1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Trung Quốc: Hãi hùng tai lợn làm từ nhựa. Xin phép Mod cuối tuần cảnh báo để cộng đồng biết

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi 4_mua, 05/05/2012.

4086 người đang online, trong đó có 327 thành viên. 15:00 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
Chủ đề này đã có 1716 lượt đọc và 28 bài trả lời
  1. 4_mua

    4_mua Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Nguồn tin :

    Tràn lan đồ chơi Trung Quốc độc hại



    Đã có hàng loạt cảnh báo về đồ chơi, đồ dùng trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc có hóa chất độc hại nhưng trên thị trường nội địa vẫn bày bán công khai.

    [​IMG]
    Nhiều đồ chơi độc hại xuất xứ từ Trung Quốc vẫn được bày bán khắp nơi - ảnh: Đào Ngọc Thạch
    Thế giới cấm, ta thả nổi
    Cuối tháng 5, Tổng cục Thanh tra giám sát chất lượng và kiểm dịch Trung Quốc (AQSIQ) cho biết gần 10% trong tổng số 242 mẫu đồ chơi trẻ em (ĐCTE) mà cơ quan này lấy mẫu kiểm tra ngẫu nhiên tại nước này có dấu hiệu không an toàn. Có tới 20 đồ chơi trong số này không đạt tiêu chuẩn cho phép, trong đó có 3 sản phẩm bị nhiễm kim loại nặng như chì, crom.



    Lực lượng QLTT TP.HCM đang đẩy mạnh kiểm tra, kiểm soát mặt hàng này. Chỉ trong 1 tuần cuối tháng 5 đội QLTT 3A - TP.HCM đã thu 7.738 cái ĐCTE (hộp ráp đồ chơi, xe, siêu nhân, thú...) do Trung Quốc sản xuất không có hóa đơn chứng từ tại quận 5 và 6.

    Cũng trong tháng 5, Hòa Bình Xanh (Greenpeace) - một tổ chức bảo vệ môi trường hàng đầu thế giới - thông báo các cuộc kiểm tra độc lập của họ đã phát hiện khoảng 70% mẫu ĐCTE được lấy mẫu tại Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Châu, Hồng Kông có chứa chất phthalate (chất được dùng làm tăng độ dẻo, bền của đồ nhựa có khả năng gây biến đổi hoóc-môn, ảnh hưởng đến hệ sinh sản, gây dị tật ở cơ quan sinh dục trẻ em... Mỹ, Canada, châu Âu và nhiều nước đã cấm sử dụng chất này trong sản xuất chất dẻo). Có 19/21 mẫu xét nghiệm cho thấy hóa chất phthalate chiếm hơn 10% trong sản phẩm, thậm chí có một sản phẩm chứa đến 43%. Bất chấp những cảnh báo trên, tại VN, ĐCTE từ Trung Quốc hoặc không rõ nguồn gốc xuất xứ vẫn tràn ngập. Khảo sát trên địa bàn TP.HCM, những mặt hàng như xe đạp, ô tô, búp bê, bộ ghép hình, siêu nhân... được bán với giá rất rẻ. Chỉ từ vài ngàn đến vài chục ngàn đồng/sản phẩm ở vỉa hè các tuyến đường Nguyễn Trãi, Điện Biên Phủ, CMT8, Trường Chinh... Dễ nhận thấy nhiều loại sản phẩm giống với các mẫu mà báo chí Trung Quốc đăng tin là có vấn đề về an toàn sức khỏe như nói trên.
    Dạo qua khu vực chợ Bình Tây, vốn được coi là “thủ phủ” của ĐCTE xuất xứ từ Trung Quốc, có thể nhận thấy hàng Trung Quốc "lũng đoạn" thị trường này với đủ loại, kích cỡ, màu sắc... bày bán la liệt từ trong nhà ra tận vỉa hè, tràn xuống cả lòng đường.



