Trao đổi, chia sẻ về các Tôn Giáo, Minh Triết Thiêng Liêng

Chủ đề trong 'Giao Lưu' bởi Duoi_Chan_Thay, 16/06/2016.

5611 người đang online, trong đó có 549 thành viên. 20:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 30808 lượt đọc và 212 bài trả lời
  1. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Trích đoạn trong "Từ Trí Tuệ Đến Trực Giác"
    Tác giả : Alice A. Bailey, Nguồn : minhtrietmoi.org
    Chương 9 : Cần thận trọng khi Tham Thiền. (tt)

    Loại khó khăn thứ hai có thể được xem xét và giải thích trong phạm vi năng lượng.

    Các môn sinh thường than phiền là bị kích thích quá độ, với mức năng lượng gia tăng đến độ họ thấy khó lòng chịu nổi. Họ bảo với chúng tôi rằng khi cố gắng tham thiền, họ có khuynh hướng muốn khóc, hoặc bị bồn chồn bất ổn lạ thường. Họ có những lúc hoạt động quá độ, khi đó họ chạy lăng xăng khắp nơi để phục vụ, nói chuyện, viết lách, và làm việc, đến đỗi họ chấm dứt bằng việc chịu một phản ứng quá mạnh, đôi khi đến mức thần kinh suy sụp. Những người khác kể về những cơn đau trong đầu, hoặc những cơn nhức đầu ngay sau khi tham thiền, hoặc có rung động khó chịu ở vùng trán hay cổ họng. Họ cũng thấy không thể ngủ ngon như trước. Thực ra là họ bị kích thích quá độ. Hệ thần kinh đang bị ảnh hưởng qua trung gian của các “nadi (từ lực đạo)” thanh mảnh và tinh tế ở dưới các dây thần kinh, như đã được bàn đến ở phần trước.

    Những rắc rối này là của người môn sinh mới học tham thiền, và phải được xử lý thận trọng. Khi được xử lý đúng, chúng sẽ sớm tan biến, nhưng nếu bị bỏ qua chúng có thể đưa đến rắc rối nghiêm trọng. Ở giai đoạn này, bản thân người môn sinh thành khẩn và chăm chú cũng là một khó khăn, vì y quá nóng lòng nắm vững kỹ thuật tham thiền đến mức bất chấp các qui tắc mà y đã học mà cứ ép mình đi tới, không nghe những gì mà vị huấn sư có thể nói hoặc những khuyến cáo mà y có thể nhận. Thay vì tuân thủ theo công thức mười lăm phút như được chỉ dạy, y cố đi nhanh hơn và thực hành trong ba mươi phút. Thay vì theo đúng bản phác thảo đã được ấn định để chỉ cần khoảng mười lăm phút là hoàn tất, y cố duy trì việc định trí càng lâu càng tốt, ở mức cố gắng cao nhất của y, mà quên rằng trong giai đoạn huấn luyện này y đang học định trí, chứ không phải là tham thiền. Thế là y bị đau, và bị suy nhược thần kinh, hoặc bị mất ngủ; thầy y chịu trách nhiệm, và phương pháp này bị cho là nguy hiểm. Tuy nhiên, từ đầu đến cuối, chính y là người có lỗi.

    Khi xảy ra một số rắc rối sơ khởi này, người môn sinh nên tạm ngưng hoặc giảm bớt tham thiền. Nếu tình trạng không đến đỗi nghiêm trọng khiến phải hoàn toàn ngưng thực hành, thì cần quan sát kỹ xem dòng năng lượng lưu nhập dường như đi đến nơi nào (trong cơ thể). Trong khi tham thiền, hành giả chạm đến năng lượng, và nó sẽ tìm đường đi đến một bộ phận nào đó trong cơ thể.
    traderdoclap thích bài này.
  2. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    Quà tặng cho tầng 9 nhà bác ạ!
    [​IMG]
    Binh Yen, traderdoclapDuoi_Chan_Thay thích bài này.
  3. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    cảm ơn bác, bác chịu khó ghé qua chơi nhé
    Binh Yen, traderdoclapHoaTuBi thích bài này.
  4. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Trích đoạn trong “Giảng lý TIẾNG NÓI VÔ THINH”
    Tác giả : A. Besant, C.W. Leadbeater, Nguồn : Sách Vở Thông Thiên Học
    PHẦN 3 – Bảy Cửa Đạo, Chương 1 : Các Đỉnh cao Ba La Mật. (tt)

    213.- 7. Prajna, chìa khóa giúp con người thành Đấng Siêu Phàm, tạo con người thành Bồ Tát, con của các Dhyanis.
    214.- Đó là các chìa khóa vàng đưa đến cửa đạo.

    Giờ đây chúng ta đến đức tính cuối cùng. Một lần nữa, Prajna (Bát nhã) có nghĩa là minh triết (wisdom) – với ý nghĩa là một quan năng của tâm thức hơn là của tri thức, đó là minh triết bởi vì nó thấu nhập vào sự sống đàng sau sắc tướng. Jnana(*) cũng được dịch là minh triết, nhưng không phải là một quan năng (faculty), còn prajna mới là quan năng.
    (*) Jnana: phát âm là “nha-na”.

    Đức tính này được cho là tạo nên Bồ Tát. Thuật ngữ Bồ Tát ở đây được dùng theo nghĩa rộng. Theo đúng nghĩa, Bồ Tát là Đấng được ấn định để trở thành một Đức Phật, vị Bồ Tát đã phát nguyện với một Đức Phật tại thế (a living Buddha) rằng trong một kiếp tương lai, Ngài sẽ đảm nhiệm chức vụ của Phật. Nhưng tất cả mọi người cũng sẽ trải qua trình độ của vị Bồ Tát, theo các đường khác nhau.

    Có bảy con đường hành tinh vĩ đại, và các Đức Thầy đang thu nhận đệ tử đều đang hoạt động theo mỗi một trong các đường đó. Mỗi người, dù đang đi theo con đường riêng của mình, sau cùng sẽ được thu hút đến với một Đức Thầy đang đứng ở đầu con đường đó. Tuy nhiên một người có thể đổi từ đường này sang đường khác qua việc tận tuỵ với một Đức Thầy đặc biệt, nhưng việc này đòi hỏi một số nghiên cứu và nỗ lực vượt bực nào đó; vì khi ở trên con đường (tức cung - ND) của chính mình, thì con người mới thích hợp với việc huấn luyện huyền linh học dễ dàng nhất.

