Trịnh Đức Vinh ... Anh là ai??- Mời ace bình luận bài viết này của anh trên báo Vietnamnet...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi haiam84, 05/03/2008.

8180 người đang online, trong đó có 1000 thành viên. 10:17 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 6672 lượt đọc và 70 bài trả lời
  1. congkinhcong

    congkinhcong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2007
    Đã được thích:
    3
    Chú Vinh này vừa hoàn thành xong khoá đào tạo cơ bản của UBCKNN, lớp học dành cho các phóng viên...Nghe đâu chú ấy được bằng giỏi đấy.. Các bác cứ vào mà chê người ta nữa đi
  2. tranngoctu2k

    tranngoctu2k Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Đã được thích:
    0
    Trưa nay thấy thông tin này hơi ngạc nhiên vì tại sao 1 tờ báo như Vietnamnet lại có thể đăng ngay 1 bài gây phản ứng ngược đối với hành động của CP trong 2 ngày qua, đã nghi nghi, giờ đọc bài của bác TZ thấy có vẻ hợp lý, bài này được đăng là có sự chỉ đạo từ trên xuống, chứ có cho tiền vietnamnet cũng chẳng dám đăng bài này.

    PS: nhưng em thấy bài viết trên vietnamnet cũng có phần có lý, theo em trước mắt CP nên kiềm chế lạm phát rồi mới tính đến cứu TTCK. Nền tảng vững rồi thì mới nên xây nhà. Ai đời chưa đầy 1 tháng mà giá cả đắt đỏ gần gấp đôi, bình thường 1 ngày đi chợ hết 1 đồng thì giờ mất 1,7 đồng, choáng quá.

    Có vài ý kiến cá nhân, bác nào trót đang tử thủ thì đừng chửi em nhé.
  3. jack0606

