Trao đổi, chia sẻ về các Tôn Giáo, Minh Triết Thiêng Liêng

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Duoi_Chan_Thay, 16/06/2016.

3571 người đang online, trong đó có 160 thành viên. 00:52 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 30812 lượt đọc và 212 bài trả lời
  1. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Raja yoga, tức khoa học về hợp nhất, trình bày các qui tắc và phương tiện nhờ đó:
    1) Ta có thể tiếp xúc hữu thức với linh hồn, ngôi hai, Christ nội tâm.
    2) Ta có thể đạt được sự hiểu biết về ngã và duy trì được sự kiểm soát của nó đối với phi ngã.
    3) Ta có thể cảm thấy được huyền năng của Chơn ngã hay linh hồn trong sinh hoạt hằng ngày và biểu lộ được các huyền năng ấy.
    4) Ta có thể khuất phục được bản chất thông linh hạ đẳng và biểu lộ được các huyền năng tâm linh thượng đẳng.
    5) Trí não có thể được liên hệ với linh hồn và nhận được các thông điệp của linh hồn.
    6) Ánh sáng trên đầu có thể được tăng cường; khiến cho một người trở thành một ngọn lửa sinh động.
    7) Ta có thể tìm thấy Thánh Đạo, và chính con người trở thành Thánh Đạo ấy.
    traderdoclap thích bài này.
  2. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Môn sinh Raja yoga phải nhận thức được rằng trí tuệ có sứ mệnh là một cơ quan tri giác; có nhận thức như thế thì y mới hiểu đúng được khoa học này.

    Tiến trình mà trí tuệ phải tuân theo có thể được mô tả đại khái như sau:

    1) Kiểm soát đúng đắn được các biến thái (hay các hoạt động) của nguyên khí suy tư.
    2) Ổn cố được trí tuệ, rồi để cho linh hồn sử dụng nó làm một cơ quan linh thị (organ of vision), một giác quan thứ sáu, và là tổng hợp của năm giác quan khác.
    Kết quả là : tri thức đúng đắn.
    3) Vận dụng đúng đắn năng lực tri giác để cho ta thấy được thực tướng của lãnh vực tri thức mới mà ta tiếp xúc hiện nay.
    4) Những gì mà ta tri giác lại được thuyết giải đúng đắn, nhờ vào sự chấp thuận sau đó của trực giác và lý trí.
    5) Truyền đạt đúng đắn tới cho bộ óc phàm trần những gì đã tri giác được; chứng cớ của giác quan thứ sáu được thuyết giải một cách chính xác, và bằng chứng được truyền đạt một cách chính xác huyền linh.

    Kết quả: Phản ứng chính xác của bộ óc phàm trần đối với kiến thức được truyền đạt.

    Khi tiến trình được nghiên cứu và theo đuổi, con người trên cõi hồng trần ngày càng tri giác về các sự việc của linh hồn, và các bí nhiệm của lãnh vực linh hồn – hay là “Thiên Giới”. Toàn bộ tập thể đều liên can vào và bản chất của tập thể thức (group consciousness) được tiết lộ cho y. Ta sẽ nhận thấy rằng ngay cả hiện nay, các qui tắc này còn ít nhiều bị coi là những tiền đề cốt yếu khi ta xét tới mọi chứng cớ chính xác trong các sự vụ thế gian. Khi cũng những qui tắc này được du nhập vào thế giới nỗ lực tâm linh (cả hạ đẳng lẫn thượng đẳng) bấy giờ, chúng ta sẽ có được sự đơn giản hóa tình trạng lộn xộn hiện nay.

    Trong một quyển sách cổ viết cho các đệ tử ở một cấp bậc nào đó, chúng ta thấy những lời lẽ có giá trị cho mọi đệ tử dự bị và đệ tử nhập môn. Ở đây, chúng ta chỉ dịch ý, chứ không dịch sát từng chữ một.

    “Xin kẻ nào nhìn ra ngoài hãy lưu ý rằng cái cửa sổ (mà y nhìn qua đó) có truyền đạt ánh sáng mặt trời. Nếu y dùng nó vào lúc chớm rạng đông, xin y hãy nhớ cho rằng vầng thái dương hãy còn chưa mọc. Y không thể thấy được các đường nét sắc sảo; những hình bóng hồi quang phản chiếu, những không gian âm u, và những vùng tối tăm mà cho đến nay vẫn còn làm mờ mắt y”.

