Trao đổi, chia sẻ về các Tôn Giáo, Minh Triết Thiêng Liêng

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Duoi_Chan_Thay, 16/06/2016.

4863 người đang online, trong đó có 428 thành viên. 23:38 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 30812 lượt đọc và 212 bài trả lời
  1. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Cái này huynh cẩn thận đó nha, động đến luân xa, lửa tam muội là vô cùng nguy hiểm đó (Còn chưa nói tới hỏa xà nữa). Thường thì khi khai mở luân xa, nghe thấy được cái gì đó thì đó là dấu hiệu thông linh bậc thấp (thần thông cổ sơ)
    Chỉ khi tâm thức của huynh rất phát triển, tình thương vô bờ bến (luân xa tim) thì mới ít rủi ro khi các luân xa có sự khai mở (nhất là các luân xa thấp), còn không thì lợi ít hại nhiều.
    okeck16traderdoclap thích bài này.
  2. traderdoclap

    traderdoclap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2015
    Đã được thích:
    1.640
    Chính xác là khác nhau dĩ thái 4, chính điều đó làm cho tâm thức của mỗi người khác nhau là khác nhau, thế nên phần thân người là rất quan trọng ta không thể tu tập lên các cõi giới cao hơn hoặc giải thoát được nếu thiếu cái xác phàm này. Đấy cũng là lý do các vị tiên, thánh, bồ tát muốn tu thành Phật quả đều phải tái sanh ở kiếp người. Ở đây mình nói thêm về luân hồi vài tái sinh:

    Có 1 số quan điểm cho rằng linh hồn và thể xác hoàn toàn độc lập với nhau, khi chết đi chỉ có thể xác tan rã còn linh hồn sẽ luân hồi và tái sinh sang các kiếp khác.
    Theo mình điều này cũng đúng nhưng chưa đủ, vì linh hồn ở đây tái sinh trong vô ngã. Khi linh hồn nhập vào 1 thể xác thì bản thân trong linh hồn đã hấp thu 1 phần năng lượng của thể xác đó và thể xác đó cũng hấp thu 1 phần năng lượng của linh hồn. Tức là linh hồn và thể xác có mối quan hệ biện chứng, tương hỗ với nhau chứ không hề tách biệt. Và khi chết đi thì phần linh hồn tái sinh đó cũng mang 1 phần năng lượng (theo Phật là nghiệp) của cái thân xác đã chết đó. Ngoài ra với quan điểm ta là vũ trụ, vũ trụ cũng là ta thì phần linh hồn đó còn hấp thu thêm 1 phần năng lượng từ vũ trụ nữa. Nên linh hồn tái sinh đó sau mỗi kiếp thì tiếp tục kế thừa cái cũ lại nhưng lại có thêm những cái mới.

    Chính điều này sẽ làm cho linh hồn, tâm thức của mỗi chúng sanh ngày càng có sự khác biệt. Đây cũng chính là tính Vô thường và vô Ngã trong đạo phật
    okeck16Duoi_Chan_Thay thích bài này.
  3. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Huynh nói đúng rồi, đệ tặng huynh 1 đoạn này nha

    Tại sao phải phát triển tâm trí?
    Việc kiểm soát, rèn luyện và phát triển của trí cụ thể được thực hiện trong giai đoạn đầu trên con đường tâm linh.

    Mục đích của việc phát triển trí cụ thể là làm cho nó có thể tiếp nhận những ấn tượng từ linh hồn và từ trí trừu tượng. Hơn nữa, thể trí là nguồn gốc của sự kiểm soát đối với cả hai thể tình cảm và thể xác, và do đó nó có một vai trò quan trọng trong quá trình gắn kết phàm ngã.

    Và như chúng tôi đã trình bày, cái trí là phương tiện liên lạc giữa phàm ngã và linh hồn –vị sứ giả. Một thể trí giữ ổn định trong ánh sáng của linh hồn sẽ tiếp nhận được sự minh triết từ trên cao và có thể chuyển dịch minh triết này thành hành động đúng đắn. Nó vừa là máy thu và máy phát năng lượng từ cả hai phía: từ bên dưới và từ trên cao.

