Trao đổi, chia sẻ về các Tôn Giáo, Minh Triết Thiêng Liêng

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Duoi_Chan_Thay, 16/06/2016.

3157 người đang online, trong đó có 81 thành viên. 01:43 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 30812 lượt đọc và 212 bài trả lời
  1. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Ngày 29-10-1920.

    Hôm nay chúng ta xét đến điểm thứ tư. Trong khi bàn tôi sẽ nói phần nào đến thiền viện dự bị và ít nói đến thiền viện cấp cao. Điểm này đề cập đến các cấp bậc và các khóa học.

    4. Các cấp bậc và khóa học.
    Trong một bức thư trước chúng ta đã đề cập đến chương trình học của các trường dự bị. Chương trình kể trên chú trọng nhiều đến sự phát triển hạ trí, đến việc đặt nền móng [325] cho công việc sau này, và việc minh định, nghiên cứu và ghi nhớ các lý thuyết và các định luật huyền môn mà về sau nhà huyền bí chân chính sẽ lấy đó làm căn bản để thực hành. Chúng ta cũng đã thấy rằng nhiều điểm được truyền dạy nhất thiết phải kết hợp chặt chẽ với giáo huấn công truyền của thế gian. Thế nên thiền viện phải rất gần gũi các trung tâm tư tưởng hiện đại. Hôm nay tôi sẽ nêu lên một số điều trong chương trình học tập của môn sinh, và trình bày phương pháp từ từ hướng dẫn y tiến tới, cho đến mức đủ điều kiện chuyển sang thiền viện cấp cao. Như thường lệ, chúng ta sẽ chia vấn đề thành ba mục:—

    1. Thời gian học tập.
    2. Các loại công việc.
    3. Biến đổi khả năng tiềm ẩn thành các quyền năng tích cực, qua thực hành.
    Thời gian học tập.

    Toàn bộ công việc của nhà trường đều dựa vào kiến thức huyền môn về thời cơ và mùa tiết và có hai điều phải được thận trọng tuân thủ:—

    1. Năm học sẽ được chia làm hai phần, một phần là thời gian để môn sinh chuyên cần hoạch đắc tri thức, đó là thời khoảng mặt trời tiến về phía bắc hay là nửa năm đầu. Phần sau — cách phần đầu một khoảng sáu tuần —để y đồng hóa và thực hành những điều đã được truyền dạy trước đó. Trong các tháng đầu năm, y trải qua một chương trình tiếp thu khó khăn, nghiên cứu và học tập gian khổ, tích lũy các sự kiện và kiến thức cụ thể. Y dự nghe các buổi giảng, đọc các sách khó, nghiên cứu trong phòng thí nghiệm, dùng kính [326] hiển vi và viễn vọng để nới rộng tầm mắt và tích trữ trong thể trí y một kho tàng dồi dào các dữ liệu khoa học.
    Trong thời gian nghỉ hè sáu tuần, y nên để cho trí tuệ nghỉ ngơi hoàn toàn, trừ những gì liên quan đến việc hành thiền huyền môn mà y đã được truyền thụ. Về mặt trí tuệ, y theo chu kỳ và tạm thời đi vào trạng thái ngơi nghỉ. Khi thời gian sáu tuần chấm dứt, y trở lại làm việc với mục tiêu trước mắt là hệ thống hóa khối lượng thông tin đã thu thập, và hoàn chỉnh sự hiểu biết của y về các sự kiện đã học, là thực tập phần kiến thức huyền môn được cho phép, để trở nên thành thạo và khám phá ra những nhược điểm của mình. Trong “thời kỳ tối” của năm, y viết về các chủ đề và các bài khảo luận, viết sách hay các tập kỷ yếu để thể hiện sản phẩm của kiến thức đã được đồng hóa. Những cuốn sách hay nhất sẽ được trường ấn hành mỗi năm để cho công chúng sử dụng. Bằng cách này y phụng sự thời đại và thế hệ của y và giúp nhân loại có được tri thức cao hơn.
    2. Theo cùng cách này, việc học tập của người đạo sinh mỗi tháng cũng được sắp xếp sao cho phần khó hơn (liên quan đến thượng trí) sẽ được học trong thời gian gọi là nửa tháng sáng. Còn công việc trong nửa tối sẽ thiên về những điều liên quan đến hạ trí và cố gắng giữ lại những gì đã đạt được trong các tuần trước. Mỗi ngày cũng được chia thành những thời khoảng nhất định, những giờ trong nửa ngày đầu được dành để học các dữ liệu trừu tượng và huyền bí. Thời gian còn lại trong ngày được dùng cho loại công tác có tính thực hành nhiều hơn.

    Căn bản của toàn bộ cuộc tăng trưởng huyền bí là tham thiền, hay là những thời gian phát triển âm thầm, trong đó linh hồn tăng trưởng trong im lặng. Vì thế, trong trường hằng ngày mỗi đạo sinh có ba thời gian hành thiền — lúc mặt trời mọc, giữa trưa và lúc mặt trời lặn. Trong giai đoạn đầu theo học ở thiền viện người môn sinh tham thiền mỗi [327] lần ba mươi phút. Về sau y sẽ hành thiền huyền môn mỗi lần một giờ, ngày ba lần, và trong năm cuối người ta hy vọng y sẽ hành thiền mỗi ngày năm giờ. Khi đã đến mức đó và đạt kết quả, y có thể tiến lên học ở thiền viện cấp cao. Đó là một sự thử thách lớn lao, là dấu hiệu cho thấy rằng người đạo sinh đã sẵn sàng.
    traderdoclap thích bài này.
  2. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Giờ làm việc của thiền viện bắt đầu từ lúc mặt trời mọc và chấm dứt lúc mặt trời lặn. Sau khi mặt trời lặn và trong một giờ sau mỗi buổi thiền kia, người đạo sinh được phép nghỉ ngơi, dùng bữa và giải trí. Tất cả các đạo sinh đều được yêu cầu đi ngủ vào lúc mười giờ đêm, sau ba mươi phút cẩn thận kiểm điểm những việc làm trong ngày, và điền vào một số đồ biểu để bổ túc hồ sơ của y ở trường.

    Thời gian người đạo sinh lưu học trong thiền viện hoàn toàn tùy theo sự tiến bộ mà y đạt được, tùy năng lực đồng hóa kiến thức ở nội tâm, và cuộc sống phụng sự bên ngoài. Vì thế, thời gian này tùy theo trình độ tiến hóa của y khi vào trường. Những người mới vào Con đường Dự bị sẽ học ở đó từ năm đến bảy năm, và có khi còn lâu hơn. Những đệ tử lâu năm và những người đã được điểm đạo trong các kiếp trước chỉ lưu học ở đó một thời gian ngắn, mau chóng vượt qua học trình, và chỉ học cách đưa ra sử dụng những kiến thức trước đã tích lũy. Thời gian họ lưu học trong khoảng từ một đến năm năm, thường thì khoảng ba năm. Tri thức bẩm sinh của họ sẽ được phát triển nhờ khuyến khích họ giáo huấn các đạo sinh đàn em. Đạo sinh tốt nghiệp ra trường không phải do kết quả một cuộc thi như bên ngoài, mà chỉ do lời phê của vị Hiệu trưởng. Người quyết định căn cứ vào những kết quả trong các thể của đạo sinh về mặt nội môn, vào độ trong sáng của màu sắc trong hào quang, âm điệu của cuộc sống, và âm khóa rung động của y. [328]

    Các loại công việc.
    Đầu tiên và quan trọng nhất là công phu hành thiền như đã đề ra trong các bức thư này, và có thể do vị Hiệu trưởng chỉ dạy. Mỗi năm một hay hai lần vị Hiệu trưởng điểm đạo đồ của trường cao cấp mà trường dự bị liên hệ sẽ duyệt xét các đạo sinh, và sau khi bàn thảo với vị Hiệu trưởng trường dự bị, người sẽ ấn định phương pháp thiền cụ thể điều chỉnh theo nhu cầu của mỗi đạo sinh. Mỗi năm một lần, vị Chân sư trông nom cả hai trường cũng sẽ duyệt xét các đạo sinh và thông báo cho vị Hiệu trưởng những sự điều chỉnh cần thiết. (Tôi cũng xin nhắc các bạn rằng mối quan hệ của Chân sư với đệ tử có tính cách riêng tư, và dù Ngài có thể thường xuyên tiếp xúc riêng với đệ tử của Ngài, điều này vẫn không ảnh hưởng gì đến việc Ngài chính thức duyệt xét các hào quang kết hợp của cả trường.)