    Vị Bồ Tát nào muốn trở thành Phật thì nhiều ngàn năm trước đã có nguyện với một Đức Phật đương thời, và người ta cho rằng từ lúc đó trở đi, ảnh hưởng của Phật phù trì Ngài, và rằng, khi đúng lúc Ngài đạt được quả vị Phật, thì ảnh hưởng to tát của vị Phật thiêng liêng (spiritual Buddha) sẽ lượn lờ (hovers) trên vị Phật nhập thế (incarnate Buddha). Đức Phật Cồ Đàm (Lord Gautama, Phật Thích Ca) được nói là phát nguyện với Phật Nhiên Đăng (Buddh Dipankara)(**) và người ta cho rằng Phật Nhiên Đăng cũng đã có mặt ở hậu cảnh trong những năm mà Đức Phật Thích Ca đang thuyết pháp. Về các vấn đề cao siêu này, người ta chỉ có thể lặp lại những gì đã được nghe nói, nhưng chắc chắn đó là một ý niệm rất đẹp. Đó cũng là một ý niệm tự nhiên mà thôi, vì chúng ta biết được rằng ở một trình độ thấp hơn nhiều, Chân Sư luôn luôn phù trì (overshadowing) đệ tử vì đệ tử là một phần của tâm thức Chân Sư.
    (**) Nhiên: đốt, đốt cháy; Đăng: ngọn đèn.
    Nhiên Đăng Phật (còn được viết: Dipankara), nghĩa đen là “Định Quang Phật” (”Buddha of Fixed light”) là Đấng tiền nhiệm (predecessor) của Phật Cồ Đàm. (Theosophical Glossary, 1971. H.P. Blavatsky).
    Binh Yentraderdoclap thích bài này.
  5. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Trong số các bạn bè của tôi có 1 người do tập sai phương pháp, dẫn tới khí huyết đảo lộn
    Sau đó tôi tư vấn cho bạn ấy tập Dịch Cân Kinh
    xin được post lại bài này ở đây, mặc dù nhiều người đã biết về nó nhưng chưa nhiều người đánh giá cao nó
    Nếu ai chưa có phương pháp tập nào mà muốn sức khỏe tốt và an toàn trong cách tập luyện thì nên tham khảo bài tập này. Nó không nguy hiểm.

    [​IMG]

    Dòng sông có thủy triều lên xuống thì nước trong xanh; ngược lại, dòng sông mà nước không lưu thông thì sẽ đục ngầu, bẩn thỉu. Ở giếng nước cũng vậy, mỗi ngày có nhiều người đến lấy nước thì nước giếng trong veo, mát lành, nhưng cũng giếng nước ấy không sử dụng một thời gian dài thì nước sẽ đổi màu tối sậm, mặt giếng đầy chất bẩn.

    Cơ thể con người cũng vậy, nếu không vận động dưỡng sinh mỗi ngày để khí huyết lưu thông điều hòa thì bệnh tật sẽ xuất hiện. Tập “Vẫy tay” trong Đạt Ma Dịch Cân Kinh sẽ làm cho khí huyết lưu thông tốt, vận hành khắp cơ thể để nuôi dưỡng lục phủ ngũ tạng, tống trọc khí ra ngoài thì âm dương được quân bình sẽ hết đau.

    Dịch cân kinh (chữ Hán:易筋經; nghĩa là "cuốn kinh chỉ phép co duỗi gân"), có nơi gọi là Dịch cân tẩy tủy kinh hay Đạt Ma dịch cân kinh, là một cuốn sách võ thuật dạy cách thổ nạp chân khí, nhằm cường thân kiện thể, trường sinh.

    Dịch Cân Kinh và Tẩy Tủy Kinh là hai loại bí kíp khác nhau. Dịch Cân Kinh là một bí kíp chỉ dẫn cách vận khí nhằm cường thân kiện thể và trường sinh bất lão. Tẩy Tủy Kinh thì chỉ dẫn cách vận khí để trị nội thương. Hai cuốn bí kíp này được tin rằng do một vị sư của Ấn Độ, Đạt Ma *****, soạn ra và để trong Tàng Kinh Các của Thiếu Lâm Tự. Nghe nói sau này, cuốn Tẩy Tủy Kinh bị thất truyền và không còn ai biết nó nằm ở đâu.

    Vẫy tay trong Đạt Ma Dịch Cân Kinh được tập theo trình tự:

    1/ Chọn nơi yên tĩnh, thoáng mát, đầu óc phải tập trung vào việc tập luyện và tin tưởng tuyệt đối sẽ có kết quả tốt cho sức khỏe. Ngậm kín miệng, lưỡi cong lên đụng nướu răng hàm trên, hai mắt nhìn thẳng vào một điểm phía trước mặt, hơi thở tự nhiên, thầm đếm nhẩm từng lần vẩy tay.

    2/ Đứng thẳng người, hai bàn chân dang rộng song song bằng chiều ngang hai vai, từ từ đưa hai tay ra phía trước hợp với thân mình một góc 30 độ, hai bàn tay song song với mặt nền, các ngón tay khép kín. Vẫy mạnh hai tay ra sau hợp với thân mình một góc 60 độ, hai bàn tay vểnh lên trên và phải làm hết sức mình đồng thời nhíu hậu môn lại và thót lên được tính là một lần vẫy tay.

    3/ Mười đầu ngón chân bấm chắc mặt nền, hai chân lên gân để thân hình dưới nặng, trên nhẹ.

    4/ Mỗi ngày nên tập hai lần, tập lúc bụng trống (không no) và mới đầu chỉ nên tập mỗi lần vài trăm cái vẫy tay rồi từ từ tăng dần. Đến lúc vẫy tay trong 30 phút mà được 1.800 – 2.000 cái là thành công. Sau khi tập thấy khát nước thì cứ uống, lúc tập thấy mệt quá thì nghỉ ngay.

    5/ Sẽ có những phản ứng của cơ thể như ngứa ngáy, ho, đầu khớp xương kêu lụp cụp, cảm giác máu chảy dồn dập… đó là dấu hiệu tốt, không phải lo lắng.

    6/ Trong 30 phút tập được 1.800 – 2.000 cái, bệnh sẽ được tiêu trừ, cảm thấy rất yêu đời, hạnh phúc, da dẻ hồng hào, ngủ ngon, ăn khỏe, đầu óc minh mẫn, tinh thần sảng khoái.

    7/ Tập “Vẫy tay” trong Đạt Ma Dịch Cân Kinh chữa được các bệnh: Suy nhược thần kinh, thấp khớp, huyết áp, tim mạch, hen suyễn, dạ dày, đường ruột… và các bệnh nan y như ung thư, tiểu đường, viêm gan với điều kiện phải tuyệt đối tin tưởng và kiên trì tập luyện thường xuyên mới đạt được kết quả mong muốn.

    Lương y, Võ sư Nguyễn Tấn Xuân
    okeck16, Binh Yen, HoaTuBi1 người khác thích bài này.
  6. traderdoclap

    traderdoclap Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    08/08/2015
    Đã được thích:
    1.640
    Trong thiền tông có "bát nhã tâm kinh", thực là vô lượng chú, vô đẳng đẳng chú.
    okeck16, Binh YenDuoi_Chan_Thay thích bài này.
  7. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    Trích đoạn trong “Giảng lý TIẾNG NÓI VÔ THINH”
    Tác giả : A. Besant, C.W. Leadbeater, Nguồn : Sách Vở Thông Thiên Học
    PHẦN 3 – Bảy Cửa Đạo, Chương 2 : Điều Hợp Tâm.

