Trao đổi, chia sẻ về các Tôn Giáo, Minh Triết Thiêng Liêng

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Duoi_Chan_Thay, 16/06/2016.

2846 người đang online, trong đó có 44 thành viên. 03:41 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 30819 lượt đọc và 212 bài trả lời
  1. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Trường Huyền môn Dự bị. Đối với người đời bên ngoài, thiền viện này không có vẻ gì khác hơn là một trường cao đẳng thông thường. Ban đầu mới đến, một người thường sẽ không nhận thấy được những gì khác lạ, dù các dị biệt vẫn có và sẽ tự biểu lộ trong công việc học tập đối với các môn sinh, và trên các cảnh giới nội tại. Về phần giảng viên cần có những điều căn bản sau đây:— [315]

    Vị Hiệu trưởng phải là một đệ tử nhập môn. Điều này là thiết yếu để vị Chân sư ẩn sau sinh hoạt của trường luôn luôn có thể tiếp xúc với tâm thức của cả trường hội tụ thông qua đệ tử của Ngài. Vị Hiệu trưởng này sẽ có khả năng đóng vai trò trung gian trong việc truyền thông giữa các môn sinh và Chân sư, và là tụ điểm để thần lực của Ngài qua đó tuôn xuống cho họ. Vị Hiệu trưởng phải có khả năng hoạt động hữu thức trên cõi tình cảm vào ban đêm, và đem tri thức này đến não bộ hồng trần. Vì vị này có một phần công việc phải làm với các môn sinh ở cõi tình cảm, có những lúc phải hướng dẫn họ đến đạo viện của Chân sư vì những công việc chuyên biệt. Người cũng phải huấn luyện họ trong hoạt động hữu thức này.

    Dưới vị Hiệu trưởng là sáu giảng viên, trong đó ít nhất một vị phải có nhãn thông hữu thức, có thể giúp đỡ vị Hiệu trưởng bằng cách báo cáo cho người biết sự phát triển hào quang của các môn sinh. Vị này phải có khả năng thẩm định các màu sắc và sự tăng trưởng các thể của môn sinh, và hợp tác với vị Hiệu trưởng để giúp mở mang và hoà hợp những thể đó. Các giảng viên này phải đang đi trên Đường Dự bị, nhất quyết dấn thân vào việc trợ giúp cơ tiến hóa và hiến mình cho công cuộc phụng sự của một vị Chân sư. Các vị này phải được chọn lựa cẩn thận để họ có thể bổ sung và bổ túc lẫn nhau. Trong trường họ hợp thành một huyền giai thu hẹp, cho thấy một phản ánh bé nhỏ ở cõi trần của kiểu mẫu huyền môn. Vì phần lớn công việc của họ là giúp phát triển hạ trí của môn sinh và liên kết nó với tâm thức cao siêu, và cũng vì trọng tâm nỗ lực của họ là mau chóng kiến tạo thể nguyên nhân nên họ sẽ là những người có kiến thức uyên bác, bắt nguồn từ những hiểu biết trong Phòng Học tập, có khả năng giảng huấn và đủ tư cách ngang với các giảng viên chuyên môn của các trường đại học trên thế giới. [316]

    Ở mỗi trường công việc của bảy nhân viên thành thạo này sẽ được sự trợ giúp của ba nữ nhân viên. Họ được chọn vì có khả năng giảng huấn, vì có trực giác phát triển và vì ảnh hưởng tinh thần và lòng sùng tín mà họ mang lại cho cuộc sống của các môn sinh. Mười vị huấn sư này được ủy thác công việc giúp môn sinh nắm vững những điều chính yếu quan trọng, trông nom sự thu hoạch các nguyên lý cơ bản của kiến thức khoa học huyền bí và giúp môn sinh phát triển thần thông cấp cao. Mười vị này phải là những vị đã hành thiền sâu sắc, có khả năng trông nom và chỉ dạy môn sinh về các cương yếu của thiền huyền môn ví dụ như những điều đã dạy trong sách này. Họ sẽ truyền đạt cho môn sinh những sự kiện huyền bí và các định luật căn bản mà ở trường cấp cao sẽ là chủ đề thực tập xác định của các điểm đạo đồ tương lai. Những bài tập thần giao cách cảm, việc truyền thông bằng thể nguyên nhân, sự nhớ lại những công việc đã thực hiện trong giấc ngủ và hồi ức các tiền kiếp qua một số tiến trình trí tuệ, tất cả sẽ được họ giảng dạy, — vì chính họ đã thành thạo các kỹ thuật này.
    traderdoclap thích bài này.
  2. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Như được trình bày ở đây, các giảng viên nói trên sẽ chăm lo cuộc huấn luyện xác định và sự phát triển nội tại của phàm nhân tam phân.