    Thứ hai là việc tuần tự nghiên cứu tiểu vũ trụ, gồm những chủ đề sau đây, đạo sinh dùng kính hiển vi khi cần:—

    Tiểu vũ trụ.

    1. Giải phẫu học, sinh lý học, sinh học sơ cấp.
    2. Dân tộc học.
    3. Nghiên cứu thể dĩ thái và các vấn đề liên hệ là sinh lực và từ lực.
    4. Nghiên cứu địa chất; thảo mộc hay thực vật; và động vật.
    5. Nghiên cứu lịch sử con người và sự phát triển của khoa học.
    6. Nghiên cứu các định luật của cơ thể tiểu vũ trụ.
    Đại vũ trụ.

    1. Nghiên cứu những định luật về điện, vũ trụ lực (fohat), sinh lực (prana), và ánh sáng tinh giới. [329]
    2. Nghiên cứu thiên văn học và chiêm tinh học.
    3. Nghiên cứu vũ trụ khởi nguyên học nội môn.
    4. Nghiên cứu các đẳng cấp nhân loại.
    5. Nghiên cứu trường tiến hóa thiên thần.
    6. Nghiên cứu các định luật của thái dương hệ.
    7. Nghiên cứu thần giao cách cảm, sự sáng tạo của trí tuệ và khoa trắc lượng tâm lý.
    Trí tuệ.

    1. Nghiên cứu cõi trí.
    2. Nghiên cứu các định luật về lửa.
    3. Nghiên cứu thể nguyên nhân.
    4. Nghiên cứu nguyên khí thứ năm.
    5. Nghiên cứu màu sắc và âm thanh.
    Tổng hợp.

    1. Nghiên cứu tinh thần-vật chất-trí tuệ.
    2. Nghiên cứu số học và biểu tượng học.
    3. Nghiên cứu toán học cao cấp.
    4. Nghiên cứu các luật hợp nhất.
    5. Nghiên cứu các luật giới tính.
    Phát triển thần thông.

    1. Nghiên cứu huyền bí học thực hành.
    2. Nghiên cứu các quan năng thần thông.
    3. Nghiên cứu ánh sáng tinh giới và tiên thiên ký ảnh.
    4. Nghiên cứu khoa đồng cốt và nguồn cảm hứng.
    5. Nghiên cứu các tiền kiếp.
    6. Nghiên cứu các trung tâm lực của đại vũ trụ và tiểu vũ trụ.
    Công tác thực hành.

    1. Phụng sự nhân loại.
    2. Nghiên cứu công tác tập thể.
    3. Tự kiểm điểm. [330]
    4. Những việc làm cho các thể thanh, nhằm tạo tâm thức liên tục.
    5. Nghiên cứu về chánh thuật.
    6. Nghiên cứu về cung bảy.
    traderdoclap thích bài này.
  3. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Các bạn sẽ thấy rằng khi người môn sinh đã hoàn tất chương trình học kể trên tức là y đã có đủ tiềm năng của một nhà chánh thuật, và tương lai sẽ là một nhân viên của Huyền môn Chánh đạo. Y sẽ được trang bị đầy đủ và sẵn sàng tiến lên học trường cao cấp. Ở đó y sẽ được huấn luyện để sử dụng kiến thức đã thu đạt. Ở đó các luân xa của y sẽ được phát triển một cách khoa học để y trở thành một nhà thần thông hữu thức với trí năng cao. Ở đó y sẽ được huấn luyện để tiếp xúc và kiểm soát các giới tiến hóa hạ đẳng và hợp tác với các trường tiến hóa khác như giới thiên thần. Và ở đó tất cả các thể của y được điều chỉnh và chỉnh hợp sao cho đến cuối giai đoạn thụ huấn — trong khoảng từ hai đến ba năm — y sẽ sẵn sàng để đứng trước Đấng Điểm đạo.

    Tiềm năng trở thành quyền năng.
    Loại công tác thứ ba này dựa vào chương trình học kể trên và hoàn toàn dành cho sự phát triển cá nhân, bao gồm các vấn đề sau:—

    1. Chỉnh hợp các thể để giao tiếp với Chân nhân.
    2. Lập cầu antahkarana và phát triển thượng trí.
    3. Phát triển trực giác, và sự thức tỉnh tinh thần rõ rệt trong môn sinh.
    4. Nghiên cứu sự rung động, cung, màu sắc và âm điệu của môn sinh.
    5. Tinh luyện tất cả các thể một cách ý thức, bắt đầu từ thể xác. [331]
    Khi tất cả các vấn đề này được nghiên cứu một cách thích đáng và tất cả các kiến thức đã thu hoạch đều được đem ra thực hành, thì các quyền năng cố hữu của linh hồn sẽ trở thành những quyền năng hữu thức. Trên hết mọi sự, cần nhấn mạnh sự kiện rằng nhà chánh thuật là người sử dụng tất cả quyền năng và hiểu biết của mình để phụng sự nhân loại. Sự phát triển của nội tâm y phải được phát biểu trong phụng sự, trước khi y được phép chuyển vào học ở trường cấp cao.

    Tôi đã trao cho các bạn nhiều điều đáng quan tâm suy ngẫm. [332]

    (Nguồn: trích từ cuốn Thư về Tham thiền huyền môn)
    Last edited: 23/06/2016
    traderdoclap thích bài này.
  4. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    [​IMG]
    LỜI KHUYÊN DÀNH CHO NGƯỜI TU THIỀN TÔNG.
    ( Rất hay )


