Trực tuyến IPO Vietcombank: Thắc mắc và Giải đáp

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 29kiss, 13/12/2007.

3691 người đang online, trong đó có 408 thành viên. 16:58 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1593 lượt đọc và 12 bài trả lời
  1. 29kiss

    29kiss Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/12/2005
    Đã được thích:
    0
    Lê Xuân Hùng - Thái Thịnh, Đống Đa, Hà Nội - (Email: hunglx@yahoo.com)
    Có ý kiến cho rằng, thị trường chứng khoán đang bị nhà đầu tư nước ngoài đè giá để có thể mua được cổ phiếu của Vietcombank với giá thấp? Các chuyên gia nhìn nhận như thế nào về ý kiến này?
    Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Xuân Hùng, tôi cũng nghe tin đồn này. Tôi nghĩ điều đó có thể xảy ra. Chính vì thế kinh doanh ?" trading - cổ phiếu tiềm ẩn những rủi ro của nó. Nhà đầu tư cá nhân vì thế, muốn thắng vững chắc, cần phải được tư vấn tốt hơn, phải bản lĩnh hơn.

    Vũ Nguyễn Dũng - Phú Nhuận, TP. HCM - (Email: vudung_superman@yahoo.com)
    Thưa anh Chánh, anh đánh giá cơ hội đầu tư vào VCB như thế nào, Đại Việt có tham gia hay không?
    Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Nguyễn Dũng, VCB là một cơ hội trong nhiều cơ hội đầu tư khác. Phòng Tự doanh Đại Việt chúng tôi cũng sẽ tham gia đấu giá.

    Lê Thị Mỹ Trang - Thanh Xuân, Hà Nội - (Email: childs_baby2005@yahoo.com.vn)
    Một số ý kiến cho rằng, giá trị thực của cổ phiếu VCB ở dưới mức giá khởi điểm 100.000 đồng/cổ phiếu. Nếu Đại Việt là tổ chức tư vấn IPO VCB, Đại Việt sẽ gợi ý giá khởi điểm là bao nhiêu để hấp dẫn nhà đầu tư?
    Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Mỹ Trang, mọi ý kiến về giá trị đều đúng, tùy theo quan điểm của người phân tích tình hình hiện tại và đánh giá về tương lai. Vì vậy việc có người đánh giá VCB ở dưới mức giá khởi điểm 100.000 đồng/CP cũng là việc thường tình. Nếu Đại Việt là tổ chức tư vấn IPO VCB, Đại Việt sẽ gợi ý giá khởi điểm là 110.000 đồng/CP. Cũng xin nói thêm về chữ giá trị thực, theo tôi mọi giá trị đều là thực, không có giá trị ảo.. Có nhiều loại giá trị: Giá trị?" thị giá, giá trị nội tai, giá trị tương quan?và tất cả đều thực.

    Hoàng Anh Tuấn - Lê Chân, Hải Phòng - (Email: boy_thanhphohoaphuongdo@yahoo.com)
    Với 97,5 triệu cổ phiếu VCB chào bán, nhà đầu tư trong nước được mua 68,25 triệu. Tính theo giá khởi điểm thì có gần 7.000 tỷ đồng được đổ vào cổ phiếu VCB. Liệu TTCK có bị ảnh hưởng bởi sẽ có nhiều nguồn vốn được rút ra từ thị trường cổ phiếu để đấu giá VCB?
    Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Anh Tuấn, tôi nghĩ là có. Tâm lý chờ đợi VCB, việc rút vốn ra để mua VCB, cộng với ?ochiến thuật? dựa vào VCB để ?olàm? thị trường của một số ?ođại gia? đã ảnh hưởng phần nào đến thị trường trong thời gian qua.

