Triển vọng của thị trường chứng khoán thông qua các hình ảnh sinh động

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi MiuBang007, 13/07/2018.

7465 người đang online, trong đó có 1125 thành viên. 15:51 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 66832 lượt đọc và 588 bài trả lời
  1. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.575
    Nguy cơ chiến tranh tiền tệ khi Trung Quốc liên tục hạ giá nhân dân tệ
    Làm yếu NDT có thể hỗ trợ xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế cho Trung Quốc, nhưng cũng làm tăng căng thẳng với Mỹ.

    Hôm nay, Ngân hàng Trung ương Trung Quốc (PBOC) hạ giá NDT ngày thứ bảy liên tiếp, đẩy giá đồng tiền này xuống đáy một năm so với USD, tại 6,7671 NDT đổi một đôla Mỹ. Sau thông tin trên, giá NDT trên thị trường quốc tế giảm thêm 0,7% nữa, trước khi hồi phục trở lại.

    Theo CNN, trong 3 tháng qua, NDT đã mất giá khoảng 8%. PBOC trước đó cũng từng ám chỉ sẵn sàng chấp nhận nội tệ yếu đi. NDT yếu đi có thể giúp Trung Quốc xuất khẩu được nhiều hàng hóa hơn, vì giá rẻ hơn nếu tính theo USD, bù đắp phần thiệt hại do thuế nhập khẩu của Mỹ. Việc này từ đó sẽ thúc đẩy tăng trưởng GDP, chỉ số đã xuống thấp nhất gần 2 năm trong quý II.

    Theo giới phân tích, các động thái của Trung Quốc có thể khiến nước này hứng chịu đòn trả đũa từ Mỹ. Tổng thống Mỹ - Donald Trump hôm qua tỏ ra không hài lòng về việc Fed nâng lãi suất, do đồng đôla mạnh “sẽ khiến Mỹ bất lợi”. Lãi suất tăng thường kéo theo nội tệ mạnh lên, do nhà đầu tư ngoại bị thu hút bởi khoản lời cao hơn. Chiến tranh thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới vì thế có thể sẽ biến thành chiến tranh tiền tệ.

    Không như USD hay Euro, NDT không được thả nổi. Hàng ngày, PBOC sẽ thiết lập tỷ giá tham chiếu để quản lý biến động của đồng tiền này. Ken Cheung - nhà phân tích tiền tệ tại ngân hàng đầu tư Mizuho nhận định động thái của PBOC cho thấy, cơ quan này sẵn sàng hạ giá NDT để hỗ trợ nền kinh tế.

    Dù vậy, họ cũng sẽ phải trả giá cho việc này. NDT yếu sẽ làm tăng căng thẳng thương mại với Mỹ. Ông Trump từ lâu vẫn chỉ trích Trung Quốc cố tình ghìm NDT ở mức thấp để hỗ trợ xuất khẩu. Giới phân tích cho rằng từ sự hỗn loạn trên thị trường trong nước và thế giới mà đợt phá giá NDT năm 2015 và đầu năm 2016 gây ra, Trung Quốc khó có thể dùng NDT yếu làm vũ khí trong chiến tranh thương mại.

    Bên cạnh đó, câu hỏi đặt ra là NDT có thể giảm sâu đến đâu. Nếu nó mất giá quá nhanh, nhà đầu tư sẽ mất niềm tin vào Trung Quốc và ồ ạt rút vốn. Họ có thể muốn chuyển sang tài sản khác, như USD hay các ngoại tệ khác. “Giới chức Trung Quốc sẽ phải ngăn nội tệ biến động quá mạnh, dù là theo hướng nào”, Hannah Anderson - chiến lược gia thị trường toàn cầu tại JPMorgan Asset Management cho biết.

    Việc này sẽ khiến Trung Quốc phải rất thận trọng. Qi Gao - nhà phân tích tiền tệ tại Scotia Bank dự báo NDT sẽ còn yếu thêm 2% so với USD. Đây sẽ là ngưỡng giới chức cảm thấy cần phải can thiệp để ngừng đà giảm này lại.