    Chuyến viếng thăm chùa Thiền tông Tân Diệu vào mùa xuân 2015 này, quả thật chúng tôi như “mở mắt đạo Thiền” và như đã uống được một ngụm nước thật mát lạnh giữa sa mạc nắng cháy. Chúng tôi thật hạnh phúc và kiên quyết tu tập cho thành công pháp môn Thiền tông này – Pháp Giác Ngộ & Giải thoát của Đức Phật đã dạy những 4 năm sau cùng, là hoài bão duy nhất của Ngài, cũng là pháp mà chúng tôi sau bao nhiêu năm ròng rã tìm kiếm, nay mới gặp được. Cuối buổi, chúng tôi có ngỏ ý mong Ban quản trị chùa có đôi lời khuyên dành cho chúng tôi. Vị đại diện chùa, đại diện cho Ban quản trị, có gửi cho chúng tôi đôi lời nhắn nhủ. Xin trích như sau :
    – Chúng tôi thấy quý vị có ý chí muốn tìm hiểu cách tu để Giác Ngộ & Giải thoát, thật đáng trân quý. Tuy nhiên, quý vị cũng nên nhớ rằng tu theo Thiền tông coi vậy mà không hề đơn giản. Vì sao vậy ?
    – Vì từ vô lượng kiếp đã qua chúng ta đã quen sống với Tánh Người hay còn gọi là Tánh phàm phu của chúng ta rồi. Nay muốn bỏ nó trong một sớm một chiều, để trở về sống với Tánh Phật chân thật của mình, quả không thật đơn giản chút nào. Trong 16 thứ Tánh Người, có cái “Nghi”, tức Nghi ngờ. Cái này rất quan trọng. Khi chúng ta còn nghi ngờ bất cứ một điều gì về con đường Giác Ngộ & Giải thoát, phải quyết tâm tìm câu trả lời cho bằng được và hỏi các vị thầy thứ thiệt cho thật rõ thông, nhằm giúp chúng ta giải tỏa những khúc mắc trên đường đạo. Nếu vị thầy nào lòng vòng, không trả lời được vấn đề, chưa giải đáp được thắc mắc, hãy xá chào vị thầy ấy và ra đi không lời từ giã. Quan trọng là khi mình đã tìm được vị thầy đúng nghĩa, giải tỏa được cái nghi ngờ bấy lâu, đã tìm đúng được pháp như sở nguyện rồi thì cứ thế mà tiếp tục bước đi. Tuy nhiên, thời nay quý vị có thật nhiều diễm phúc và may mắn hơn người xưa. Như chúng tôi đã nói ở trên, công thức Giải thoát đã có sẵn rồi, nhiệm vụ còn lại bây giờ là ý chí của quý vị và việc thực tập nó ra sao thôi. Nhưng, chúng tôi chỉ có đôi điều căn dặn quý vị thật kỹ, về việc thực tập áp dụng Thiền tông trong cuộc sống ra sao, để khỏi phải phạm sai lầm đáng tiếc, đặc biệt là đối với những người trẻ :
    – Trước hết, quý vị bắt buộc vẫn phải làm tròn trách nhiệm của một con người tốt; một cá nhân lương thiện trong xã hội; một công dân có lòng yêu nước nồng nàn; một người cha, mẹ, anh, em, chồng, vợ, con cái, v.v… tròn vẹn trong gia đình.
    – Vẫn phải mưu sinh, lao động, kiếm sống lương thiện để có miếng ăn cơ bản hàng ngày, để không phải phụ thuộc bất kỳ vào ai cả. Tuy nhiên cũng nên tránh nghề giết hại sinh thú và tránh nghiệp sát sanh. Hãy học theo gương Tổ Bách Trượng: “Nhất nhật bất tác, nhất nhật bất thực”, tạm dịch: “Một ngày không làm, là một ngày không ăn”.
    – Buông ở đây là buông bỏ bớt, chứ không phải buông bỏ tất cả, từ gia đình, vợ con, nghề nghiệp, rồi không chịu làm gì cả, v.v… Người mới tu theo Thiền tông thường hiểu sai và áp dụng không đúng ở điểm này. Ví như, ngày xưa mình tìm mọi cách mưu mẹo để có miếng ăn thì nay hiểu rồi không làm việc đó nữa. Làm nghề sát sanh thì bỏ đi đừng làm nữa, hoặc buôn bán một lời mười thì nay nên suy xét lại; trước kia hay xen vào chuyện đúng sai của người khác thì nay nên tập bỏ thói quen đó đi, v.v…