    Dưới họ còn có những huấn sư khác, trông nom những phần việc khác trong cuộc sống của môn sinh. Những huấn sư đầy đủ năng lực sẽ giảng dạy và thực tập khoa học ngoại môn và giúp phát triển hạ trí càng nhiều càng tốt, với sự kiểm soát của mười vị giảng viên kia sao cho sự phát triển được cân đối và các môn sinh có khả năng hành thiền đúng đắn.

    Song hành với sinh hoạt này là cuộc sống phụng sự thế gian, mà mỗi môn sinh và tất cả các môn sinh đều phải có. Cuộc sống phụng sự này sẽ được trông nom cẩn thận và ghi chép đầy đủ. Một điểm cần lưu ý ở đây là không có sự bắt buộc nào cả. Mỗi môn sinh đều biết người ta trông cậy nơi y [317] những gì và y phải làm gì nếu y muốn tiến lên những trường cao cấp hơn. Các đồ biểu ở trường (ghi nhận tình trạng các thể, sự tiến bộ và khả năng phụng sự của y) cũng sẽ sẵn sàng cho chính y xem xét, chứ không cho ai khác. Y sẽ biết rõ chỗ đứng của mình, y phải làm gì và những gì còn phải làm. Lúc đó y sẽ quyết định xem có nên hợp tác với công việc một cách hết sức chặt chẽ hay không. Có một số điểm phải thận trọng khi thu nhận các môn sinh nhập học, để sau họ khỏi bị loại vì thiếu khả năng hay thiếu hứng thú, nhưng điều này tôi sẽ bàn sau, khi đề cập đến trình độ và khóa học.

    Thế là, nhà trường có mười vị giảng viên giám sát, gồm bảy nam và ba nữ, gồm cả vị Hiệu trưởng là một đệ tử nhập môn. Dưới họ là một số huấn sư mà phần lớn công việc là lo mở mang hạ trí, lo trang bị thể tình cảm, thể xác và thể trí của môn sinh, để giúp y tiến lên trường cấp cao trong điều kiện ích dụng được các giáo huấn ở đó. Ở đây, xin các bạn lưu ý là tôi đặt kế hoạch cho một trường lý tưởng và phác họa thiền viện mà người ta hy vọng sẽ có sau này. Nhưng trong mọi cuộc phát triển huyền môn, lúc khởi đầu đều nhỏ bé và bề ngoài không có vẻ gì quan trọng. Ngày mai chúng ta sẽ nói về các qui luật thu nhận môn sinh và nhân sự của thiền viện cấp cao.

