Triển vọng của thị trường chứng khoán thông qua các hình ảnh sinh động

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi MiuBang007, 13/07/2018.

7795 người đang online, trong đó có 1196 thành viên. 15:27 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 66827 lượt đọc và 588 bài trả lời
  1. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.575
    Lại một dự báo sinh động về triển vọng của thị trường: Đây là câu chuyện chỉ được kể úp mở khi mọi chuyện đã gần xong!

    Lãi suất tăng bốc đầu, cổ phiếu đi về đâu?

    Mặt bằng lãi suất là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chi phí vốn, lợi nhuận doanh nghiệp và giá cổ phiếu. Do vậy với lãi suất có xu hướng tăng lên từ cuối tháng 3 tới nay, nhà đầu tư hoàn toàn có lý do để lo lắng.

    Lớn lên nhờ “dòng sữa” lãi suất
    Giai đoạn từ 2012 đến đầu 2018, khi VN-Index tăng vượt bậc từ khoảng 400 điểm lên 1.200 điểm, mặt bằng lãi suất ghi nhận xu hướng giảm mạnh.

    Theo Thống kê tài chính quốc tế (IFS), lãi suất tiền gửi kỳ hạn 3 tháng giảm từ khoảng 14% đầu 2012 xuống còn 4,75% vào tháng 3/2018. Tương tự, lãi suất cho vay kỳ hạn 12 tháng cũng giảm từ khoảng 15,4% xuống còn 7,2%.

    Lãi suất tiền gửi và cho vay tại Việt Nam giai đoạn 2012-3/2018. Nguồn: Thống kê tài chính quốc tế (IFS – IMF)

    [​IMG]

    Mặt bằng lãi suất giảm và duy trì mức thấp trong thời gian dài đã thu hút dòng tiền vào thị trường chứng khoán. Đồng thời lãi suất thấp khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng hoạt động kinh doanh, ít nhất cũng tạo hiệu ứng tâm lý tích cực cho giá cổ phiếu.

    Khi “dòng sữa” khô dần...
    Nhận thấy nền kinh tế Mỹ tăng trưởng tốt, lạm phát có dấu hiệu gia tăng, ngày 22/3, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) tăng lãi suất lần đầu tiên trong năm 2018, từ 1,5% lên 1,75%.

    Ngay hôm sau 23/3, lợi suất giao dịch trái phiếu Chính phủ (TPCP) kỳ hạn 5 năm tại Việt Nam đảo chiều đi lên từ mức đáy lịch sử 2,97%. Sau đó khoảng 2 tuần vào ngày 9/4, VN-Index lập đỉnh lịch sử 1.204 điểm và rồi bắt đầu lao dốc.

    Từ đó đến nay, lợi suất TPCP Việt Nam liên tục tăng còn VN-Index thì như nhà đầu tư đều biết – là chỉ số chứng khoán giảm mạnh nhất thế giới trong quý vừa qua.

    Đáng chú ý, giữa VN-Index và lợi suất giao dịch TPCP giai đoạn từ tháng 4/2012 đến 7/2018 có hệ số tương quan âm với giá trị tuyệt đối khá lớn (-87,4%).

    Nói cách khác, VN-Index và lợi suất TPCP thường biến động ngược pha nhau, khi lợi suất tăng thì VN-Index giảm và ngược lại. Điều này thể hiện khá rõ ở đồ thị dưới đây.

    [​IMG]
    Nguồn: Bloomberg.
    Các loại lãi suất cho vay hay tiền gửi thường được thống kê và công bố hàng tháng, do vậy có độ trễ so với VN-Index. Trái lại, lợi suất giao dịch TPCP được thống kê hàng ngày từ các Nhà tạo lập thị trường trái phiếu, có cùng tần suất với VN-Index.
    Lợi suất giao dịch TPCP không có tác động trực tiếp tới thị trường cổ phiếu. Tuy nhiên, việc lãi suất này tăng lên là chỉ báo cho thấy sự tăng lên của hàng loạt loại lãi suất quan trọng khác trong nền kinh tế, qua đó tác động tới doanh nghiệp và thị trường chứng khoán.