    Bùi Tuấn Ngọc - Bình Dương - (Email: tuan_ngoc49@yahoo.com)
    Chào ông Lâm Minh Chánh, Ông nghĩ thế nào về triển vọng của cổ phiếu ngành ngân hàng? Các ngân hàng đang ngày càng cạnh tranh nhau gay gắt, chia sẻ thị phần, vậy thì cổ phiếu của từng ngân hàng có mất đi giá trị? Theo ông, giá khởi điểm 100.000 đồng của VCB có cao so với thực tế? Cảm ơn!
    Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Tuấn Ngọc, cổ phiếu ngân hành nói chung là cổ phiếu tốt để đầu tư vì ngành ngân hàng ?ođang ăn nên làm ra? và còn rất nhiều tiềm năng để phát triển. Cổ phiếu ngân hàng có thời gian bị overvalue (thị giá cao hơn giá trị thật). Nhưng hiện nay là hợp lý.
    Việc cạnh tranh ngành nào cũng có. Cũng như mọi ngành khác, sẽ có cổ phiếu ngân hàng vượt lên ?" tăng giá, sẽ có cổ phiếu đi xuống ?" giảm giá, thậm chí mất luôn. Nhưng giá trị tòan bộ cổ phiếu của các ngân hàng sẽ tăng theo thời gian và theo sự phát triển của nền kinh tế.
    Nguyễn Thị Minh Chung - 234 Bùi Viện, Q.1 - (Email: minhchung_th@yahoo.com)
    Thưa các ông, việc thị trường chứng khóan trong những này gần đây đang có xu hướng chùng lại và đi xuống có phải là do các nhà đầu tư đang trông chờ vào kết quả đấu giá của VCB k? Các ông hãy cho ý kiên về tình hình thị trường trong thời gian sắp tới.
    Ông Hoàng Anh Tuấn:
    Thực sự là cũng có một chút nhưng không nhiều, rất là nhỏ. Một chút ở đây tôi muốn nói là NĐT đang cơ cấu lại danh mục của mình để chuẩn bị vốn tham gia đợt đấu giá này. Tôi nghĩ những yếu tố ảnh hưởng khác như chính sách tiền tệ thắt chặt như Chỉ thị 03 sắp đến thời hạn 31/12, yếu tố tâm lý của việc Quốc hội thông qua Luật thuế thu nhập cá nhân, yếu tố cung cầu, (theo tôi nguồn cung đang thái quá). Bản thân các công ty CPH trong thời điểm này, nhất là DN lớn vẫn còn lúng túng về mục tiêu của các đợt CPH, của việc tăng vốn cũng như niêm yết, (Họ quá quan tâm tới thặng dư vốn mà không quan tâm tới những mục tiêu như tăng cường năng lực cạnh tranh, tái cơ cấu doanh nghiệp để tận dụng những đòn bẩy tài chính). Họ quá chú trọng yếu tố giá mà không có chiến lược sử dụng, thậm chí thiếu cả nhà tư vấn tốt trong quá trình CPH. Việc này đã ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán.

    Theo tôi đánh giá, trung hạn thì thị trường vẫn lạc quan, tuy rằng thị trường vẫn có những thời điểm răng cưa. Thời điểm Tết âm lịch cũng có thể khả quan bởi khi đó lượng tiền mặt nhiều từ dân cư và kiều hối, báo cáo tài chính năm khả quan, yếu tố tâm lý...

    Phuơng - TPHCM - (Email: phuongphongbaby@yahoo.co.uk)
    Xin bà Hà PTGĐ cho biết, chính sách của Vietcombank đối với người lao động như thế nào sau khi CPH? Vì theo tôi được biết, thị trường lao động ngành tài chính, mà đặc biệt là ngành ngân hàng hiện nay đang rất thiếu nhân lực. Trong khi đó, đội ngũ CBCNV của Vietcombank được đánh giá có kỹ năng, trình độ cao so với các NHTMQD khác tại VN. Như vậy, sau khi CPH, nếu không có chính sách tốt để đãi ngộ nhân tài, thì Vietcombank có thể bị ảnh hưởng nạn chảy máu chất xám. Nếu có thể, xin bà cho biết thêm, đứng cương vị là nhà lão đạo cao của Vietcombank bà có trăn trở về vấn đề này trong thời gian qua không? Xin trân trọng cám ơn!
    Bà Nguyễn Thu Hà: Chúng tôi không những trăn trở mà còn đau đầu về bài toán nhân lực. Đúng là Vietcombank đang sở hữu một "kho báu" đó là đội ngũ nhân lực có trình độ cao, nhiều kinh nghiệm thực tiễn, và tâm huyết với ngân hàng. Với cơ chế của một ngân hàng thương mại nhà nước, việc giữ được đội ngũ nhân lực đã là một điều khó khăn chứ chưa nói đến việc thu hút thêm các nhân tài mới.
    Với việc cổ phần hoá sẽ giúp chúng tôi giải quyết được bài toán này tốt hơn. Ngoài cơ chế đãi ngộ tốt hơn, thì các nhân viên của Vietcombank sẽ có môi trường thuận lợi để phát triển tài năng. Điều mà ban lãnh đạo chúng tôi cam kết xây dựng một văn hoá doanh nghiệp để làm sao mỗi một nhân viên Vietcombank có thể thấy tự hào và gắn bó khi làm việc tại đây.
  2. 29kiss