    jack0606 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Đã được thích:
    40
    Tôi chắc rằng người viết bài này không hiểu biết gì về tài chính và kinh tế, càng không hiểu biết gì về thị trường chứng khoán, chắc hẳn người này không đầu tư chứng khoán. những người viết báo cần hiểu rõ rồi hãy viết vì nó có sức lan toả rất lớn đối với công chúng,
    thứ nhất thị trường thứ cấp tạo tính thanh khoản cho thị trường sơ cấp, thị trường sơ cấp sẽ rất khó phát hành ra công chúng đựơc nếu thị trường thứ cấp giảm quá mạnh và ảm đạm, kế hoạch cổ phần hoá các DNNN sẽ bị phá sản. và các DNNN vốn làm ăn trì trệ sẽ lại tiếp tục như thế. Có bao nhiêu doanh nghiệp sau khi cổ phần hoá đã trở nền làm ăn hiệu quả hơn. Thêm vào đó, thị trường thứ cấp là thị trường kỳ vọng về tương lai của nền kinh tế, của các doanh nghiệp. Nó là hàn thử biểu của nền kinh tế nếu nó đi xuống tức là nền kinh tế đang có vấn đề. Tâm lý của thị trường rất quan trọng, trong lịch sử đã có rất nhiều vụ sụp đổ thị trường chứng khoán, bài học về khủng hoảng tài chính tiền tệ ở thái lan vẫn còn đó. Khi thị trường chứng khoán giảm quá sâu, các NDTNN sẽ rút vốn ồ ạt ra ngoài, làm cung tiền đồng tăng đột biến gây mất giá tiền đồng thảm hại, khoảng chục tỷ đô la bán ra sẽ gây sốc rất lớn, ổn định tài chính vĩ mô sẽ hỗn loạn. Cac doanh nghiệp không thể huy động vốn sẽ bị khó khăn trong kinh doanh, và không thể nào kinh doanh được khi ổn định tài chính vĩ mô bị đảo lộn. thử hỏi, thị trường chứng khoán giảm quá sâu thì có ảnh hưởng không?
    thứ hai: Trên thị trường chứng khoán làm sao phân biệt được nhà đầu tư và nhà đầu cơ? Nhà đầu tư được hiểu là đầu tư trong khoảng thời gian dài từ vài năm trở đi, nhưng nền kinh tế thị thay đổi không ngừng, việc một nhà đầu tư bán cố phiếu ra khi tình hình nền kinh tế thay đổi là chuyện hoàn toàn bình thường. Khi thị trường phát triển quá nóng nếu cho phép triển khai nghiệp vụ bán khống và tăng cung hang hoá trên thị trường, giá cổ phiếu sẽ điều chỉnh và thị trường chứng khoán sẽ phát triển ổn định. Không thể nào khi thị trường lên thì hè nhau đẩy lên cao mãi được vì chỉ lên thì mới được lợi. Khi có sự tham gia của nhà đầu cơ thì thị trường chứng khoán mới phản ánh đúng nền kinh tế và kỳ vọng vào tương lai của các doanh nghiệp
    thứ ba tác giả của bài viết đã rất thiển cận khi so sánh chỉ số p/e với lãi suất ngân hang. Đúng là lãi suất ngân hang có tác động đến thị trường chứng khoán nhưng thị trường chứng khoán bị tác động của rất nhiều yếu tố, các doanh nghiệp là tăng trưởng kép, ngoài cổ tức ra còn có lợi nhuận giữ lại cũng sinh ra lợi nhuận. Khi doanh nghiệp tăng trưởng ổn định thì sẽ có cổ tức cao hơn ngân hang rất nhiều, và đó chính là sự kỳ vọng khi mua các doanh nghiệp làm ăn có hiệu quả
    thứ ba đúng là thị trường chứng khoán là thị trường cực kỳ nhạy cảm và phải điều hành cực kỳ linh hoạt. Nhưng khi thị trường giảm quá sâu rơi vào tình trạng mất kiểm soát như hiện nay, rầt cần thiết các biện pháp hành chính để ổn định tâm lý nhà đầu tư, thị trường chứng khoán việt nam có nguy cơ rơi vào suy thoái và sụp đổ do tâm lý thị trường. Lúc thị trường phát triển thì không sử dụng các biện pháp thị trường đến lúc cần thì lại không sử dụng
    thứ tư Lạm phát là vấn đề kinh tế vĩ mô, nghĩ rằng hy sinh thị trường chứng khoán để cứu lạm pháp để một sai lầm nghiêm trọng? khi thị trường chứng khoán suy thoái, các doanh nghiệp không huy động vốn được để mở rộng sản xuất do thị trường sơ cấp đóng băng thì lượng cung hang hoá không tăng được, làm tăng giá hang hoá gấy ra lạm phát, hơn nữa mục tiêu tăng trưởng kinh tế bao giờ cũng là số một. GIảm lạm phát phải làm từ từ do có độ trể và sử dụng các biện pháp vĩ mô, không phải ngẫu nhiên mà mỹ tìm mọi cách giữ thị trường chứng khoán không rơi vào suy thoái, bơm tiền vào thị trường chứng khoán.
    Còn coi thị trường chứng khoán là một canh bạc, là một kiểu móc tiền từ người này sang người kia là một kiểu suy nghĩ phiến diện. KHi nền kinh tế phát triển ổn định, các doanh nghiệp tăng trưởng mạnh, các chinh sách vĩ mô diều tiết vĩ mô hợp lý, linh hoạt thì thị trường chứng khoán tăng trưởng trong dài hạn, ai đầu tư cũng được lợi. Vậy móc túi của ai???? Chính tư tưởng này đã làm cho việc phát triển thị trường chứng khoán gặp khó khăn và không thu hút được đông đảo công chúng. Nên nhớ chúng ta đang sống trong thời kỳ kinh tế thị trường chứ không phải bao cấp.
    Còn khi thị trường chứng khoán phát triển mạnh các nhà đầu tư được lợi vì người ta dám bỏ vốn, bỏ công sức ra để đầu tư, nó cũng là một hình thức kinh doanh như doanh nghiệp thôi. Các ngài định không đầu tư nằm chờ mà đòi có tiền à, cái gì cũng có cái giá của nó đấy.
  4. Forex24h

    Forex24h Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/12/2007
    Đã được thích:
    0
    Có ai biết địa chỉ của ********* Vinh này ở đâu không????
  5. dingo

    dingo Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/05/2001
    Đã được thích:
    0
    Chẳng cần biết gì về chứng khoán hay kinh tế vĩ mô cũng thấy là TTCK đã bị đẩy giá lên quá cao, giờ xuống là bình thuờng.
    Bài báo viết rất hay, vài hạt sạn nhỏ không đáng kể.
  6. Nhimxu1982

