu tiến và nhờ việc được trao đổi với huynh, đệ tin mình sẽ nhớ và hiểu rõ hơn các đề tài này. Đó là mong muốn của đệ :)
    Last edited: 17/06/2016
    Binh Yentraderdoclap thích bài này.
  5. traderdoclap

    traderdoclap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2015
    Đã được thích:
    1.640
    Chỗ này hoàn toàn đồng ý với @Duoi_Chan_Thay
    Thực ra trên đời này chẳng có đúng, sai tuyệt đối bao giờ cả. Đúng với người này lại sai với người khác. Đó chính là tính "không" trong đạo Phật. Thế cho nên khi tranh luận theo mình nên có tinh thần cầu tiến, rộng mở, nên xét hợp lý hay chưa hợp lý thôi.
    Trên đời này có rất nhiều điều chúng ta không thể biết, không thể hiểu hết, chúng ta cũng không học xong trong 1 đời, 1 kiếp mà tích lũy dần cho vô lượng kiếp. Cho nên mình rất mong được nghe những kiến giải của bạn về Pháp về Phật về vũ trụ...Cám ơn!
    Giờ bận mất rồi phải đưa gia đình đi du lịch không viết được nhiều, sang tuần sẽ đàm đạo nhiều hơn.
    okeck16, Binh YenDuoi_Chan_Thay thích bài này.
  6. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]
    Cư Sĩ

    Thiền có thích hợp cho cư sĩ không ?
    Có nhiều người nghĩ rằng tu thiền là phải ngồi thiền, toạ thiền. Người cư sĩ tại gia phải lo làm ăn, buôn bán, sinh sống khó khăn, lấy thì giờ đâu mà ngồi thiền ? Vì quan niệm như vậy nên họ cho rằng tu thiền không thích hợp với người tại gia, mà chỉ có pháp môn Tịnh Độ, niệm phật mới thích hợp cho cư sĩ. Những người này có lẽ vì quá bận rộn với cuộc sống nên không có thì giờ để ý tìm hiểu thiền thực sự là gì ?
    Thiền không phải là ngồi yên một chỗ, không nhúc nhích, thả hồn phiêu lưu đến một cõi nào đó để tìm sự giác ngộ.
    Thiền là tập sống ngay trong hiện tại, nhìn thẳng vào khổ đau để tìm hiểu bản chất của nó, để vượt thoát khỏi sự sai sử của vô minh và ái dục. Lịch sử thiền tông cho thấy những việc bình thường như gánh nước, bửa củi, chăn trâu, giã gạo, quét nhà cũng đều là thiền. Hành giả tu thiền trong mọi công việc hàng ngày, trong tất cả động tác, đi, đứng, nằm, ngồi, nói năng, động, tịnh.
    Sống có chánh niệm đó chính là Thiền.
    Chánh niệm là tỉnh thức biết những gì đang xảy ra trong hiện tại nơi thân và ngoài thân để làm chủ mọi tham dục.
    Khi đi biết mình đang đi
    Đứng biết mình đang đứng
    Ngồi biết mình đang ngồi
    Ăn biết mình đang ăn
    Thân làm gì, tâm suy nghĩ gì mình đều biết và ghi nhận, đó là Thiền, là tỉnh thức không để thân tâm phóng túng.
    Khi niệm phật biết mình đang niệm phật
    Đó cũng là Thiền
    Khi trì chú biết mình đang trì chú, đó cũng là Thiền
    Bất cứ khi nào chánh niệm có mặt là tỉnh giác có mặt.
    Tỉnh giác có mặt đó là Thiền
    Nghe qua có vẻ dễ, nhưng đối với người chưa bao giờ tu tập thì rất khó có chánh niệm, vì vậy cần phải tham dự những khoá tu thiền toạ, thiền hành để huấn luyện thân tâm và biết cách áp dụng chánh niệm vào đời sống hàng ngày.
    Thiền là một lối sống, lối sống tỉnh thức của phật và chư thánh tăng.
    Con người thích sống cẩu thả, buông lung theo thất tình, lục dục, không thích ghép mình vào kỷ luật. Chúng ta mang danh là phật tử, chẳng lẽ lại không thích sống theo kiểu chánh niệm tỉnh thức của phật hay sao ?
    Một người phật tử, nếu không biết kiểm soát thân tâm của mình, tức là không có chánh niệm, thì làm sao giữ giới thanh tịnh ?
    Thân làm ác, tâm nghĩ bậy mà không hay biết, không kiểm soát thì sao gọi là tu hành được ?
    Ý thức được thân muốn làm ác, tâm đang nghĩ bậy và ngăn chặn ngay thì đó là chánh niệm. Có chánh niệm tức la đang hành thiền.
    Vì thế tu Thiền, Tịnh, hay Mật đều có bản chất thiền trong đó.
    Vấn đề là có biết tu tập để phát triển và duy trì chánh niệm hay không ?
    Người tu theo đạo phật, dù muốn dù không đều phải có chánh kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Vấn đề là có ít hay nhiều. Nếu không có một chút gì trong "tám cái chánh" thì không phải là phật tử, nếu lỡ có một chút chánh niệm, tức là có dính một chút thiền vị rồi.
    Người cư sĩ tu pháp môn nào cũng cần phải có chánh niệm.
    Có chánh niệm thì mới giữ giới thanh tịnh, không tạo ác. Nhờ có chánh niệm, thấy rõ tâm suy nghĩ bậy, trái với đạo lý nên sửa đổi ngay. Đó là có chánh kiến và chánh tư duy.
    Thấy rõ miệng muốn chửi rủa, liền ngăn không cho nó thốt ra lời xấu ác.
    Đó là chánh ngữ.
    Nhờ tu tập chánh niệm, thường ghi nhận hành động của thân nên không cho thân làm điều ác. Đó là chánh nghiệp và chánh mạng
    Nhờ tu tập chánh niệm, nên tâm thường an trú hiện tại không phóng dật vọng tưởng.
    Đó là chánh định.
    Thấy được sự lợi ích của chánh niệm và thường xuyên tu tập chánh niệm.
    Đó là chánh tinh tấn
    Pháp môn nào cũng có đầy đủ Bát Chánh Đạo ở trong đó.
    Tóm lại "thiền chánh niệm" hay lối sống chánh niệm không thể nói là thích hợp hay không cho người cư sĩ, mà phải nói là tối ư cần thiết cho tất cả phật tử, tại gia cũng như xuất gia.
    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật !
    traderdoclap, Binh YenDuoi_Chan_Thay thích bài này.
  7. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Tấm gương của Cụ Hòa Thượng tuổi cao, đức độ tại Vĩnh Long !