    29kiss Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/12/2005
    Đã được thích:
    0
    dang thai thong - an giang - (Email: thaithong0@yahô.com)
    Vietcombank có vốn điều lệ là 15.000 tỷ đồng, sau khi dùng 795 tỷ đồng bán đấu giá thì số vốn còn lại sẽ có kế hoạch như thế nào?
    Bà Nguyễn Thu Hà: Trước hết tôi xin đính chính số mà bạn đưa ra. Con số đúng mà Vietcombank đem ra đấu giá lần này là 975 tỷ đồng, tương đương với 6,5% vốn điều lệ. Các cấu phần khác của vốn điều lệ sau cổ phần hoá như sau:
    - Nhà nước giữ 70%
    - Trái phiếu và cán bộ công nhân viên 3,5%
    - Đối tác, bạn hàng trong nước 5%
    - Đối tác chiến lược nước ngoài: 15 - 20%

    Hương - Hà Nội - (Email: huongdt@gmail.com)
    Tôi là một nhà đầu tư, ông khuyên tôi có nên mua cổ phiếu VCB đầu tư dài hạn không?
    Ông Hoàng Anh Tuấn: Theo tôi để xếp VCB vào danh mục đầu tư dài hạn thì chưa đủ yếu tố căn cứ, với những giả thiết ban đầu như nhà đầu tư chiến lược, giá đấu bình quân, chính sách quản trị, chiến lược phát triển doanh nghiệp... Những vấn đề này cần ban lãnh đạo VCB trả lời mới có thể quyết định. Nếu giá đấu bình quân VCB thấp thì có thể xếp vào danh mục đầu tư ngắn hạn.

    Trần Đức Mạnh - Hai Bà Trưng, Hà Nội - (Email: ducmanh_2001@yahoo.com.vn)
    Công ty Quản lý quỹ đầu tư Hà Nội chắc đã có nghiên cứu về cơ hội đầu tư vào Vietcombank? Ông Phan Phương Anh có thể tiết lộ một vài thông tin xung quanh Vietcombak được không?
    Ông Phan Phương Anh: Mức độ tiếp cận thông tin của chúng tôi cũng bình đẳng như tất cả các nhà đầu tư khác. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng Công ty quản lý quỹ đầu tư Hà Nội cũng như một số quỹ đầu tư khác đều mong muốn được minh bạch thông tin hơn nữa để thuận lợi cho việc phân tích định giá một cách chính xác hơn.

    ptson - HCMC - (Email: seaptson@yahoo.com)
    Tình hình TTCK những ngày qua suy giảm liên tục có phải do các tổ chức TC đầu tư vào các Cty bán ra, vừa để hiện thực hóa lợi nhuận vừa để mua được VCB với giá hời? Động thái của các nhà đầu tư nhỏ như chúng tôi nên như thế nào?
    Ông Hoàng Anh Tuấn:
    Theo tôi đánh giá về trung hạn thị trường vẫn tốt nên việc đánh giá cơ hội đầu tư NĐT cần bình tĩnh và phải xem xét trên nhiều yếu tố, ví dụ đầu tư vào doanh nghiệp thì cần chú ý đến phân tích cơ bản. NDT nhỏ nên tham khảo các ý kiến tư vấn để cơ cấu danh mục của mình, tránh việc chạy theo các xu hướng biến động ngắn hạn trên thị trường mà bỏ qua yếu tố nội tại. Tôi cho rằng vẫn nên chọn số lượng CP nhỏ mà mình ưa thích để có thể theo dõi được, và phải được đảm bảo bằng chỉ số tài chính lành mạnh.

