1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Trung Quốc: mặt trái của những vĩ đại

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chunjunxo, 29/03/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4205 người đang online, trong đó có 174 thành viên. 06:48 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 10009 lượt đọc và 69 bài trả lời
  1. stock_vnexpress

    stock_vnexpress Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/01/2010
    Đã được thích:
    0
    Biển Đông từ góc nhìn của các chuyên gia phân tích quân sự Nhật Bản
    VIT - Các chuyên gia phân tích quân sự nước ngoài nhận định, trong thời gian gần đây một số quốc gia tại Đông Nam Á chạy đua tăng cường thiết bị và vũ khí quốc phòng là nhằm đối phó với sự lớn mạnh không ngừng của Trung Quốc về mặt quân sự. Mà mục đích cuối cùng vẫn chính là vấn đề tránh chấp trên Biển Đông. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia Nhật Bản cho biết, xét trong bối cảnh hiện nay, nước có khả năng xung đột nhiều nhất vẫn là hai quốc gia Việt Nam và Trung Quốc.
    Nguyên nhân khiến các nước trong khu vực tăng cường tiềm lực quân sự.

    Theo ông Wiesmann-chuyên gia nghiên cứu thuộc viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm cho biết, hiện các quốc gia trong khu vực này không ngừng tăng cường mua nhiều loại vũ khí, trong đó có tàu ngầm, máy bay chiến đấu, tên lửa đạn đạo…Mặc dù trong tình trạng kinh tế suy thoái mạnh như hiện nay, song sức mua này cũng chỉ giảm đi một phần.

    Không lâu trước đây, Trung Quốc đã cho xây dựng một căn cứ tàu ngầm tại đảo Hải Nam, điều này tác động không nhỏ tới sự an ninh của khu vực Đông Nam Á. Theo thống kê của viện nghiên cứa hòa bình quốc tế Stockholm, trong khoảng thời gian từ năm 2005 đến năm 2009, lượng vũ khí mà Indonexia nhập khẩu đã tăng 84% so với năm năm trước đó, trong khi cùng thời điểm đó của Singgapo là 146%, của Malaixia là 722%. Năm ngoái Singgapo đã mua 6 tàu hộ vệ, 32 máy bay chiến đấu, đồng thời đặt mua 2 tàu ngầm và 12 máy bay chiến đấu. Malaixia mua 2 tàu ngầm, 6 tàu hộ vệ, 26 máy bay chiến đấu, Inddonexxia mua4 tàu hộ vệ, 4 máy bay chiến đấu.

    Theo đánh giá của giới chuyên gia, hiện hầu hết các nước trong khu vực mua vũ khí nhằm đáp ứng nhu cầu phòng ngự do các tàu hộ vệ đều thuộc loại nhỏ, máy bay chiến đấu thuộc thế hệ thứ 3. Trong đó chỉ có Việt Nam đặt mua một số ít tàu ngầm và máy bay chiến đấu SU30 của Nga là có một chút khả năng tiến công trên biển.

    Cũng theo các đánh giá này, Singapo là quốc gia có “tầm nhìn” hơn cả. Nguyên nhân là do nước này thấy rõ việc Mỹ không thể từ bỏ ý định “lấn sân” tại khu vực này. Vì thế một khi các quốc gia Đông Nam Á và Trung Quốc xảy ra chiến sự, Singapo hy vọng Mỹ sẽ nhảy vào can thiệp. Chính vì thế nước này luôn giữ một trạng thái quân sự tương đối “cân bằng” tại khu vực.

    Các chuyên gia cũng nhận định, thái độ và lập trường của Mỹ có ý nghĩa quan trọng trong giải quyết vấn đề này. Do nếu chiến sự xảy ra sẽ ảnh hưởng không nhỏ tới vận tải đường biển điều này gián tiế ảnh hưởng tới lợi ích kinh tế của Mỹ.

    Theo ông June Teufel Dreyer-một chuyên gia phân tích quân sự thuộc đại học Miami cho rằng, theo thực lực quân sự hiện nay, nếu đơn phương song đấu thì rất khó có nước nào trong khu vực Đông Nam Á có khẳ năng “ngang cơ” với Trung Quốc. Nếu như dùng biện pháp vũ lực để phân định thì Trung Quốc sẽ có lợi thế hơn. Song xét một cách toàn diện, chiến sự rất khó xảy ra do hiện các nước Đông Nam Á đã tiến hành kết đồng minh quân sự, bên cạnh đó việc nhiều nước tham gia các cuộc tập trận chũng cũng khiến cho Trung Quốc phải dè chừng.