    215.- Hỡi kẻ dệt tự do cho mình, trước khi có thể tiến gần đến cửa cuối cùng, ngươi phải làm chủ được các Ba-la-mật hoàn hảo nhưng khó thực hiện này – đó là sáu và mười đức hạnh siêu việt – dọc theo con đường gian khổ.

    216.- Bởi vì, này đệ tử, trước khi ngươi được làm cho xứng đáng để gặp tận mặt Sư phụ ngươi, hòa nhập ánh sáng của ngươi với Chân Sư của ngươi, ngươi đã được dạy những gì?

    217.- Trước khi có thể đến gần cửa quan trọng nhất, ngươi phải học cách tách thân xác ngươi ra khỏi trí óc ngươi, xua tan bóng tối, và sống trong vĩnh hằng. Muốn thế, ngươi phải sống và hít thở trong vạn vật, giống như tất cả những gì mà ngươi nhận thấy đang hít thở nơi ngươi; để cảm nhận ngươi đang ở trong mọi vật, mọi vật ở trong Đại Ngã.

    C.W.L.- Câu “Gặp được Chân Sư của ngươi, ánh sáng hoà vào ánh sáng” diễn tả một chân lý kỳ diệu. Khi đệ tử bắt đầu tiếp xúc với tâm thức của Chân Sư y, và lần đầu tiên Chân Sư bao phủ đệ tử, thì hào quang của đệ tử tỏa chiếu rực rỡ theo với ánh sáng của Chân Sư, như tôi đã giải thích trong Chân Sư và Thánh Đạo (ch.V).

    Các câu kinh này lướt qua trở lại nhiều vấn đề đã được xem xét kỹ ở phần đầu của Đoạn thứ nhất.

    Tách rời xác thân ra khỏi trí, theo nghĩa đen là người ta phải học cách tạo ra mayavi rupa (huyễn thể), còn theo nghĩa ẩn dụ là người ta phải phân biệt những gì là thực tại, và hiểu rằng con người không phải là thân xác. Thể cảm dục là cái bóng của thể xác; nên không được huỷ diệt thể này, nhưng đừng để cho nó có ảnh hưởng lên đệ tử. Con người phải sử dụng thể đó, nhưng không cho phép nó chế ngự con người.

    “Sống trong vĩnh cửu” không phải là rời bỏ thế gian, mà là lúc nào cũng xét đoán sự việc theo quan điểm sự sống vĩnh cửu. Tất cả các điều này, chúng tôi đã xem xét khi nghiên cứu “Dưới Chân Thầy”.
    Người nào học cách sống theo quan điểm của sự sống vĩnh cửu của Chân Ngã đang luân hồi, thì chẳng bao lâu sẽ biết được rằng bất cứ một điều gì xảy ra với con người từ bên ngoài đều không đáng kể chút nào.

    Khi đọc quyển “Các kiếp sống của Alcyone”, chúng ta thấy rằng nhiều nhân vật trong các kiếp sống đó phải trải qua biết bao đau khổ. Một số trong các nhân vật này là chính chúng tôi, và chúng tôi biết rằng sự đau khổ là tạm thời và bây giờ không còn ảnh hưởng đến chúng tôi. Khi nhìn trở lại, đôi khi chúng tôi tự hỏi làm thế nào mà một số các nhân vật đó chịu đựng đau khổ như thế. May thay, họ đã chịu đựng được và vượt qua đau khổ một cách an toàn.

    Không phải luôn luôn dễ dàng cảm thấy rằng người ta sẽ vượt qua sự đau khổ hiện tại một cách bình thường, bởi vì người ta đang ở giữa sự đau khổ đó thay vì nhìn nó theo cách đánh giá. Người ta không thể mong đợi thấy được một cách rõ ràng toàn bộ một kinh nghiệm hoặc một biến cố mà người ta thực sự bị cuốn hút vào trong đó. Chẳng hạn, một người lính trên chiến trường thấy rất ít những gì đang diễn ra, và thường thường không biết tầm quan trọng của cuộc chuyển quân đặc biệt hay cuộc điều quân mà mình có tham dự trong đó; phần chia sẻ công việc của người lính này dường như không đáng kể, tuy thế nó có thể là một nhân tố hệ trọng trong việc định đoạt cuộc chiến, hoặc việc đó có thể gây được ấn tượng và nổi bật, tuy thế lại không thực sự thiết yếu cho sự thành công về phía người lính.

    Tuy thế, tôi không nghĩ là chúng ta có thể đánh giá quá cao sự quan trọng của Hội Minh Triết Thiêng Liêng. Đó là một trong các phong trào quan trọng nhất mà thế giới từng chứng kiến. Đối với thế giới bên ngoài, là các nhà cai trị và các chính khách, Hội có vẻ giống như bất cứ Hội nào khác – chỉ là một nhóm nhỏ con người. Tuy nhiên Hội được hai Chân Sư lập ra, các Ngài sẽ là các vị Đứng Đầu (Heads) của căn chủng thứ sáu, và các Ngài đang chọn trong số chúng ta, những người thích hợp để góp phần vào giống dân đó trong giai đoạn phát triển ban đầu của nó.

    Nhưng chúng ta có thể rất dễ dàng đánh giá quá cao phần đóng góp cá nhân của riêng chúng ta trong công việc của Hội. Không một ai là tối cần, khi chúng ta có cơ hội tìm ra trong diễn tiến của lịch sử Hội. Ngay cả các nhà lãnh đạo cao cả của chúng ta, bà Blavatsky và Đại Tá Olcotte, đã qua đời, nhưng Hội đã vượt qua sự mất mát đó, và tiếp tục truyền bá các lý tưởng của Hội và làm thấm nhuần thế giới bằng các lý tưởng đó, bởi vì các Chân Sư vẫn còn hiện hữu.

    Các đệ tử của các Chân Sư phải học cách đồng nhất hóa tâm thức của họ với tâm thức của huynh đệ chung quanh và do đó một số bài thực tập thường được đưa ra cho mục đích đó. Các kết quả thường tạo bất ngờ khi đạo sinh bắt đầu bằng cách cố gắng nhập vào tâm thức của các động vật khác nhau. Chúng có các đường lối tưởng nghĩ rất giới hạn, còn các hành động của chúng (mà theo đó con người thường qui cho chúng các động lực được rút ra từ kinh nghiệm của con người) thường lại là do một điều gì đó khác hẳn. Mặt khác, chúng tuân theo vài lề thói tư tưởng của chúng xa hơn nhiều so với người ta thường hiểu, cho nên, ở vài phương diện, chúng ta gán cho chúng quá nhiều khả năng hơn là chúng có, còn ở những phương diện khác lại cho chúng có quá ít khả năng.