    . . . . . . Hôm nay chúng ta bàn về:—

    Nhân sự của thiền viện cao cấp, và những qui luật thu nhận môn sinh cả ở hai thiền viện dự bị và cao cấp. Phần sau này sẽ hầu như thuộc về kỹ thuật.
    .....
    traderdoclap thích bài này.
  3. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Điểm đầu tiên tôi muốn nói là số thiền viện cấp cao sẽ rất ít, rất lâu sau này mới có, và số nhân sự trong viện này cũng [318] sẽ tương đối ít . . . . Vị Hiệu trưởng luôn luôn là một Điểm đạo đồ được một hay hai lần điểm đạo, và mục tiêu của trường là chuẩn bị cho các đạo sinh được điểm đạo lần thứ nhất. Vì thế mà vị Hiệu trưởng cần phải là người đã được điểm đạo. Vị này được vị Chân sư trông nom trường chính thức bổ nhiệm, và trong phạm vi của trường vị này sẽ là quyết định duy nhất, có toàn quyền quyết định. Những nguy cơ của cuộc huấn luyện huyền môn thật quá to lớn nên không thể xem thường, và tất cả những gì vị Hiệu trưởng đòi hỏi phải được nhất nhất tuân theo. Thế nhưng, sự vâng lời này vẫn không bắt buộc mà là tự nguyện. Vì mỗi đạo sinh sẽ nhận thức được sự cần thiết này, và tuân hành do sự thừa nhận từ trong tinh thần của họ. Như đã nói trước đây, các trường huyền môn này thực tế là những trường của các cung khác nhau, thế nên các nhân viên giảng huấn phải ở cùng cung đó hay cung bổ túc, và các môn sinh cũng vậy. Ví dụ như nếu một trường thuộc cung hai — như thiền viện định lập ở Ireland — thì giảng viên và các khóa sinh sẽ thuộc cung hai, bốn và sáu.Ở mỗi thiền viện huyền môn ít nhất cũng có một giảng viên thuộc cung năm. Nếu đó là thiền viện thuộc cung một, thì các giảng viên và đạo sinh sẽ thuộc cung một, ba, và bảy và trong các giảng viên cũng có một vị thuộc cung năm.

    Dưới vị Hiệu trưởng đã được điểm đạo có hai giảng viên là đệ tử nhập môn, và mọi môn sinh dưới quyền họ đều phải đã học qua trường dự bị, và đã tốt nghiệp mọi cấp dưới. Rất có thể toàn ban giảng huấn chỉ gồm ba vị này, vì số khóa sinh dưới quyền họ cũng tương đối ít, và công việc của giảng viên thiên về giám sát hơn là giảng dạy, vì huyền bí gia luôn luôn là người tự học về mặt nội môn.
    traderdoclap thích bài này.
  4. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Phần nhiều công việc của ba vị này được làm trên các cõi cao và họ thường làm việc âm thầm trong các phòng riêng của họ hơn là giảng ở lớp với các môn sinh. Các môn [319] sinh đều được xem như là đã sẵn sàng tự mình làm việc và tự tìm đường đi đến cửa điểm đạo. Công việc của giảng viên sẽ có tính cách cố vấn, và họ sẵn sàng trả lời các câu hỏi hay giám sát công việc do chính môn sinh tự đề ra, chứ không do giảng viên bắt buộc. Kích thích sự rung động, chỉnh hợp các thể, trông nom công việc thực hiện ở các nội giới, ban rải thần lực cho môn sinh, che chở cho họ khỏi bị nguy hiểm bằng những phương pháp huyền môn, cũng như giám sát việc hành thiền chính xác và cần mẫn của họ, đó là một phần công việc của các giảng viên. Có những lúc, các vị dắt các môn sinh đến gặp Chân sư, báo cáo với Ngài về việc họ đang tiến sang các cấp khác trên đường đệ tử. Đôi khi các vị cũng phúc trình cho Ngài về phẩm chất cuộc sống phụng sự của họ và giúp họ kiến tạo thể bồ-đề, là thể phải bắt đầu được phát triển khi họ được điểm đạo lần thứ nhất. Các giảng viên cũng giám sát việc thực hành những phần lý thuyết về giới tiến hóa thiên thần, đã được đưa ra trong các trường dự bị. Các vị trông nom việc môn sinh vận dụng vật chất và chứng minh những định luật kiến tạo. Các vị cũng bảo vệ môn sinh đúng mức khi y tiếp xúc với các giới tiến hóa hạ đẳng và siêu nhân loại, dạy y cách vận dụng định luật và cách vượt khỏi nghiệp quả. Nhờ các vị chỉ dạy mà y có thể phục hồi sự hiểu biết các tiền kiếp và xem được các tiên thiên ký ảnh. Nhưng về sau các bạn sẽ thấy, trong trường này chính môn sinh là người duy nhất khởi xướng và thực hiện công việc (được các giảng viên trông nom và bảo vệ). Sự tiến bộ và thời gian y lưu học trong trường tùy theo nỗ lực và khả năng khởi xướng của chính y.