    Chứng khoán châu Á hôm nay cũng đi xuống do các động thái từ Trung Quốc. Shanghai Composite đã giảm phiên thứ 6 liên tiếp, hiện mất 0,12%. Hang Seng Index (Hong Kong) mất 0,58%. Nikkei 225 (Nhật Bản) và Kospi (Hàn Quốc) lần lượt giảm 0,68% và 0,06%.

    “NDT yếu đi có thể ảnh hưởng lên cổ phiếu châu Á theo nhiều cách. Thứ nhất, nó làm giảm sức cạnh tranh của nhiều nền kinh tế trong khu vực. Thứ hai, dòng vốn rút khỏi Trung Quốc có thể làm gián đoạn thị trường vốn nước này, gây tác động lan truyền đến châu Á. Cuối cùng, NDT yếu sẽ khiến căng thẳng thương mại thêm trầm trọng”, Shusuke Yamada - chiến lược gia cổ phiếu và tiền tệ tại Bank of America Merrill Lynch kết luận.
  2. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.575
    Khi những cổ phiếu kém chất lượng nhất thuộc nhóm Penny, đầu cơ đang vào sóng nóng bỏng thì đó là thêm một chỉ báo tín hiệu cuối Sóng. Bữa tiệc đầu cơ rồi cũng sẽ kết thúc và người chậm chân phải trả tiền cho cả nhóm ~o)!
    Rose2018, tcvckAdagioT thích bài này.
  3. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.575
    Thật sinh động!
    Tự doanh lỗ 107 tỷ, VNDirect báo lãi quý 2 giảm mạnh!

    Doanh thu mảng tự doanh giảm 32% so với cùng kỳ do loại trừ khoản cổ tức từ công ty liên kết khi hợp nhất đã kéo mức tăng trưởng về doanh thu của VNDirect xuống thấp...!
    Rose2018 thích bài này.
  4. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.575
    Buông rồi: Tỷ giá chưa ngưng đà tăng, NHNN nâng giá bán can thiệp USD lên 23.284 đồng

    Theo NHNN

    (NDH) USD tự do tại một số cửa hàng ở TP HCM tăng mạnh, có nơi đang bán ra ở mức 23.430 đồng. Một số ngân hàng cũng đẩy tỷ giá bán chạm mốc 23.300 đồng/USD.

    NHNN vừa tiếp tục nâng tỷ giá bán tại Sở Giao dịch NHNN thêm 11 đồng/USD, lên 23.284 đồng/USD. Hôm qua (23/7), Cơ quan này đã bất ngờ nâng tỷ giá bán can thiệp thêm 223 đồng/USD, từ mức 23.050 đồng/USD duy trì nhiều ngày.

    Trong sáng nay, tỷ giá USD tại các ngân hàng đã đồng loạt thiết lập mức cao mới so với hôm qua và các ngày trước đó. Ngay trong buổi sáng, nhiều ngân hàng đã thường xuyên thay đổi tỷ giá yết. Chỉ trong khoảng một tiếng đầu ngày, ACB đã 3 lần điều chỉnh tỷ giá, Eximbank cũng thay đổi tỷ giá USD/VND 2 lần.

    Thời điểm 8h15 sáng, tỷ giá yết phổ biến tại các ngân hàng ở mức 23.180 đồng/USD chiều mua vào và 23.250 đồng/USD chiều bán ra. Tuy nhiên, các ngân hàng đã lần lượt tăng tỷ giá sau đó.

    Trong ba ông lớn quốc doanh, VietinBank hiện là ngân hàng đang yết tỷ giá mua vào thấp nhất (23.195 đồng/USD) đồng thời nới rộng khoảng chênh lệch giữa tỷ giá mua - bán từ 70 đồng/USD lên 90 đồng/USD. Tỷ giá Vietcombank hiện ở mức 23.205 - 23.275 đồng/USD, tăng 25 đồng so với cuối ngày hôm qua. Tỷ giá USD chiều bán ra tại một số ngân hàng như HSBC cũng đã tăng vọt lên 23.300 đồng/USD.