    Làm thế nào mà trí tuệ phát triển?
    Các thuộc tính của vật chất thể trí giống như các thuộc tính của chất khí: biến động, liên tục di chuyển, có thể chịu tác động tạo ấn tượng, hay thay đổi, “tâm viên” hay hạ trí thiếu tập trung và ổn định. Tuy nhiên, sau khi được huấn luyện tâm trí trở nên ổn định, có khả năng tư duy logic, nó có thể yên tĩnh dưới áp lực, và có thể suy nghĩ rõ ràng, tạo ra các khái niệm.

    Thuộc tính khác của tâm trí mà chúng ta cần phát triển là: kiểm soát tư tưởng, giữ tâm trí yên tĩnh, kiểm soát hành động, tính khoan dung, sự bền chí, tính khiêm nhường, mềm dẻo, và bao gồm. Sau này, một khi tâm trí đã an tịnh và có thể tiếp nhận được những chân lý cao hơn, có thể phát triển thêm tính phân biện giữa thực và ảo thông qua việc phá tan ảo tưởng.

    Tham thiền là một công cụ hiệu quả nhất để phát triển trí tuệ. Tham thiền phát triển sức mạnh của tâm trí để giữ nó trong ánh sáng, và trong ánh sáng đó, nó nhận thức được các ý tưởng thiêng liêng và mang chúng đến thế giới.

    Có hai phương pháp tham thiền. Phương pháp đầu tiên liên quan đến việc sử dụng tâm trí bằng cách sử dụng tư tưởng gốc (seed thought). Phương pháp thứ hai tiến hành mà “không có tư tưởng gốc" (tham thiền vô chủng). Phiên bản đơn giản của phương pháp thứ hai này là quan sát hơi thở và tụng kinh. Phương pháp này không được khuyến khích tự hành giả thực hành vì cẩn thận đề phòng. Nếu tâm trí chưa được phát triển đúng cách và chỉnh hợp, người học sẽ rất dễ rơi vào trạng thái nguy hiểm hay vô ý thức.
    traderdoclap thích bài này.
  4. traderdoclap

    traderdoclap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2015
    Đã được thích:
    1.640
    Cám ơn @Duoi_Chan_Thay
    Có thể nói chi tiết giúp mình về 2 PP tham thiền này và sự khác biệt không nhỉ?
    Duoi_Chan_Thay thích bài này.
  5. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Phương pháp tham thiền vô chủng như đệ đã nói, không thể bàn bừa bãi bởi nó nguy hiểm. Giống như nhiều thứ phải gọi là bí truyền bởi ko phải sự ích kỷ mà là sợ ai đó vội vàng áp dụng sẽ không tốt cho họ. Xin phép huynh đệ ko nói gì nữa về nó.

    Trước tiên, đệ phải nói là về thực hành cụ thể đệ xin không đưa ra ở đây, nó không nên chút nào. Về mặt lý luận thì như sau:

    Phương pháp tham thiền hữu chủng:
    Dựa vào 1 tư tưởng gốc, huynh triển khai nó, suy ngẫm về nó, biện chứng về nó, ....
    Năng lượng sẽ đi theo sau tư tưởng, khi huynh giữ được cái trí (hạ trí) của huyh ổn định, vững vàng, ko xao động thì huynh đã huấn luyện được cái trí của huynh đồng thời các thể thấp (thể xác, thể cảm xúc, hạ trí) được kiểm soát và được chỉnh hợp hướng đến sự hòa hợp với linh hồn (tất nhiên là rất lâu chứ không thể trong thời gian ngắn mà làm được).
    Dần dần khả năng tư duy, biện chứng của huynh sẽ tốt dần lên.


    Tâm trí chúng ta tham gia vào phương pháp "phân tích tư tưởng gốc" và được huấn luyện để suy nghĩ một cách khoa học. Nói một cách đơn giản, khi bạn chú tâm vào những tư tưởng gốc, hãy cố gắng:

    1. Hãy hiểu một cách tổng quát những gì mà tư tưởng truyền tải đến cho bạn. Hãy tự hỏi mình những câu hỏi như "điều này có nghĩa gì? Tôi định nghĩa nó như thế nào?"