    Nhimxu1982 Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Đã được thích:
    0
    Ông nhà báo phát biểu thế này chán chẳng buồn tranh luận. *** hiểu trong trường dậy cái gì nữa. Chán *** buồn chửi
  7. jack0606

    jack0606 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    14/11/2004
    Đã được thích:
    40
    việt nam đào tạo toàn ra những con người tự kéo nhau xuống bùn, ********* ấy ở đâu thế nhi??
  8. thanhdat963

    thanhdat963 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    17/10/2007
    Đã được thích:
    0
    Ở đây nếu có bác nào đã đọc qua các bài viết về cuộc khủng hoảng TTCK tại Mỹ năm 1929 thì sẽ biết hậu quả mà nó sẽ để lại . Dưới đây là một số hậu quả mà nó để lại và sẽ thấy bài báo này viết hay cỡ nào .
    Cuộc đại khủng hoảng 1929 bắt đầu từ Mỹ nhưng tác động của nó ảnh hưởng trên toàn thế giới. Những hoạt động kinh tế bắt đầu suy giảm từ mùa hè năm 1929 và đến năm 1933, GDP của Mỹ giảm hơn 25%, xóa đi mọi thành quả kinh tế đạt được của 1/4 thế kỷ trước đó. Sản lượng công nghiệp bị tác động mạnh nhất, giảm đến 50%. Nền kinh tế suy thoái liên tục đến năm 1933 thì bắt đầu cải thiện trong vòng 4 năm cho đến 1937. Sau đó tiếp tục có những giai đoạn điều chỉnh lên xuống nhưng cho đến 1940 mới đạt lại mức sản lượng kinh tế trước suy thoái.

    Mức thất nghiệp, không có thống kê chính thức, nhưng được chấp nhận chung là ở vào khoảng 25% vào năm 1933 và duy trì trên 14% vào những năm 1940. Tuy nhiên những con số này vẫn chưa phản ảnh hết sự thực bởi số lượng người không nhỏ, quá thất vọng, đã không còn động lực đi kiếm việc và không được tính vào thất nghiệp. Những người này thường về các vùng quê để tự kiếm sống.

    Hệ thống ngân hàng cũng chứng kiến những con số "hoảng loạn" khi người gửi tiền đua nhau đi rút. Nhiều nhà băng không chịu được sức ép này, một số khác buộc phải sáp nhập, số lượng ngân hàng tại Mỹ giảm 35% trong giai đoạn 1929 đến 1933.
    Tác động trực tiếp của cuộc đại khủng hoảng có thể chỉ nhằm vào một số vùng và ngành cụ thể, tuy nhiên tác động gián tiếp của nó - suy thoái, giảm sản lượng, thất nghiệp,... là những tác động xuất hiện ở tất cả các khu vực, ngành và lĩnh vực. Những người nông dân cũng phải chấp nhận giá nông sản của họ giảm trung bình còn một nửa.

    Mất nhiều năm từ thời điểm Babson cảnh bảo về sụp đổ, những nhà đầu tư thiếu kiến thức cuối cùng cũng phải chấp nhận. Cuộc khủng hoảng - sụp đổ cả thị trường, kéo theo 12 năm khủng hoảng trên phạm vi toàn thế giới và chỉ kết thúc khi người ta bắt đầu cuộc Chiến tranh Thế giới thứ 2. Cuộc khủng hoảng này được đánh giá là "tai họa tài chính" lớn nhất trong lịch sử nước Mỹ. Bản thân sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, dù có quy mô lớn, vẫn rất nhỏ so với hậu quả kế tiếp của một thị trường được mô tả như một "nghĩa địa" và tác động hủy hoại của cuộc khủng hoảng.
  9. asicsaigon

    asicsaigon Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    06/01/2008
    Đã được thích:
    0
    Đặt câu hỏi ngược lại: Ai nắm vai trò điều tiết ? Khi TT đi lên như giai đoạn 2006 ai đã kìm hãm ? Bây giờ, khi TT đang vỡ ra từng mảnh thì lại bảo là không cứu. Vậy NN đóng vai trò gì đây ?
  10. goodnature

    goodnature Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/04/2007
    Đã được thích:
    0
    Chú này nhìn xa giống hợi, nhìn gần hoá tuất.
    Hi Hay đổi tên cho chú từ Vinh sang Nhục. Phụ huynh chú này là anh em của chư bát giới

Chia sẻ trang này