    Ở câu cuối cùng này, ta thấy có một biểu tượng kỳ diệu, nó khiến cho vị đệ tử liên tưởng tới câu “Hãy ngậm miệng và phát biểu ý kiến một cách dè dặt”.
    traderdoclap thích bài này.
  3. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Sơ Lược Các Cõi Trong Vũ Trụ -
    DƯỚI QUAN ĐIỂM PHẬT GIÁO

    Thưa quý huynh đệ ! Càng ngày phong trào tìm hiểu Phật Pháp càng nhiều, nhưng chúng ta tìm những kinh sách về giáo nghĩa Phật giáo thì dễ, còn tài liệu nói về Vũ trụ thì hơi khó, có lẽ do vậy nên có một số bạn ngỡ ngàng khi nghe một số thuật ngữ … Nhân dịp đầu xuân hoanganthi tôi xin lược ghi sách xưa, đưa lên diễn đàn cho quý huynh đệ nào trước đây chưa biết - định hướng xuất hành đầu năm để khỏi phải hỏi đường trong Tam Giới…

    -Theo cái nhìn Phật giáo một thế giới gồm :
    A/- Bốn châu lớn :
    -Đông Thắng Thần châu –
    -Tây Ngưu Hóa châu –
    -Bắc Câu Lô châu
    -Nam Thiệm Bộ châu ( quả địa cầu chúng ta đang ở thuộc châu này)
    B/- Mặt trời, mặt trăng ( Nhật, Nguyệt)
    C/- Núi Tu Di
    D/- Cõi trời Dục giới
    E/- Cõi trời Sắc giới
    F/- Cõi trời Vô sắc giới.


    Trong Pháp giới có hằng hà sa số thế giới như vậy – cứ hợp 1.000 thế giới thành một Tiểu Thiên thế giới .
    1000 Tiểu Thiên thế giới thành một Trung Thiên thế giới
    1000 Trung Thiên thế giới thành một Đại Thiên thế giới hay Tam Thiên Đại Thiên thế giới.
    Một Tam Thiên Đại Thiên Thế Giới có 1.000 triệu thế giới nhỏ : Đó là cảnh hóa độ của một vị Phật.
    Nhưng kinh điển ghi rõ : chư Phật thì hằng hà sa số, nên số Tam Thiên Đại Thiên thế giới cũng hằng hà sa số.

    Một Tam Thiên Đại Thiên thế giới gồm 28 tầng trời, chia làm 3 cõi ( Tam giới) :
    - Dục giới : gồm 6 tầng trời tính từ thấp nhất lên : Tứ Thiên Vương, Đao Lợi, Dạ Ma, Đâu Suất, Hóa Lạc, Tha Hóa Tự Tại. Chư thiên cõi này còn nặng lòng tham.Trên cõi Dục giới là cõi Sắc giới.
    - Sắc giới: gồm 18 tầng tính từ thấp lên : Phạm Chúng, Phạm Phụ, Đại Phạm, Thiên Quang, Vô Lượng Quang, Quan Âm, Thiểu Tịnh, Vô Lượng Tịnh, Biên Tịnh, Vô Văn, Phước Sanh, Quảng Quả, Vô Tưởng, Vô Phiền, Vô Nhiệt, Thiện Kiến, Thiện Hiện, Sắc Cứu Kính. Chư Thiên cõi này lòng tham đã nhẹ nhưng lại hay sân. Trên cõi Sắc giới là cõi Vô Sắc Giới.
    - Vô Sắc giới: gồm 4 tầng : Không Vô Biên Xứ, Thức Vô Biên Xứ, Vô Sở Hữu Xứ, Phi Phi Tưởng Xứ. Chư Thiên cõi này tham, sân đã rất nhẹ nhưng lại sống trong một trạng thái mơ mơ màng màng mà nhà Phật gọi là Si.

    Một ngày một đêm ở cõi trời Đao Lợi bằng 100 năm ở cõi người.
    Tuổi thọ của chư Thiên trời Phạm Chúng là nữa Trung Kiếp hay 10 Tiểu kiếp hay 16.800.000 x 10 = 168.000.000 năm ( một trăm sáu mươi tám triệu tuổi )