    – Ăn uống càng đơn giản càng tốt, không chê khen. Có tiền ít xài ít, tiền nhiều xài theo khả năng, không phung phí. Tuy nhiên, cũng nên tìm hiểu chút ít kiến thức về ăn uống quân bình Âm Dương, để cơ thể khỏe mạnh, sẽ dễ dàng cảm nhận sự kỳ diệu của Thanh tịnh thiền hơn.
    – Làm việc gì thì nên tập trung một việc đó thôi, tránh suy nghĩ lung tung, như vậy hiệu suất đạt được sẽ rất cao – đây là cách thức tu Thiền đó. Quý vị hãy nhớ: “Thiền tông Không Ngồi, nhưng không có nghĩa là Không Thiền”.
    – Học Phật hay đạo Giải thoát phải nghiên cứu cho thật kỹ, chớ vội tin trước khi kiểm chứng. Đặc biệt không mê tín dị đoan, phải noi theo gương của Đức Phật và các vị Tổ. Tuy nhiên, cũng phải biết “Chớ giẫm theo vết của Như Lai đã qua”, nghĩa là những công thức ngày xưa các Ngài đã nghiên cứu qua rồi, mình không phải nghiên cứu lại nữa, chỉ cần áp dụng thôi.
    – Khi có thời giờ rảnh rang thì chớ làm việc vô ích, cứ tập để cho tâm thanh tịnh. Khi tâm nó dao động hay lăng xăng thì kệ nó. Mình đã biết rõ rồi, đó là những biến chuyển của vật lý thế gian, nhớ đừng bận tâm đến nó. Đừng cố “Tri Vọng” gì cả. Vì còn có cái Tri và cái Vọng, tức còn có hai. Lục Tổ dạy trong kinh Pháp Bảo Đàn: “Pháp Phật là pháp không hai, nếu có hai là có đối đãi, không thật !”. Ngoài ra, cái Vọng là cái “không thật” của vật lý thế gian. Đức Phật gọi chúng là “thiên hình vạn trạng” và “trùng trùng điệp điệp” – tức “biến chuyển không ngừng”. Mà đã là “thiên hình vạn trạng” và “biến chuyển không ngừng” thì chúng ta không biết “Tri” cho đến khi nào mới hết. Bởi vậy, Đức Phật dạy chúng ta chỉ cần tập sống bằng Tánh Thấy, Tánh Nghe hay Tánh Biết thanh tịnh của mình là đủ. Khi tập thuần thục rồi thì không có hoàn cảnh nào có thể tác động được, dù người đó có ở ngay chiến trường đi nữa. Về điều này, đức vua Trần Nhân Tông của chúng ta cũng đã áp dụng lời dạy của Đức Phật và sau đó đem dạy lại cho các binh sĩ. Do vậy, Ngài đã lãnh đạo đội quân, chiến thắng được cả 3 lần quân Nguyên – Mông hùng mạnh, xâm lược nước ta, khiến thế giới phải ngả mũ thán phục, mà họ vẫn chưa hiểu được Ngài dùng chiến thuật gì !
    – Kế đến, chúng ta phải nghe theo lời dạy của Lục Tổ Huệ Năng trong Kinh Pháp Bảo Đàn, tức “Thấy” và “Không Thấy”:
    Luôn Thấy lỗi của mình.
    Không Thấy lỗi của người. Khi thuần thục, cũng là cách tập cho tâm vật lý của mình thanh tịnh.
    – Thời xưa, dân số còn ít và phương tiện không có nên muốn tạo Công Đức cũng không phải dễ. Ngày nay thì ngược lại, khoa học kỹ thuật, truyền thông cực kỳ phát triển, chúng ta có nhiều cơ hội tạo Công Đức hơn. Một quyển sách, một cái đĩa đâu tốn kém là bao, hoặc đơn giản hơn là một câu kinh có nói đến chỗ Giác Ngộ & Giải thoát, nếu đem biếu tặng hay giảng giải cho người khác, mà người đó đạt được lý đạo thì Công Đức của chúng ta rất lớn. Do đó, chúng ta hãy cố gắng tạo Công Đức để làm hành trang Giải thoát sau này cho tương lai chính mình, chứ không phải ai khác. Một lần nữa, chúng ta hãy nhớ đến vua Lương Võ Đế và ông Cấp Cô Độc, để chúng ta rút ra bài học.
    – Ngoài ra, để hiểu thật rõ thông và thực tập cho đúng theo Thiền tông, quý vị hãy xem lại câu hỏi của ông Trần Quế, hỏi về Công thức Tu theo Thiền tông, được Trưởng Ban Chánh Huệ Phong giảng giải rất kỹ, có đề cập đầy đủ trong quyển “Những câu hỏi về Thiền tông quyển 1” – tác giả Nguyễn Nhân.
    – Đặc biệt, để tu tập theo Thiền tông đúng nghĩa, quý vị phải luôn nhớ đến “Tứ trọng ân” mà Đức Phật đã dạy, lưu ý phải đặt theo đúng thứ tự từ trên xuống như sau :
    Ân Tổ quốc.
    Ân Phật, Tổ, Thầy, v.v…
    Ân ông bà, cha mẹ, v.v…
    Ân chúng sinh.
    – Điều quan trọng nhất khi muốn tu tập theo Thiền tông được vững vàng, trước hết chúng ta phải thăm dò xem có được sự đồng thuận của gia đình, vợ chồng, v.v… hay không? Nếu những người trong gia đình chúng ta đồng thuận và cùng tu tập chung pháp môn Thiền tông này, thì quả thật chúng ta có Phước báu rất lớn. Nhưng ngược lại, nếu không được sự đồng tình của họ thì cũng là chuyện bình thường. Khi đó, chúng ta chỉ nên “tùy duyên” tu tập một cách âm thầm, tự mình biết mà thôi. Thiền tông không quan trọng hình thức. Chúng ta phải khéo biết dung hòa giữa gia đình, đạo và đời vậy.
    – Hơn nữa, chúng ta sống phải có lý tưởng rõ ràng thì cuộc sống mới thật thú vị và tròn vẹn ý nghĩa. Khi đã xác định lý tưởng rồi thì hãy quyết theo đuổi tới cùng, đừng vì một chút khó khăn trước mắt mà từ bỏ lý tưởng của mình.
    – Nhân đây, thay mặt Ban quản trị chùa, chúng tôi xin có đôi lời gửi đến đoàn quý vị, đã cất công viếng thăm chùa Thiền tông Tân Diệu chúng tôi hôm nay :
    – Trước hết, chúng tôi xin cám ơn quý đoàn đã dành thời gian để viếng thăm chùa. Chúng tôi cũng không có gì quý để đón tiếp đoàn thật chu đáo, ngoài tấm lòng và bữa cơm đạm bạc. Trước đây, cũng có nhiều đoàn đến thăm viếng chùa như đoàn ở Cà Mau, Cần Thơ, Đồng Tháp, Tiền Giang, Tp. HCM, thậm chí cả những đoàn ở miền Bắc xa xôi và nước ngoài nữa, v.v… Chúng tôi thấy thật đáng quý và trân trọng, vì ngày nay vẫn còn rất nhiều người mong muốn tìm hiểu cái tinh hoa và cao quý của nhà Phật. Tuy nhiên, chúng tôi chỉ xin lưu ý quý vị một điều rằng :
    – Sáng giờ, chúng tôi nghe thấy quý vị, gọi chúng tôi bằng quý thầy. Chúng tôi quả thật không dám nhận. Vì sao vậy ?
    – Bởi vì chúng tôi chỉ là những người may mắn sưu tầm được Huyền Ký của Đức Phật để lại. Hơn nữa, lại được những thế hệ đi trước chỉ cho chúng tôi cái cốt tủy, tinh hoa và khoa học của nhà Phật, nên chúng tôi có diễm phúc lớn nhận được và chia sẻ cho nhiều người cùng biết mà thôi.
    – Xin nhắc lại, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni có dạy : “Tất cả chúng sinh, giai hữu Phật Tánh”, có nghĩa là, “tất cả chúng ta, ai ai cũng có Phật Tánh cả”. Đồng nghĩa, chúng tôi có Phật Tánh. Quý vị cũng có Phật Tánh. Như vậy thì ai cũng như ai thôi, cho nên không ai là thầy của ai cả. Chỉ có điều là, chúng ta dám chịu nhận và hằng sống với Phật Tánh của chúng ta hay không mà thôi. Mong quý vị hiểu cho vậy.
    Chúng tôi, lại có thêm một ngạc nhiên nữa khi được nghe những lời ấy. Quý thầy ấy đã nói như thế thì chúng tôi cũng gật đầu đồng ý. Nhưng thâm tâm chúng tôi luôn nhớ đến câu : “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư” – “một chữ là thầy, nửa chữ cũng là thầy”. Hơn nữa, những gì mà chúng tôi tiếp thu được sáng giờ, là cả một kho tàng kiến thức, tinh hoa, cốt tủy của Đạo Phật, mà không phải ai cũng may mắn nhận được. Dù không nói ra, nhưng đối với đoàn viếng thăm chùa của chúng tôi, họ xứng đáng được tôn là những người thầy thật sự – những vị “thiện tri thức” đúng nghĩa của nhà Phật thời mạt pháp.
    Giờ đây, chúng tôi bất chợt nhớ ra: À ! Thế thì đúng rồi, bởi lẽ tông chỉ của Thanh tịnh Thiền là: “Không lưu lại dấu vết”! Năm xưa, khi sự hiểu biết của Đức Phật được ví như số lá trong rừng, còn kiến thức mà Ngài dạy chúng ta chỉ là số nắm lá trong tay Ngài. Đó là chưa kể đến, sự “thẩm thấu” của chúng ta, từ nắm lá trong tay của Ngài được bao nhiêu nữa. Ấy vậy mà Như Lai lại từng tuyên bố : “Trong 49 năm dạy Đạo của ta, ta chưa hề nói một lời nào” !
    Nghĩ đến đây, những giọt nước mắt của chúng tôi tự nhiên cứ tuôn trào và tuôn trào …
    Vị đại diện chùa như dặn dò chúng tôi lần cuối:
    – Xin quý vị hãy nhớ kỹ lấy những điều này nhé ! Chúc quý vị đạt được những điều mà mình hằng mong ước.
    KẾT LUẬN

    Buổi hỏi đáp kết thúc. Từ biệt tập thể Ban quản trị chùa, chúng tôi ra về mà lòng thật vừa mừng và cũng vừa lo. Mừng, vì cuối cùng chúng tôi cũng đã tìm ra được ngôi chùa dạy pháp Giác Ngộ & Giải thoát đúng nghĩa của thời mạt pháp, thỏa lòng ước nguyện mong muốn bấy lâu nay của chúng tôi, sau nhiều năm đi tìm cái cốt tủy, căn bản tu về đạo Giải thoát mà Đức Phật đã dạy nơi thế giới này. Thì đây, chùa Thiền tông Tân Diệu đã đáp ứng đầy đủ và giúp chúng tôi thông suốt tất cả để không còn bị lọt vào vòng tà mê nữa. Lo, vì trong vòng 2 năm nữa, liệu có tìm được người gánh vác sứ mạng mà Đức Phật đã truyền lại? Rồi 20 năm sau, chùa Tân Diệu có còn nguyên vẹn nữa hay không, hay trở thành một “phế tích” như nước Ấn Độ hiện giờ?
    “Quý vị hãy nhớ kỹ lấy những điều này nhé ! ” – câu nói dặn dò chúng tôi và thế hệ hậu lai, của vị đại diện Ban quản trị chùa, cứ văng vẳng trong đầu. Chúng tôi thầm nhủ rằng: “quý thầy hãy yên tâm, rồi đây thế hệ hậu lai chúng tôi tự biết mình sẽ phải làm gì ”!
    Bước lên xe ra về lòng vẫn không khỏi bùi ngùi, xúc động. Chúng tôi quay lại nhìn hình ảnh ngôi chùa thân quen thấp thoáng xa xa dưới hàng cây xanh mát. Xe chúng tôi tăng tốc, hình ảnh ngôi chùa khuất dần để rồi tiếp tục nép mình nơi vùng quê thanh vắng, đợi chờ duyên đến. Tạm biệt Tân Diệu, hẹn một ngày chúng tôi sẽ quay lại!
    Trích quyển “Chùa thơ – dấu ấn Như Lai thanh tịnh thiền” – tác giả Hoàng Tịnh.
    Nguồn: thientong.com
    traderdoclapDuoi_Chan_Thay thích bài này.
  5. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Lễ Đức Phật hiện (Lễ Wesak 2016)
    (Hiện đã qua ngày ngày, nhưng dù sao đây cũng là kiến thức muốn chia sẻ cho ai chưa biết)