    Thường khi một đệ tử được đưa vào cơ thể của một người khác để cho y có thể hiểu hoàn cảnh của kẻ khác đó, đồng thời cũng để cho y có thể nhận thức được chính mình dưới các hình tướng khác nhau. Một kinh nghiệm khá mạnh mẽ thuộc loại đó được huynh Damodar K. Mavalanka thuật lại cho tôi biết cách nay nhiều năm. Một ngày nọ, huynh được tách ra khỏi xác thân của mình và lao vào xác của một thuỷ thủ say rượu ở một bến tàu nào đó trong một xứ xa lạ. Huynh ấy là một người Bà-la-môn với mọi tính thu rút lại, được kế thừa của người Bà-la-môn (tạm mô tả như thế) khỏi sự tiếp xúc với những gì thấp kém hay là không tinh khiết – vốn là một cảm giác mạnh mẽ mà hầu như bất cứ người Tây phương nào cũng có thể hoàn toàn hiểu được. Dĩ nhiên đó là một cơn sốc khủng khiếp. Huynh ấy thấy mình bị nhấn chìm trong cái mà đối với huynh đáng tởm không thể tả. Tuy ở giữa cái hoàn cảnh kinh khủng vốn thình lình giáng vào mình, huynh vẫn có thể tiếp tục nhận ra chính mình và bảo thầm: “Tôi không phải là người này, tôi là Damodar”. Và huynh có thể lấy lại bình tĩnh, và suy nghĩ : “Người này cũng là nhân loại, tôi cũng phải cảm thông với người này”. Thế là huynh thoát ra khỏi cuộc thử thách với sự tự tin.

    Nếu phải chịu một cuộc thử thách như thế, nhiều người sẽ vô cùng bối rối, họ nghĩ đó là một ác mộng khủng khiếp, và trong khi tranh đấu điên cuồng để thoát ra, họ đã làm hại chính họ. Có lẽ đối với nhiều người cảm giác đầu tiên sẽ là một cảm giác ghê tởm.

    Nhưng một Chân Sư không cảm nhận giống như vậy. Ngài không bỏ qua bất cứ sai sót nào. Ngài hiểu điều đó nhiều hơn chúng ta, nhưng Ngài không ghê tởm. Ngài nhận ra mọi giai đoạn của kiếp người. Ngài nhớ rằng Ngài đã từng vượt qua giai đoạn nào đó giống như giai đoạn này cách đây nhiều kỷ nguyên, có lẽ trên một hành tinh khác nào đó. Tâm thức Bồ Đề của Ngài cũng hoàn toàn khai mở, và khi trường hợp này xảy ra, Ngài có thể bao trùm (enfold) những kẻ tội lỗi trong chính mình. Không hề có lòng ghê tởm đối với người đang phạm sai lầm; Ngài chỉ cảm thấy mong muốn đưa ra bất cứ sự trợ giúp nào có thể được. Tuy nhiên, thường thường, sự trợ giúp chỉ có thể ban phát một ít cho người ở trong các giai đoạn này, và nó phải được ban phát một cách thận trọng nữa. Không những cần có thiện cảm, mà còn cần có sáng suốt để hiểu được những gì mà người ấy có thể đáp ứng được, và sự kiên nhẫn và tế nhị để giúp cho y nhận thức được cái tuyệt diệu của một cuộc sống cao cả hơn một ít so với cuộc sống mà người đó đang có.

    Chính là nhờ kinh nghiệm đồng nhất hóa này mà người ta học được sự cảm thông sáng suốt, và tôi nghĩ rằng đó là cách duy nhất mà sự cảm thông có thể thực hiện một cách hoàn hảo. Lúc đó người ta mới thấy được tại sao một người đang làm những việc nào đó và làm cách nào mà các việc đó xuất hiện với y. Những ai chưa có được kinh nghiệm đó thì phải hết sức cố gắng để thấy các sự việc theo quan điểm của kẻ khác.
    Last edited: 11/07/2016
    traderdoclap thích bài này.
  8. HoaTuBi

    HoaTuBi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/09/2014
    Đã được thích:
    2.151
    Ngộ Không Là vấn Đề !
    [​IMG]

    Tu Tập trở về chân tâm, có cần nhận ra bổn tánh hay kiến tánh không ?
    Thiền Tông thường nhấn mạnh về "Ngộ". Nhưng ngộ là ngộ cái gì ?
    Chữ ngộ có nghĩa là hiểu hay nhận ra, vậy ngộ là ngộ đạo hay kiến tánh ?
    Ngộ đạo nghĩa đen có nghĩa là nhận ra con đường, nghĩa bóng là nhận và hiểu lý đạo hay kiến tánh.
    Nếu là con đường thì Đức Phật đã tìm ra rồi, chúng ta đâu cần phải khổ công đi tìm làm chi nữa, chỉ cần nương theo lời dạy của Phật mà thực hành, tu tập thì sẽ giải thoát. Cho nên không cần phải "Ngộ" mới giải thoát. Nếu chúng ta hiểu, tin và đang thực tập tu hành theo lời Phật dạy thì xem như chúng ta đã ngộ đạo rồi, tức là đã nhận ra con đường giải thoát.
    Nếu ngộ là kiến tánh ( thấy tánh ) vậy tánh đó là gì ?
    Đó là bổn tánh, tánh của chân tâm.
    Kiến tánh cũng có nghĩa là nhận ra bản lai diện mục. Bản lai diện mục ( mặt thật xưa nay ) của chúng ta đơn giản là cái tâm ( hay chân tâm ). Nhưng nhận ra được ( chân ) tâm rồi thì sao ? Thành Phật liền chăng ?
    Nhiều người tu thiền lo đi tìm cái "Ngộ" mà quên tu, quên sửa những tập khí chấp ngã, ái dục, phiền não, họ tưởng một phen "Ngộ" rồi thì bản ngã, ái dục, phiền não tự nhiên biến mất, khoẻ ru khỏi phải mất công tu hành cho cực.
    Ngộ không phải tự nhiên mà có, phải tu ( học ) mới ngộ ( hiểu )
    Sau khi ngộ rồi vẫn phải tu ( thực hành ) tiếp.
    Đúng theo truyền thống Thiền Tông thì phải ngộ trước, tức là nhận ra bổn tánh, chân tâm, rồi sau đó tập an trú chân tâm , đến khi hoàn toàn ở trong và sống theo chân tâm thì gọi là chứng nhập chân tâm.
    Chúng ta do thói quen lâu đời nhiều kiếp chạy theo ngoại cảnh, nên việc nhận ra bổn tánh không phải là dễ, cho nên nếu chờ phải kiến tánh mới tu thì tới kiếp nào mới kiến tánh ? Và nếu chưa kiến tánh thì không tu sao ?
    Dù ngộ hay không vẫn phải tu, Ngộ chỉ là một chặng đường ngắn trên con đường dài. Điều quan trọng là có đi và tiếp tục đi cho tới đích không ? Người kiến tánh rồi phải tu tiếp, gọi là Đốn Ngộ Tiệm Tu cho tới khi nhập chân tâm. Người chưa kiến tánh thì cứ nương theo lời chư tổ dạy về bổn tánh mà tu thì cuối cùng cũng Ngộ.
    Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật !
    okeck16, Binh Yen, traderdoclap1 người khác thích bài này.
  9. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    VÔ MINH - BẠCH LIÊN (tiếp theo)

    CHƯƠNG THỨ MƯỜI BA: HAI CON ĐƯỜNG TIẾN HÓA

    Quí bạn đã biết sự Tiến hóa đi theo con đường vòng cung chứ không phải đi thẳng tới. Thiết tưởng cũng nên biết nó đi theo hai con đường khác nhau:

    Một là: Con đường Đời.