    [​IMG]
    Đồ chơi trẻ em xuất xứ từ Trung Quốc giá rẻ bán tràn lan tại TP.HCM ảnh: Hoàng Việt
    Nguy cơ biến thành “bãi rác độc”

    Ngày 1.6, Trung Quốc đã chính thức cấm dùng chất bisphenol A (BPA - là chất phá hoại nội tiết tố, gây hiệu ứng trong tế bào) trong sản xuất đồ dùng ăn uống cho trẻ sơ sinh, thu hồi các sản phẩm liên quan có chứa chất này.
    Theo ông Đỗ Ngọc Chính - Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và tư vấn tiêu dùng (Cescon - Hội Tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng VN), một khảo sát ngẫu nhiên của trung tâm này trên 16 mẫu bình sữa trẻ em, bình đựng nước uống học sinh bán trên thị trường TP.HCM thì 100% mẫu sản xuất từ Trung Quốc đều chưa rõ về tên, địa chỉ tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm về hàng hóa. “Các nhà quản lý và NTD cần đề phòng các nước đã và sẽ cấm lưu thông bình nhựa cho trẻ ăn làm bằng polycarbonate (có chứa BPA) sẽ bán phá giá sản phẩm này sang thị trường nước ta”, ông Chính lưu ý.



    [​IMG] Về nguyên tắc, khi sản phẩm bất kỳ nào đó bị phát hiện có vấn đề ở nước ngoài thì ít nhất chúng ta cũng phải có biện pháp kiểm tra, xử lý. Nhưng hiện tại VN không nhiều tổ chức đủ năng lực kiểm định
    [​IMG]
    Ông Hoàng Lâm, PGĐ Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3




    Trớ trêu nhất là một số sản phẩm ngoại nhập bị phát hiện hàm lượng độc tố quá cao so với chỉ tiêu quốc tế nhưng VN vẫn không thể thu hồi. Đơn cử như cuối năm 2010, Công ty TUV Rheinland Việt Nam - đơn vị 100% vốn nước ngoài chuyên kiểm định và đánh giá chất lượng sản phẩm độc lập, có trụ sở tại TP.HCM - công bố kết quả kiểm nghiệm, 100% mẫu đồ chơi đĩa bay xuất xứ từ Trung Quốc đang bán trên thị trường VN chứa chất ththalates (gây ảnh hưởng đến gan, thận, gây hại đến thai nhi, gây đột biến...) vượt tiêu chuẩn quốc tế, thậm chí có mẫu cao gấp 5.000 lần. Tuy nhiên đến nay đĩa bay độc hại vẫn... cứ bay! Tiếp sau đó, Lâm Đồng đã phát hiện ly cốc thủy tinh Trung Quốc chứa hàm lượng kim loại nặng cực độc chì, cadimi... vượt chỉ tiêu tham khảo đến vài ngàn lần nhưng với lý do “quy định chưa có” nên đành bó tay. Các cơ quan này đã có văn bản kiến nghị, đề xuất lên cấp bộ, tổng cục. Tuy nhiên, đến nay sản phẩm nói trên vẫn “nhởn nhơ” trên thị trường.
    Ông Hoàng Lâm, PGĐ Trung tâm Kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, cho biết: “Về nguyên tắc, khi sản phẩm bất kỳ nào đó bị phát hiện có vấn đề ở nước ngoài thì ít nhất chúng ta cũng phải có biện pháp kiểm tra, xử lý. Nhưng hiện tại VN không nhiều tổ chức đủ năng lực kiểm định các thành phần độc hại hay các yêu cầu về cơ lý trong sản phẩm”.
    Với tình trạng không quản nổi đầu vào và cũng không thu hồi nổi khi phát hiện sản phẩm có nhiễm độc như nói trên, đặc biệt là đối với hàng Trung Quốc, nhiều chuyên gia cảnh báo, VN có nguy cơ biến thành “bãi rác độc” của thế giới. Bởi trên thực tế, các nước châu Âu, Mỹ, Nhật, Canada, ngay cả các nước láng giềng như Malaysia, Singapore đã cấm hoặc kiểm soát nghiêm ngặt hàm lượng các kim loại nặng như cadimi, chì hay BPA... trong sản xuất đồ chơi, đồ dùng trẻ em. Tại VN, việc quản lý một số chất có nguy cơ tổn hại đến sức khỏe người sử dụng vẫn còn lỏng lẻo. Đến nay các cơ quan chức năng vẫn chưa ban hành quy định cấm hoặc quy định cụ thể hàm lượng một số chất như phthalate, BPA... trong sản xuất ĐCTE, bình bú trẻ em, bình đựng nước học sinh...
    Và nguy cơ VN là điểm đến lý tưởng cho các mặt hàng bị thế giới cấm cửa là rất cao.
    Hoàng Việt

    Đồ ăn Trung Quốc độc thì nhiều người đã biết, đến đồ chơi cũng độc luôn ! ^:)^^:)^^:)^^:)^^:)^
  2. Cachep123

    Cachep123 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/04/2012
    Đã được thích:
    75
    Con gái TQ cũng độc hại lắm đó nha pà kon,dính vào rồi là khó quên lắm :D
  3. 4_mua

    4_mua Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Nguồn tin :

    http://vietnamscout.com/textile/ind...ay-mc-&catid=37:textile-and-garment&Itemid=63

    Thế nào là an toàn đối với các mặt hàng may mặc ?