    Trên thị trường tự do, USD khảo sát tại một số cửa hàng tại Hà Nội cũng tăng vọt lên mức kỷ lục và chưa ngưng đà tăng. Đầu giờ sáng, USD hiện được các cửa hàng mua vào ở mức 23.300 đồng và bán ra 23.350 đồng.

    Tuy nhiên, tới thời điểm 10h30, giá USD đã tăng 30 đồng lên 23.330 - 23.380 đồng. Một số cửa hàng tại TP HCM đang mua USD từ khách hàng với giá 23.370 - 23.380 đồng và bán ra trên 23.420 đồng. Chênh lệch giá mua - bán hiện phổ biến quanh 50 - 60 đồng. So với tỷ giá trên thị trường chính thức, giá USD bán ra vẫn đang cao hơn 130 đồng/USD.

    Trả lời phỏng vấn ngày 23/7, ông Phạm Thanh Hà - Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ vẫn sẵn sàng bán ngoại tệ khi cần thiết để ổn định thị trường ngoại tệ, đảm bảo sẵn sàng hỗ trợ thị trường tại mức tỷ giá hợp lý. Người đứng đầu Vụ Chính sách tiền tệ cho biết việc tăng tỷ giá bán tại Sở Giao dịch NHNN là để phù hợp hơn với tình hình thị trường trong nước và quốc tế.
    Rose2018 thích bài này.
  5. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.575
    Áp lực với tiền đồng khi Trung Quốc liên tục phá giá nhân dân tệ
    Phá giá tiền đồng có thể vô tình "cứu" Trung Quốc trong cuộc chiến với Mỹ nhưng đẩy Việt Nam rơi vào vòng xoáy căng thẳng tiền tệ.

    VND lên giá như thế nào so với NDT?

    Tuần qua, đồng nhân dân tệ (NDT) đã có lúc đánh dấu mức giảm hơn 5,5% so với đôla Mỹ (USD) tính từ đầu năm đến nay. Còn nếu chỉ tính riêng từ đầu quý II đến nay, NDT đã giảm giá hơn 10%, mức biến động rất mạnh trong nhiều năm trở lại đây.

    Ngược lại, tiền đồng (VND) chịu nhiều áp lực nhưng vẫn được xem là đồng tiền ổn định nhất trong khu vực. So với đầu năm nay, tỷ giá trung tâm USD/VND chỉ tăng 1%. Có nghĩa là, tiền đồng mất giá so với USD chỉ bằng một phần năm so với sự mất giá của NDT với USD. Trên thị trường liên ngân hàng và tự do, tỷ giá có điều chỉnh mạnh hơn nhưng cũng chỉ giảm giá từ 2-3%.

    Nhưng khi NDT liên tiếp giảm giá so với USD, tiền đồng cố gắng duy trì sự ổn định, dẫn tới hệ quả tiền đồng đã tăng giá đáng kể so với nhân dân tệ. Theo tỷ giá tính chéo cập nhật từ Ngân hàng Nhà nước, một nhân dân tệ hiện nay chỉ đổi được 3.351 đồng, trong khi hồi đầu năm đổi được 3.419 đồng, tức tiền đồng đã tăng giá đến 2% so với nhân dân tệ trong gần 7 tháng qua. Còn nếu so với tháng 4, thời điểm đồng nhân dân tệ lên giá cao nhất so với đôla Mỹ, tiền đồng đã tăng giá hơn 6,3% so với nhân dân tệ chỉ trong vòng 3 tháng.

    Ảnh hưởng đến thương mại và du lịch:

    Việc tiền đồng tăng giá so với nhân dân tệ khó tránh khỏi và gây ra những ảnh hưởng lên nền kinh tế Việt Nam.

    Thứ nhất, thương mại với Trung Quốc có thể thâm hụt nặng nề hơn, khi mà hàng Trung Quốc nhập khẩu vào Việt Nam rẻ hơn, ngược lại hàng Việt Nam xuất sang Trung Quốc có thể mất lợi thế cạnh tranh do giá trở nên đắt hơn. Một báo cáo hồi tháng 5 năm nay của Bộ Tài chính cho thấy, từ năm 2013 đến quý I/2018, Việt Nam đã thâm hụt thương mại với Trung Quốc lên đến 150 tỷ USD, và chỉ riêng trong năm 2017, con số này là 23,2 tỷ USD.