    Nguyễn Yến Chi - 96 ngõ 136, Tây Sơn - 0989080448 (Email: monster1961984@yahoo.com)
    Việc đấu giá cổ phiếu lần đầu có những ưu tiên nào về giá và số lượng đặt không.
    Ông Hoàng Anh Tuấn: Theo quy chế đấu giá thì không có ưu tiên nào cả, mọi nhà đầu tư đều bình đẳng. Số lượng đăng ký tối thiểu là 100
    Đỗ Thị Trúc Giang - 22/2c trần hoàng na - TPCT - (Email: trgiangvcb@yooho.com)
    1. Khi VCB IPO xong thì cổ phần trúng thầu có được chuyển nhượng hay không? 2. Phần lãi của trái phiếu có được chuyển đổi thành cổ phiếu hay không? 3. Cổ phần ưu đãi cho CBCNV VCB tính theo giá bình quân sau IPO hay sau ngày 22/01/2008 khi nhà đầu tư đã nộp tiền mua CP trúng thầu xong? 4. Khi nào mới biết tỷ lệ chuyển đổi trái phiếu ? và đăng ký chuyển đổi trái phiếu vào ngày nào ?
    Bà Nguyễn Thu Hà: 1. Cổ phần sẽ có thể được chuyển nhượng sau khi Vietcombank tiến hành đại hội cổ đông, thông qua điều lệ để chính thức trở thành ngân hàng cổ phần. Dự kiến sẽ thực hiện ngay sau khi hoàn tất IPO.

    2. Như chúng tôi đã thông báo ngay khi phát hành trái phiếu cũng như tại bản cáo bạch niêm yết trái phiếu tăng vốn tại HOSE và bản công bố thông tin,lãi trái phiếu từ ngày trả lãi gần nhất đến ngày thực hiện quyền sẽ được chuyển đổi thành cổ phiếu.

    3. Cổ phần ưu đãi được tính trên cơ sở giá đấu thành công bình quân THỰC TẾ.

    4. Tỷ lệ chuyển đổi trái phiếu sẽ được xác định ngay sau khi HOSE công bố giá đấu thành công, bình quân thực tế. Dự kiến vào cuối tháng 1/2008, Vietcombank sẽ công bố công khai cụ thể về giá, thời gian, địa điểm chuyển đổi trái phiếu cụ thể trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên website của Vietcombank và CTCK VCBS

    Trần Đình Ngọc - Cầu Giấy, Hà Nội - (Email: mrngochoang@yahoo.com)
    Rất nhiều ý kiến cho rằng, giá cổ phần của Vietcombank chỉ vào khoảng 115-120.000 đồng/cổ phiếu. Ông Chánh và ông Anh có đồng quan điểm với ý kiến này?
    Ông Phan Phương Anh: Đương nhiên là giá cả do thị trường quyết định. Trong trường hợp này, tôi nghĩ rằng Nhà nước đã rất "khôn" khi chỉ đưa ra đấu giá một lượng cổ phiếu rất nhỏ, sau đó lấy giá đấu bình quân đại diện cho giá của VCB là không phù hợp. Nếu Nhà nước quyết định bán 30% thì chắc chắn mức giá sẽ thấp hơn nhiều.
    Cá nhân tôi, nếu bạn đấu giá với mức giá như trên, e là sẽ khó trúng, tuy nhiên, chúng ta cũng không loại trừ khả năng bạn có thể mua được cổ phiếu VCB sau đấu giá.
    Trần Thị Huệ - 1/66 Tôn Đức Thắng Lê Chân Hải phòng - (Email: tranthihuehp1965@yahoo.com)
    Tôi muốn tham gia đấu giá cổ phiếu của Vietcombank, nhưng tôi ở Hải Phòng, không thể lên Hà Nội được. Tôi có thể ủy thác cho công ty chứng khoán ở Hải Phòng làm thủ tục đấu giá được không?
    Bà Nguyễn Thu Hà: Theo quy chế bán đấu giá cổ phần, sẽ có 62 đại lý bán đấu giá, tức là toàn bộ các công ty chứng khoán trên thị trường đều tham gia đợt đấu giá này. Bạn có thể tham khảo địa chỉ đấu giá được đăng tải công khai tại Quy chế bán đấu giá cổ phần lần đầu ra công chúng của Vietcombank.
  3. 29kiss