    Hai là: Con Đường Đạo.

    I – CON ĐƯỜNG ĐỜI

    Con đường Đời là con đường tiến hóa bình thường. Nó dài thăm thẳm như chạy đến tận chân Trời, xuyên qua 7 Bầu Hành Tinh. Tất cả Nhân loại đều theo con đường này.

    Nó rất êm đềm, bằng phẳng, rộng thênh thang và đẹp đẽ vô cùng. Hai bên đường, cỏ hoa tươi tốt, tùng bá sum sê. Khách lữ hành muốn đi thì đi, muốn nghỉ thì nghỉ, không bị ai câu thúc, ràng buộc.

    Nhưng con người phải trải qua không biết mấy muôn kiếp Luân Hồi, mỗi kiếp đều phải chịu bốn cái khổ: Sinh, Lão, Bệnh, Tử mới mong đi tới mục đích đã định sẵn cho mình thành một vị Siêu Phàm.

    Con người tiến rất chậm là tại con người chưa biết thật sự mình là ai? Tại sao phải xuống cõi Trần và phải làm những điều gì?

    Con người bị vật chất chi phối và kiềm hãm nặng nề, cho nên say mê với những cuộc Vinh hoa, Phú quí và không đánh đúng giá trị của chúng nó. Con người bỏ ngoài tai những lời chỉ dạy của những vị Giáo Chủ, những vị Thánh Nhân, Hiền Triết, cứ làm những chuyện bất nhân, thất đức cho nên mới mang tai hoạ vào thân, và Nhân nào Quả nấy.

    Tới chừng nào con người chịu không nỗi sự đau khổ nữa thì mới bắt đầu thức tỉnh và tìm kiếm con đường giải thoát là Con Đường Đạo.

    II – CON ĐƯỜNG ĐẠO

    Con Đường Đạo là con đường tiến hóa vắn tắt, song nó chật hẹp và dốc đứng. Nó dắt đến chót núi cao, trên đó có một Toà Thánh Điện, ai bước vào đó rồi thì không trở ra ngoài nữa.

    TẠI SAO PHẢI VÀO ĐƯỜNG ĐẠO?

    Tại sao phải vào Đường Đạo? Phải vào Đường Đạo mới tiến mau, bởi vì trong Cửa Đạo mới có việc dạy dỗ đúng với sự thật lý do sinh hóa Thái Dương Hệ này, và trở nên trọn sáng, trọn lành trước ngày giờ đã đinh sẵn cho Nhân loại.

    Những vị ra dạy Đạo đầu tiên là những Đấng Cao Cả đã dự phần vào việc Tạo lập Tiểu Vũ Trụ này, rồi từ đó truyền tới đời nay và mai sau nữa. Dù cho tới một ngày kia, Thái Dương Hệ này tan rã, mối Đạo cũng vẫn còn, không bao giờ dứt.

    Thế nên không hề có sự lầm lạc.

    HAI SỰ HỌC HỎI:

    HỌC HỎI GIÁN TIẾP VÀ HỌC HỎI TRỰC TIẾP

    Sự học hỏi ngoài đời và sự học hỏi trong Cửa Đạo chỉ khác có một điều là: Ngoài đời, sự học hỏi vẫn gián tiếp, còn trong Cửa Đạo thì sự học hỏi vẫn trực tiếp.

    HỌC GIÁN TIẾP

    Ngoài đời chúng ta học hỏi sự vật một cách gián tiếp. Chúng ta quan sát rồi dùng trí khôn suy nghĩ và thí nghiệm, chúng ta kinh nghiệm rồi kết luận.

    Chúng ta chỉ thấy một phần bề ngoài mà thôi, còn bên trong, chúng ta không biết, chúng ta cũng không hiểu vì lý do nào mà chúng nó có ra đây. Nói cho đúng, thường thường chúng ta học hỏi những hậu quả chứ không biết nguyên nhân sinh ra chúng. Bởi vậy chúng ta thường lầm lạc trong việc xét đoán.

    HỌC TRỰC TIẾP

    Trái lại, những vị đã bước vào Cửa Đạo, từ bậc Tu Đà Huờn sắp lên, đã luyện tập mở được Thần Nhãn, thì học hỏi một cách trực tiếp. Các Ngài thấy rõ những điều đang học từ ngoài vào trong, trọn vẹn, không có chỗ nào không biết và về sau cấu tạo được vật đã học nữa, tức là sinh hóa trở lại.

    Tôi xin kể một chuyện ra đây để chứng minh.

    Ngày kia, một vị Đệ tử Chơn Sư gặp một vị Thiên Thần đi tới. Anh vái chào và nói: Thưa Sư Huynh! Tôi không biết tại sao những bông hoa đều có màu sắc khác nhau, cái thì trắng, cái thì vàng, cái thì đỏ, cái thì tím . . ., xin Sư Huynh chỉ dạy. Vị Thiên Thần ngừng lại rồi gọi Hoa Thần làm vài thứ bông cho anh xem. Gọi là Hoa Thần cho dễ hiểu, chứ họ là những Tinh Linh Fê (fées) có phận sự làm những bông hoa.

    Hoa Thần lấy những Sinh khí cầu (Globules de la vitalité) phối hợp cách nào mà chúng nó thành ra những bông màu trắng, những bông màu đỏ, những bông màu tím, những bông màu vàng. Màu này khác hơn màu kia là do sự kết hợp của các tế bào.

    Xong rồi, Thiên Thần mới hỏi: Bây giờ em có thấy chưa? Vị Đệ tử bèn đáp: Thưa Sư Huynh, em đã thấy rồi. Xin cám ơn Sư Huynh. Vị Thiên Thần từ giả ra đi.

    Nhờ thấy cách cấu tạo thân hình vạn vật cho nên sau khi được 5 lần Điểm Đạo làm một vị Siêu Phàm, Chơn Tiên, mới có thể dự vào sự tạo lập một Dãy Hành Tinh.