    Một nguyên nhân nữa khiến Trung Quốc không thể dùng biện pháp quân sự đó là vấn đề có hay không sự can thiệp của Mỹ? Do lợi ích của Mỹ tại khu vực này tương đối lớn nên sẽ có hai trường hợp xảy ra. Thứ nhất, Mỹ sẽ không can thiệp nếu như đó chỉ là cuộc chiến giữa một nước Đông Nam Á và Trung Quốc. Do sự mất cân bằng về quân sự nên cuộc chiến này sẽ kết thúc chỉ sau vài ngày. Thứ hai, Mỹ sẽ can thiệp mạnh tay đồng thời có thể đưa ra thảo luận vấn đề này nếu như đó là cuộc chiến giữa Trung Quốc và liên minh các nước Đông Nam Á. Bởi vì khi đó tình hình chiến sự sẽ tác động đến vận tải hàng hải của Mỹ tại khu vực này.

    Tuy nhiên, dù cho bất kỳ cuộc tranh chấp nào thì các nước cũng đang vi phạm nghiêm trọng chủ quyền trên biển của Việt Nam. Bởi các bằng chứng lịch sử đều cho thấy hai quần đảo này thuộc chủ quyền của Việt Nam. Các nước không thể vì lợi ích kinh tế mà thiếu tôn trọng đối với chủ quyền của quốc gia và các công ước quốc tế về biển.
  2. stock_vnexpress

    stock_vnexpress Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    17/01/2010
    Đã được thích:
    0
    http://www.tuanvietnam.net/2009-11-...o-ban-ngay-cua-vi-dai-ta-trung-quoc-thu-6-2-4-

    Phái ôn hòa: "Giấc mơ ban ngày của vị đại tá Trung Quốc"

    Tác giả: Nguyễn Hải Hoành
    Bài đã được xuất bản.: 03/04/2010 06:00 GMT+7
    Red
    TIN LIÊN QUAN
    TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)

    [​IMG]

    Sách Giấc mơ Trung Quốc của Lưu Minh Phúc đã gây ra một cuộc tranh luận sôi nổi ở Trung Quốc (TQ), người tán thành kẻ phản đối đều có. Tuần Việt Nam xin giới thiệu một số quan điểm để độc giả tham khảo.
    Phần I: quan điểm của "phái ôn hoà"

    Sách Giấc mơ Trung Quốc của Lưu Minh Phúc cổ suý TQ trong thế kỷ XXI phải trở thành cường quốc số 1 thế giới; vì giấc mơ ấy mà TQ chẳng ngại làm một cuộc chiến tranh với Mỹ. Ngôn từ của đại tá Lưu sặc mùi hiếu chiến. Tác giả đã không thấy được tình hình quốc tế và tiềm lực quân sự của Mỹ, lại càng không thấy được những khiếm khuyết và khả năng của chính nước mình, vẫn tự cho mình là đúng.

    Tuy sách này không đại diện cho chính sách của chính phủ TQ nhưng tác giả đã cổ động lãnh đạo TQ không nên chỉ thực hành chính sách trỗi dậy hoà bình mà nên mạnh dạn nhảy lên làm người cầm lái chính cho con thuyền thế giới; khẩu khí của tác giả rất kiêu căng ngang tàng.
    Nếu phân tích kỹ một chút thì thấy ngay năng lực khoa học kỹ thuật, thực lực quân sự TQ chưa thể trở thành một cường quốc. Chẳng phải là tác giả lừa dối bạn đọc đó sao? Tác phong xảo trá ấy thật là vô tri, chẳng khác gì thiếu tướng Chu Thành Hổ cách đây chục năm để lấy lòng lãnh đạo mà nói với giới báo chí Hong Kong là: "TQ có thể phóng tên lửa hạt nhân tầm xa huỷ diệt phần lớn các đô thị vùng Đông và Tây nước Mỹ ..."

    Câu ấy nói ra bị chính phủ Mỹ kháng nghị, càng bị thế giới lên án, nhưng nhờ được che chở nên thiếu tướng Chu chưa mất chức, tuy quan hệ TQ-Mỹ lạnh nhạt một thời gian.