    Dưới các tầng trời của chư Thiên là cảnh giới của chư Thần (A Tu La) có tài hay phép lạ nhưng tính tình hay nóng giận , tranh đấu. Có khả năng đi vào các cõi khác để giúp đỡ hay khuấy phá .
    Dưới cõi A Tu La là cõi người chúng ta đang sống.(cũng có quan điểm cho rằng cói người ở trên cõi A tu la)
    Theo thứ bậc thì dưới cõi người là cõi Súc Sinh , Ngạ Quỷ, Địa Ngục.Ba cõi này gọi là Tam Đồ Ác Đạo. Và đều có nhiều tầng tùy theo nghiệp thức chúng sinh mà hóa hiện.
    Ví như về giống người thì lại có :
    Nhân Thiên : Người tu tập cao
    Nhân Nhân: Người hòa nhã ít muốn tranh đấu
    Nhân ATu La : Người hướng thiện nhưng tâm hay nóng giận
    Nhân Súc Sanh : Người thích ăn chơi nhiều lòng dục
    Nhân Ngạ Quỷ : Người mà phải chịu cảnh đói khát
    Nhân Địa Ngục : Người bị khổ vì giam cầm tù tội hay bị tra tấn bức ngặt ...
    Các tính chất trên ở cõi nào cũng có nhưng nhiều hay ít mà thôi.
    Các cảnh Địa Ngục Ngạ Quỷ thì nhiều sách vở nói rồi nên chỉ giới thiệu sơ qua mà thôi...
    Sưu tầm
    Xem thêm bài giảng của Thầy Thích Trí Siêu ( nguyên là người Thiên Chúa Giáo xuất gia theo Đạo Phật)
    TT Thích Trí Siêu – Các Cõi Trời [Full] (22-23/7/2015)
    http://monchaymoingay.com/tt-thich-tri-sieu-cac-coi-troi-full-22-2372015.htm
    traderdoclap thích bài này.
  4. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Xin cho đệ hỏi thế này: Cõi địa ngục ở đâu, nằm ở chỗ nào so với cõi hồng trần của chúng ta, con người sau khi chết lưu trú tại các cõi khác nhau như thế nào, ai (hay đấng nào) là người quản việc này?
    traderdoclap thích bài này.
  5. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Một người bình thường đi theo đường đạo (bất kỳ đạo nào) thì đức tính đầu tiên là niềm tin.
    Chúng ta là người đã có niềm tin, vì vậy ta không phải bàn vấn đề này nữa.

    Tiếp theo, đức tính đầu tiên người đạo sinh cần phải có là tính Phân - Biện.

    Phân biện giữa điều thật và điều giả. Tuy nhiên, vẫn phải nhớ rằng điều thật và điều giả có muôn hình vạn trạng, vẫn cần phải phân biện giữa điều phải với điều quấy, điều quan trọng với điều không quan trọng, cái hữu ích với cái vô ích, điều chân thật với điều giả dối, điều ích kỷ với điều vô tư lợi.

    Người theo Ấn Giáo hay Phật Giáo, người Thiên Chúa Giáo hay Hồi Giáo, dù là người Ấn Độ hay người Anh, người Trung Hoa hay người Nga cũng không quan trọng. Các tôn giáo nếu đi vào cái lõi của nó đều giống nhau, gần như không có sự khác biệt (Chỉ có phần công truyền là khác nhau mà thôi). Vì vậy, ta nên xem xét, đối chiếu để tiến gần đến chân lý.

    Ta cũng cần hết sức tránh sự mê tín, sự tin một cách mù quáng, hoặc sợ cái mà người ta hay nói là sự trách phạt của các Ngài, chẳng có vị nào đã đến mức la hán trở lên đến các vị bồ tát, vị phật lại đi trách phạt chúng ta đâu.

    ĐỨC PHẬT DẠY:
    Đừng tin điều gì chỉ vì nghe người ta nói như thế
    Đừng tin vào các truyền thống chỉ vì chúng đã được lưu truyền qua nhiều đời
    Đừng tin điều gì chỉ vì đó là dư luận trong quần chúng
    Đừng tin điều gì chỉ vì thấy nó được ghi chép trong kinh điển của tôn giáo mình
    Đừng tin điều gì chỉ vì căn cứ vào uy tín của các bậc thầy hay tiền bối của mình.
    Nhưng sau khi quán sát và phân tích, thấy điều gì phù hợp với lý trí
    và đưa đến sự tốt lành, đem lại lợi ích cho cá nhân và cho tất cả; hãy chấp nhận điều đó và thực hành theo nó.

    Ý Đức Phật muốn dạy các bậc đệ tử của mình ở tính phân biện, cùng 1 sự việc người đệ tử cần phải suy ngẫm, tham thiền về nó để tìm ra chân lý thực sự.
    Ngay cả những điều đúng đi nữa vẫn phải suy ngẫm về nó thì những lời của đức thày mới biến thành của mình được.

    Thực sự nhiều người nói rằng mình nhìn thấy điều này điều kia. Người ta không nói dối đâu, thực sự là họ có nhìn thấy. Chúng ta cũng không nên tranh cãi với ai, ở đây chúng ta chỉ có sự chia sẻ, trao đổi để cùng nhau phát triển hướng đến những điều tốt đẹp, hướng đến chân lý, minh triết.