    Thống kê cũng cho thấy, xu hướng thâm hụt thương mại với Trung Quốc có tốc độ tăng ngày càng nhanh trong những năm qua và dự kiến khó có thể giải quyết. Nếu NDT tiếp tục giảm giá, áp lực nhập siêu từ Trung Quốc sẽ càng nặng nề. Điều này có thể khiến các doanh nghiệp nội địa Việt Nam phải chịu cạnh tranh quyết liệt hơn ngay trên sân nhà.

    Tuy nhiên, những doanh nghiệp nhập khẩu nguyên vật liệu đầu vào từ Trung Quốc có thể sẽ được lợi nhờ chi phí đầu vào giảm xuống. Thế nhưng, cái giá mà nền kinh tế chung phải trả là lớn hơn rất nhiều.

    Với du lịch, tiền đồng lên giá so với nhân dân tệ có thể kích thích du lịch từ Việt Nam sang Trung Quốc tăng mạnh nhờ chi phí rẻ hơn, ngược lại khách du lịch Trung Quốc vào Việt Nam có thể bị ảnh hưởng. Hiện tại, Trung Quốc vẫn chiếm hơn 32,5% tổng khách du lịch đến Việt Nam. Do đó, nếu lượng khách từ quốc gia đông dân nhất thế giới này sụt giảm cũng sẽ ít nhiều ảnh hưởng đến nguồn thu du lịch và các sản phẩm dịch vụ khác đi kèm.

    Tác động đến đầu tư:

    Nhân dân tệ giảm giá mạnh càng kích thích dòng vốn đầu tư nước ngoài dịch chuyển từ Trung Quốc sang Việt Nam để tránh rủi ro tỷ giá, cả vốn đầu tư trực tiếp lẫn đầu tư gián tiếp. Ngay cả các doanh nghiệp Trung Quốc cũng tăng mạnh đầu tư vào Việt Nam trước sự ổn định của tiền đồng, cũng như tận dụng các hiệp định thương mại tự do (FTA) của Việt Nam đã ký kết gần đây, đặc biệt là để tránh các hàng rào thuế quan trong cuộc chiến tranh thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc đang diễn ra.

    Thống kê cho thấy, 6 tháng đầu năm nay, Việt Nam đã thu hút 1.366 dự án cấp phép mới với số vốn đăng ký đạt gần 11,8 tỷ USD. Vốn đầu tư từ Trung Quốc đã vươn lên xếp thứ 6 trong số các quốc gia đầu tư FDI vào Việt Nam với 328 triệu USD, nhưng nếu xét theo số dự án thì Trung Quốc xếp thứ 3 chỉ sau Nhật Bản và Hàn Quốc. Ngoài ra, nếu cộng thêm dòng vốn từ đặc khu hành chính Hồng Kong, số dự án là 228 xếp thứ hai chỉ sau Hàn Quốc và giá trị vốn là 722 triệu USD, xếp thứ 3, vượt qua Thái Lan và Singapore.

    Tuy nhiên, dòng vốn này có thể bị chững lại nếu như tiền đồng không thể duy trì sự ổn định. Với những áp lực lên tỷ giá quá lớn trong những ngày qua, Ngân hàng Nhà nước đã có một số can thiệp để giải tỏa áp lực cho thị trường, không chỉ từ việc bán ra ngoại tệ mà gần nhất là tăng giá bán USD tại Sở giao dịch. Động thái này châm ngòi đẩy giá mua bán tại các ngân hàng cũng như trên thị trường tự do trong những ngày đầu tuần.