    Trong thời gian vừa qua, đã có nhiều mặt hàng nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam có chất lượng không rõ ràng và vào ngày 4/6 Ban chỉ đạo 127 TW đã yêu cầu tổng kiểm tra “độ an toàn” của hàng may mặc và tiêu dùng nhập từ Trung Quốc vào Việt Nam.
    Đối với các mặt hàng như hàng may mặc, đồ chơi trẻ em, thì thực sự người tiêu dùng không thể xác định được thế nào là độc hại và thế nào là không độc hại, nếu không được các cơ quan và phòng thí nghiệm kiểm tra xác định và công khai trước đó.
    Theo các cơ quan quản lý chất lượng tại Âu Châu, hàng nhập vào Châu lục này phải được chứng minh rõ ràng, có đầy đủ các giấy tờ kiểm tra xác minh để bảo đảm chắc chắn cho người tiêu dùng là hàng hóa này không gây độc hại cho người tiêu dùng.
    Mặc dù vậy, tại đây vẫn thường xảy ra các trường hợp hàng hóa bán ra thị trường rồi nhưng vẫn phải thâu hồi vì lý do hàng bị nhiểm các chất độc hại mà trước đó người ta không phát hiện.
    Để rút kinh nghiệm, trong thời gian qua các nhà nhập khẩu đã yêu cầu các công ty cung cấp hàng hóa phải đạt một loạt chỉ tiêu trước khi họ quyết định mua hàng. Các chỉ tiêu đối với hóa chất theo REACH (Registration, Evaluation, Authorisation of Chemicals), chứng chỉ Oeko Tex trong ngành may mặc hiện đang là chỉ tiêu, chứng chỉ mà các nhà nhập khẩu Âu Châu thường yêu cầu các công ty sản xuất phải có. Cho dù trên thế giới có hơn 80 chứng chỉ xác minh hàng sạch khác nhau, nhưng với các chỉ tiêu kiểm nghiệm khắc khe, Oeko Tex hiện đang được nhiều người tiêu dùng tại Âu Châu biết đến và tin tưởng.
    Mặc dù chỉ kiểm sản phẩm đầu cuối, nhưng các chỉ tiêu kiểm theo Oeko Tex bao trùm mọi khía cạnh trong quá trình sản xuất. Từ khâu nguyên vật liệu ( sợi bông, sơi nhân tạo) đến qui trình nhuộm ( các loại hóa chất xử lý vải, các loại màu nhuộm) và khâu hoàn tất sản phẩm.
    Một sản phẩm mang nhãn hiệu Oeko Tex là sản phẩm đã được kiểm kỹ và có độ an toàn cao đối với người tiêu dùng. Hiệp hội Oeko Tex có những qui định rất khắc khe đối với các viện kiểm nghiệm vì thế kết quả kiểm nghiệm luôn phải rõ ràng và chính xác.
    Đối với người tiêu dùng , viện Oeko Tex thường khuyến cáo nên dùng các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, tốt nhất đã được kiểm nghiệm và mang nhãn của một trong các loại chứng chỉ sạch. Ngoài ra tránh dùng các loại quần áo có mang màu sắc quá sặc sỡ vì chúng thường được nhuộm bởi các màu có độ an toàn thấp và đặc biệt nên tránh mua các loại quần áo có nhiều mùi hóa chất ( mùi hăng, mùi cay ... )
    Ngoài ra, nên giặt kỹ quần áo khi mới mua về để loại bỏ các loại hóa chất còn tồn đọng lại trong quá trình sản xuất
  4. Eipiti

    Eipiti Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    25/05/2010
    Đã được thích:
    112
    Hôm qua mình cũng đã vào PV2 theo cfo rùi pak.[r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)][r2)].