    Có một đoạn sau trích từ tài liệu Quyền năng thông linh cao và thấp của Chân sư D.K gửi ai thấy phù hợp thì suy ngẫm:
    Last edited: 27/06/2016
    traderdoclap thích bài này.
  6. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    ......
    Tất cả điều này xảy ra thông qua sự hoạt động thái quá của luân xa tùng thái dương, được kích thích bởi năng lượng tuôn chảy từ các cõi cao mà anh ta có được khi tham thiền với ước nguyện. Các kết quả về mặt bản chất thuộc cõi tình cảm, và những phản ứng được phát triển và việc phụng sự được thực hiện theo sau đó cũng ở cấp độ tình cảm. Phần lớn của điều này thấy được trong các vị thầy trên thế giới tại thời điểm hiện nay ở nhiều đất nước. Những vị thầy như thế đã và đang là những người chí nguyện thực sự. Tâm thức của họ đã thức tỉnh ở các cấp độ cao của cõi trung giới. Họ đã nhìn thấy những hình tư tưởng mà nhân loại đã tạo ra về Thánh Đoàn và những phản ảnh của Thánh Đoàn đó trên các phân cảnh giới này (vẫn là một nhóm những hình tư tưởng tiềm năng hơn) và được nghe những lời lặp đi lặp lại của điều đã được nói và nghĩ bởi những người mộ đạo ở mọi thời đại trên thế giới—tất cả những gì Chân, Thiện, Mỹ nhất của nó. Rồi họ tiến hành giảng dạy và công bố cái mà họ đã nghe thấy, nhìn thấy và học được và thường làm được nhiều điều tốt—ở các cấp độ của cõi trung giới. Tuy nhiên, tất cả họ đều như nhau,nhầm lẫn phản ảnh với thực tại, bản sao với bản gốc, và cái do con người tạo ra với cái do thiêng liêng tạo ra.
    traderdoclap thích bài này.
  7. suutapdoco

    suutapdoco Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    28/11/2007
    Đã được thích:
    4.317
    Rất nhiều câu hỏi trực tiếp trong thời Phật tại thế cũng ko đc Phật trả lời bởi Ngài nói
    " cái ta đã biết như lá nắm trong lòng bàn tay-còn cái ta chưa biết như lá cây trong rừng vậy".
    Nếu luận bàn về việc này sẽ rất dài và có trể gây tranh luận vô tận và vô ích, nhưng theo như sự hiểu biết hạn hẹp của tôi thì "tất cả mọi việc trên đời do luật nhân quả cai quản, điều hành" .
    Ngay trong mỗi cõi đều có các cõi trong đó có địa ngục, trong mỗi người cũng như vậy , cũng có nơi gọi là địa ngục( khi ta buồn phiền đau khổ) . Khi ta xấu tâm xấu tính thì lúc đó đang ở cõi súc sinh, khi ta keo kiệt bủn xỉn thì đang ở cõi ngạ quỷ, khi ta vui mừng hoan hỉ thì ta đang ở cõi người, khi ta sân hận thì ở Tu la, khi ta thương người giúp người thì lúc đó ta ở cõi Thiên, cõi Bồ Tát... Phật !
    Bạn đọc thêm tại :
    http://thuvienhoasen.org/a17875/coi-dia-nguc
    Last edited: 27/06/2016
    okeck16, traderdoclapDuoi_Chan_Thay thích bài này.
  8. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Cho phép e xưng hô chị - em, về cơ bản em cũng đồng ý với những điều chị nói, cùng 1 câu hỏi này em có hỏi thì nhiều người lại mô tả 1 cõi địa ngục ghê gớm lắm, với sự cai quản của diêm vương
    Thế nên em vẫn nói hoài là giáo lý nào cũng có 2 phần, phần công truyền và bí truyền, những điều chị nói ở trên thì không riêng gì đạo phật mới nói mà tất cả các tôn giáo đều vậy.
    Thế nhưng có 1 điểm là thấy giờ nhiều nơi do quá yêu mến Phật nên nhiều người đã vô tình mà coi thường các tôn giáo khác, họ cho rằng chỉ có Phật Giáo mới uyên thâm và bao trùm được tất cả các vấn đề trong nhân loại.

    Về luật nhân quả có sự vận hành và nguyên tắc hoạt động của nó cũng khá thú vị. Nhân đây, xin gửi tặng những ai có nhu cầu tìm hiểu, những ai cần có các góc nhìn đa chiều hoặc đối chiếu các tôn giáo, các đạo khác 1 loạt tài liệu sau. Thiết nghĩ nó cũng khá thú vị, bởi nó là tri thức :)
    ------

    Những cuốn cẩm nang dành cho những người bận rộn với mưu sinh.

    Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, mỗi con đường tâm linh đều đánh dấu những mốc riêng và các sắc thái riêng của nó. Tuy nhiên, tất cả đều dựa trên nền tảng của Chân Lý. Dù bạn đọc loại nào hay là giáo lý nào đi chăng nữa thì nó cũng đưa đến cứu cách là Chân Lý. Thông Thiên Học cũng là một trong số đó. Một phong trào được dấy lên để khôi phục Minh Triết Thiêng Liêng. Đa số những người tiếp cận đến thế giới tâm linh đều có thể biết đến Thông Thiên Học. Và rất nhiều trong số này đọc sách của Thông Thiên Học nhưng họ không lưu lại được nhiều. Điều này cũng có thể giải thích đơn giản đó là do họ không tìm được những thứ căn bản để dẫn nhập vào trong lĩnh vực này. Phần lớn lại tìm những cuốn sách nổi tiếng như Tiếng nói vô thinh, Ánh sáng trên Đường Đạo, Giáo Lý Bí Truyền .v.v. vì tựa đề của nó quá hấp dẫn đến nỗi ai muốn có năng linh đều mong muốn đọc nó để thực hành. Những cuốn sách này là tinh hoa của Thông Thiên Học nhưng nếu chưa có những căn bản và duyên số thì khi các bạn đọc nó sẽ thấy vô cùng khó hiểu. Chúng ta vẫn có thể tìm thấy những cuốn cẩm nang cơ bản để mọi người cùng đọc. Nó sẽ là những bức tranh nhỏ để các bạn cảm nhận được một cách khái quát thế giới mình đang sống với vô số những điều huyền bí.

    Tôi xin trích lời bà Annie Besant trong Lời dẫn các cuốn cẩm nang căn bản dành cho những ai muốn tìm hiểu về Thông Thiên Học nhưng lại không có nhiều thời gian. Thực ra, không chỉ dành cho những người đang bận rộn với mưu sinh mà là với bất cứ môn sinh nào muốn đi từ dễ đến khó. Vì 07 cuốn cẩm nang này chứa đựng những điều căn bản nhất mà mọi người cần để giải thích tổng quát nhất về thế giới họ đang sống. Lời dẫn như sau:

    "Người ta chỉ cần nói ít lời để giới thiệu quyển sách nhỏ này ra với thế giới. Đó là quyển thứ xx trong một loạt các Cẩm nang được dự tính đáp ứng yêu cầu của công chúng nhằm trình bày giáo huấn Thông Thiên Học một cách đơn giản. Một số người đã phàn nàn rằng kho tài liệu của chúng tôi vừa quá bí hiểm, quá chuyên môn, lại vừa quá đắt tiền đối với bạn đọc thông thường, và chúng tôi hi vọng rằng loạt sách này có thể thành công trong việc cung ứng điều thật sự cần thiết. Thông Thiên Học không chỉ dành cho người có học, nó dành cho tất cả mọi người. Có lẽ trong số những người nhờ vào những quyển sách nhỏ này mà lần đầu tiên thoáng thấy được giáo huấn Thông Thiên Học thì chỉ một vài người là được chúng dẫn dắt thâm nhập sâu hơn vào triết lý, khoa học và tôn giáo của nó, giáp mặt với những vấn đề bí hiểm của nó bằng lòng nhiệt thành của người tìm học và bầu nhiệt huyết của kẻ sơ cơ. Nhưng các cẩm nang này không phải được viết cho học viên tha thiết vốn không nao núng trước những khó khăn ban đầu; chúng được viết cho những người nam nữ bận rộn làm việc mưu sinh hằng ngày trên thế gian và tìm cách đơn giản hóa một số sự thật cao cả vốn khiến cho ta sống cuộc đời dễ chịu hơn và giáp mặt với sự chết thoải mái hơn. Vì được viết ra bởi những người phụng sự các Chơn sư vốn là các bậc Huynh trưởng của nhân loại cho nên chúng không thể có mục tiêu nào khác hơn là phụng sự đồng loại của mình. "

    Tôi hi vọng những điều này sẽ giúp các bạn đang vướng bận trong mưu sinh hoặc những sinh viên muốn đọc sách Thông Thiên Học mà không biết nên bắt đầu từ đâu sẽ có những căn bản mở đầu. Trong 07 cuốn thì cuốn cẩm nang thứ 1, 3 không có bản Tiếng Việt ( Nhưng tôi sẽ đưa cuốn tương tự cuốn số 3 để các bạn tham khảo) và 05 cuốn sau đã có bản Tiếng Việt. Danh sách như sau:

    Cẩm Nang Số 1:
    The Seven Principles of Man - Mahatma Annie
    Besanthttp://www.anandgholap.net/Seven_Principles_Of_Man-AB.htm
    Cẩm Nang Số 2:
    Luân Hồi - Mahatma Annie
    Besanthttp://thongthienhoc.com/sach%20luan%20hoi%20annie%20besant…
    Cẩm Nang Số 3:
    Death - And After ? - Mahatma Annie Besant
    Đời sống sau khi chết - C.W.Leadbeaterhttp://thongthienhoc.com/sach%20doi%20song%20sau%20khi%20ch…
    Cẩm Nang số 4:
    Nhân Quả -
    Mahatma Annie Besanthttp://thongthienhoc.com/sach nhan qua A. B.htm
    Cẩm Nang số 5:
    Cõi trung giới
    - C. W. Leadbeaterhttp://www.minhtrietmoi.org/Theos…/coi%20trung%20gioi%20.htm
    Cẩm Nang số 6:
    Cõi trời Chân phúc -
    C.W.Leadbeaterhttp://minhtrietmoi.org/The…/Coi%20troi%20chan%20phuc%20.htm
    Cẩm Nang số 7:
    Chân nhân và các hạ thể - Mahatma Annie
    Besanthttp://thongthienhoc.com/sach%20chon%20nhan%20va%20cac%20ha…

    Hi vọng những cuốn sách này sẽ giúp cho mọi người có những nền tảng căn bản. Bởi vì, chính vì quý vị mà nó được viết ra.

    Vạn vật Thái Bình.
    Last edited: 27/06/2016
    okeck16traderdoclap thích bài này.
  9. traderdoclap

    traderdoclap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2015
    Đã được thích:
    1.640
    Nếu ai nghiên cứu sâu nguyên lý vô ngã của đạo Phật thì sẽ hiểu tất cả các cõi giới vừa thật, vừa không thật.
    Nếu không thật thì sao khi luân xa được khai mở ta lại nhìn thấy, nghe thấy được thông tin từ các cõi giới đó.
    Nếu thật thì sao mỗi người lại có những trải nghiệm, những gặp gỡ khác nhau ở mỗi cõi giới không ai giống ai.
    Theo mình mấu chốt ở đây là do tâm thức, tâm thức chúng ta khác nhau dẫn đến chúng ta sẽ có trải nghiệm khác nhau. Chính đức Phật đã thông suốt điều này thế nên ngài mới dạy đệ tử: hãy tự thắp đuốc lên mà đi.

    Điều này cũng trùng hợp với bài post ở những trang trước của @Duoi_Chan_Thay , khi coi mỗi con người đều là một tiểu vũ trụ. Và sau vô lượng kiếp tu tập, rèn luyện tự thân con người sẽ tạo ra một vũ trụ mới giống như vũ trụ mà chúng ta đang sống. Tất nhiên vì tâm thức khác nhau nên vũ trụ của mỗi người ngoài những đặc điểm chung cần có thì sẽ có những đặc điểm riêng khác nhau.
    suutapdoco, okeck16Duoi_Chan_Thay thích bài này.
  10. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Đoạn này huynh hiểu rất ổn, tuy nhiên, đệ xin cung cấp cho huynh cái này nha. Có lẽ nó phù hợp với lối tư duy của huynh, huynh nghiên cứu thử: (Đây là bài viết của 1 người trong cùng 1 nhóm với đệ, bạn ấy tự nghiên cứu và tự thực chứng lấy được, xin giữ nguyên văn để huynh đọc thử)

    Các ether – dĩ thái hồng trần

    Một tình cờ phát hiện được ánh sáng mặt trời chiếu tới trái đất không vuông góc với mặt đất, mà nó nghiêng một góc. Sau khi tìm tòi thì phát hiện bốn loại ether – dĩ thái của hồng trần gồm như sau:

    1. Dĩ thái 4: chính là từ lực sinh ra do điện của các nguyên tử của tế bào trong cơ thể (cái phách).

    2. Dĩ thái 3: chính là từ trường của trái đất.

    3. Dĩ thái 2: chính là bầu khí quyển của trái đất.

    4. Dĩ thái 1: chính lực lực hấp dẫn giữa mặt trời và trái đất, mà trong vùng khí quyển nó là trọng lực.

    Ánh sáng vừa mang tính hạt, vừa mang tính sóng, sóng của ánh sáng do mãnh lực phát ra từ trung tâm mặt trời do phản ứng nhiệt hạch của hidrô, qua các lớp của mặt trời mà phát ra các hạt proton, nhờ dĩ thái 1 là lực hấp dẫn tác động lên hạt proton có trọng lượng M, nên sẽ có lực vector FM hướng về mặt đất (dĩ nhiên sẽ có các vector FM hướng về các hành tinh khác trong Thái Dương Hệ).