    Quí bạn muốn thấy Sinh khí cầu thì buổi sớm mai khoảng 8, 9 giờ nắng tốt, quí bạn quay lưng về phía mặt trời mọc, quí bạn chăm chỉ nhìn lên không, quí bạn sẽ thấy những điểm trắng nhỏ xíu, xẹt qua, xẹt lại. Ấy là những Sinh khí cầu. Mỗi Sinh khí cầu gồm 7 nguyên tử kết hợp lại với nhau.
  10. Duoi_Chan_Thay

    Duoi_Chan_Thay Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/06/2016
    Đã được thích:
    144
    VÔ MINH - BẠCH LIÊN (tiếp theo)

    CHƯƠNG THỨ MƯỜI BỐN: PHƯƠNG PHÁP THỰC HÀNH


    *

    * *

    TỰ CHỦ

    Dù cho ở ngoài đời hay là ở trong Đường Đạo, muốn thành công mau lẹ, con người phải Tự chủ.

    Tự chủ đây có nghĩa là: Mình phải làm chủ lấy mình.

    Nói vậy thì mình không làm chủ lấy mình sao? Thật sự chưa có điều đó đâu.

    Ta thường nghe nói: Thật nó mạnh hơn tôi. Vậy nó là ai? Tôi là ai?

    Cũng có người thốt ra câu này: Tại tánh tôi như vậy.

    Vậy thì tánh nết con người ở đâu mà ra?

    Nói cho đúng, tánh nết con người là tánh nết của 3 Thể: Thân – Vía – Trí mà con người thường dùng hàng ngày.

    Tại sao có việc kỳ lạ này? Muốn hiểu biết, chúng ta nên xét kỹ lưỡng những điều sau đây:

    Quí bạn ngồi không, đừng tưởng cái chi hết. Vài giây trôi qua thì quí bạn sẽ nghe trong lòng tiếng nhắc nhở quí bạn nhớ tới những chuyện đã qua rồi, hết việc này tới việc khác. Vậy thì hỏi cái chi giục quí bạn nhớ tới mấy điều đó? Trong khi quí bạn không chú ý tới cái chi cả.

    Tiếng nói đó là tiếng nói của Cái Trí.

    Thật sự bấy lâu nay, chúng ta chưa phân biệt được cái nào thật là điều chúng ta muốn, còn cái nào vốn của 3 Thể muốn.

    Chúng ta cứ tưởng những điều chúng nó muốn là những điều chúng ta muốn, cho nên chúng ta đồng hóa với chúng nó. Vì thế, tánh nết của chúng nó làm ra tánh nết của con người.

    Các vị Thánh Nhân hoàn toàn sáng suốt, biết rõ điều này nên dạy cho chúng ta biết tánh nết của 3 Thể. Biết được rồi mới sửa trị chúng nó được.


    TẠI SAO 3 THỂ CÓ NHỮNG TÁNH NẾT?

    Ta biết rằng: Xác Thân, Cái Vía và Cái Trí do những nguyên tử khác nhau cấu thành. Đứng riêng rẽ một mình, mỗi nguyên tử chỉ có sự sống mà thôi. Nhưng khi hợp lại làm một Thể, một thân hình, chúng nó có một ý thức riêng biệt làm ra tánh nết chúng.

    Đây là một bí mật của Tạo Công, tới bậc Siêu Phàm mới hiểu được chứ sự hiểu biết của chúng ta còn cạn hẹp lắm.

    Xin tóm tắt tánh nết của 3 Thể như sau đây:

    TÁNH NẾT CỦA XÁC THÂN

    Xác Thân thích món ngon, vật lạ, thích ngủ nghê và chơi bời. Nó rất biếng nhác, không muốn làm việc, dù là công việc của bổn phận. Nó hay sanh nạnh, tức là giao cho kẻ khác những chuyện mà nó phải làm.

    TÁNH NẾT CỦA CÁI VÍA

    Cái Vía thích những sự rung động dữ dội. Nó muốn cho con người nóng nảy, giận hờn, nói những tiếng nặng nề, mắng nhiếc, rủa sả, nói láo, nói xược, đắm mê tửu sắc, tham lam, khát vọng, toan chiếm đoạt của thiên hạ. Nói tóm lại, là những thói hư tật xấu.

    TÁNH NẾT CỦA CÁI TRÍ

    Cái Trí tánh rất lao chao, không chịu định vào một chỗ cho lâu. Nó tưởng cái này rồi bắt qua cái kia liền liền không ngớt. Nó không khác nào con khỉ nhảy nhót trên cành, và tượng trưng Tề Thiên trong Truyện Tây Du. Nó rất kiêu căng, tự phụ, khoe mình, chê người, nhất là nó thích chia rẽ. Nó nói: Tôi khác hơn anh.

    TẠI SAO CÁI VÍA VÀ CÁI TRÍ

    GẠT CON NGƯỜI ĐƯỢC?

    Bây giờ ta nên tìm hiểu, tại sao Cái Vía và Cái Trí gạt con người được?

    Nên biết Cái Vía có kinh nghiệm, nó biết rằng nếu nó cấu kết với Cái Trí đặng thuyết phục con người làm những điều chúng nó ham muốn thì những lạc thú của nó sẽ tăng lên thập bội. Con người tưởng là mình muốn nên thực hành. Thường thường những sự ham muốn này xấu xa và thấp hèn. Con người phạm rồi phải đầu thai nhiều kiếp để trả quả.

    PHẢI THẮNG PHỤC CÁI TRÍ TRƯỚC NHẤT

    Nói cho đúng muốn sửa trị 3 Thể, trước nhất phải làm chủ Cái Trí rồi thì sai khiến hai Thể: Cái Vía và Xác Thân dễ dàng.

    Trong quyển Tiếng Nói Vô Thinh (La Voix du Silence), phần thứ nhất, năm câu đầu là:

    1 – Những lời này để dành cho những kẻ chưa biết những mối nguy hiểm của những Iddhi bậc thấp.

    2 – Ai muốn nghe và hiểu được tiếng Nãda “Tiếng Vô Thinh” thì phải học cho biết bản chất của Dhãranã.

    3 – Khi đã trở nên lãnh đạm đối với những đối tượng của giác quan, đệ tử phải tìm kiếm của Ngũ quan, kẻ sản xuất tư tưởng, kẻ gây ảo mộng.

    4 – Cái Trí là kẻ đại phá hoại Sự Thật.

    5 – Đệ tử phải diệt trừ kẻ phá hoại.

    Iddhi (Nam Phạn) đồng nghĩa với Siddhi (Bắc Phạn) có nghĩa là những quyền năng siêu việt, những phép Thần thông. Có hai thứ: Cao và Thấp.

    Dhãranã, theo lối giải của quyển Tiếng Nói Vô Thinh là sự tập trung trọn vẹn Cái Trí vào một đối tượng nội tâm, đồng thời không chú ý đến những gì thuộc về Vũ Trụ bên ngoài tùy cảnh giới của giác quan.

    Nhưng đây là những lời dạy các đệ tử, những kẻ chí nguyện là đệ tử, chứ người mới học Đạo chưa có thể thực hành được.

    TAM ĐỘC: THAM – SÂN – SI

    Phật giáo nói: Tham – Sân – Si là Tam độc hay Tam chướng gây ra tội lỗi và cản trở đường tiến hóa của con người, nhưng không giải thích chúng từ đâu sinh ra.