    Sao thía nhỉ, chỉnh ở phần nào thế pak, để mình xem lại.
  5. 4_mua

    4_mua Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/01/2011
    Đã được thích:
    0
    Nguồn tin :

    http://vnexpress.net/gl/doi-song/ca.../trung-quoc-trung-tri-toi-pham-thuc-pham-ban/


    Trung Quốc trừng trị tội phạm thực phẩm bẩn

    Hàng loạt vụ vi phạm an toàn thực phẩm vừa bị đưa ra xét xử ở Trung Quốc, trong đó hơn một nửa bán thực phẩm giả qua mạng.



    > 53 người Trung Quốc bị bắt trong vụ thuốc chứa gelatin độc
    > Trung Quốc cảnh báo hàng loạt thuốc nhiễm crom


    Ngày 3/5 Tòa tối cao Thượng Hải xét xử công khai 8 vụ vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm và thuốc bao gồm: bán thuốc giả, hàng hóa giả, kinh doanh bất hợp pháp, giả thương hiệu, bán hàng nhái... 18 bị cáo lãnh án tù từ 6 tháng đến 6 năm rưỡi, đồng thời nộp phạt từ 1.000 đến 800.000 nhân dân tệ (khoảng 3,3 triệu đến 2,6 tỷ đồng).
    [​IMG]

    Vụ làm vỏ thuốc con nhộng từ giày da rách gây chấn động dư luận Trung Quốc vừa qua. Ảnh: AP.

    "Họ làm giả bột protein, muối, rượu trắng, rượu nhập khẩu, thuốc lá và Viagra, đều là hàng hóa rất gần gũi với cuộc sống hàng ngày của con người nên gây hại nghiêm trọng đến sức khỏe", Ding Shouxing, Phó chánh án Tòa án tối cao Thượng Hải nói trên tờ Chinadaily.
    Ông Ding cũng cho rằng, Internet đã tiếp tay cho các tội phạm này, bởi trong 8 vụ bị phát hiện thì một nửa số vụ kinh doanh "bẩn" được thực hiện thông qua các kênh bán hàng trực tuyến qua mạng.
    Trong đó nổi cộm là vụ Chen Youzhi mở một cửa hàng trực tuyến tên là Taobao để bán những sản phẩm chăm sóc sức khỏe giả mạo một nhãn hiệu kinh doanh đa cấp. Từ tháng 1/2007 đến tháng 11/2011, Chen đã thu hơn 6 triệu nhân dân tệ từ shop online này. Trong phiên tòa ngày 3/5, Chen bị kết án tù 6 năm rưỡi và buộc nộp phạt 800.000 nhân dân tệ.
    "Khi ngành thương mại điện tử nở rộ khắp cả nước, nhiều người bán hàng bắt đầu mở rộng hoạt động sang lĩnh vực kinh doanh trực tuyến. Trước thực trạng này, một vấn đề bức thiết đặt ra là cần phải tăng cường giám sát của các cơ quan chức năng về hoạt động giao dịch qua mạng", Zhu Dan, một quan chức tòa án tối cao Thượng Hải nhận định.
    Ông Dan cũng cho rằng những vụ bê bối trong kinh doanh thực phẩm và thuốc phản ánh tình trạng xuống cấp về đạo đức, thiếu nhận thức về pháp luật của các tội phạm. Hơn nữa qua vụ việc được phát hiện còn cho thấy nhiều lỗ hổng trong khâu giám sát an toàn thực phẩm và thuốc, cũng sự quản lý yếu kém của chính phủ.
    Vì thế ông yêu cầu các cơ quan chức năng cần tăng cường giám sát và cải thiện hệ thống quản lý xã hội. Bên cạnh đó chính phủ cần xây dựng những quy định chặt chẽ đối với ngành kinh doanh trực tuyến, đồng thời thường xuyên kiểm tra chất lượng hoạt động kinh doanh qua mạng.
    Phó chánh án tòa án tối cao Thượng Hải phát biểu trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc rằng, cơ quan này đang dành sự chú trọng đặc biệt đến những vụ án vi phạm an toàn vệ sinh thực phẩm và thuốc. Bất kỳ vụ việc nào phát hiện sẽ bị trừng trị đích đáng.
    Trong những năm gần đây, chính quyền Thượng Hải đã đưa ra những quy định rất nghiêm ngặt về đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Tuy nhiên những thách thức mà thành phố này gặp phải là hệ thống tiêu chuẩn đánh giá chất lượng thực phẩm công nghiệp còn thấp, sự thiếu trung thực của các doanh nghiệp, đội ngũ công nhân viên thiếu trình độ, trong khi quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm lại không đề cập về vấn đề này.
    "Chủ trương của thành phố là mở một cuộc thanh tra quy mô lớn về vấn đề an toàn thực phẩm, đồng thời nỗ lực thiết lập một hệ thống giám sát chặt chẽ trong kế hoạch 5 năm tới", ông Yan Zuqiang, Giám đốc cơ quan An toàn thực phẩm Thượng Hải cho biết.
    Thi Trân