    Ngài mặc dù tuổi thọ đã cao, sức yếu nhưng vì Phật Pháp và nét văn hóa dân tộc nên ngài đã giành 2 h mỗi buổi chiều quý báu để dạy chữ khmer cho các vị Sadi và các chú tiểu trong bổn tự!
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    traderdoclap, Binh YenDuoi_Chan_Thay thích bài này.
  8. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    173.133
    Nhà Bác Học Einstein đã từng nói: “Tôi là một người không tôn giáo. Nhưng nếu có Tôn giáo thì Tôi phải là một Phật tử. Vì những gì Tôi hiểu biết bây giờ thì mấy ngàn năm qua Kinh Phật đã nói hết rồi”

    Einstein đã nhìn thấy Đạo Phật như là một triết lý phương Đông cực kỳ sống động và triết lý ấy đã đi vào cuộc đời bằng chân lý thực chứng của mình, ngỏ hầu cắt ngang sự chậm tiến, lạc hậu, mê tín, cuồng tín và kém văn minh của thời đại. Đạo Phật đã đem lại cho con người một cái nhìn mới, một lối sống mới, một sự hài hòa mới, sống với nhau như ánh sáng trong không gian, chan hòa với nhau như nước với sữa.

    Chính vì thấy rõ cái độc đáo đó mà ông Einstein đã phát biểu về Đạo Phật như sau :

    "Tôn giáo của tương lai sẽ là một tôn giáo toàn cầu, vượt lên trên mọi thần linh, giáo điều và thần học. Tôn giáo ấy phải bao quát cả phương diện tự nhiên lẫn siêu nhiên, đặt trên căn bản của ý thức đạo lý, phát xuất từ kinh nghiệm tổng thể gồm mọi lĩnh vực trên trong cái nhất thể đầy đủ ý nghĩa. Phật giáo sẽ đáp ứng được các điều kiện đó"
    (The religion of the future will be a cosmic religion. It would transcend a person God and avoid dogmas and theology. Covering both the natural and the spiritual, it should be based on a religious sence, arising from the experience of all things, natural and spiritual, as a meaningful unity. Buddhism answers this description).

    Đồng thời, một lần khác ông cũng khẳng định rằng:
    "Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với các nhu cầu của khoa học hiện đại thì đó là Phật giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần phải từ bỏ quan điểm của mình để xu hướng theo khoa học, vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học"
    (If there is any religion that would cope with modern scientific needs, it would be Buddhism. Buddhism requires no revision to keep it up to date with recent scientific finding. Buddhism need no surrender its view to science, becauseit embrances science as well as goes beyond science).

