1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Trồng cây gì bây giờ trong đợt lên 1200

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi wb_investor, 29/11/2017.

5247 người đang online, trong đó có 484 thành viên. 08:09 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 5028 lượt đọc và 22 bài trả lời
  1. wb_investor

    wb_investor Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/09/2015
    Đã được thích:
    787
    SJS > 35 hay là chốt lời?

    PVI ~ 34 sao khớp nhiều vậy?

    VIC test lại đỉnh cũ?

    phân vân đoạn này
  2. wb_investor

    wb_investor Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/09/2015
    Đã được thích:
    787
    msn chạm 80 và chưa thấy đỉnh

    vic nếu >80 cửa 90 sáng ngời

    VCB CTG BID MBB đều chưa thấy đỉnh

    riêng gas đã hoàn thành vai trò
    --- Gộp bài viết, 02/01/2018, Bài cũ: 02/01/2018 ---
    BMP thuộc top bán ròng 2017, nhưng khả năng thuộc top mua ròng ... 2018 ... bởi duy nhất có một dn đầu ngành ... trong khi NTP đã có chủ...

    [​IMG]
    --- Gộp bài viết, 02/01/2018 ---
    trong các trụ bổ sung thêm SAB 250.x, mua giá này cũng tốt, rẻ hơn 20% so với Thái Lọ, họ sài margin 5 tỷ đô, còn mình mua tiền thật 250 chắc ổn
  3. wb_investor

    wb_investor Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    14/09/2015
    Đã được thích:
    787
    - Ngân hàng
    - CP KCN và Cảng biển
    - CP thoái vốn

    https://*********.vn/2018/01/huong-den-nhom-co-phieu-nao-trong-nam-2018-830-574152.htm
    Hướng đến nhóm cổ phiếu nào trong năm 2018?

    Thị trường chứng khoán đã khép lại một năm thành công với nhiều con số bứt phá ấn tượng. Bước sang năm 2018, kỳ vọng tăng trưởng sẽ được đặt lên vai của nhóm cổ phiếu nào trên thị trường?

    Thị trường chứng khoán Việt Nam đã khép lại một năm 2017 với những kết quả vượt ngoài kỳ vọng. VN-Index đóng cửa với mức tăng trưởng ngoạn mục 48.19% và đạt cột mốc cao nhất trong 10 năm trở lại. HNX-Index cũng không hề kém cạnh với mức tăng trưởng 46.87%. Ảnh hưởng tích cực từ hoạt động doanh nghiệp và môi trường vĩ mô lành mạnh là những nhân tố hỗ trợ chính cho sự đột phá của thị trường chứng khoán trong năm vừa qua. Hòa cùng diễn biến tích cực của các chỉ số thị trường, nhiều nhóm ngành đã nổi sóng và mang lại trái ngọt cho giới đầu tư trong năm qua, nổi bật như ngành Bất động sản, Thực phẩm, Ngân hàng, Chứng khoán…

    Với nền tảng thị trường và kinh tế vĩ mô vững chắc, các nhóm ngành nào sẽ trở thành tâm điểm của thị trường trong năm 2018:

    Cổ phiếu Ngân hàng: Tiếp tục tăng tốc trong năm 2018?

    Nhóm Ngân hàng niêm yết (NHNY) chính là một trong những nhóm ngành tăng trưởng mạnh nhất năm 2017. Kết quả kinh doanh khả quan là động lực chính giúp nhóm ngành này thu hút mạnh dòng tiền trên thị trường. Năm 2018, ngành Ngân hàng được kỳ vọng sẽ tiếp tục trở thành điểm đến hấp dẫn của dòng vốn đầu tư trên thị trường chứng khoán khi:

    (1) Nền kinh tế Việt Nam đang trải qua giai đoạn phát triển tích cực với những chính sách kinh tế hợp lý. Trái với những lo ngại ban đầu, GDP Việt Nam năm 2017 ghi nhận tốc độ tăng trưởng ấn tượng, ước đạt 6.81% - vượt mức mục tiêu kỳ vọng 6.7%. Các nhóm chỉ tiêu kinh tế khác như nguồn vốn FDI, lạm phát, tỷ giá, dự trữ ngoại hối đều ghi nhận những con số bứt phá so với nhiều năm trước.

    Năm 2018, các chính sách thúc đẩy kinh tế sẽ tiếp tục được Nhà nước ưu tiên thực hiện. Trong đó, việc duy trì mức tăng trưởng GDP ở mức 6.5%-6.7%, đẩy mạnh cơ cấu nền kinh tế theo hướng chuyển đổi mô hình tăng trưởng, nâng cao năng suất lao động và sức cạnh tranh của nền kinh tế là những mục tiêu trọng tâm được Nhà nước đề ra. Những yếu tố này sẽ tiếp tục hỗ trợ cho nền kinh tế Việt Nam và trở thành động lực tăng trưởng trực tiếp cho nhóm ngành Ngân hàng trong năm 2018.

