Trịnh Đức Vinh ... Anh là ai??- Mời ace bình luận bài viết này của anh trên báo Vietnamnet...

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi haiam84, 05/03/2008.

8332 người đang online, trong đó có 1013 thành viên. 09:47 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 6672 lượt đọc và 70 bài trả lời
  1. neptune_4ever

    neptune_4ever Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    11/08/2005
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của nhà báo Vinh và những ý kiến phản hồi trên Vietnamnet, tôi thấy có một số ý kiến chính:
    - Giá CP đã được thổi quá cao, do đó sụt giảm mạnh như hiện nay là điều tất nhiên. Sự sụt giảm này ko ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường sơ cấp và hoạt động của các công ty niêm yết.
    - Nếu có cứu thì cứu đồng bào nghèo vừa bị thiệt hại vì đợt rét vừa qua.

    Tôi xin bác bỏ ý kiến trên vì những lý do sau:
    - Ảnh hưởng của thị trường chứng khoán và BĐS đối với bất kỳ nền kinh tế nào cũng đều rất to lớn. Điều này đã được thể hiện rõ qua cuộc khủng hoảng tại Thái Lan 1997. Gần đây nhất, chính phủ Mỹ đã phải bơm hàng trăm tý USD cho các ngân hàng, với mục đích giúp các ngân hàng có thể giãn nợ cho khách hàng vay thế chấp BĐS. Nếu chính phủ Mỹ không có các biện pháp tức thời và đủ liều lượng như vậy, hẳn cuộc khủng hoảng sẽ còn trầm trọng hơn vì vòng xoáy: Thị trường BĐS suy giảm -> giá trị Tài sản thế chấp (BĐS) giảm -> Ngân hàng yêu cầu bán để trả nợ -> Cung tăng mạnh -> Giá càng giảm và BÙM. Khách hàng mất khả năng thanh toán, nợ xấu ngân hàng tăng đến mức hệ thống tài chính có nguy cơ sụp đổ. Do vậy, với vài trăm tỷ USD đổ vào hệ thống ngân hàng, các ngân hàng sẽ giảm bớt áp lực đòi nợ, thị trường không rơi vào vòng xoáy khủng hoảng. Áp dụng điều này vào TTCK VN, ta thấy nếu chính phủ không có biện pháp ngăn chặn, thị trường suy giảm quá giới hạn, việc các ngân hàng bán tháo các cổ phiếu để thu hồi vốn là tất yếu. Nhưng với tình hình bán tháo mà không có người mua (vì mất lòng tin vào thị trường như hiện nay) thì tất cả các bên đều thiệt hại: Ngân hàng lo sốt vó vì mất vốn, lại phải tăng trích lập dự phòng nợ xấu, nhà đầu tư đi vay tiền mua CK thiệt hại đã đành, mà ngay cả những người dùng tiền tiêt kiệm đầu tư CK cũng bị vạ lây. Và với những ảnh hưởng dây chuyền này, không thể nói TTCK sụp đổ không ảnh hưởng đến nền Kinh tế. Ngược lại, ảnh hưởng này là trực tiếp, nghiêm trọng và lâu dài.
    - Chứng khoán giảm về giá trị thực vì đã tăng phi mã năm ngoái ư? Trước hết, không ai xác định được giá trị thực. Thứ hai, việc TT chứng khoán mất 8 năm để phát triển và mất 2 tháng để sụp đổ là một hiện tượng không bình thường. Trong một năm qua, giá vàng tăng gấp đôi, dầu tăng gấp 3, liệu có hoàn toàn là bong bóng không? Việc tăng lãi suất thì giá CK giảm là hiển nhiên, nhưng việc lãi suất tiền gửi tăng thêm 5%/năm mà giá chứng khoán giảm 50% trong 2 tháng thì có phải "quy luật vận động bình thường của KTế Thị trường không"? Rõ ràng đang có sự nửa vời và không sòng phẳng của chính phủ. Nếu CP muốn thị trường tự điều chỉnh, sao không để nền kinh tế tự vận động hoàn toàn? Sao lại giữ độc quyền những ngành chủ chốt để bài ca thiếu điện vẫn bất tận, kinh doanh độc quyền (hàng không và xăng dầu) mà vẫn kêu lỗ? Tại sao ngành hàng không và xăng dầu kinh doanh thua lỗ thế mà việc xin được một chân vào làm trong những ngành này vẫn "hot" đến vậy? Tại sao lại ban hành những mệnh lệnh hành chính thô bạo vào hệ thống ngân hàng? Ngay cả khi chính phủ để nền kinh tế vận động tự do, thì chính phủ vẫn có trách nhiệm giúp nền kinh tế vượt qua những cú sốc. Một cách hình tượng, dù chính phủ có xây dựng đường cao tốc cho cỗ xe kinh tế chạy rồi, thì khi có một vụ tai nạn xảy ra, nhiệm vụ của chính phủ là nhanh chóng thu dọn để con đường tiếp tục thông thoáng. Bài học của chính quyền Hồng Kông bơm tiền cứu TTCK thật đáng để tham khảo trong trường hợp này.
    - Viêc bảo TTCK suy giảm không ảnh hưởng tới thị trường sơ cấp là ý tưởng ngu dốt nhất trong bài báo này. Minh chứng rõ ràng nhất sẽ là việc nhà đầu tư đồng loạt bỏ cọc SABECO, do vậy tôi thấy không cần thiết phải nói thêm về vấn đề này.
    - Nên thay việc cứu TTCK bằng việc cứu người dân bị mất trâu bò ư? Ôi, nếu việc bỏ 5000 tỷ để mua trâu bò cho nhân dân, thì nền kinh tế hưởng lợi thế nào? GDP tăng thêm bao nhiêu tỷ USD đây? Tiền đến tay dân nghèo còn được bao nhiêu đây? Còn nếu bỏ thêm 5000 tỷ để SCÍC mua cổ phiếu, tôi đảm bảo chính phủ chỉ có lãi chứ nhất định không phải là mất không khoản tiền này. Nếu không hành động, đến lúc các quỹ không chịu nổi và cũng phải bán tháo, làn sóng USD lại ào ạt ra khỏi VN, thì cú sốc ấy có chịu được không? Có đủ dự trữ USD trả lại cho họ không? Hay là ta lại đổi tiền một lần nữa vậy? Lúc đấy cứ để tỷ giá 1 tr VND/ 1 USD, cho bọn Tư bản giãy chết biết thế nào là dân tộc Việt Nam mưu trí, anh dũng, kiên cường, ?
    - Tóm lại, việc TTCK phát triển là ước mơ của mọi quốc gia. Nếu như ông nhà báo Vinh này thì chắc VNI phải xuống còn 100 thì mới "trở về giá trị thực". Nguy hiểm thay, ngòi bút của một nhà báo lại dễ uốn cong như vậy???

Chia sẻ trang này