    … và cạn kiệt
    Trong lần tăng lãi suất lần thứ hai từ 1,75% lên 2% vào ngày 14/6, Fed ám chỉ sẽ còn hai lần tăng lãi suất nữa trong năm nay, nâng tổng số lần tăng lãi suất năm 2018 lên 4. Hôm 13/7 vừa qua, Fed tái khẳng định sẽ theo đuổi kế hoạch nâng lãi suất từ từ.

    Những diễn biến gần đây của lạm phát cũng khiến nhà đầu tư lo ngại. Ở Mỹ, chỉ số giá tiêu dùng tháng 6 tăng 2,9% so với cùng kỳ, là mức tăng cao nhất trong hơn 6 năm qua. Việc Mỹ áp thuế lên hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc cũng như các nước đồng minh Canada, Mexico, EU được dự báo sẽ khiến giá cả tại Mỹ tiếp tục leo thang, thúc đẩy tiến trình nâng lãi suất của Fed.

    Tương tự tại Việt Nam, CPI tháng 5 cũng tăng cao đột biến, cao nhất trong 6 năm qua.

    Ông Phan Dũng Khánh – Giám đốc Tư vấn đầu tư Công ty TNHH MTV Chứng khoán Maybank Kim Eng nhận định, lãi suất tăng sẽ làm làm chi phí vốn vay của doanh nghiệp tăng lên, dẫn tới giảm lợi nhuận, hạn chế khả năng vay mượn, không mở rộng sản xuất. Doanh nghiệp có thể phải co cụm quy mô và vì thế mà giá cổ phiếu bị ảnh hưởng.

    Trước động thái tăng lãi suất của Fed, đồng tiền của nhiều quốc gia bị mất giá mạnh khiến ngân hàng trung ương tại các nước này phải tăng lãi suất lên rất cao. Ông Khánh đưa ra ví dụ Thổ Nhĩ Kỳ, để ngăn đà mất giá của đồng nội tệ Lira đã phải tăng lãi suất từ 8% lên 16,5%, Argentina thậm chí còn phải tăng lên đến 40%.

    Tại Việt Nam, một số loại lãi suất đã bắt đầu tăng, tuy chưa quá nhiều. Đây là dấu hiệu tích cực cho thấy Việt Nam vẫn kiểm soát tốt tình hình kinh tế vĩ mô, đồng tiền chưa bị mất giá quá mạnh. Tuy vậy, ông Khánh lưu ý hiện tượng này có một phần nguyên nhân là chính sách kinh tế từ Mỹ tác động tới Việt Nam thường có độ trễ khoảng trên 6 tháng.

    Trong trung hạn, Việt Nam không thể đứng ngoài xu thế tăng chung của lãi suất toàn cầu cũng như lạm phát trong nước. Do đó những tháng cuối năm này, thị trường chứng khoán sẽ “khó có diễn biến tích cực”.