    (2) Nhiều ngân hàng được các tổ chức xếp hạng tín dụng uy tín thế giới nâng bậc tín nhiệm. Năm 2017, tổ chức xếp hạng Moody’s Investors Service (Moody’s) đã thay đổi triển vọng tín nhiệm của Việt Nam từ “ổn định” sang “tích cực”. Nhiều ngân hàng lớn của Việt Nam cũng được đánh giá lại với các mức tín nhiệm cao hơn như: Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (HOSE: VCB), Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (HOSE: CTG), Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (HOSE: BID), Ngân hàng TMCP An Bình (ABBank), Ngân hàng TMCP Á Châu (HOSE: ACB), Ngân hàng TMCP Quân đội (HOSE: MBB), Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam (VIB) và Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank).

    (3) Công tác xử lí nợ xấu sẽ được đẩy mạnh trong năm 2018. Nghị quyết 42/2017/QH14 về thí điểm xử lý nợ xấu có hiệu lực kể từ quý 03/2017 (15/8/2017) đã mở ra cánh cửa mới cho nhiệm vụ “rã đông” khối u nợ xấu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam. Việc các ngân hàng được phép thoái lãi dự thu và bán nợ xấu thấp hơn giá sổ sách sẽ mở ra cơ hội lớn giúp hệ thống ngân hàng điều chỉnh giảm tỷ lệ nợ xấu trong năm 2018 và gia tăng tốc độ luân chuyển dòng vốn trong nền kinh tế.

    (4) Câu chuyện niêm yết và bán vốn cho khối ngoại. Ngành Ngân hàng đang bước vào một giai đoạn phát triển mới. Trước áp lực gia tăng nguồn vốn hoạt động, phương án bán vốn cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài chính là giải pháp hàng đầu nhằm hỗ trợ nguồn vốn hoạt động trong hiện tại. Trong năm 2017, những thương vụ bán vốn lớn cho nhà đầu tư ngoại đã diễn ra với điểm nhấn đến từ đợt chào bán vốn của VPBank cho nhà đầu tư nước ngoài đạt quy mô 250 triệu USD. Trong tháng 12/2017 vừa qua, TPBank cũng đã tiếp bước VPBank với hợp đồng bán 4.99% vốn sau phát hành cho Quỹ đầu tư PYN Fund Management (Phần Lan), tương ứng giá trị gần 40 triệu USD.

    Năm 2018, thị trường hứa hẹn sẽ được chứng kiến nhiều cơ hội mở ra đối với làn sóng này khi Vietcombank và BIDV là những ngân hàng có kế hoạch gia tăng nguồn vốn hoạt động bằng chiến lược bán vốn cho khối ngoại trong thời gian tới.

    Về HDBank, gần 981 triệu cổ phiếu HDBank sẽ chính thức niêm yết trên HOSE vào ngày 05/01/2018 sắp tới. Ngân hàng này cũng đã thực hiện chào bán vốn thành công cho khối ngoại với giá trị hơn 300 triệu USD. Riêng TPBank cũng có những kế hoạch niêm yết cổ phiếu trên thị trường chứng khoán và điều này cũng sẽ mở ra cơ hội cho giới đầu tư trên thị trường.

    (5) Tiềm năng từ phân khúc bán lẻ? Thị trường cho vay tiêu dùng được đánh giá còn nhiều tiềm năng phát triển trong cả ngắn hạn và dài hạn. Tuy nhiên, phân khúc này dự kiến sẽ có sự canh tranh gay gắt trong năm 2018 khi đang được nhiều ngân hàng quan tâm. Tại Việt Nam, phân khúc này đang được dẫn dắt bởi các ông lớn như FE Credit (VPB), Home Credit, HD Saison (HDBank), Prudential Finance… Bên cạnh đó là sự cạnh tranh của các ngân hàng lớn như VCB, MBB (Mcredit), ACB, CTG, BID…

    Nhóm cổ phiếu ngân hàng niêm yết trên hai sàn HOSE và HNX

    https://image.*********.vn/2017/01/02/TDL_02.01.2018_1_1111350.png

    Nguồn: VietstockFinance

    Đón đầu cổ phiếu Bất động sản Khu công nghiệp và Cảng biển nhờ sự sôi động của dòng vốn FDI?

    Dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam đã đạt những bước đột phá lớn trong năm qua. Lũy kế đến ngày 20/12/2017, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài đạt 35.88 tỷ USD, tăng 44.4% so với cùng kỳ năm 2016. Vốn giải ngân FDI ước đạt 17.5 tỷ USD, tăng 10.8% so với cùng kỳ năm 2016.