    29kiss Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/12/2005
    Đã được thích:
    0
    Phan Quang - Tp. HCM - (Email: phanquang65@yahoo.com.vn)
    Câu hỏi gửi các ông Lâm Minh Chánh, Phan Phương Anh và Hoàng Anh Tuấn: 1. Cơ sở nào để so sánh giá của VCB và ACB, STB như các vị đã nói ở trên? 2. Các vị có nghĩ rằng IPO VCB cũng chỉ là một đợt IPO bình thường như các DN khác hay không? Bởi vì nếu đúng như vậy thì chắc chắn TTCK sẽ không bị ảnh hưởng nhiều như tình hình hiện nay? xin Cảm ơn!
    Ông Lâm Minh Chánh: 1. Thân chào độc giả Phan Quang, mỗi công ty có một cách phân tích và định giá riêng. Đối với ngân hàng, Công ty Đại Việt đặt nặng phương pháp định giá tương quan P/B (60%-70%), phần còn lại là phương pháp chiết khấu dòng tiền. Tôi sẽ viết kỹ trong bài sắp đăng trên báo ĐTCK.
    2. Có và không. VCB là một chờ đợi dài và là một câu chuyện đặc biệt

    Hieu - - (Email: Dohieu@yahoo.com)
    Xin được hỏi ông Hoàng Anh Tuấn, Tổng giám đốc CTCK Hà Nội. HSSC có hỗ trợ vốn cho NĐT khi NĐT đấu giá thành công Vietcombank hay không? Trong truong hop IPO Vietcombank thành công VN Index sẽ ra sao? Trong trường hợp ngược lại sẽ như thế nào? Cám ơn ông nhiều?
    Ông Hoàng Anh Tuấn: Đây cũng là điểm đặc biệt mà khách hàng ủy thác đấu giá qua HSSC. NĐT có thể được thu xếp khoản vay tối thiểu trên 10 lần mệnh giá với tỷ lệ 30% trên tổng số tiền trúng đấu giá (thấp nhất 30.000 đồng/cổ phiếu).

    Trong trường hợp IPO VCB thành công tôi nghĩ VN-Index sẽ không có thay đổi lớn, có thể là tác động từ tâm lý tích cực, trong trường hợp ngược lại cũng tương tự, tuy thị trường có thể trùng lại một chút.
    Hop Giang - Vung tau - (Email: havicokt@hcm.vnn.vn)
    Trong đợt IPO này thì phần thặng dư có được của Vietcombank Nhà nước có thu về không? Nếu thu về thì thu bao nhiêu %?
    Bà Nguyễn Thu Hà: Về thặng dư về vốn được để lại theo quy định của nhà nước tại Nghị định 109/NĐ-CP, trong bước đầu cổ phần hoá giữ nguyên nguồn vốn nhà nước 70% và phát hành thêm 30% như vậy với số vốn thặng dư sau khi trừ đi chi phí được giữ lại theo điều lệ là doanh nghiệp 30% và nhà nước là 70%.

    Nguyễn Thu Phương - Phố Huế, HBT, Hà Nội - (Email: nthuphuongktqd@yahoo.com)
    Bản công bố thông tin có nói việc công ty Quản lý nợ và khai thác tài sản(VCB-AMC)100% sở hữu Vietcombank giải thể. Xin bà Hà cho biết thật cụ thể, liệu việc này có ảnh hưởng tới giá trị của VCB như thế nào? Xin chân thành cảm ơn
    Bà Nguyễn Thu Hà: AMC của Vietcombank đã hoàn thành "sứ mệnh lịch sử" là xử lý xong những tài sản tồn đọng từ nợ cũ trước đây. Do đó, việc giải thể AMC sẽ không ảnh hưởng tới giá trị của Vietcombank khi IPO