    Hằng năm, vào ngày rằm tháng 4 Âm Lịch, vào đúng giờ trăng tròn ở một thung lũng nằm trong dãy Hy Mã Lạp Sơn, Đức Phật sẽ hiện ra trong cuộc lễ được cử hành để đón tiếp Ngài.

    Giờ trăng tròn tại địa điểm này vào ngày rằm tháng tư năm 2016 là 19:16 theo giờ GMT ngày 21 tháng Năm Dương Lịch (*), tính theo giờ Việt nam là 04:16 – sáng ngày 22/05 (buổi sáng).

    Các bạn có đạo tâm có thể tổ chức ngồi thiền trong khoảng thời gian này (khoảng trước nửa tiếng và sau nửa tiếng), nghĩ đến diễn tiến buổi lễ, giữ tâm thanh tịnh nhưng tích cực. Các bạn có khả năng hơn có thể sử dụng thể cảm dục để đến nơi hành lễ.

    Sau đây tôi xin giới thiệu các phần trích được viết bởi ông Leadbeater và bà Bailey mô tả về cuộc lễ và bài viết của Chân Sư D.K giải thích ý nghĩa huyền bí của cuộc lễ.

    − Trong quyển “Chân Sư và Thánh Đạo” do ông Nguyễn Hữu Kiệt dịch, ông Leadbeater mô tả cuộc lễ như sau:

    “Ngày Đức Phật xuất hiện mỗi năm một lần để ban ân huệ cho thế gian nhằm vào ngày rằm tháng năm, bên Ấn Độ và Tích Lan gọi là ngày Wesak, thường vào tháng năm dương lịch. Ngày đó cũng là ngày kỷ niệm những dịp quan trọng xảy ra trong kiếp sống cuối cùng của Đức Phật ở cõi trần, tức ngày sinh, ngày thành đạo và ngày tịch diệt của Ngài.

    “Vào dịp này, ngoài ý nghĩa về phương diện huyền bí vô cùng quan trọng của nó, có một cuộc lễ được cử hành ở thế gian, trong cuộc lễ ấy, Đức Phật hiện ra trước mặt một số đông người hành hương. Những người này có thấy được Ngài hay không, thì tôi không biết chắc; nhưng họ đều cúi lạy theo những vị Chơn Tiên và các đệ tử, những vị này đều thấy Đức Phật hiện ra thật sự. Hình như ít nhất cũng có vài người hành hương được nhìn thấy Ngài, vì cuộc lễ này được những người Phật tử ở vùng Trung Á biết rõ. Người ta nhắc nhở đến cuộc lễ đó như sự xuất hiện hình bóng hay sự phản ảnh của Đức Phật, và sự mô tả cuộc lễ theo tục truyền có phần khá đúng…

    NƠI HÀNH LỄ

    “Địa điểm được chọn để hành lễ là một vùng cao nguyên nhỏ có những đồi thấp bao bọc chung quanh, ở phía bắc dãy Hi Mã Lạp Sơn cách biên giới xứ Népal không xa, và có lẽ độ chừng 400 dặm phía tây thành phố Lhasa bên Tây Tạng. Đó là một khoảnh đất bằng phẳng, hình chữ nhựt, độ chừng một dặm rưỡi bề dài và bề ngang thì ngắn hơn. Khoảng đất thoai thoải từ hướng nam lên hướng bắc, hầu hết trống trải và có đá, mặc dù rải rác có cỏ dại và bụi cây. Một dòng suối chảy qua ở góc phía tây vùng cao nguyên, và lên phía bắc thì nó chảy vào một thung lũng có rừng thông bao phủ, sau cùng nó đổ vào một cái hồ cách đó một quãng vài dặm. Vùng chung quanh có vẻ hoang vu hẻo lánh, không có người ở, và không có một nhà nào trừ ra cái tháp cổ đã điêu tàn với vài ba cái chòi rải rác trên sườn một ngọn đồi ở về phía đông.

    “Về phía nam, có một tảng đá lớn màu xám dựng đứng như bàn thờ, độ bốn thước bề dài và hai thước bề ngang, nhô lên khỏi mặt đất chừng một thước.
    (hình “địa điểm hành lễ”)

    “Vài ngày trước khi hành lễ, người ta thấy dọc hai bên bờ suối, dưới chân những ngọn đồi chung quanh có những ngọn lều được dựng lên mỗi lúc càng nhiều. Những túp lều này có một hình dáng lạ lùng, phần nhiều màu đen, và chốn hoang vu cô tịch này bỗng nhiên trở nên sinh động với những ngọn lửa trại của những người đi hành hương đốt lên. Họ là những bộ lạc lưu động từ miền Trung Á và có người từ miền bắc xa xôi đến đây. Vào ngày trước đêm trăng tròn, họ đều tắm gội sạch sẽ, và thay quần áo mới để chuẩn bị hành lễ.

    “Vài giờ trước khi hành lễ, họ tựu họp ở chỗ góc phía bắc vùng cao nguyên, họ ngồi xuống đất một cách lẳng lặng có trật tự và chừa một khoảng trống trước chỗ tảng đá lớn làm bàn thờ. Theo thông lệ, thì vài vị sư trưởng (lamas) có mặt, mượn cơ hội này để thuyết pháp cho dân chúng. Độ một giờ trước khi trăng tròn, những vị khách dự lễ bắt đầu đến bằng thể vía của các Ngài, trong số đó có những nhân viên Quần Tiên Hội (tức Đại Đoàn Chưởng Giáo). Vài Vị trong số đó hiện hình cho những người hành hương thấy rõ, và những người này liền cúi lạy các Ngài. Trong dịp này những đấng Chơn Sư, có vài Vị cấp đẳng cao hơn nữa cũng nói chuyện thân mật với các vị đệ tử và với những người khác đang có mặt tại chỗ. Trong khi đó những người khác có phận sự chưng dọn bàn thờ trên tảng đá lớn để chuẩn bị cuộc lễ. Họ đặt lên đó những bông hoa đẹp đẽ nhứt và ở bốn góc thì để những tràng hoa sen. Giữa bàn thờ, có đặt một chén bằng vàng đựng đầy nước và ngay trước mặt có chừa một khoảng trống giữa các đóa hoa.
  6. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Lễ Đức Phật hiện (Lễ Wesak 2016)
    (tiếp theo)
    ...

    CUỘC HÀNH LỄ

    “Độ nửa giờ trước khi trăng tròn, lúc đức Văn Minh Đại Đế vừa ra hiệu thì nhân viên Quần Tiên Hội qui tụ lại chỗ khoảng trống chính giữa vùng cao nguyên, ở phía bắc tảng đá lớn dựng làm bàn thờ. Các Ngài sắp hàng theo ba vòng tròn lớn, tất cả đều day mặt vào trong, vòng phía ngoài gồm những nhân viên trẻ tuổi trong Quần Tiên Hội, còn vòng ở phía trong là những Đấng cao hơn.