    Phá giá tiền đồng tương ứng với nhân dân tệ có thể tránh thiệt hại quá lớn về thương mại nhưng nhà điều hành nên cẩn trọng bởi động thái này có thể làm chững lại dòng vốn đang dịch chuyển vào Việt Nam, từ đó vô tình “cứu” Trung Quốc trong cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung và cũng đưa Việt Nam rơi vào vòng xoáy cuộc chiến tiền tệ đang manh nha xuất hiện.

    Ngoài ra, do đặc thù xuất khẩu của Việt Nam có giá trị gia tăng rất ít, vẫn phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên vật liệu nhập khẩu từ nước ngoài, nên phá giá tiền đồng không mang lại lợi ích nhiều cho xuất khẩu như các lý thuyết kinh tế đã chỉ ra.
    AdagioT thích bài này.
  6. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.575
    Tỷ giá trung tâm đạt mức giá cao nhất từ trước đến nay

    Ngày 31/7, tỷ giá trung tâm được điều chỉnh lên mức cao nhất từ trước tới nay 22.669 VNĐ/USD. Đồng thời giá bán USD tiếp tục tăng cao lên 23.299 VNĐ/USD.
    Tỷ giá trung tâm đạt đỉnh
    Hôm nay (31/7), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tiếp tục tăng tỷ giá USD trung tâm lên mức 22.669 đồng, tăng thêm 10 đồng so với phiên giao dịch hôm trước. Đây là mức tỷ giá trung tâm cao nhất kể từ khi cơ chế tỷ giá này được NHNN áp dụng trong năm 2015.

    Với biên độ 3%, các ngân hàng thương mại được phép giao dịch từ 21.989 - 23.349VNĐ/USD.

    [​IMG]
    Diễn biến tỷ giá trung tâm trong tháng 7 (Nguồn: QT tổng hợp)
  7. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.575
    Hình ảnh của ngành Xây dựng - BĐS thông qua Doanh nghiệp tiêu biểu, cũng phản ánh phần nào điểm nghẽn nguồn vốn vào lĩnh vực nóng bỏng này trong thời gian tới và tầm ảnh hưởng đến các ngành phụ trợ liên quan:

    Điệp khúc doanh thu tăng, lợi nhuận giảm, phải thu cao của Xây dựng Hòa Bình

    Tương tự như quý I, trong quý II Hòa Bình ghi nhận doanh thu tăng trưởng 27% nhưng lợi nhuận sau thuế giảm 24% so với cùng kỳ. Khoản phải thu tiếp tục ở mức cao, chiếm 69% tổng tài sản.
    Theo báo cáo tài chính quý II/2018 của CTCP Tập đoàn Xây dựng Hòa Bình (Mã: HBC), quý vừa qua công ty đạt doanh thu thuần 4.734 tỷ đồng, tăng trưởng 27% so với cùng kỳ. Do giá vốn hàng bán tăng nhanh hơn với tỷ lệ 31% nên lợi nhuận gộp giảm 3%, còn 411 tỷ đồng.
    Trong kì chi phí tài chính của Hòa Bình giảm nhẹ 4% nhưng trong đó chi phí lãi vay lại tăng 36% từ 66,4 tỷ đồng lên gần 89 tỷ đồng. Trên bảng cân đối kế toán, khoản mục vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn thời điểm cuối quý II năm nay tăng 917 tỷ đồng so với cuối quý II năm ngoái, lên mức 4.591 tỷ đồng. Ngược lại, giá trị tiền và tương đương tiền giảm 230 tỷ đồng so với cùng kỳ, còn 316 tỷ đồng.

    Chi phí bán hàng tăng gấp đôi lên 19,8 tỷ đồng. Chi phí quản lý doanh nghiệp tăng 13% lên 141,5 tỷ đồng. Sau khi trừ các khoản chi phí, Hòa Bình ghi nhận lợi nhuận sau thuế 159 tỷ đồng, giảm 24%.

    Trong quý I năm nay, Hòa Bình cũng xảy ra tình trạng doanh thu tăng (10%) nhưng lợi nhuận sau thuế giảm (-25%) do các loại chi phí tăng cao.

    Lũy kế 6 tháng đầu năm, Hòa Bình ghi nhận doanh thu thuần 8.080 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 295 tỷ đồng.