    Ông Khánh cũng lưu ý nhà đầu tư không nên quá lạc quan vì những nhận định kiểu “thị trường chứng khoán Việt Nam đã giảm mạnh, P/E hiện đang rất thấp, rất rẻ”, bởi nhiều thị trường trên thế giới đều giảm mạnh trong mấy tháng qua. Việt Nam rẻ đi thì nước ngoài cũng rẻ đi và các nhà đầu tư quốc tế cũng biết điều này.
    Last edited: 17/07/2018
  2. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.575
    Rủi ro tỷ giá và sức ép lạm phát khiến lợi suất trái phiếu gia tăng
    Theo HSC, lợi suất trái phiếu chính phủ bắt đầu tăng trở lại trong tuần trước do sức ép từ biến động tỷ giá và lạm phát kỳ vọng gia tăng.
    Tỷ giá và lạm phát đã bắt đầu tác động lên mặt bằng lãi suất trái phiếu:
    Theo báo cáo của Công ty Chứng khoán TP HCM (HSC), lợi suất trái phiếu chính phủ bắt đầu tăng trở lại trong tuần trước nhưng lần này xu hướng tăng tập trung vào kỳ hạn ngắn. Cụ thể, kỳ hạn 2 năm là 2,75% (tăng 0,13% so với tuần trước đó), kỳ hạn 5 năm là 3,59% (tăng 0,04%), kỳ hạn 10 năm là 4,8% (tăng 0,04%).
    Cùng với đó, giá trị giao dịch trên thị trường trái phiếu trong tuần trước giảm xuống mức thấp kỷ lục là 10,3 nghìn tỷ đồng, giảm 5,4 nghìn tỷ đồng so với tuần trước đó (giảm 34,4%). Điều này cho thấy thanh khoản được thắt chặt hơn trong bối cảnh NHNN tiếp tục hút tiền về.
    Lý giải cho hiện tượng trên, HSC cho rằng với lạm phát dự kiến vượt mức mục tiêu 4% và nhiều khả năng ở mức 4,5 - 5% thì việc lợi suất trái phiếu gia tăng là điều không có gì bất ngờ. Đặc biệt là trong bối cảnh với tỷ giá USD/VND tăng mạnh hơn trong thời gian gần đây thì sức ép lên lạm phát sẽ ngày càng lớn.
    Đồng thời trong tuần qua, nhà đầu tư nước ngoài cũng đã bán ròng 1,3 nghìn tỷ đồng trái phiếu chính phủ. Điều này cho thấy mức độ chấp nhận rủi ro của họ giảm xuống do rủi ro tỷ giá gia tăng.
    Rose2018AdagioT thích bài này.
  3. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.575
    Khi chạm ngưỡng hỗ trợ mạnh thì nhịp hồi này là hợp lý, nhưng việc hào hứng lạc quan quá sớm mà quên đi viễn cảnh vĩ mô đang chờ sẵn là rất dễ tự gây rắc rối tiếp cho bản thân. Thanh khoản đang có dấu hiệu tăng trở lại khi sóng hồi chuẩn bị tiệm cận vùng cản đầu tiên và ngày chốt phái sinh tháng 7 cũng đang đến gần! ~o)
    Rose2018, tcvckcisTCM thích bài này.
  4. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.575
    Thanh khoản đang rất tích cực, tin tốt đang được bơm ra ko ai thẩm định nổi! Nếu đây là Bữa tiệc thịnh soạn của năm nay thì mau chóng tận dụng cơ hội với chiến thuật ăn cỗ đi trước rồi nhanh chóng về trước!
    Mưa ngày nào mát mặt ngày đó, hãy chọn cổ phiếu tiềm năng đang tăng trưởng kinh doanh ấn tượng để dự phòng cho các biến cố nếu có!
    Rose2018, tcvckquyenta thích bài này.
  5. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.575
    Lãi ròng quý II của Sasco tăng 81%
    (NDH) Nửa đầu năm, lợi nhuận sau thuế của Sasco tăng trưởng 45% nhờ tiết giảm chi phí doanh nghiệp.

    Theo BCTC quý II, CTCP Dịch vụ Hàng không Sân bay Tân Sơn Nhất (UPCoM: SAS, Sasco) ghi nhận doanh thu thuần 634,5 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm 2017. Giá vốn hàng bán tăng hơn 13% đạt 282,1 tỷ đồng.

    Hoạt động tài chính trong kỳ có chuyển biến tích cực với doanh thu đạt 77,5 tỷ đồng, tăng trưởng 120%, trong khi chi phí ở mức 7,6 tỷ đồng. Bên cạnh đó, chi phí quản lý của Sasco cũng được tiết giảm 47% xuống còn 39 tỷ đồng.

    Sasco kết thúc quý II với khoản lãi ròng 118,8 tỷ đồng, tăng 81% so với cùng kỳ 2017.

    [​IMG]
    Trích BCTC quý II của Sasco

    Lũy kế 6 tháng, Sasco ghi nhận doanh thu và lợi nhuận trước thuế lần lượt 1.331 tỷ đồng và 220 tỷ đồng, tăng 16% và 44% so với năm trước, thực hiện 53% và 59% kế hoạch cả năm.