    2. Hãy hiểu những tư tưởng đó có ý nghĩa gì riêng đối với bạn. Hãy tự hỏi mình những câu hỏi như "Liệu khái niệm này/đức tính này, có áp dụng đối với cá nhân tôi? Nếu vậy, cụ thể thế nào?"
    3. Xác định xem có chân lý tâm linh nào bị che dấu đằng sau tư tưởng đó. Hãy tự hỏi mình những câu hỏi như "Trong tổng thể lớn hơn, những điều này có ý nghĩa là gì? Trong toàn bộ ý nghĩa về mặt tâm linh, những lời cầu nguyện / mantram / khái niệm / khẳng định này giảng dạy cho tôi điều gì? Tôi có thể kết nối được với sự thật này không?"
    ...v..v..

    Năng lượng ở xung quanh chúng ta. Chúng ta đang sống trong một biển năng lượng. Chúng ta nhận được năng lượng từ nhiều nguồn: các vũ trụ tuyến, năng lượng mặt trời, năng lượng hành tinh, năng lượng nguyên tử, v.v. Một con người cũng là một nguồn năng lượng vì chúng ta tạo ra và đóng góp một phần riêng biệt của chúng ta vào trường năng lượng khổng lồ bao quanh chúng ta. Các phẩm chất như Tình yêu, Ý chí và Sự Tha Thứ, cũng là một loại năng lượng; tâm lý con người là đối tượng của nhiều trong số những ảnh hưởng rất tinh tế này có tác động đến ý thức, tính khí của chúng ta, hành vi của chúng ta. Năng lượng khôngcó tính chất tích cực hoặc tiêu cực: chính các máy thu và phát năng lượng sẽ xác định xem năng lượng sẽ được biểu hiện có lợi hoặc có hại.

    Năng lượng mà chúng ta tạo ra và truyền đi bắt nguồn từ một số bộ phận trong cấu trúc của chúng ta. Ví dụ, linh hồn của chúng ta là một nguồn năng lượng, và năng lượng của nó hướng về phàm ngã của chúng ta. Trong phàm ngã của chúng ta, các nguồn năng lượng bao gồm thể trí, thể tình cảm và thể xác. Tất cả chúng đều phát ra năng lượng và ảnh hưởng lẫn nhau. Những nguồn năng lượng và các hình thức năng lượng này rất quan trọng, nhưng trong bài viết này chúng ta sẽ tập trung vào năng lượng phát ra từ thể trí của chúng ta thông qua những tư tưởng của chúng ta. Chúng ta sẽ khám phá sức mạnh của những tư tưởng của chúng ta và những thay đổi và kết quả đáng kể mà chúng ta có thể gây ra. Vâng, đúng vậy, năng lượng thực sự theo sau tư tưởng.

    Chúng ta đã quen thuộc với các nguồn năng lượng từ gió và nước tác động tới tuabin để tạo ra điện. Đến phiên nó, năng lượng điện làm cho bóng đèn phát sáng, lửa biến đổi nước thành hơi nước, và động lực khiến máy móc chuyển động. Một vài ví dụ này cho ta thấy vật chất có thể trải qua một sự thay đổi trạng thái như là kết quả của việc bị tác động bởi một loại năng lượng nào đó.

    Năng lượng trí tuệ cũng gây ra những thay đổi chuyển hóa tương tự. Khi chúng ta sử dụng năng lượng trí tuệ và sức mạnh của tư tưởng, chúng ta có thể tạo ra những thay đổi đáng kể trong chính chúng ta và trong môi trường sống của chúng ta.

    Năng lượng tinh thần
    Ý tưởng và tư tưởngkhiến cho chất liệu cõi trí kết hợp lại thành một hình thể, một hình thể trên cõi trí mà chúng ta gọi là hình tư tưởng. Hình tư tưởng này đến lượt nó ảnh hưởng đến thể tình cảm của chúng ta, khiến cho vật chất cõi tình cảm bị thu hút vào hình tư tưởng và gắn vào nó. Bấy giờ chúng ta có một tạo vật trí-cảm. Ở cấp độ tiếp theo, vật chất cõi trần bị thu hút vào và điều này dẫn đến những kết quả hữu hình,chẳng hạn như một hành động hoặc một hình thể (ví dụ một cuốn sách, một hành vi, một phát minh). Đáp ứng trên cõi trần này là kết quả của một chuỗi sự kiện đã xảy ra trước trong trường trí tuệ và cảm xúc của chúng ta.