    [​IMG]
    Tóm tắt bảng cân đối kế toán hợp nhất của Hòa Bình quý II/2018
    Nợ phải trả vẫn trên 80% tổng nguồn vốn, khoản phải thu gần 70% tổng tài sản
    Đến cuối quý II, tổng tài sản của Hòa Bình là 14.001 tỷ đồng, gần như không đổi so với đầu năm và tăng 8% so với cùng kỳ.

    Trong cơ cấu nguồn vốn, nợ phải trả là chiếm 81% với giá trị 11.381 tỷ đồng. Nợ ngắn hạn 10.753 tỷ đồng, chiếm 94% tổng nợ phải trả và 77% tổng nguồn vốn.

    Các khoản mục nợ ngắn hạn có giá trị lớn nhất là vay và nợ thuê tài chính ngắn hạn (4.591 tỷ đồng) và phải trả người bán ngắn hạn (2.939 tỷ đồng).

    Nợ dài hạn của HBC chỉ là 628 tỷ đồng, chiếm 6% tổng nợ phải trả. Với cơ cấu này, HBC phải chịu áp lực trả nợ lớn trong ngắn hạn, nhất là nếu lãi suất tăng.

    Một điểm đáng lưu ý khác với bảng cân đối kế toán của HBC là khoản phải thu trị giá 9.612 tỷ đồng, tăng 4,6% so với cuối năm 2017, chiếm 82% tài sản ngắn hạn và 69% tổng tài sản. Tại thời điểm cuối 2017, tỷ lệ khoản phải thu trên tài sản ngắn hạn và tổng tài sản của HBC lần lượt là 79% và 66%.

    Trong các khoản phải thu thì giá trị lớn nhất là phải thu ngắn hạn của khách hàng trị giá 4.124 tỷ đồng, tăng 41% so với quý I; và phải thu theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng 4.532 tỷ đồng. Nguyên nhân là do cách hạch toán doanh thu theo tiến độ của Hoà Bình: làm đến đâu hạch toán doanh thu đến đó, dù chưa thu được tiền.

    Thuyết minh báo cáo tài chính của HBC không trình bày chi tiết về các khoản phải thu có giá trị lớn này.

    Việc giá trị khoản phải thu lớn sẽ tạo áp lực lên vốn lưu động ròng và gia tăng nguy cơ nợ khó đòi và trích lập dự phòng rủi ro. Cụ thể cuối quý II, Hòa Bình phải trích lập Dự phòng phải thu ngắn hạn khó đòi hơn 334 tỷ đồng, tăng 9 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm.

    Mặc dù doanh thu của HBC tăng nhưng nhìn vào báo cáo lưu chuyển tiền tệ có thể thấy, lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh 6 tháng đầu năm nay âm 195 tỷ đồng và lưu chuyển tiền thuần chung cả kỳ âm 179 tỷ đồng do công ty bị chiếm dụng vốn nhiều ở các khoản phải thu lớn.
    AdagioT thích bài này.
  8. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.575
    Ngành kinh doanh Ô tô tải ... một triển vọng đầy thất vọng:
    [​IMG][​IMG]
    Rose2018 thích bài này.
  9. AdagioT

    AdagioT Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    18/01/2010
    Đã được thích:
    1.313
    Nhịp hồi này bác Miu Miu có tham gia em nào ko? Không chừng tuần sau là Panda lại xuất hiện :D
    Rose2018 thích bài này.
  10. MiuBang007

    MiuBang007 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/07/2017
    Đã được thích:
    3.575
    Mình có tham gia 50% nhưng thiên về cổ phiếu an toàn nên cũng được chút xíu lộc vui vẻ.
    Có vẻ thị trường đang được kéo xả rất nhịp nhàng và phiên hôm qua là phiên thứ 2 test cầu để xả tiếp thì phải!
    Điều mà Panda đã nói về viễn cảnh não nùng cả làng và cách phòng vệ chắc chắn sẽ sảy ra ~o)
    AdagioT, tcvckRose2018 thích bài này.

Chia sẻ trang này