    “Vài đoạn kinh Phật được ngâm lên bằng tiếng Nam Phạn (Pali); khi giọng ngâm vừa dứt, thì Đức Di Lạc Bồ Tát hiện ra ở trung tâm vòng tròn và cầm nơi tay một cây thần trượng (cây gậy phép). Cây thần trượng này là bửu vật để thu thần lực của đức Hành Tinh Chơn Quân (hay Hành Tinh Thượng Đế, vị chủ quản của dãy hành tinh địa cầu) và được Ngài truyền từ điển kể từ hằng mấy triệu năm về trước, khi Ngài bắt đầu chuyển động luồng sóng sinh hoạt của nhân loại trên dãy hành tinh chúng ta hiện nay. Chúng tôi nghe nói cây gậy phép này thể hiện cho sự tập trung thần thức của đức Chơn Quân, và nó được thuyên chuyển từ bầu hành tinh này sang bầu hành tinh khác mỗi khi Ngài chuyển di thần thức của Ngài vào một bầu thế giới nhứt định. Nói một cách khác, hễ cây gậy phép này ở nơi nào, thì nơi đó đương thời là trung tâm điểm của sân trường tiến hóa của vạn vật, khi nó rời khỏi bầu hành tinh của chúng ta để chuyển qua bầu thế giới khác, thì quả địa cầu này sẽ đắm chìm trong giấc ngủ triền miên, không còn sinh hoạt nữa.

    “Việc nó có được thuyên chuyển qua những bầu thế giới vô hình (những thế giới cấu tạo bằng những chất thanh khí, nhẹ hơn vật chất hồng trần) hay không, thì chúng tôi không được biết. Chúng tôi cũng không biết rõ cách sử dụng cây gậy phép này ra sao về vai trò của nó trong việc giữ gìn kho thần lực của thế giới. Lúc bình thường, nó được giao cho Đức Ngọc Đế gìn giữ tại Shamballa và theo chỗ chúng tôi được biết thì cuộc lễ Wesak là cơ hội duy nhứt mà nó rời khỏi tay Ngài.
    (hình “thần trượng”)

    “Cây gậy hình dáng giống cây đoản côn, làm bằng chất kim khí rất hiếm gọi là «Orichalcun» bề dài độ chừng 7 tấc và bề tròn đường kính độ chừng 7 phân; ở hai đầu, mỗi đầu đều có một viên kim cương hình tròn như trái cam và một cái mũi nhọn chụp lên trên. Cây gậy phép này luôn luôn tỏa ra một hào quang sáng rực như ánh lửa. Điều đáng ghi nhận là chỉ có một mình Đức Di Lạc Bồ Tát sử dụng cây gậy phép trong suốt cuộc lễ.

    “Khi Ngài vừa hiện ra ở chính giữa ba vòng tròn, thì tất cả các vị Chơn Sư và các đệ tử đều kính cẩn nghiêng mình để chào Ngài, và một đoạn kinh khác lại được ngâm lên. Sau đó, khi giọng ngâm vẫn vang rền, thì hai vòng tròn cử động và dời chỗ để sắp hàng thành một hình chữ thập và Đức Di Lạc vẫn đứng ở ngay trung tâm. Trong giai đoạn thuyên chuyển kế đó, hình chữ thập đổi lại thành hình tam giác, và Đức Bồ Tát cũng dời chỗ để đứng ở ngay góc trên đầu, gần kế bên bàn thờ bằng đá. Trên bàn thờ, ở chỗ khoảng trống phía trước cái chén bằng vàng, Đức Bồ Tát kính cẩn đặt cây gậy phép, trong khi đó ở phía sau lưng Ngài, những vị đạo đồ đứng ở vòng ngoài bèn đổi chỗ để biến cái vòng thành hình cái hoa có ba cánh, tất cả đều day mặt về phía bàn thờ. Trong giai đoạn kế đó, hình cái hoa đổi thành hình tam giác lộn đầu, làm thành ra hai hình tam giác tréo góc, y như biểu tượng của Hội Thông Thiên Học, nhưng không có con rắn khoanh tròn. Sau cùng, đến lượt hai hình tam giác này đổi thành hình ngôi sao năm góc, Đức Bồ Tát vẫn đứng nguyên chỗ cũ gần bàn thờ và những vị Đế Quân thì đứng ở năm điểm cách khoảng nhau trên ngôi sao.
    (hình “các hình ảnh theo nhịp điệu”)

    “Đến giai đoạn thứ bảy, tức là giai đoạn cuối cùng, thì giọng ngâm dứt hẳn. Sau một lúc im lặng, Đức Di Lạc lại cầm gậy phép trong tay và đưa lên khỏi đầu, Ngài nói một câu giòn giã bằng tiếng Pali: «Bạch Thế Tôn, tất cả đều sẵn sàng. Xin mời Ngài hạ giáng!»

    “Kế đó, Ngài vừa đặt cây gậy phép xuống bàn thờ, thì vừa đúng lúc trăng tròn, Đức Phật liền xuất hiện như một nhân vật khổng lồ lơ lửng trong không gian, ngay ở trên những ngọn đồi phía nam. Những nhân viên Quần Tiên Hội chắp tay vái chào Ngài, còn đám đông những người hành hương ở phía sau thì cúi lạy rạp mình xuống đất, trong khi đó những người khác ngâm lên ba câu kệ tam qui, tức là qui Phật, qui Pháp, qui Tăng.

    “Kế đó, đám đông người đứng dậy và chiêm ngưỡng dung nhan Đức Phật trong khi những nhân viên Quần Tiên Hội ngâm bài kinh Mahamangala Sutta để ban phước lành cho họ:
    (hình “bài kinh Mahamangala Sutta”)

    “Hình ảnh đức Phật hiện trên đỉnh đồi tuy là rất lớn, nhưng giống như tướng mạo của Ngài lúc còn sanh tiền. Ngài ngồi kiết dà, hai bàn tay giao nhau, mình mặc áo cà sa vàng theo lối tăng lữ, cánh tay mặt để trần. Gương mặt Ngài biểu lộ sự trầm tĩnh, quyền lực, minh triết và bác ái đến một mức tuyệt đối thiêng liêng ngoài sức tưởng tượng của chúng ta, thật là khôn tả. Nước da Ngài màu ngà, những nét trên mặt Ngài rất rõ rệt, một vầng trán rộng, cặp mắt lớn và sáng màu xanh đậm, mũi cao, cặp môi đỏ, nhưng đó chỉ là tạm phác họa thô sơ hình dáng bề ngoài mà thôi, chớ không đủ diễn tả phong độ uy nghi và thần sắc siêu việt của Ngài một cách đầy đủ trọn vẹn. Tóc Ngài màu đen và dợn sóng, không để dài như phong tục Ấn Độ, cũng không hoàn toàn xuống tóc như các vị sư tăng, mà cắt ngắn chí cổ, chưa chấm xuống vai, chẻ ra ở giữa và chải ngược về phía sau. Truyện tích nói khi thái tử Sĩ Đạt Ta rời khỏi cung điện quyết chí đi tìm đạo, Ngài rút gươm cắt tóc ngay vừa khỏi đầu, và từ đó đến sau tóc Ngài vẫn để ngắn như thế.