    Giờ đây lại xuất hiện "thiên tài quân sự" Lưu Minh Phúc cũng khoác lác như thế, chẳng xét gì tới hoà bình, ổn định của thế giới, nói ra toàn những lời ngu xuẩn, thật sự khiến chúng ta xấu hổ.
    [​IMG]
    1. Thực lực quân sự TQ hiện nay chênh lệch quá lớn so với Mỹ, muốn kéo Mỹ xuống ngựa thì đúng là nằm mơ giữa ban ngày. Tuy đã bỏ vài chục tỷ đô-la mua vũ khí Nga, nhưng chỉ là hàng "second hand", như tên lửa tầm trung, xe tăng, máy bay lên thẳng, tàu chiến ... các thứ này đều lạc hậu 20 năm so với Nga, 30 năm so với châu Âu.

    Máy bay chiến đấu, tàu chiến, tàu ngầm TQ đều có vấn đề chất lượng, không thể tác chiến ở xa, lại thêm chưa chế tạo được phụ tùng thay thế, đành phải mua của Nga, số lượng nhiều nhưng chất lượng kém. Vì thế thực lực quân sự TQ không phải là đối thủ của Mỹ.

    2. TQ đang làm rùm beng chuyện nắm 800 tỷ đô-la công trái Mỹ, chỉ là chủ nợ của Mỹ mà thôi, nhưng công nghiệp, nông nghiệp và khoa học kỹ thuật đều không thể đuổi kịp Mỹ, mà chiến tranh hiện đại phải dựa vào khoa học kỹ thuật chứ đâu có dựa vào số người.

    3. Nền kinh tế bong bóng của TQ trông thì đẹp đấy nhưng không hữu dụng. Quan chức tham nhũng thành phong trào, thiếu tinh thần yêu nước, là đồ khuyển mã lấy đâu ra lòng vì dân vì nước. Xã hội tồn tại tình trạng chênh lệch giàu nghèo ngút trời, mâu thuẫn nhiều vô kể, thực phẩm ô nhiễm, xã hội thiếu pháp chế dân chủ - một quốc gia như thế mà tranh giành ngôi lãnh đạo với Mỹ, chẳng phải là nói mê giữa ban ngày đó sao?
    Bài của Lương Bác Văn (http://club.mil.news.sina.com.cn/ 11/3/2010)
    Tranh làm "quốc gia quán quân thế giới" -- đấy là giấc mơ của Trung Quốc ư?
    Trong bài viết này, tác giả Lôi Mạc nhắc lại chuyện năm 2006 bộ phim tài liệu Nước lớn trỗi dậy gây xôn xao dư luận TQ có một câu đáng để mọi người suy ngẫm: Hơn trăm năm qua chưa một nước lớn tiến sau nào chen chân được vào hàng ngũ các quốc gia phát triển.

    Nếu TQ đột phá được sự ràng buộc của quán tính lịch sử ấy thì tất nhiên đó sẽ là một thành tựu vĩ đại, nhưng hiện chưa có bất cứ điều kiện nào cho phép TQ đánh giá thấp những gian nan, khốn khổ cần vượt qua trong quá trình này; trong một thời kỳ khá dài TQ sẽ vẫn giữ thân phận là một nước đang phát triển, cho dù là nước lớn nhất trong số đó.

    Xét từ góc độ ấy, trong mối quan hệ đối ngoại TQ sẽ còn ở vào thế thủ chiến lược khá lâu dài. Coi nhẹ điểm này thì suy nghĩ chiến lược sẽ dễ phạm sai lầm làm liều.

    Vì vậy khi "nằm mơ" chúng ta càng cần để ý con đường dưới chân, bởi lẽ giấc mơ rất xa xôi, con đường đi tới ước mơ còn dài lắm.
    (Nguồn: http://opinion.huanqiu.com 3/3/2010)

    "Trung Quốc xây dựng cường quốc thế giới chẳng cần quân đội mạnh hàng đầu"

    Lưu Minh Phúc cho rằng mô hình TQ là cuối cùng phải "Binh cường thiên hạ". Đó là mô hình tranh bá thế giới, một mô hình cũ rích của chính trị quyền lực. Nói TQ trỗi dậy là để nhằm mục tiêu gánh vác vai trò bá chủ thế giới của Mỹ - quan điểm này cũng không hợp với TQ.
    Hiện nay TQ đang cố thực hiện đối nội hoà hợp, đối ngoại hoà bình, mà anh lại đòi làm cường quốc số một, như thế anh nói "nhân giả (nhân là thương người)", "vương đạo", "hoà bình", "vô bá (không làm bá quyền) thì ai tin anh? Mô hình TQ như vậy sẽ mất sức hấp dẫn thế giới.