    Trong cơ cấu phân bổ vốn FDI, có 19/21 ngành thu hút vốn FDI trong năm 2017. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo là lĩnh vực đứng đầu với tổng vốn 15.87 tỷ USD, chiếm 44.2% tổng vốn đầu tư đăng ký. Lĩnh vực sản xuất và phân phối điện đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư đạt 8.37 tỷ USD (chiếm 16.7% tổng vốn đầu tư) và đứng thứ ba là lĩnh vực kinh doanh bất động sản với tổng vốn đầu tư đăng ký 3.05 tỷ USD, chiếm 8.5% tổng vốn đầu tư đăng ký.

    Có thể thấy, cơ cấu đầu tư vốn và giải ngân vốn FDI vẫn có sự hướng mạnh vào lĩnh vực công nghiệp. Sự phát triển của ngành công nghiệp sẽ tạo đòn bẩy cho sự phát triển của hai nhóm ngành Bất động sản-Khu công nghiệp và ngành Cảng biển. Đây là hai nhóm ngành được kỳ vọng có lợi thế lớn trong việc tận dụng sự hiện diện của dòng vốn FDI.

    Bên cạnh yếu tố FDI, các nhân tố khác được kỳ vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển của hai nhóm ngành này trong tương lai, đó là:

    (1) Sự hỗ trợ phát triển từ Nhà nước. Với nguồn cung vốn FDI dồi dào cùng định hướng phát triển Việt Nam thành quốc gia công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, ngành Bất động sản Khu công nghiệp được hoạch định trở thành một trong những mục tiêu phát triển dài hạn của Việt Nam. Trong đó, những khu vực và tỉnh thành tiềm năng như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Bình Dương, Long An, Vũng Tàu, Đồng Nai, ba đặc khu kinh tế Vân Đồn, Bắc Vân Phong, Phú Quốc… sẽ là những điểm đến hấp dẫn của dòng vốn FDI trên cả nước. Đây cũng là những khu vực có hệ thống vận tải cảng biển phát triển và điều này cũng sẽ mang lại lợi thế cho ngành Cảng biển trong năm 2018.

    (2) Sự phát triển của hệ thống cơ sở hạ tầng trong nước. Các trục giao thông vận tải chính xuyên suốt Bắc-Trung-Nam đang ngày càng được hoàn thiện sẽ hỗ trợ cho khả năng lưu thông hàng hóa, gia tăng khả năng kết nối các tỉnh thành và nhu cầu đầu tư công nghiệp trong dài hạn.

    Một số cổ phiếu Bất động sản-Khu công nghiệp niêm yết trên thị trường

    https://image.*********.vn/2017/01/02/TDL_02.01.2018_2_1111553.png

    Nguồn: VietstockFinance

    Một số cổ phiếu Cảng biển nổi bật niêm yết trên thị trường

    https://image.*********.vn/2017/01/02/TDL_02.01.2018_3_1111740.png

    Nguồn: VietstockFinance

    Tập trung vào cổ phiếu có “game thoái vốn”?

    Năm 2017, nhóm cổ phiếu nằm trong danh sách thoái vốn của Nhà nước đã liên tục khuấy động thị trường. Có thể kể đến như VNM, SAB, DIG… đều tạo được sức hút mạnh mẽ với những kế hoạch thoái vốn của Nhà nước trong năm vừa qua. Với danh sách thoái vốn tập trung chủ yếu ở những doanh nghiệp lớn đầu ngành có hoạt động kinh doanh hiệu quả, những thương vụ thoái vốn của Nhà nước đều được xem như một cơ hội đầu tư sinh lời hấp dẫn đối với dòng vốn đầu tư trên thị trường.

    Trong năm 2018, Nhà nước sẽ tiếp tục đẩy mạnh cơ cấu nguồn vốn với nhiều dự án thoái vốn được tiếp diễn. Trọng tâm thoái vốn tiếp tục hướng đến những cổ phiếu Bluechip và doanh nghiệp lớn trong ngành. Điều này được kỳ vọng sẽ mang lại nhiều cơ hội đầu tư cho giới đầu tư.

    Danh sách DNNY dự kiến được Nhà nước thoái vốn trong năm 2018

    https://image.*********.vn/2017/01/02/Co-phieu.jpg

    Bên cạnh các DNNY kể trên, giới đầu tư cũng có thể cân nhắc đến các cơ hội đầu tư chiến lược dài hạn từ các kế hoạch thoái vốn của Nhà nước ở các doanh nghiệp lớn đã cổ phần hóa nhưng chưa niêm yết trên thị trường.

    Một số doanh nghiệp tiêu biểu chưa niêm yết cổ phiếu trên sàn chứng khoán trong lộ trình thoái vốn của Nhà nước

    https://image.*********.vn/2017/01/02/TDL_02.01.2018_5_111183.png

    Phước Toàn
    thk143 thích bài này.

Chia sẻ trang này