    Trong giai đoạn đầu của việc phát triển những khả năng trítuệ của chúng ta, chúng ta không thể làm cho nhiều tư tưởng của chúng ta biểu hiện ở cõi trần. Chúng không thể hoàn thành mục đích dự tínhbởi vì trong giai đoạn đó chúng ta không thể hình thành những tư tưởng có đủ sức mạnh trítuệ và với sự rõ ràng để thúc đẩy nó với một lực đủ mạnh và gây được hiệu quả đáng chú ý.

    Bản chất của tư tưởng chúng ta không chỉ gây ra sự xuất hiện của cảm xúc và hành động, nó còn quyết định xem những điều đó là dễ chịu hay khó chịu, có tính xây dựng hay phá hoại (hoặc hữu ích hay gây tổn thương). Trong huyền bí học, những cái giống nhauthu hút lẫn nhau. Những tư tưởng không ích kỷ, có động cơ đúng đắn sẽ tạo ra những cảm xúc mang tính xây dựng,và kết quả sẽ tạo ra hành động đúng đắn. Điều ngược tất nhiên cũng đúng: suy nghĩ ích kỷ hay phá hoại hoặc gây tổn thương sẽ gây ra những cảm xúc đau đớn và hành động sai lầm.
    okeck16traderdoclap thích bài này.
  6. traderdoclap

    traderdoclap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2015
    Đã được thích:
    1.640
    Mình theo thiền tông nên đang áp dụng PP thiền vô chủng như bạn nói rồi.
    Còn hữu chủng thì bên tây phương có vẻ áp dụng nhiều.
    PP này liên quan nhiều đến năng lượng, có liên qua đến luật dẫn của Newton nhỉ? Biến năng lượng tư tưởng, ý chí thành vật chất hữu hình.
    okeck16 thích bài này.
  7. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Hi, xét về năng lượng thì thiền vô chủng sẽ dễ thu năng lượng hơn, năng lượng tuôn đổ vào huynh nhiều hơn là thiền hữu chủng
    Theo phương pháp nào cũng không sao huynh ạ, bởi huynh cũng có 1 người thày theo như huynh nói là người rất giỏi, nên có thể yên tâm thiền. Chỉ sợ với ai đó tự một mình thực hành thôi huynh.
    Tham thiền hữu chủng mục đích là để hướng sự phát triển thể trí đồng thời rèn luyện các thể khác
    Đối với tham thiền vô chủng, nếu người sơ cơ tập thì có thể có nguy hiểm (cái này không định lượng được cụ thể bởi mỗi người mỗi khác). Nguy hiểm ở chỗ là thả lỏng cho năng lượng tự nhiên tuôn đổ vào tất cả cơ thể, có thể một người nào đó thì vùng đan điền sẽ là nơi chứa đựng rất nhiều năng lượng, cũng có thể có người thì lại phát triển các luân xa thấp khiến năng lượng sinh dục được kích hoạt mạnh hơn, ....
    Bài tập tham thiền vô chủng bên đệ là dành cho đệ tử nào đã qua giai đoạn đầu, lúc đó cần phát triển các trực giác, giác quan
    Giác quan phát triển sớm quá sẽ không tốt

    Tham thiền hữu chủng hay vô chủng thì cả châu á hay châu âu đều áp dụng
    Thực chất, phương pháp tham thiền hữu chủng lại phù hợp với người châu á hơn là châu âu đó huynh, bởi người châu âu bản thân họ đã có sẵn tư duy logic, biện chứng và tư duy cụ thể rồi
    Mỗi 1 dân tộc có 1 đặc tính riêng biệt, ví dụ người châu âu mà bảo họ ngồi kiết già mấy giờ là họ chịu :)
    Cuối cùng, phương pháp nào rồi cũng sẽ lai gặp nhau ở 1 điểm cả thôi huynh ạ
    Last edited: 28/06/2016
    okeck16traderdoclap thích bài này.
  8. traderdoclap

    traderdoclap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2015
    Đã được thích:
    1.640
    Đúng rồi Vạn Pháp quy tông.
    Điều này sẽ đến sớm hay muộn thôi.
    okeck16Duoi_Chan_Thay thích bài này.
  9. Hoanghontim2011

    Hoanghontim2011 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa Not Official

    Tham gia ngày:
    11/11/2011
    Đã được thích:
    13.185
  10. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Tiếp theo tài liệu đang đăng dở dang (Vô minh - Tác giả Bạch Liên )

    CHƯƠNG THỨ SÁU


    CÁCH CON NGƯỜI SỬ DỤNG NHỮNG THỂ CỦA MÌNH TRONG LÚC NGỦ

    Ta cũng nên biết cách con người sử dụng những Thể của mình trong lúc ngủ.