    “Một khía cạnh đặc biệt nhứt của hình ảnh Đức Phật hiện, là hào quang của Ngài tốt đẹp vô cùng bao bọc chung quanh. Hào quang đó gồm nhiều từng lớp đồng một trung tâm, như những hào quang của các bậc đã tiến hóa cao, và chiếu những màu sắc thật đặc biệt. Hình ảnh Đức Phật được bao bọc trong một vầng ánh sáng vừa chói lòa, vừa trong vắt, chói lòa đến nỗi mắt phàm không thể nhìn lâu, nhưng đồng thời lại trong suốt, làm cho gương mặt Ngài và màu áo hiện rõ hoàn toàn. Phía ngoài là, một vòng màu xanh dương, nối tiếp theo là những vòng màu vàng chói, màu hường, màu trắng bạc và màu đỏ rất đẹp, tất cả những màu sắc này thật ra là những khối tròn, nhưng hiện ra trên nền trời xanh như những vòng tròn cùng một trung tâm. Phía ngoài tất cả, từ những vòng hào quang này bắn ra những tia chớp đủ màu sắc lẫn lộn có cả màu lục và màu tím.

    “Trong những sách khác, chúng tôi có nói đến màu đỏ trong hào quang biểu lộ sự nóng giận. Điều này đúng trong thể vía của người thường; thuộc về bốn cảnh thấp của cõi trung giới. Nhưng ngoài ra, chúng tôi còn nhận thấy trên những cõi cao siêu, một màu đỏ trong sáng và đẹp lộng lẫy, giống như tinh hoa của ngọn lửa, là biểu hiện của một lòng dũng cảm và cương quyết mạnh mẽ phi thường. Màu đỏ này trong hào quang của Đức Phật tự nhiên là biểu lộ những đức tánh kể trên đến một mức tuyệt đích vậy.

    “Khi đoạn kinh Mahamangala Sutta ngâm vừa dứt, Đức Di Lạc cầm lấy cái chén bằng vàng đựng nước trên bàn thờ, và nâng lên khỏi đầu Ngài trong một lúc. Trong khi đó, đám đông ở phía sau cũng đã chuẩn bị sẵn và đem theo những bình đựng nước, liền làm theo Ngài. Khi Ngài đặt cái chén lại chỗ cũ trên bàn thờ, thì một đoạn kinh khác lại được ngâm lên, lời lẽ ca tụng Đức Thích Ca Như Lai.

    “Tiếng ngâm vừa dứt, một nụ cười đầy bác ái nở trên gương mặt Đức Như Lai. Ngài đưa bàn tay mặt lên để ban ân huệ, trong khi đó hàng ngàn cánh hoa rơi xuống như mưa giữa đám dân chúng. Một lần nữa những nhân viên Quần Tiên Hội lại vái chào, đám đông cúi lạy rạp xuống đất, hình ảnh Đức Phật trở nên lu mờ và từ từ biến mất, trong khi đó những người hành hương thốt ra những tiếng kêu vui mừng và ca tụng.

    Những nhân viên Quần Tiên Hội liền theo thứ tự tiến đến bàn thờ, và thay phiên nhau uống hớp nước trong cái chén vàng. Còn dân chúng cũng uống một hớp nước trong bình riêng của họ, và phần còn lại thì họ đem về nhà để dùng làm «nước thánh», có công dụng trừ tà hoặc để chữa bịnh. Kế đó, đám người hành hương phân chia tứ tán sau khi đã trao đổi những lời chúc tụng lẫn nhau, và họ trở về nhà, mang theo kỷ niệm khó quên của cuộc lễ thiêng liêng mà họ vừa tham dự.”

    − Phần mô tả của bà A.A. Bailey trong quyển “Tự Truyện chưa hoàn tất” do Trân Châu biên dịch, về cuộc lễ:

    “Sự kiện phi thường này diễn ra hằng năm trong một thung lũng của rặng Hy Mã Lạp Sơn và thực sự xảy ra ở cõi trần chứ không phải là một chuyện thần thoại mơ hồ. Tôi thấy mình (hoàn toàn tỉnh táo) ở trong thung lũng đó, giữa một đám người rất đông nhưng có trật tự − phần lớn là người Á Đông với những người Tây Phương rất rải rác. Tôi biết chính xác chỗ đứng của mình trong đám đông và hiểu ra rằng đó là chỗ đúng đắn của tôi, nó cho thấy vị thế tinh thần của tôi.

    “Thung lũng này rộng, hình bầu dục và lởm chởm đá, bốn bề có núi cao. Đám người tụ tập trong thung lũng, quay mặt về phía Đông, hướng về một lối vào hẹp, hình cổ chai ở cuối thung lũng. Ngay trước lối vào hình phễu này có một tảng đá rộng, nổi lên trên mặt thung lũng như một cái bàn lớn, bên trên có một cái bồn bằng pha lê chứa đầy nước, xem chừng đường kính có đến một mét. Có ba nhân vật đứng trước đám đông và đối diện với tảng đá. Ba vị này hợp thành một tam giác và lạ lùng làm sao, vị ở đỉnh của tam giác tôi thấy dường như là Đức Christ. Tập thể đang chờ đợi chừng như di chuyển liên tục, và khi di chuyển, họ hình thành các biểu tượng chính yếu và rất quen thuộc – như những dạng thập tự khác nhau, vòng tròn với tâm điểm, ngôi sao năm cánh và nhiều loại tam giác tréo nhau. Nó gần giống như một vũ điệu trang nghiêm, nhịp nhàng, rất chậm rãi và rất trang trọng nhưng hoàn toàn im lặng. Bỗng nhiên ba Nhân Vật trước thạch bàn đưa tay các Ngài hướng lên trời. Đám đông lặng yên bất động. Ngoài xa, cuối đường đèo hình phễu, chúng tôi thấy một Nhân Vật trên bầu trời, bay lơ lửng trên lối vào và từ từ đến gần thạch bàn. Bằng một cách nào đó mà trong tâm tôi biết rằng đó chính là Đức Phật. Tôi nhận thức được điều này. Đồng thời tôi biết rằng Đức Christ của chúng ta cũng không kém phần quan trọng. Tôi thoáng thấy sự hợp nhất và Thiên Cơ mà Đức Christ, Đức Phật và tất cả các Chân Sư mãi mãi hiến mình thực hiện…”

    − Trong “Tham Thiền Huyền Linh”, Chân Sư D.K. giải thích ý nghĩa huyền bí của các nghi thức trong cuộc lễ.

    “Các bạn có một thí dụ cho điều này trong lễ Wesak kỳ diệu, rất phổ biến ở Ấn Độ cho đến ngày nay, khi Đại Đoàn Chưởng Giáo tự trở thành một vận hà cho sự truyền dẫn năng lượng và ân huệ từ các cấp độ của Đức Phật. Đức Phật đóng vai trò của một điểm hội tụ cho năng lượng đó, và – đưa nó xuyên qua hào quang của Ngài – rót nó lên khắp nhân loại theo con kênh được cung cấp bởi tập hợp các vị Bồ Tát (Lords), các Chân Sư, các cấp đạo đồ và các đệ tử. Vận hà này được thành lập nhờ sử dụng âm thanh và nhịp điệu được dùng cùng một lúc. Bằng cách xướng lên một câu thần chú nhất định, bằng phương tiện của các chuyển động chậm rãi và nhịp nhàng đi kèm với việc xướng thần chú này, hình phễu được thành hình vươn lên tận vị trí mong muốn. Các hình hình học được tạo nên trong vật chất của cõi cao hơn cõi trần (vốn là kết quả của sự chuyển động theo dạng hình học của nhóm các vị được tập họp nơi trung tâm Hy Mã Lạp Sơn này), các hình này tự hợp thành các con đường tiếp cận kỳ diệu đến trung tâm của ân phước cho dân chúng, thiên thần hay các sinh linh khác, từ bất cứ cảnh giới đặc biệt nào. Với những người có thể thấy cảnh tượng bằng thần nhãn, vẻ mỹ lệ của các dạng hình học này là không thể tin được, và vẻ mỹ lệ đó được tăng thêm bởi các hào quang rực rỡ của các Đấng Cao Cả đang tập họp nơi đó.”