    Những qui luật thu nhận đạo sinh vào trường dự bị thì đại khái như sau, nhưng tôi chỉ nói đến những điều có thể xảy ra chứ không phải những sự kiện chắc chắn và nhất định:—

    [320]
    1. Người môn sinh phải trả sạch các định nghiệp và có thể thụ huấn mà không bỏ bê các bổn phận khác và những mối quan hệ của gia đình.
    2. Sẽ không có học phí hoặc đòi hỏi hay thương lượng về tiền bạc. Người môn sinh phải phần nào tự túc, và phải có phương tiện sinh sống trong khi lưu học. Các trường ở cả hai cấp sẽ được tài trợ nhờ sự tự nguyện đóng góp của mọi người, và nhờ sự hiểu biết các định luật cung và cầu diễn giải theo ý nghĩa huyền môn.
    3. Người môn sinh phải đạt tiêu chuẩn học vấn trung bình của thế hệ và thời đại y và phải tỏ ra có năng lực suy tư theo một đường lối nào đó.
    4. Y phải được xem xét qua nhãn thông, nếu người ta thấy rằng y đã điều hợp và chỉnh hợp đúng mức và thể nguyên nhân đã đạt được một cấp độ hay phẩm tính nhất định thì y mới được thu nhận. Các huấn sư huyền môn không mất thì giờ cho những người chưa chuẩn bị sẵn sàng. Chỉ khi ánh sáng nội tâm chói rạng, khi thể nguyên nhân của môn sinh đã có dung lượng nhất định, bấy giờ y mới có thể hưởng được lợi ích của chương trình học. Vì thế vị Hiệu trưởng có quyết định tối hậu để thu nhận người môn sinh hay không. Quyết định đó là tối hậu và sẽ được thông qua sau khi người môn sinh được vị Hiệu trưởng dùng nhãn thông và linh thị của thể nguyên nhân để xem xét đúng mức cũng như tham khảo ý kiến vị Chân sư của chính y.
    5. Người môn sinh phải tỏ ra rằng trong thời gian phụng sự đã qua y có khả năng làm việc trong hình thức tập thể và suy tư trong phạm vi của những người khác. [321]
    6. Một số tiền kiếp của môn sinh cũng cần được nghiên cứu và những chi tiết trong đó sẽ hướng dẫn vị Hiệu trưởng khi đưa ra quyết định sau cùng.
    7. Môn sinh phải trên hai mươi mốt và dưới bốn mươi hai tuổi.
    8. Thể dĩ thái của y phải ở trong tình trạng tốt và truyền dẫn sinh lực dễ dàng. Thể xác y phải vô bệnh và không bị dị dạng hay khuyết tật.
    traderdoclap thích bài này.
  5. traderdoclap

    traderdoclap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2015
    Đã được thích:
    1.640
    Về thiền viện huyền môn này thì thực sự mình mới được biết.
    Cũng chưa rõ trên thế giới có ở những khu vực nào.
    Nhưng ở Việt Nam thì có Thiền Phái Trúc Lâm, do thầy Thích Thanh Từ gây dựng lại. Cũng toàn ở các vị trí tập trung nhiều linh khí của Việt Nam.
    Hiện tại theo mình biết cả nước đã có hơn 10 thiền viện ở mỗi tỉnh thành rồi, mục tiêu của thầy là xây dựng mỗi tỉnh thành 1 thiền viện nhưng không kịp.
    Thiền viện Trúc Lâm có nhiều nét tương đồng với trường cấp cao như trong bài của bạn nói vì cũng đều ở các vùng núi cao. Còn trường dự bị thì mình chưa thấy có ở VN. Không biết @Duoi_Chan_Thay có kiến giải gì không?
    Duoi_Chan_Thay thích bài này.
  6. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    sự khác nhau ở chỗ cách thức đào tạo huynh ạ, mai đệ sẽ từ từ post nốt các nội dung cần phải học tập của trường ở cấp độ trường chính thức
    các môn học như y khoa, chữa bệnh, hiểu biết về con người (tiểu vũ trụ) và đại vũ trụ
    hiểu biết về chiêm tinh nội môn, khai mở các tiềm thức, quan sát tiên thiên ký ảnh, ..... (huynh có thể đọc thêm cuốn Tây tạng huyền bí của dịch giả Nguyễn Hữu Kiệt để hiểu thêm về việc huấn luyện cho 1 vị đạo đồ cao cấp)