    Tổng tài sản của Sasco tới cuối tháng 6 đạt 2.087,6 tỷ đồng, giảm 3% so với đầu năm. Tài sản ngắn hạn chiếm 59%, trong đó tiền và tương đương tiền 233,8 tỷ đồng và tiền gửi có kỳ hạn hơn 552 tỷ đồng.
    AdagioT thích bài này.
  6. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.575
    SZL: Doanh thu Q2 đạt 94 tỷ đồng, hoàn thành 78% kế hoạch lợi nhuận chỉ sau 6 tháng

    Lãi sau thuế của công ty đạt 26,6 tỷ đồng, tăng mạnh ở mức 23% so với cùng kỳ năm trước.
    CTCP Sonadezi Long Thành (SZL: Hose) đã công bố kết quả kinh doanh quý 2 năm 2018 với sự tăng trưởng ấn tượng đến từ cả doanh thu và lợi nhuận. Theo đó, doanh thu của công ty đạt 94 tỷ đồng, tăng 27% so với cùng kỳ. Sự tăng trưởng này có được nhờ sự đóng góp của mảng kinh doanh nhà đất của công ty. Q2/2017 doanh thu từ mảng này chỉ vỏn vẹn 0,7 tỷ đồng thì quý này ghi nhận hơn 10 tỷ đồng. Doanh thu từ mảng kinh doanh xăng dầu cũng tăng mạnh 44% so với cùng kỳ.
    Giá vốn hàng bán của công ty chỉ tăng 21%, chậm hơn mức tăng doanh thu nên lợi nhuận gộp của công ty đạt 33,4 tỷ đồng, tăng 46% so với cùng kỳ năm trước. Tuy nhiên, doanh thu tài chính của công ty giảm hơn 4 tỷ đồng do không nhận được cổ tức giống như năm trước. Sau khi trừ đi các loại chi phí và thuế, LNST của công ty đạt mức 26,6 tỷ đồng, tăng 23% so với cùng kỳ năm trước.


    [​IMG]
    Tính đến 30/6/2018, tổng tài sản của công ty đạt 1.600 tỷ đồng, tăng 85 tỷ đồng so với đầu năm. Tiền và các khoản tương đương tiền tăng tới 90 tỷ đồng so với đầu năm do khác khoản phải thu ngắn hạn của công ty giảm mạnh. Tài sản xây dựng dở dang của công ty tăng gần 48 tỷ đồng, chủ yếu ở hạng mục mở rộng các khu công nghiệp.
    Về khoản mục nợ phải trả, công ty chỉ vay nợ tài chính khoảng 200 triệu đồng, còn chủ yếu nợ thuộc về phần doanh thu chưa thực hiện. Lợi nhuận chưa phân phối tính đến hết Q2/2018 đạt 259 tỷ đồng.

    Sau 6 tháng đầu năm, Sonadezi Long Thành ghi nhận mức LNST 55 tỷ đồng, tăng 33% so với 2 quý đầu năm 2017 và hoàn thành 78% kế hoạch lợi nhuận năm 2018. Tuy nhiên, cổ phiếu SZL lại có diễn biến trái chiều khi giảm mạnh so với thời điểm tháng 7 năm trước và đang giao dịch ở vùng đáy 1 năm qua. Ngày 24/7 tới đây là ngày GDKHQ nhận cổ tức 15% tiền mặt của công ty.
    Last edited: 18/07/2018
    tcvckAdagioT thích bài này.
  7. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.575
    SSI Research: Việc rút vốn khỏi Emerging Market trong năm 2018 mới chỉ bắt đầu, dòng vốn quay trở lại trong tương lai gần là khó xảy ra

    Theo SSI Research, ngay cả khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hạ nhiệt, FED nâng lãi suất, bất ổn từ chính sách của Donald Trump và tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại vẫn là những rủi ro treo lơ lửng khiến giới đầu tư e dè với Emerging Market.

    Theo báo cáo dòng vốn toàn cầu của SSI Research, thị trường tài chính, tiền tệ là nơi phản ánh nhanh nhạy nhất với các rủi ro trên toàn cầu. Chỉ số MSCI Emerging Market Index đã giảm -3,9% kể từ ngày 15/6/2018 (ngày Donald Trump chính thức tuyên bố áp thuế với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc) trong khi chỉ số Shanghai Composite Index giảm -7,4%. Hàng loạt các đồng tiền của Emerging Market cũng mất giá với chỉ số MSCI Emerging Market Currency Index giảm -1,6%, riêng đồng CNY của Trung Quốc giảm -3,6% so với USD.