    Khi tới bầu khí quyển của trái đất, dĩ thái 2 như là lớp cơ thể bảo vệ của trái đất, tán xạ hết những tia tử ngoại, hồng ngoại…và cho các ánh sáng 7 màu xuyên qua và tới trái đất.

    Lúc này lực vector FM sẽ thay đổi thành vector FM1 do hạt ánh sáng bị tán xạ bớt các tia, nên có khối lượng M1 < M, nghĩa là vector FM1 < vector FM về độ lớn. Khi xuyên qua bấu khí quyển, do ánh sáng mang tính hạt nên sẽ chịu tác động cùng lúc của trọng lực và lực từ trường của trái đất, nên sẽ có lực vector FM1 + vector FTĐ (lực từ trường trái đất), nên sẽ có tổng lực là vector F=vector FM1 + vector FTĐ. Và có góc nghiêng, nên không chiếu thẳng đứng và tới mặt đất là một góc nghiêng

    Khi tới cơ thể ta, gặp dĩ thái 4, ánh sáng phân tán ra 7 màu, thành 7 tia sáng sáng đơn sắc (mắt thấy), do cấu tạo cơ thể cũng có 7 tia màu, và từ đó theo chiều từ lực mà đưa từng loại ánh sáng đơn sắc đó tới các luân xa, đi vào cơ thể.
    Một trong bốn ether hồng trần trên mất đi, đồng nghĩa với hủy diệt. Đặc biệt nếu không có từ trường trái đất thì ánh sáng chiếu thẳng vào con người vuông góc, sẽ không có tán sắc ánh sáng, mà giống như ánh sáng tập trung một điểm...dẫn tới đốt ...xác chúng ta, nhờ chiếu nghiêng góc mà tán sắc ánh sáng.
    ----
    Các Ether – Dĩ Thái của thể cảm xúc (tiếp theo)

    Có bảy lớp dĩ thái, và một lớp dĩ thái gốc mà sinh ra 6 loại dĩ thái cảm xúc khác. Thứ tự liệt kê sẽ là từ bên trong sâu thẳm đi dần ra ngoài.

    1. Dĩ thái gốc: năng lượng dục vọng

    Năng lượng dục vọng (không đơn thuần là tìnhdục), trong năng lượng dục vọng sẽ có một năng lượng gốc ban đầu, đó là tính dục. Nó được tạo ra trong quá trình phát triển sinh sản. Tính dục ở khởi điểm ban đầu mang tính cao thượng, đó là lòng muốn tạo ra “cái gì đó” của Thượng đế, nhưng theo đà phát triển tiến hóa, tính dục từ từ chuyển thành tính dục sinh sản (các dạng sinh sản như giáo lý TTH, và các giáo lý nội môn khác nói) để duy trì nòi giống, sau đó lại phát triển thành tính dục thỏa mãn tìnhdục (s.e.x) của thú, của người.

    Mức độ tinh tế của năng lượng tính dục phát triển song hành với phát triển của con người. Trong quá trình phát triển sinh ra các giác quan như thính giác (giống đầu), thị giác (giống có mắt thứ 3), xúc giác (giống noãn sinh), khứu giác, vị giác (các giống sau này), chính các giác quan đó tạo thêm lòng dục mới như có thính giác thì dục vong muốn nghe ca tụng, nghe âm thanh êm ái, du dương, có thị giác thì muốn nhìn cái đẹp, mê đắm sắc tướng, có khứu giác thì muốn thưởng thức mùi vị thơm tho của làn da, của món ăn…, có xúc giác thì mê đắm cảm giác mơn trớn, sự mềm mại của làn da, có vị giác thì thích ăn ngon, cao lương mỹ vị.

    Từ năng lượng gốc đó là tính dục cao thượng, đã phát triển thành nhiều năng lượng dục vong khác. Cụ thể là sáu năng lượng dục vọng:

    - Tính dục (khác tìnhdục nhé).

    - Muốn nghe lời hay, ý đẹp, tán tụng, nổi tiếng, danh vọng.

    - Muốn thấy sắc đẹp.

    - Muốn cảm nhận mùi hương quyến rũ.