    tất cả các nơi đào tạo về thiền định khác đệ ko muốn so sánh gì cả, các con đường đến với tâm linh nhiều, tùy duyên và sự phù hợp với mỗi người thôi huynh ạ
    đệ chỉ muốn đưa thêm thông tin, huynh đọc tham khảo thêm, hoặc sau khi đọc hết toàn bộ bài này huynh có thể nghiền ngẫm về nó thử xem sao
    tài liệu này đệ đang đăng được trích ở 1 chương trong cuốn tham thiền huyền môn do 1 chân sư tây tạng, tên viết tắt của ngài là D.K đọc cho 1 đạo đồ của ngài là A.A.B viết
    :)
    Last edited: 22/06/2016
    traderdoclap thích bài này.
  7. traderdoclap

    traderdoclap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2015
    Đã được thích:
    1.640
    Mình cũng có 1 vị thầy đào tạo như vậy. Chỉ có điều năng lực của mình hạn chế nên không hấp thu được 1/1000 của thầy.
    Đành tự an ủi mình tu học là nhiều đời, nhiều kiếp. Kiếp này không học được thì kiếp sau tiếp tục vậy.
    Cám ơn @Duoi_Chan_Thay . Tiếp tục đợi bài viết vậy.
    okeck16Duoi_Chan_Thay thích bài này.
  8. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    huynh phải hiểu chỉ cần huynh có mức tiếp thu so với thời đại này ở ngưỡng trung bình là đủ
    :)
    nếu huynh có 1 vị thầy như thế tức là vị thày đó nhìn được huynh có thể tiếp cận được các bài học của ông thì mới tiếp nhận huynh
    quan trọng là huynh cần phải bền chí
    traderdoclap thích bài này.
  9. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Các trường tham thiền nội môn (tiếp theo)

    Đây là những qui luật cơ bản có thể đưa ra hiện nay. Còn có những qui luật khác nữa, và vấn đề chọn lựa cũng có thể phần nào khó khăn hơn.

    Các qui luật thu nhận đạo sinh vào thiền viện cấp cao thì ít hơn và có tính huyền bí hơn nhiều. Các khóa sinh ở đây được chọn từ trường dự bị, sau khi đã vượt qua các trình độ. Nhưng sự chọn lựa này không tùy theo sự phát triển trí tuệ và đồng hóa kiến thức cụ thể, mà tùy khả năng thấu hiểu ở nội tâm và sự thông hiểu về mặt huyền bí của môn sinh, tùy theo phẩm tính âm điệu của cuộc sống y khi nó ngân vang ở nội giới, tùy mức chói rạng của ánh sáng nội tàng, và tùy năng lực của y trong phụng sự.

    Hôm nay như thế là đủ. Ngày mai chúng ta sẽ bàn phần cuối của điểm thứ ba là các cơ sở của trường.

    Ngày 17-10-1920.

    Hôm nay, bàn về cơ sở của hai loại trường huyền môn, tôi không thể nói nhiều mà chỉ phác họa tổng quát thôi. Những điều kiện khí hậu và kích cỡ của các trường này sẽ khác nhau rất nhiều và tất nhiên cây cối ở đó cũng khác nhau . . . . . .

    Cơ sở của trường dự bị sẽ không khác bao nhiêu với các cơ sở của một trường cao đẳng thường thấy ngoài đời. Chỉ có [322] qui luật là mỗi môn sinh đều cần phải có phòng riêng biệt của mình. Trường sở theo kiểu nào cũng được, miễn là hội đủ những điều kiện trên. Các phòng không thông nhau, mà chỉ thông với hành lang ở trung tâm. Mỗi phòng phải có ba phần, tất nhiên là nhỏ nhưng phân biệt. Một phần để đạo sinh sinh hoạt và học tập, một phần để tắm rửa, và phần thứ ba là nơi y tham thiền, có những bức ảnh của các Đấng Cao cả và phủ rèm thích hợp. Phần thứ ba chỉ có mục đích là để tham thiền, không chứa gì nhiều ngoài tấm thảm để y ngồi, một chiếc trường kỷ để y ngơi nghỉ xác thân trong những bài tập nhất định, và một ghế đẩu nhỏ đặt trước các bức ảnh của Chân sư, trên có để lư hương và một lọ cắm hoa dâng cúng.