    Trong năm 2018, đây là lần đầu tiên cả chỉ số chứng khoán và đồng tiền của thị trường mới nổi cùng rớt giá. Vào tháng 2, chỉ số chứng khoán MSCI Emerging Market Index giảm điểm sâu do ảnh hưởng từ TTCK Mỹ, trong giai đoạn này các đồng tiền Emerging Market lại ít có biến động. Ngược lại, từ giữa tháng 4 đến giữa tháng 5 khi các đồng tiền Emerging Market mất giá mạnh do FED nâng lãi suất nhanh hơn dự kiến, các chỉ số chứng khoán chỉ giảm nhẹ.

    Việc chứng khoán và đồng tiền Emerging Market cùng giảm sâu cho thấy rủi ro từ chiến tranh thương mại Mỹ - Trung trong con mắt của giới đầu tư là rất cao.

    SSI Research cho rằng về tương lai, tính hấp dẫn của Emerging Market trong nửa cuối năm 2018 là một câu hỏi lớn bởi 4 nguyên nhân:

    Thứ nhất là xu hướng TTCK Mỹ. Với môi trường lãi suất tăng và rủi ro chiến tranh thương mại, TTCK Mỹ khó có thể vào xu hướng Uptrend như đã xảy ra trong năm 2017.

    Thứ hai, FED tăng lãi suất, lợi tức trái phiếu Mỹ tăng sẽ làm đồng tiền của Emerging Market mất giá. Xu hướng thu hẹp bảng cân đối kế toán của FED trong tương lai xa hơn sẽ giảm nguồn cung tiền giá rẻ cho đầu tư mạo hiểm.

    Thứ ba, chiến tranh thương mại khó chấm dứt sớm, thậm chí phải chuẩn bị cho nguy cơ chiến tranh thương mại leo thang.

    Thú tư, kinh tế Trung Quốc đang trên đà giảm tốc có thể còn giảm tốc sâu và nhanh hơn.

    [​IMG]
    Outflow tăng tốc cùng chiến tranh thương mại

    Các thị trường Emerging Market đã có Outflow 8 tuần liên tiếp với tổng Outflow -14,6 tỷ USD. Outflow tăng đặc biệt cao vào tuần thứ 3 của tháng 6, sau khi Donald Trump tuyên bố chính thức áp thuế với hàng hóa Trung Quốc.

    Cũng trong tuần này, chỉ số Shanghai Composite Index giảm -5,4% nhưng dòng vốn vào Trung Quốc lại có dấu hiệu bất thường khi tăng mạnh lên +1,1 tỷ USD, cao nhất 9 tuần. Như thành thông lệ, khi TTCK Trung Quốc giảm điểm, dòng vốn nước ngoài lại đổ mạnh vào Trung Quốc. Đây không phải là dòng vốn của các quỹ đầu tư nước ngoài mà thực chất là tiền của các tổ chức Trung Quốc ở nước ngoài đổ về theo chỉ đạo để đỡ chứng khoán trong nước.

    TTCK Mỹ cũng giảm vào tuần thứ 3 của tháng 6 nhưng sau đó đã tăng trở lại. Dòng vốn vào các quỹ đầu tư cổ phiếu của Mỹ đan xen giữa Inflow và Outflow. Riêng tuần nổ ra chiến tranh thương mại, Mỹ lại có Inflow trong khi các thị trường phát triển khác là Tây Âu và Nhật bản bị Outflow. Điều này cho thấy cách nhìn của giới đầu tư với rủi ro và cơ hội từ chiến tranh thương mại với tăng trưởng của Mỹ rất khác so với Trung Quốc.

    Nhóm quỹ thể hiện rõ nhất cái nhìn của giới đầu tư với Emerging Market là GEM và một nhóm nhỏ hơn là BRIC. Nhóm GEM (global emerging market fund) đã có Outflow 10 tuần liên tiếp và Outflow trong tuần thứ 3 của tháng 6 tăng vọt lên -6 tỷ USD, mức cao nhất nhiều năm. Nhóm BRIC (nhóm quỹ chuyên đầu tư vào 4 nước Brazil, Nga, Ấn độ, Trung Quốc) đảo chiều từ Inflow sang Outflow và đã có Outflow liền 4 tuần.

    Outflow sẽ còn kéo dài?

    Nhìn lại lịch sử những năm gần đây, hiện tượng rút vốn khỏi Emerging Market đã có lúc kéo dài cả năm như năm 2015 và đầu năm 2016. Đây là giai đoạn FED chuẩn bị nâng lãi suất khiến dòng vốn có xu hướng rút khỏi Emerging Market để quay trở lại Develop Market.