    - Muốn những cảm giác thoải mái, sự mơn trớn.

    - Muốn ăn ngon

    2. Dĩ thái 2 và 3:

    Cặp đối cực

    - Buồn.

    - Vui.

    Hai lớp dĩ thái cảm xúc này sinh ra từ dĩ thái gốc 1, năng lượng dục vọng, thỏa dục vọng thì vui, không thỏa dục vọng thì buồn (dục vọng không hiểu đơn thuần là tìnhdục, mà là nguyên mục 1).

    3. Dĩ thái 4 và 5:

    Cặp đối cực:

    - Ghét.

    - Yêu.

    Cặp đối cực này cũng được sinh ra từ một trong sáu năng lượng dục vọng ở mục 1.

    4. Dĩ thái 6 và 7

    Cặp đối cực:

    - Giận.

    - Mừng.

    Hai dĩ thái này cũng sinh ra từ một trong sáu năng lượng dục vọng ở mục 1.

    Khi chết đi, ở Trung giới, 7 lớp cảm xúc sẽ rã ra theo thứ tự 7,6,5,4,3,2

    Theo cái nhẹ nhàng , dễ tan. Tuy nhiên lớp năng lượng dục vọng thì không có tan đối với người bình thường, chỉ tan đi khi đã thành…Phật, Chúa.

    Năng lượng dục vọng được ngôn ngữ Phật Thích Ca gọi là “Lậu”.

    Ai “Lậu tận thông”, nghĩa là tan rã năng lượng dục vọng ở mục 1 là thành…Phật, Chúa.
    Sở dĩ nói dĩ thái cảm xúc là giả, ảo tưởng chính là các lớp 7,6,5,4,3,2 được sinh ra theo thời gian tiến hóa, chứ nó không sinh ra như vật chất ban đầu, có thể chủ động tu tập buông bỏ sáu lớp dĩ thái, còn dĩ thái gốc, năng lượng dục vọng, nếu buông bỏ, nghĩa là giải thoát sinh tử rồi đó.
    Thân ái.
    .....
    Tôi xin bổ sung hai ý trong bài ether - dĩ thái cảm xúc.
    Ý 1:
    Do DT 7,6,5,4,3,2 sinh từ DT 1, nên nó là không bền vững, ảo ảnh, tuy nhiên là rất khó rũ bỏ sáu lớp này. Lí do là khi bạn đóng cửa, cô lập mình, chỉ chú tâm thanh lọc nó, thì tạm thời bạn rũ bỏ được sáu DT ngoài, nhưng khi bạn hòa nhập xã hội thì 6 DT ngoài của xã hội sẽ tác động lên bạn, họ vui mừng tổ chức party , mời bạn tham gia, dĩ nhiên bạn sẽ... vui theo, uống bia, kích động , hò reo...hoặc có ai đó xúc phạm bạn, thì bạn... nổi giận, sáu dĩ thái ngoài sẽ trở về như củ. Do đó chúng ta tu luyện rũ bỏ 6 DT ngoài ngay chính tại trường Đời mới hiệu quả, va chạm xã hội mà thành Đạo là vậy. Lúc đó sự tan rã 6 lớp DT ngoài mới thực sự tan rã.
    Ý 2: 7 lớp DT cảm xúc là chỉ cá nhân, nếu nếu hiểu đúng là rũ bỏ yêu , ghét, dục vọng cá nhân, lòng muốn cá nhân, nhưng yêu thương, muốn cái cao thượng cho tha nhân là tu tập lớp dĩ thái của Bồ Đề. Nếu hiểu sai mà buông bỏ cảm xúc cá nhân, và cả tình thương cao thượng cõi Bồ Đề thì trở thành vô cảm, sẽ rơi vào trạng thái A-Tì như các sách nói, và bị vòng tiến hóa loại ra ngoài.
    Thân Ái.
    --- Gộp bài viết, 27/06/2016, Bài cũ: 27/06/2016 ---
    Như vậy, Nguyên tất cả cái trên là cấu tạo hồng trần của con người đó, thiếu một thứ là hủy diệt, nên có khái niệm con người khác với khái niệm củ là con người có đầu, hai tay , hai chân, mà con người hồng trần gồm tất cả như trên, nên mọi người có chung thân thể từ dĩ thái 1,2,3 còn chỉ khác nhau dĩ thái 4 , và cái xác thôi.
    xin gửi huynh traderdoclap một góc nhìn và góc lý luận khác nha, gồm cả khoa học, triết học và tâm linh đó :)
    Last edited: 27/06/2016
    okeck16traderdoclap thích bài này.

Chia sẻ trang này