    Lúc ta còn thức ta dùng:

    1 – Xác Thân để hoạt động.

    2 – Cái Vía để biểu hiện tình cảm và ý muốn.

    3 – Cái Trí để học hỏi, suy nghĩ, xét đoán, ghi nhớ, tưởng tượng v.v. . . . như tôi đã nói trước đây.

    Lúc ta ngủ, Cái Vía xuất ra ngoài khỏi Xác Thân.[4] Ta bỏ Xác Thân và Cái Phách ở trên giường, ta ở trong Cái Vía qua cõi Trung Giới. Nếu ta chưa tiến hóa cao, ta chưa thức tỉnh, ta mơ mơ màng màng, ta không thấy rõ ràng và không biết những gì đã xảy ra tại cõi Trung Giới. Lúc thức dậy, ta không nhớ chi hết, hay là nhớ mơ hồ những người quen mà ta đã gặp, hoặc lúc họ còn sống mà đang ngủ, hoặc những người đã từ trần. Ta gọi là chiêm bao.

    Muốn hoàn toàn thức tỉnh tại cõi Trung Giới và khi trở về nhập xác nhớ những điều mình đã thấy và đã làm thì phải nhờ Chơn Sư hay một vị Cao đồ chỉ bảo những phương pháp luyện tập và bảo hộ, lúc mình mới biết Xuất Vía mà không biết cách giữ mình, lên Trung Giới sẽ bị bọn Ngũ Hành áp tới rượt chạy về nhập xác không kịp.

    Nếu tấm lòng chưa trong sạch, chớ nên ham Xuất Vía. Lên Trung Giới không biết tại sao những hiện tượng này xảy đến rồi những hiện tượng khác lại tiếp theo. Không ai giải thích và chỉ bảo cặn kẽ thì vô ích. Một nỗi khác, e bị mấy anh Tả Đạo khuấy rối và làm hại. Biết mấy điều này rồi mới ghê tởm. Chỉ khi nào làm được Đệ tử Chơn Sư rồi, mới khỏi sự nguy hiểm đến tánh mạng.

    Muốn lên cõi Hạ Thiên, con người phải bỏ Xác Thân, Cái Phách và Cái Vía trên giường rồi ở trong Cái Trí lên cõi Hạ Thiên.

    Muốn lên cõi Thượng Thiên, con người phải bỏ ra ngoài Hạ Trí rồi ở trong Thượng Trí mới lên cõi này được.

    Muốn lên cõi Bồ Đề, phải bỏ ra ngoài Thượng Trí và ở trong Kim Thân hay là Thể Bồ Đề.

    Muốn lên cõi Niết Bàn, con người phải bỏ ra ngoài Thể Bồ Đề, ở trong Tiên Thể.

    Chừng nào muốn trở về cõi Trần thì phải nhập vào lại mấy Thể đã bỏ ra ngoài. Nói tóm lại: Cõi nào Thể nấy.

    Lên cõi Trung Giới, con người sử dụng Cái Vía như sử dụng Xác Thân tại cõi Trần.

    Lên cõi Hạ Thiên, con người sử dụng Hạ Trí. Lên cõi Thượng Thiên, con người sử dụng Thượng Trí. Lên cõi Bồ Đề, con người sử dụng Kim Thân. Lên cõi Niết Bàn, con người sử dụng Tiên Thể. Mấy Thể kia không cần thiết nữa.