    Bị thắt chặt ở Trung Quốc, bọn tội phạm sẽ tìm cách tuồng hàng sang Việt Nam.
    Bà con mình càng phải cảnh giác cao độ, nhất là hàng Trung Quốc giả nhãn hiệu Việt Nam.
  6. tlong01

    tlong01 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/02/2010
    Đã được thích:
    0
    Thật k Pák, e mún thử xem độc cỡ lào. =))
    để e lai giống thành ng Việt Nam hết cho khựa mất gốc lun =))
    Nước nào mua khí tài quân sự nhất là của khối LX thì pải koi chừng mua pải hàng lởm, mẫu mã là hàng thật nhưng linh kiện lại là hàng lởm của khựa.=))
    Ngay nước tiên tiến như Mỹ mà còn dính đòn (Bo mạch khiển của máy bay chiến đấu) thế mới đau.:))
    e sợ............. nhầm hàng =))
    khựa mua khí tài của Nga rồi dựa theo mô hình copy, bên trong lởm vô cùng.
  7. thanhtung193

    thanhtung193 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/04/2010
    Đã được thích:
    22
    Hãi . Tẩy chay hết cai bọn Tàu Khựa này thôi
  8. Quang-Trung

    Quang-Trung Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    01/04/2012
    Đã được thích:
    2
    http://www.thanhnien.com.vn/pages/20120507/den-luot-cai-bap-bi-tam-formaldehyde-o-trung-quoc.aspx
    Đến lượt bắp cải bị xịt formaldehyde ở Trung Quốc

    07/05/2012 17:39


    [​IMG]



    Một người bán bắp cải ở Trung Quốc - Ảnh: Reuters (TNO) Những người bán rau Trung Quốc đã bị bắt quả tang xịt formaldehyde lên bắp cải để giữ cho chúng được tươi khi chuyển hàng ra chợ trên đoạn đường dài.

    Đây là vụ bê bối về an toàn thực phẩm mới nhất ở nước này.
    Tân Hoa xã ngày 7.5 đưa tin hàng chục người bán rau sỉ ở thành phố Qingzhou, tỉnh Sơn Đông bị bắt quả tang bán bắp cải được xịt formaldehyde. Tuy nhiên, bản tin không cho biết liệu những người đó có bị bắt giữ hay không và hình phạt mà họ phải đối mặt là gì.
    Tân Hoa xã cho biết việc xịt formaldehyde lên bắp cải đã trở nên phổ biến trong 3 năm qua, đặc biệt vào những tháng nóng khi rau bị hỏng nhanh trong quá trình vận chuyển.
    Những người bán rau sỉ ở Trung Quốc không bị buộc phải sử dụng xe tải lạnh để chuyên chở nông sản, và rất ít người có khả năng trang bị loại xe này.
    Vào năm 2008, Bộ Y tế Trung Quốc đã công bố danh sách chất phụ gia thực phẩm bị cấm sử dụng, trong đó có formaldehyde. Loại hóa chất này bị cho là đã được sử dụng để ngâm hải sản khô nhằm làm cho chúng trông có vẻ tươi ngon hơn.
    Formaldehyde có thể gây kích ứng da cũng như các vấn đề về thở và tiêu hóa, và nó bị xem là chất có thể gây ung thư.
    Ngành thực phẩm và các cơ quan quản lý của Trung Quốc vẫn đang chật vật giải quyết hậu quả sau một loạt vấn đề nghiêm trọng bao gồm sữa nhiễm melaminethịt heo chứa chất kích thích tăng trưởng.
    Khang Huy

    Chú ý là bắp cải Trung Quốc đang hiện diên tại tất cả các chợ VN hiện nay ! [r23)][r23)][r23)]
  9. Linh_moi83

    Linh_moi83 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    10/06/2010
    Đã được thích:
    6.802

Chia sẻ trang này