    Cho đến giữa tháng 4/2018, tức là sau khi Donald Trump đưa ra những tuyên bố ban đầu về áp thuế với hàng hóa Trung Quốc, dòng vốn tại Emerging Market vẫn chưa bị rút. Chỉ khi các vòng đàm phán Mỹ - Trung trong tháng 5 không đi đến kết quả và Donald Trump tuyên bố chính thức áp thuế, dòng vốn mới rút ra khỏi Emerging Market một cách rõ rệt.

    [​IMG]
    Theo SSI Research, nếu so với 2015 và 2016, việc rút khỏi Emerging Market trong năm 2018 mới chỉ là bắt đầu. Với 4 lý do khiến Emerging Market trở nên kém hấp dẫn đã nêu, việc dòng vốn quay trở lại Emerging Market trong tương lai gần là rất khó xảy ra.

    Ngay cả khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung hạ nhiệt, FED nâng lãi suất, bất ổn từ chính sách của Donald Trump và tăng trưởng kinh tế Trung Quốc chậm lại vẫn là những rủi ro treo lơ lửng khiến giới đầu tư e dè với Emerging Market.

    (Minh Anh - Theo Trí thức trẻ)
    cisTCM thích bài này.
  8. Vothaivumhb

    Vothaivumhb Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    19/05/2016
    Đã được thích:
    36.410
    Gió đổi chiều chưa bác
  9. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.575
    Ngắn hạn thì ae cứ vui vẻ tận hưởng vui ngày nào hay ngày đó, còn gió đã đổi chiều hay chưa thì ae cứ xem tổng quan vĩ mô qua những hình ảnh sinh động sẽ thấy sau một thời gian nữa!
    Rose2018tcvck thích bài này.
  10. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.575
    Trung Quốc: Chính Mỹ đã đóng cánh cửa đàm phán thương mại
    Theo Vietnamplus.vn

    Ngày 19/7, Bộ Thương mại Trung Quốc khẳng định việc Mỹ cho rằng Bắc Kinh phải chịu trách nhiệm trong thất bại của đàm phán thương mại Mỹ-Trung là "không chính xác," chính Washington mới là bên "đóng cánh cửa" đối thoại.

    Theo người phát ngôn Bộ Thương mại Trung Quốc Cao Phong, "nếu theo sát diễn biến tình hình đều thấy được Mỹ không giữ lời và thường xuyên thay đổi quyết định của mình, Washington đã đóng cánh cửa đàm phán song phương."

    [​IMG]

    Ông Cao Phong nêu rõ: "Chúng tôi lưu ý rằng Mỹ đang thực hiện chính sách 'khủng bố tâm lý' trong vấn đề thương mại bằng cách áp thuế đối với toàn thế giới, trong khi vẫn thể hiện sự bất bình và (đưa ra) những tuyên bố về sự vô tội của mình, cố gắng đẩy mọi trách nhiệm cho các bên khác."
    Trước đó, ngày 18/7, Cố vấn Kinh tế hàng đầu của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông Larry Kudlow cho rằng Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã cố tình trì hoãn một thỏa thuận giải quyết tranh chấp thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới.
    Phát biểu tại Hội nghị Delivering Alpha do đài CNBC và tạp chí Istitutional Investor tài trợ, lãnh đạo Hội đồng Kinh tế Nhà Trắng tin rằng các quan chức Trung Quốc như Phó Thủ tướng Lưu Hạc mong muốn dừng các biện pháp "trả đũa" lẫn nhau giữa Washington và Bắc Kinh, nhưng Chủ tịch Tập Cận Bình đã không thông qua những thay đổi trong các lĩnh vực chuyển giao công nghệ và các chính sách thương mại khác.

    Ông Kudlow khẳng định theo những gì mà hội đồng này nắm được thì hiện tại Chủ tịch Trung Quốc không muốn ký kết thỏa thuận./.

    20/7: Trung Quốc giảm mạnh tỷ giá tham chiếu, Nhân dân tệ rớt giá mạnh!
    Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBoC) giảm tỷ giá tham chiếu đồng Nhân dân tệ mạnh nhất trong 2 năm... ~o)
    Rose2018 thích bài này.

Chia sẻ trang này