    Đại tá Lưu coi thế giới ta đang sống là một võ đài quyết đấu một sống một chết - đó là quan điểm của một số chính khách Mỹ. TQ đang kêu gọi hoà hợp thì phải đạp đổ cái vũ đài ấy đi!

    Mỹ có đủ tiền bạc để quân sự mạnh nhất toàn cầu thì Mỹ cứ làm. TQ chẳng cần đọ cao thấp với họ về chuyện ấy. Hiện chi phí quốc phòng của Mỹ chiếm 50% tổng chi phí quân sự toàn thế giới. TQ đuổi và vượt Mỹ về quân sự thì cần bao nhiêu tài nguyên? Dù có đủ tài nguyên cũng chẳng cần làm thế. Chỉ vì chi tiêu quá nhiều cho quân sự mà Liên Xô cũ bị sụp đổ.

    Nên nhớ: khi quân sự Mỹ lên đến đỉnh cao nhất cũng là lúc kinh tế Mỹ bắt đầu đi xuống - bài học ấy rất có ý nghĩa. Dù sau này trở thành cường quốc rồi thì TQ cũng chỉ nên phô trương sức mạnh kinh tế, mô hình phát triển và ảnh hưởng văn hoá của mình chứ chớ nên phô trương sức mạnh quân sự.

    Trong tương lai TQ sẽ phải sẵn sàng hợp tác với thế giới. Cần hiểu rằng muốn thế TQ phải hy sinh một số lợi ích của mình để giữ lấy lợi ích của toàn cầu. Phải tạo dựng môi trường hoà bình lâu dài nhằm phục hồi địa vị ngày xưa từng là quốc gia giàu mạnh văn minh nhất thế giới.
    Dù kinh tế đuổi kịp Mỹ thì TQ cũng chỉ nên làm một phần của thế giới đa cực. Nước lớn phải có khả năng dẫn dắt nước khác cùng đối phó với các thách thức chung toàn cầu.

    Trích bài Trung Quốc xây dựng cường quốc thế giới chẳng cần quân đội mạnh hàng đầu của Giám đốc một Viện Nghiên cứu (http://war.news.163.com 19/3/2010)

    Đại lực thần công và khinh công

    Lưu Minh Phúc viết: chiến lược là vấn đề quan trọng nhất trong cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn, và Nhật Bản đang có chiến lược dẫn dắt TQ đi vào chỗ phạm sai lầm lớn. Vì thế khi nói về chiến lược của một quốc gia, cái gì nên nói, cái gì nói thật, cái gì tung hoả mù - đây là cảm giác thú vị nhất của tôi khi đọc Giấc mơ TQ.

    Đại tá Lưu cho rằng trước Thế chiến II, cuộc cạnh tranh giữa các nước lớn đều giống như những cuộc quyết đấu dùng kiếm hoặc dùng súng, tất có kẻ chết kẻ sống. Sau Thế chiến II cuộc cạnh tranh Mỹ-Liên Xô là một cuộc đấu quyền Anh. Vì có vũ khí hạt nhân nên không xảy ra chiến tranh sống chết - cuộc đấm bốc này văn minh hơn chiến tranh một chút nhưng vẫn dã man.

    Trong tương lai, cạnh tranh TQ-Mỹ là cuộc chạy đua giành "quốc gia quán quân", không phải là quyết đấu, cũng chẳng phải là đấm bốc, chỉ là chạy đua điền kinh, không tổn thương lẫn nhau. TQ trỗi dậy, Mỹ được chia lời lãi, hai bên cùng thắng.

    Tôi cho rằng cách ví von ấy không hợp lý. Thứ nhất, đường đua khác nhau. Đường đua của Mỹ là đường đua chuyên dùng đã làm sẵn, bằng phẳng, nhẵn nhụi. Đường đua của TQ không phải do TQ làm, mấp mô lởm chởm đầy ổ gà.

    Thứ hai, Mỹ có những trang bị chuyên dùng để chạy đua, như công nghệ cao, họ không muốn chia xẻ với TQ. Như thế chẳng khác gì Mỹ đi giầy chạy trên đường đua bằng phẳng, còn TQ đi chân đất chạy trên đường đua lởm chởm gồ ghề. Thứ ba, không có trọng tài công bằng. Trọng tài cuộc đua này đều là người Mỹ.