    Thiết tưởng, tìm cội rễ chúng nó cũng là điều cần thiết vậy.

    CỘI RỄ CỦA TAM ĐỘC: THAM – SÂN - SI

    Tham – Sân – Si vốn dịch ba chữ: RagaDosaMohar của Phạn ngữ.

    Raga: Pháp dịch là Désir, sự ham muốn, Tàu dịch là Tham.

    Dosa: Pháp dịch là Colère – Haine: giận dữ, oán hận. Tàu dịch là Sân, đáng lẽ phải thêm chữ Hận nữa.

    Mohar: Pháp dịch là Erreur – Illusion: sự lầm lạc, ảo mộng, Tàu dịch là Si.

    Tham – Sân – Si tức là các tật xấu của Thân, Vía, Trí. Xem xét lại: Tánh nết của Xác Thân, ta thấy nó Tham và Si, còn Cái Vía và Cái Trí thì Tham, Sân, Si đủ hết. Nhưng nên hiểu không phải chúng nó muốn hại ta, mà chỉ tại những Tinh Chất (Essence élémentale) làm Cái Trí và Cái Vía càng ngày càng đi xuống cho nên chúng nó cần những sự rung động dữ dội trái ngược với sự tiến hóa của chúng ta.

    Ngày sau, khi chúng ta tinh luyện chúng và tinh thần hóa chúng rồi thì chúng sẽ kết thành một chiếc bè đưa chúng ta qua Bờ Giác.

    Điều quan trọng là ngay bây giờ chúng ta lo sửa đổi mục đích, chúng ta biến cái dở thành cái hay, cái dữ thành cái lành, cái quấy thành cái phải thì mọi việc sẽ trở nên tốt đẹp.

    SỬA TRỊ XÁC THÂN

    Muốn sửa trị Xác Thân, chúng ta phải giữ gìn đúng phép vệ sinh. Trong mọi việc phải có tiết độ và giữ mức trung bình. Hầu hết chúng ta đều biết phép vệ sinh thường thức, nhưng ít ai tuân theo, cho nên mới mang nhiều chứng bệnh hiểm nghèo nguy hại đến tánh mạng.

    Thịt thật bổ dưỡng song chúng chứa nhiều chất độc, nếu lạm dụng thì sẽ đau dạ dày, đau ruột, kiết lỵ v.v. . . . Xét về hàm răng và khúc ruột thì con người thuộc về loài thú ăn cỏ chứ không phải loài thú ăn thịt như cọp, beo.

    Có một điều ta nên nhớ mãi là, nếu ta ăn thịt heo thì thịt con heo hóa ra máu huyết xương thịt của ta, từ điển của nó pha lẫn với từ điển của ta. Vì thế, muốn cho máu huyết trong sạch thì người tu hành phải trường chay. Tuy nhiên, đối với những người có căn lành kiếp trước thì kiếp này ăn chay dễ dàng. Còn những người mới tu hành nên tập ăn chay. Mỗi ngày, sớm mai ăn mặn, chiều ăn chay, trọn hai năm như vậy. Qua năm thứ ba có thể trường chay được. Nếu đang ăn mặn mà bắt qua ăn chay liền, e cho cơ thể không quen với rau trái thì sẽ phát bệnh, hành giả sẽ bỏ ăn chay, ăn mặn lại như cũ. Nói cho đúng phép, khi vào hàng tu trì, ẩn mình vào chốn thiền môn thì phải trường chay, tuyệt dục.

    Còn các cư sĩ nên tập trường chay và có tiết độ trong sự giao hợp. Một giọt rượu không uống, bất câu thứ rượu gì, không hút thuốc điếu, nói chi đến thuốc phiện và các chất ma tuý.

    Phải sạch sẽ từ trong thân mình cho tới y phục bên ngoài. Hàng ngày tắm gội, tập thể dục, lựa những tư thế hợp với tuổi tác và sức khoẻ, hoặc đi bộ hay cưỡi xe đạp.

    Những điều nói trên đây, từ miếng ăn, giấc ngủ, cho đến việc giải trí, nếu giữ đúng phép sệ sinh thì sẽ ít bệnh hoạn, ngoại trừ những trường hợp bất khả kháng là Nhân Quả.

    SỬA TRỊ CÁI VÍA

    Cái Vía con người có màu sắc, thường thường là không được đẹp lắm vì tánh tình con người không được tốt.

    Muốn tinh luyện Cái Vía thì tình cảm và ý muốn phải từ bi, bác ái, cao thượng, vị tha, khoan dung, đại độ. Không ngần ngại ra tay giúp kẻ khác, tùy khả năng, tùy phương tiện, tùy hoàn cảnh mà vô cầu tức là không mưu lợi lộc cho mình hay là sự ban thưởng kiếp sau.

    Nên biết Cái Vía, liên kết chặt chẽ với Cái Trí, trong Đạo đức gọi hai Thể nhập chung là Kama – Manas.

    Cái Trí ảnh hưởng rất nhiều với Cái Vía. Nếu tư tưởng cao thượng thì Tình cảm sẽ trở nên tốt đẹp.

    Nhưng muốn sửa trị và tinh luyện Cái Vía thì mỗi tháng phải tập cho một đức tánh.

    Sau đây là 12 đức tánh để tập trong một năm:

    1 – Từ bi Bác ái. 7 – Khôn khéo

    2 – Bố thí. 8 – Thanh khiết

    3 – Chơn thật. 9 – Tự tín.

    4 – Can đảm 10 – Phụng sự.

    5 – Khoan dung. 11 – Hy sinh.

    6 – Thăng bằng. 12 – Mặc mặc (Nín thinh)

    Trong 12 đức tánh này, ba đức tánh đầu tiên: Từ bi Bác ái, Bố thí và Chơn thật phải tập trước nhất; còn ba đức tánh chót: Phụng sự, Hy sinh, Mặc mặc (Nín thinh) cũng không được bỏ qua. Còn sáu đức tánh kia tự ý muốn thay thế tánh nào cũng được.

    Phải biết nếu không có lòng Từ bi Bác ái thì các tánh tốt khác, giống như nước đổ xuống cát bị rút đi mất hết. Còn có lòng Từ bi Bác ái thì những tánh tốt khác sẽ lần lượt sinh ra.

    PHẢI TẬP BAO NHIÊU NĂM?

    Khi tập xong đức tánh thứ 12 rồi thì lại tập lại tánh thứ nhất.

    Phải tập 14, 15 năm như vậy và hãy nhớ nguyên tắc này:

    “Khi tập trung tư tưởng vào một đức tánh nào trong nhiều năm như vậy thì đức tánh đó sẽ thành ra một thành phần của chúng ta, nghĩa là tự nhiên chúng ta có đức tánh đó mà ta không ngờ.”

    Qua năm thứ 15, ta khỏi cần phải tập từ tháng nữa. Mỗi ngày ta cứ nhớ tới 12 đức tánh đó một hai lần đủ rồi và cứ lo làm việc bổn phận hàng ngày.