    Các giảng viên nội trú sẽ cùng cư ngụ với các đạo sinh. Các nữ giảng viên thì chịu trách nhiệm trông nom các nữ đạo sinh, còn các nam giảng viên thì cư ngụ cùng với các đạo sinh nam. Vị Hiệu trưởng sẽ ở một mình trong một ngôi nhà riêng biệt. Ngoài các phòng để sinh hoạt bình thường còn có một phòng khách nhỏ để người tiếp xúc với các cá nhân, và một phòng lớn hơn để làm việc với đông người hơn. Ngoài ra còn có một phòng thánh đường để nhóm họp toàn thể các đạo sinh.

    Các cơ sở của trường cấp cao dù chưa liên quan mật thiết với chúng ta nhưng trong cách kiến trúc có nhiều ý nghĩa huyền bí đối với những người có mắt thấy được. Đặc điểm chính của trường huyền môn cấp cao sẽ là một ngôi đền trung ương hình tròn, trong đó mỗi khóa sinh (xin nhớ là số khóa sinh ở đây không nhiều) được cấp một liêu phòng riêng, đi vào từ phía sau qua một khung cửa khép kín. Có một bức màn che giữa phòng này và thánh điện lớn ở trung tâm, nơi tổ chức những cuộc nhóm họp tập thể. [323]
    Last edited: 23/06/2016
    traderdoclap thích bài này.
  10. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Thánh điện trung tâm rộng lớn này có một sân lát gạch, trên có vẽ hình tam giác. Toàn nhóm sẽ ngồi trong hình tam giác này. Ba khoảng ở ngoài có đặt những chiếc bàn, trên có các biểu tượng khác nhau và một số sách căn bản về biểu tượng và những bảng lớn vẽ các biểu tượng vũ trụ.

    [​IMG]

    Màu sắc của thánh điện này sẽ tùy theo cung mà nó tiêu biểu. Các màn ngăn cách cũng nhuộm màu của cung đó, còn bức màn ở mỗi liêu phòng cá nhân thì có mang thiên tượng lúc y sinh ra đời — chòm sao bổn mạng của y, cung nhật xuất và các hành tinh chi phối. Các bức màn này là của riêng [324] người đạo sinh, cũng như tấm thảm trong phòng sẽ mang biểu tượng cung chân ngã và cung phàm ngã của y.

    Trên bức tường lớn bao quanh hành lang tròn có vẽ các chòm sao trong vòng Hoàng đạo, bốn ngõ vào tượng trưng cho tứ Đại Thiên vương.

    Một bức tường vuông bao bọc toàn thể, trong có khu vườn để các đạo sinh tự chăm sóc. Tường này chỉ có một cổng vào ở phía Bắc. Bên ngoài là những ngôi nhà nhỏ, chứa không quá ba đạo sinh, và một ngôi nhà dành cho ba giảng viên cư ngụ. Vị Hiệu trưởng điểm đạo đồ cũng có nơi cư ngụ riêng, được phân biệt nhờ một chiếc tháp mái tròn ở một bên. Tháp mái tròn này có hai mục đích:— Đó là nơi dạy về thiên văn và chiêm tinh học, có các thiết bị khoa học mới nhất để học về các hành tinh và đời sống tiểu vũ trụ. Đây cũng là nơi trú ngụ an toàn cho những đạo sinh có thể hữu thức rời thân xác và hoạt động ở một nơi khác trên cõi hồng trần.

    Trên đây là tất cả những gì hiện nay tôi có thể nói. Hãy ghi nhận, trông chừng và chờ đợi đến ngày giờ lý tưởng trở thành hiện thực.
    traderdoclap thích bài này.

Chia sẻ trang này