    (Cả hai câu trên được trích từ Collected famous quotes from Albert Einstein. http://rescomp,stanford,edu/~ cheshire/ Einstein quotes.htm).
    --- Gộp bài viết, 18/06/2016, Bài cũ: 18/06/2016 ---
    Các bạn bàn luận về Phật Giáo Hay quá ! Mong được học hỏi các bạn ! Thanks ! @};-%%-~o)

    Mình cũng mới có duyên tìm hiểu và học hỏi về Đạo Phật , vô cùng ngưỡng mộ và tôn kính Đức Thích Ca cùng những lời dạy của Người .
    Đối với mình, chỉ có những giáo lý của Đức Phật ( tức Đạo Phật nguyên chất , Phật Giáo nguyên thủy ) mới là chân lý , có thể bao hàm được tất cả , vượt thời gian và kg gian , bao hàm cả khoa học và vượt qua khoa học ...
  9. Binh Yen

    Binh Yen Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    26/08/2014
    Đã được thích:
    173.133
    Dạ , OK Tks chị ! @};-
    Cư sĩ chúng ta có thể tu tập Thiền mọi lúc mọi nơi ạ ! Luôn sống trong tỉnh thức , hiểu rõ và kiểm soát được thân tâm cũng chính là Thiền !
    --- Gộp bài viết, 18/06/2016, Bài cũ: 18/06/2016 ---
  10. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Một tôn giáo mới sẽ được ra đời bạn ạ, tôn giáo mới phù hợp với thời đai mới, tôn giáo đó sẽ có đầy đủ cả Khoa học, triết học, tôn giáo và nó sẽ được truyền tải dưới dạng các bí mật trước giờ sẽ được công bố nhiều hơn, các tôn giáo trước đây ít tiết lộ những điều bí mật (trừ các đệ tử đặc biệt có sự phát triển trực giác và biết được), ví dụ như bà blavasky đã đặt những viên gạch đầu tiên cho sự phát triển của nó rồi (bạn có thể đọc thử tác phẩm của bà là: Giáo lý bí nhiệm).
    Trong tất cả các tôn giáo luôn có 2 phần: Công truyền và bí truyền
    Công truyền là dành cho đại đa số người dân
    Phần bí truyền thì tôn giáo nào cũng giống nhau, không có gì khác cả. Vậy, sự ra đời của 1 tôn giáo mới chủ yếu là phần công truyền. Phần bí truyền có khác gì đâu.
    Không tôn giáo nào cao hơn tôn giáo nào bạn ạ, nếu bạn để ý và đối chiếu thử, bạn sẽ thấy tôn giáo nào cũng quí. Và khẳng định với bạn, cốt lõi của mỗi tôn giáo khác nhau đều giống hệt nhau

    Và bạn cần hiểu rằng, các đấng chưởng giáo không phải là người sáng tạo ra chân lý nào đó, họ chỉnh sửa lại giáo lý dựa trên những tri thức và chân lý làm sao cho phù hợp với thời đại và mức phát triển của nhân loại lúc đó, nơi đó
    Ví dụ Đức thích ca, kế thừa ấn giáo, minh triết cổ truyền rất nhiều
    bạn nghiên cứu thử lão giáo của trung hoa cũng sẽ thấy sự tương đồng về việc thực hành phẩm hạnh của con người
    phần nghiên cứu về vũ trụ và con người thì có Kinh Dịch, chiêm tinh, yoga ...
    riêng yoga sẽ đặc biệt được quan trọng trong thời đại ngày nay đối với các đệ tử hoặc những người đang đi trên con đường đạo (tuy nhiên nó phải là jara yoga, chứ không phải thứ yoga phổ biến ngoài kia mọi người đang tập 1 cách tràn lan). Nếu ai quan tâm đến yoga, tôi có lời khuyên là nên đọc cuốn yoga điển tắc của Patajali, nó là 1 bộ trong 3 cuốn vô cùng quí báu đối với những người muốn nghiên cứu về linh hồn mà hầu như tất cả các môn sinh huyền mồn đều nên nghiên cứu nó (bộ 3 cuốn đó là: Chí Tôn Ca, yoga điển tắc, Kinh tân ước)

    Còn về ngài Einstein:
    Có 1 bài sau bạn đọc thử
    http://www.chungta.com/nd/tu-lieu-tra-cuu/thu-cua-albert-einstein-gui-con-gai.html
    Như vậy, tâm thức của những nhà khoa học thực thụ, nhạc sỹ tài ba, họa sỹ tài ba vượt xa tâm thức nhân loại khi đó, ta gọi là tiến hóa hơn
    Con người không chỉ có đi theo tôn giáo hoặc các con đường huyền môn mới đạt sự phát triển cao về tâm thức, có nhiều con đường dẫn đến nó.
    Last edited: 20/06/2016
    okeck16, traderdoclapBinh Yen thích bài này.

Chia sẻ trang này