    Lưu Quốc Hoàng - 127 Nguyễn Công Trứ Bảo Lộc - (Email: md@broker.com.vn)
    Xin hỏi: Theo Ông/Bà, phản ứng của nhà đầu tư nước ngoài hiện giờ như thế nào? Họ có ra giá cao hơn 15x để thâu tóm cổ phiếu VCB không?
    Ông Hoàng Anh Tuấn: Tôi không nghĩ như thế, như tôi đã phân tích họ sẽ không mua bằng một giá quá cao.
    Hien - Hai phong - (Email: hiennguyen@yahoo.com)
    Xin được hỏi ông Lâm Minh Chánh. Ông nhận định nhw thế nào về nguồn tiền của các NĐT hiện nay. Theo tính toán của ông thì giá đấu bình quân của Vietcombank là bao nhiêu? Liệu NĐT có bỏ cuộc khi đấu thành công do nguồn tiền bị hạn chế? Trân trọng cám ơn ông?
    Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Hien. Tiền của nhà đầu tư cá nhân thì tôi không thể đưa ra dự đoán cụ thể. Nhưng tôi biết chắc tiền của nhà đầu tư tổ chức, và của một số cá nhân lớn ?" đại gia ?" thì có vẻ như đang sẵn sàng. Nếu có hiện tượng bỏ cọc nhiều thì tôi nghiêng về lý do giá bị đẩy lên cao hơn là lý do tiền bị hạn chế.

    Tuan - 538 duong lang, hanoi - (Email: dinhductuanvn@yahoo.com)
    Đề nghị cho biết phương thức đấu giá của nhà đầu tư nước ngòai để mua 30% lượng cổ phiếu Vietcombank được đưa ra IPO lần này.
    Bà Nguyễn Thu Hà: Không có sự phân biệt về phương thức đấu giá của các nhà đầu tư nước ngoài với nhà đầu tư trong nước. Nghĩa là các nhà đầu tư nước ngoài cũng đăng ký, đặt cọc, bỏ phiếu tham dự đấu giá tại các đại lý đấu giá.
    Sự khác biệt duy nhất là kết quả đấu giá sẽ được xác định trên cơ sở kết hợp tỷ lệ khống chế trần 30%. Quy định chi tiết xin mời bạn tham khảo Quy chế bán đấu giá do HOSE ban hành.

    Phan Quang - Tp. HCM - (Email: phanquang65@yahoo.com.vn)
    Câu hỏi gửi các ông Lâm Minh Chánh, Phan Phương Anh và Hoàng Anh Tuấn: 1. Cơ sở nào để so sánh giá của VCB và ACB, STB như các vị đã nói ở trên? 2. Các vị có nghĩ rằng IPO VCB cũng chỉ là một đợt IPO bình thường như các DN khác hay không? Bởi vì nếu đúng như vậy thì chắc chắn TTCK sẽ không bị ảnh hưởng nhiều như tình hình hiện nay? xin Cảm ơn!
    Ông Hoàng Anh Tuấn:
    Cơ sở chính là so sánh ngành, về mặt định tính thì VCB có những lợi thế về thương hiệu, thị phần thanh toán, xuất nhập khẩu, dịch vụ thẻ, quản lý và công nghệ. Tuy nhiên hai ngân hàng đang niêm yết lại có lợi thế về mảng đầu tư và tính dụng tiêu dùng, và sự năng động vì đã CPH nhiều năm.

    Về mặt định lượng, so sánh thông qua các chỉ số P/E thì PE của VCB với lợi nhuận 9 tháng đầu năm 2007 là 1.500 tỷ, ước tính 2007 là 2.200 tỷ thì với tốc độ tăng trưởng cho là 50%.năm thì 2008 cũng chỉ có lợi nhuận là 3.300 tỷ như vậy EPS tương ứng 2008 là 2.200 đồng. Thì như vậy nếu tính với khởi điểm 100.000 đồng thì PE là 45 mà đây là PE của tương lai 2008 chứ không phải hiện tại, như vậy là tương đối cao so với ACB và STB (khoảng 27 và 25).

    Bùi Thị Phương - 96 ngõ 136, Tây Sơn - 0989080448 (Email: buithiphuống9@yahoo.com.vn)
    tôi là một nhà đầu tư cá nhân, và hiện là sinh viên vì vậy số vốn của tôi không lớn. Vậy tôi có cơ hội như các nhà đầu tư khác để sở hữu cổ phiếu của Vietcombank không.xin cảm ơn.
    Ông Lâm Minh Chánh: Thân chào độc giả Bùi Thị Phương, tại sao không? Bạn hoàn toàn có cơ hội ngang bằng. Quan trọng là giá bạn chấp nhận đấu bao nhiêu.

Chia sẻ trang này