    Chúng ta nên biết rằng: Không có Xác Thân, con người không thể sống ở cõi Trần được. Không có Cái Vía, con người không vào được cõi Trung Giới v.v. . . . Tỷ như, ngày đêm Hồn Ma đi ngang qua thân mình ta, mà ta không hay biết chi cả, bởi vì Hồn Ma ở trong Cái Vía mà Cái Vía đi ngang qua xác thân, không đụng chạm chi cả. Ta không thấy Hồn Ma vì Hồn Ma không có xác thân như ta. Nếu Hồn Ma muốn tiếp xúc với người còn sống thì Hồn Ma phải thực hành một trong hai cách này: hoặc làm cho Cái Vía đặc lại thành hình người hoặc lấy bốn chất Dĩ Thái Hồng Trần làm một cái xác giả, đi đứng trò chuyện được. Chừng trở về cõi Trung Giới thì phải làm cho cái xác giả tan rã ra.

    Mà muốn làm một cái xác giả phải học với một nhà Huyền bí học ở cõi Trung Giới hay là nhờ Chơn Sư chỉ bảo.

    Nên biết, người Trần Thế lúc đang sống đây không thể nào lên cõi Trung Giới được, ngoại trừ những vị đã vào hàng Tứ Thánh, vì đã hội đủ những điều kiện cần thiết.

    TẠI SAO 7 THỂ CỦA CON NGƯỜI Ở CHUNG VỚI NHAU TRONG MÌNH CON NGƯỜI ĐƯỢC?

    Bây giờ phải giải thích tại sao 7 Thể của con người ở chung với nhau trong mình con người được. Xin quí bạn nhớ nguyên tắc sau đây:

    Chất khí ở cõi cao thì rung động mau lẹ, màu sắc tốt đẹp, rất mịn màn và chun thấu qua những chất khí làm ra những cõi ở phía dưới nó và thấp hơn nó.

    Vì thế những chất khí làm ra cõi Niết Bàn chun thấu qua chất khí làm ra cõi Bồ Đề.

    Chất khí làm ra cõi Bồ Đề chun thấu qua chất khí làm ra cõi Thượng Giới.

    Chất khí làm ra cõi Thượng Giới chun thấu qua chất khí làm ra cõi Trung Giới.

    Chất khí làm ra cõi Trung Giới chun thấu qua chất khí làm ra cõi Hạ Giới hay Hồng Trần.

    Trong mình con người:

    Tiên Thể cấu tạo bằng chất khí làm ra cõi Niết Bàn, vì thế nó chun thấu qua Kim Thân làm bằng chất Bồ Đề. Kim Thân làm bằng chất Bồ Đề chun thấu qua Thượng Trí làm bằng chất Trí Tuệ của 3 cảnh cao. Thượng Trí chun thấu qua Hạ Trí làm bằng 4 chất Trí Tuệ thấp. Hạ Trí làm bằng chất Trí Tuệ thấp chun thấu qua Cái Vía làm bằng chất Thanh Khí. Cái Vía làm chất Thanh Khí chun thấu qua Xác Thân làm bằng chất Hồng Trần. Cái Phách làm bằng 4 chất Dĩ Thái chun thấu qua Xác Thân làm bằng 3 chất Hồng Trần thấp hơn hết là chất đặc, chất lỏng và chất hơi.

    Khi mở được nhãn quan cao siêu thì thấy:

    Cái Phách ở trong mình con người ló ra ngoài khoảng 2 ly. Nhưng nó chiếu những làn sinh lực khỏi mình khoảng 1 tấc rưỡi.

    Cái Vía ở trong mình con người ló ra ngoài từ 2 tấc rưỡi tới 3 tấc v.v. . . . [5]

    Con người càng tiến hoá cao thì thấy mấy Thể cao như: Cái Vía, Hạ Trí, Thượng Trí càng ngày càng rộng lớn thêm ra.

    Tuy nhiên, phải mở Thần Nhãn, Thiên Nhãn, Huệ Nhãn mới chứng thật mấy điều này. Ở đây ta chỉ hiểu bằng Cái Trí chứ không thấy chúng nó ra sao.

    Tôi thường nói: Học Đạo không khác nào nói chuyện “mua trâu, vẽ bóng.” Ta chỉ thấy con trâu vẽ trên giấy chứ không phải con trâu thật. Ngày nào tâm tánh thật tốt và được vào hàng Tứ Thánh thì ngày đó mới thực sự là được Giác Ngộ.
    Last edited: 01/07/2016
    traderdoclap thích bài này.

Chia sẻ trang này