    Ta chớ quên rằng: Trọn đời, nếu không biết phương pháp luyện tập thì chưa ắt con người trừ được một tật xấu và tập được một tánh tốt.

    Quả thật là:

    Giang sơn dễ đổi,

    Tánh người khó thay.

    Tuy nhiên, nếu bền chí thì thành công. Mau hay chậm tùy theo sự cố gắng nhiều hay ít. Ta phải tập rèn tánh tốt chẳng những từ kiếp này mà luôn tới những kiếp sau liên tiếp cho tới chừng nào ta thành một vị Siêu Phàm mới bắt qua đường khác.

    Những kiếp con người giống như một xâu chuỗi dài, hột này liền với hột kia. Thế nên kiếp này là kết quả của kiếp trước, kiếp sau là kết quả của kiếp này. Nếu kiếp này không gieo trồng giống tốt thì kiếp sau có chi mà gặt hái. Luật Nhân Quả vốn bất di bất dịch.

    Chúng ta nên suy hai câu này, khi nghe có người nói: Tới già tôi sẽ tu.

    Mạc đãi lão lai phương niệm Phật,

    Cổ phần đa thị thiếu niên nhơn.

    (Đừng đợi tới già mới niệm Phật,

    Thiếu chi mồ trẻ đã qua đời.)

    SỬA TRỊ CÁI TRÍ

    Muốn sửa trị Cái Trí, ta phải làm chủ nó. Thắng phục rồi mới điều khiển nó được.

    Cái Trí không khác nào con ngựa chứng, nếu không tra hàm thiếc và dây cương vào miệng nó thì chớ trông nó tuân theo ý muốn của mình. Hàm thiếc, dây cương là Định Trí.

    Phải tập trung tư tưởng vào việc đang làm, dù cho Cái Trí giục mình nhớ tới chuyện này chuyện kia cũng đừng nghe theo nó, cứ kéo nó lại vấn đề đang lo.

    NHIỀU CÁCH TẬP LUYỆN

    Có nhiều cách tập luyện nhưng tất cả phải tuân theo nguyên tắc là: Hết sức chú ý hay chăm chỉ vào việc đang lo lắng, đang suy nghĩ. Sau khi làm công việc xong, Cái Trí ở không thì nhớ tới một câu Chơn ngôn hay là một tư tưởng cao thượng nào đó, hoặc thấy mình quỳ dưới chân Sư Phụ mình, hay là quỳ dưới chân Đức Bồ Tát, Đức Phật tùy ý.

    Có người thường niệm một câu như:

    “Gate, gate, paragate, parasamgate, Bodhi Svaha.” hoặc tập theo phương pháp sau này:

    MỘT PHƯƠNG PHÁP LUYỆN TẬP RẤT CÓ

    HIỆU NGHIỆM TỪ XƯA

    Phương pháp luyện tập dưới đây rất có hiệu nghiệm.

    Mỗi ngày công phu bốn lần:

    1 – Sớm mai sau khi thức dậy.

    2 – Trưa 12 giờ.

    3 – Chiều 6 giờ.

    4 – Tối trước khi đi ngủ.

    Niệm trong lòng câu này:

    “AUM (hay OM) – Tôi là Atman (Ắt-măn) – Chơn Linh cao cả, toàn năng, toàn thiện. Lòng Từ bi Bác ái của tôi bao trùm Vũ Trụ Càn Khôn.

    Tôi là MỘT với vạn vật – Tôi thương yêu tất cả.

    Tư tưởng của tôi – Ý muốn của tôi – Lời nói của tôi – Việc làm của tôi hoàn toàn trong sạch.”

    Mỗi lần niệm 7 câu. Lúc nào không làm chi hết cứ niệm càng nhiều càng tốt.

    Thực hành trong sáu tháng liên tục không gián đoạn thì sẽ thấy tánh tình bắt đầu trở nên dịu hiền hơn trước. Được nhiều năm như vậy thì thành ra một người mới, lòng nhân mở rộng đại độ khoan dung, tâm trí sáng suốt hơn trước, không bao giờ sai.

    Xin nhắc là nhờ tập trung tư tưởng vào một vấn đề ngày này qua ngày kia, và năm này qua năm nọ cho nên các nhà Bác học, các nhà Khoa học mới sáng chế ra nhiều thứ thuốc hay để chữa lành nhiều chứng bệnh xưa kia dường như nan y, những máy móc và những vũ khí tối tân như: Phi cơ, tiềm thủy đỉnh, Radar, tia sáng Laser, những phi thuyền không gian và những vệ tinh nhân tạo v.v. . . . (Kể ra là thừa vì quí bạn đã thấy sách báo nói tới rồi).

    Ở đây tôi không dùng hai chứ Tham Thiền vì Tham Thiền là danh từ chuyên môn của Đạo đức thuộc về phần Tinh Thần. Hơn nữa chỉ có Chơn Sư A Sơ Ca (Asekha) mới dạy Tham Thiền mà thôi. Bởi vì tham Thiền là vấn đề riêng của mỗi người. Khi Chơn Sư chỉ dạy thì Ngài mở Huệ Nhãn xem coi Đệ tử có làm đúng phép hay không. (Xin xem bài “Thiền Ấn Độ và Thiền Trung Hoa” trong quyển Giác Ngộ).

    PHẢI CỐ GẮNG MÃI

    Nói rất dễ, hành rất khó. Cả ngàn kiếp rồi ta để cho 3 Thể: Thân – Vía – Trí điều khiển ta. Bây giờ muốn sai khiến chúng nó lại thì đâu phải là chuyện dễ dàng như ta tưởng.

    Ba Thể này rất ương ngạnh, đâu có nghe theo liền mệnh lệnh của ta. Một trăm lần đầu tiên, chắc chắn ta thất bại hết một trăm lần. Nhưng hãy bền chí. Sức chúng nó có hạn, còn chúng ta là Chơn Thần, sức mạnh của chúng ta là sức mạnh của Thượng Đế vốn vô biên. Mỗi lần ta chống cự lại chúng nó thì sức mạnh của chúng nó giảm đi lần lần, chúng nó sẽ trở nên yếu đuối và sẽ ngoan ngoãn vâng lời. Mặc dù vậy, ta cũng phải đề phòng, con ngựa lâu lâu cũng có khi nổi chứng, nhưng không lâu. Thế nên mặc dù tới bậc La Hán cũng còn phải giữ gìn từng chút, nói chi là chúng ta đây. Trên Đường Đạo, các Ngài là những vị đã trưởng thành, còn chúng ta là những trẻ nít mới tập đi, còn té lên té xuống. Nếu hiu hiu tự đắc là điều đáng tiếc lắm vậy.

    Phải tập luyện từ kiếp này qua kiếp kia, dù vấp té cũng đứng dậy, phủi quần áo rồi cứ đi tới mãi.

    Sự thành công là vấn đề thời gian.
    Last edited: 13/07/2016
    traderdoclap thích bài này.

Chia sẻ trang này