    [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG] [​IMG]
    traderdoclap thích bài này.
  7. Hoanghontim2011

    Hoanghontim2011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    11/11/2011
    Đã được thích:
    13.185
    Hi! HHT gửi chủ pic bài này nhé:

    Nhiều người lạm dụng khái niệm "mạt pháp" quá ...!
    Mạt pháp chả liên quan gì đến xã hội suy đồi.
    2500 năm trước, Đức Phật tuyên dạy cho các đệ tử về dòng pháp phải trải qua ba thời kỳ : Chánh Pháp, Tượng Pháp và Mạt Pháp.
    Chánh pháp là thời gian, không gian nơi Đức Phật hiện hữu, là thời kỳ huy hoàng nhất của Đạo Phật.
    Tượng Pháp là thời kỳ 500 năm sau khi Thế Tôn nhập diệt, đến 1000 năm sau nữa, các vị Thánh tăng không còn đông đảo, "Có giáo lý, có hành trì không quả chứng, gọi là tượng pháp’’...
    sự trì tụng lập lại lời Phật dạy qua ngôn từ hãy còn đầy đủ tính giải thoát ...
    Mạt Pháp theo thuyết Đại Bi, là khoảng thời gian 1000 năm, sau thời Tượng Pháp. "Có giáo lý, không hành trì, không quả chứng gọi là Mạt Pháp" khi các vị Thánh tăng đã trờ nên hiếm hoi ... sự trì tụng giáo lý và niềm tin nơi Đức Phật chỉ còn như "quán tính". Sức ảnh hưởng của chân lý Phật Đà bị suy giảm ...
    Sự "phân chia" này cho thấy tầm nhìn vĩ đại và hết sức biện chứng của Đức Thế tôn. Chân lý là vĩnh cửu, nhưng con thuyền mang nó đi phải qua muôn vàn sóng gió và không phải bất biến.
    Tính chất "mạt pháp" là phổ quát trên tất cả những nơi Đạo Phật hiện hữu, đâu riêng gì Việt Nam.!
    Xã hội Việt Nam đang đi xuống trong tình trạng suy đồi và "nằm gọn" trong thời kỳ mạt pháp của Đạo Phật, nhưng không liên hệ gì với nhau vì Việt Nam (hiện nay) không phải là quốc gia Phật giáo.!
    Xây chùa to, đúc chuông lớn không biểu thị sự hưng thịnh của Phật pháp.
    Chỉ đến khi trí huệ của Như Lai bao trùm lên đại chúng, khi ấy, sự phục hưng của Đạo Pháp mới đến, khi Phật Di Lặc ra đời.!

    [​IMG]

    ST
    --- Gộp bài viết, 26/06/2016, Bài cũ: 26/06/2016 ---
    Trường phái hành Thiền tại Bangkok, nghe cho biết, sự việc vào năm 1977. Thiền để chữa bệnh, để an tâm...

    Last edited: 26/06/2016
    okeck16, Duoi_Chan_Thaytraderdoclap thích bài này.
  8. traderdoclap

    traderdoclap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2015
    Đã được thích:
    1.640
    Cám ơn HHT.
    Một bài pháp rất hay.
    Thiền sư achan chah là một vị thầy vĩ đại trong thế giới tâm linh của mình.
    okeck16, Hoanghontim2011Duoi_Chan_Thay thích bài này.
  9. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    "Trên đường chúng ta đi có một chướng ngại hết sức nghiêm trọng hơn (mà ta không nghĩ đến):
    Đó là cái áp lực liên tục không ngừng và vô cùng rộng lớn của dư luận quần chúng. Nó thật là ghê gớm dễ sợ, bởi vì chỉ có một người biết chân lý sống giữa hàng triệu người vô minh. Họ tự nói rằng:
    - "Chúng ta hãy mau mau thu góp của cải, tiền bạc và lưu tâm đến dư luận quần chúng đối với chúng ta, đó là điều cốt yếu của đời sống". Biết bao tư tưởng rải ra vì ý nghĩ của những kẻ khao khát danh vọng Trần gian, những kẻ khẩn khoản cầu cạnh được mời dự vào những tiệc tùng, những cuộc khiêu vũ, những kẻ tìm cách biên tên Hầu Tước này, Bá Tước nọ trên bản danh sách của những cuộc viếng thăm của họ. Trong những vấn đề đạo đức chúng ta cũng bị một biển cả bao vây, vì những người quảng đại thì rất ít, mà những người khác thì rất đông đảo."

    okeck16traderdoclap thích bài này.
  10. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Mọi môn sinh đều nên thủ sẵn ba quyển sách, đó là Chí Tôn Ca (Bhagavad Gita), Kinh Tân Ước (New Testament) và Yoga Điển Tắc (Yoga Sutras) vì ba quyển này bao hàm một bức tranh hoàn hảo về linh hồn và sự phát triển của nó.

    Trong Chí Tôn Ca, qua 18 chương, người ta đã mô tả linh hồn, tức Krishna, Ngôi Hai, có thực chất là Thượng Đế biểu lộ, điều này đạt tột điểm nơi chương kỳ diệu mà Ngài bộc lộ ra trước mắt người tìm đạo Arjuna với vai trò là linh hồn của vạn vật và là điểm vinh quang ẩn sau bức màn che mọi hình hài sắc tướng.

    Trong Tân Ước, người ta mô tả cuộc đời của một Con Thượng Đế đang biểu lộ trọn vẹn, trong đó, thực tướng của linh hồn – vốn thoát khỏi mọi bức màn che – vân du trên trần thế. Khi nghiên cứu cuộc đời của Đức Christ, ta thấy rõ được ý nghĩa của việc phát triển các huyền năng của linh hồn, đạt được giải thoát và trở thành một vị Thượng Đế giáng trần một cách vô cùng vinh diệu.

    Yoga Điển tắc thể hiện cho ta những định luật để trở thành như vậy, những qui tắc, phương pháp và phương tiện – nếu được tuân theo – khiến cho một người “thậm chí cũng toàn bích như Cha trên Trời”. Nó từng bước bộc lộ cho ta thấy một hệ thống phát triển có phân cấp, đưa một người từ giai đoạn một người lương hảo bình thường, qua các giai đoạn người tìm đạo, đạo đồ và Chân Sư , mãi cho tới trình độ tiến hóa cao tột hiện nay của Đức Christ (Đức Di Lặc). Đệ tử ruột của Ngài, Thánh John, đã bảo rằng “ta sẽ giống như Ngài, vì ta sẽ thấy được thực tướng của Ngài” và sự bộc lộ của linh hồn cho con người đang lâm phàm sẽ luôn luôn tạo ra những biến đổi lớn lao. Chính Đức Christ cũng đã dạy rằng “Các con sẽ làm được những điều vĩ đại hơn ta nữa”, Ngài đã hứa hẹn là chúng ta sẽ có được “thiên giới, quyền năng và sự vinh quang” miễn là chúng ta có đủ đạo tâm và lòng kiên trì để theo đuổi con đường Thánh Giá đầy chông gai và dấn bước trên “con đường đưa ta đến” đỉnh núi Biến Dung.

    (Ánh sáng của Linh hồn - A.A.B)
    traderdoclap thích bài này.

Chia sẻ trang này