    Trong điều kiện như vậy mà Lưu Minh Phúc nói cạnh tranh TQ-Mỹ là một cuộc chạy đua văn minh thì chỉ là chuyện viển vông.

    Tôi cho rằng TQ không nên chạy đua với Mỹ. Nước Mỹ như một đại lực sĩ đang luyện Đại lực thần công. TQ sau này chớ nên tỉ thí với Mỹ cái thần công ấy. Cái TQ cần là Tuyệt giai khinh công, mục đích là để mỗi chưởng của đại lực sĩ Mỹ đánh vào TQ đều hụt hẫng tuốt, chẳng gây tổn thương gì cho ta, cùng lắm ta chỉ bị thương nhẹ rồi lại lành ngay.
    TQ phải luyện thứ khinh công này là vì lâu nay do khổ luyện Đại lực thần công, Mỹ đã tẩu hoả nhập ma rồi. Ta chỉ cần không bị Mỹ làm hại là được, chờ cho bệnh nhân Mỹ tẩu hoả nhập ma đến mức vô phương cứu chữa là hắn tự khắc lăn kềnh ra. Khinh công của TQ tức là tìm cách làm sao cho Mỹ thực sự phải bám vào TQ mà sống, còn TQ tách khỏi Mỹ cũng chẳng sao, thậm chí tốt hơn.

    Thí dụ ta chỉ cần dựa vào thị trường trong nước và các nước xung quanh là đủ, chẳng cần đến thị trường Mỹ nữa. Như vậy người Mỹ không còn mua được hàng đẹp mà rẻ của ta nữa, thây kệ họ cứ mua hàng đắt mà dùng cho tốn kém.

    [Tẩu hoả nhập ma là một dạng tai biến của các cao thủ võ lâm: do luyện võ côn g không đúng cách mà trở nên mất tự chủ, rơi vào trạng thái hoang tưởng mất trí, chỉ tin vào những cái không hề có trong thực tế].
    Trích bài Đại lực thần công và khinh công ( http://blog.sina.com.cn/ 2/1/2010) của Lưu Ngưỡng
    Bài sau: Phần II: Quan điểm của "phái cứng rắn" đối với sách Giấc mơ Trung Quốc
  3. meo2009

    meo2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2009
    Đã được thích:
    3
    Lên đường bảo vệ đất mẹ nào
    [​IMG]
  4. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Nếu Trung Quốc loại bỏ Google, chúng ta sẽ loại bỏ máy tính của họ

    Dịch theo gợi ý của anhbasam.com: Các báo nên cho dịch ngay bài nầy: If China Throws Out Google, We Should Throw Out their Computers (The Huffington Post)
    Khái niệm bình đẳng song phương trong kinh doanh có một lịch sử lâu dài, và là một khái niệm mà ngày nay ta vẫn phải nhớ. Chẳng hạn, nếu chúng ta cho phép sản phẩm của cỗ máy công nghiệp khổng lồ Trung Quốc xâm nhập thị trường, mang lại việc làm cho 100 triệu công nhân Trung Quốc (số dân Trung Quốc làm việc trong lĩnh vực sản xuất) thì họ cần phải cho phép những công ty sáng tạo của chúng ta xâm nhập thị trường, ví dụ như Google.
    Nhưng không chỉ riêng Google đang bị ép ra ngoài bởi một chuỗi những hành động và âm mưu của chính quyền Trung Quốc, mà YouTube, một nhánh của Google, không bao giờ được cho phép tại Trung Quốc. Nó đã bị khóa thường trực bởi tường lửa. Phần lớn các website khác của Hoa Kỳ cũng không được tự do trên thị trường Trung Quốc. eBay đã rời Trung Quốc. Nhiều tờ báo mạng thường xuyên bị kiểm duyệt. Những công ty Trung Quốc sẵn lòng chấp nhận sự kiểm duyệt và độc tài của chính quyền Trung Quốc, như Baidu và Alibaba, là những tay chơi máu mặt trên thế giới mạng của nước này. Đây không chỉ là một vấn đề về tự do ngôn luận. Nó còn là một hàng rào mậu dịch và một vấn đề kinh tế nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ. Chỉ riêng Google đã có trên 20,000 nhân viên, nhiều người ở ngay Hoa Kỳ, và họ và công ty đã bị cắt giảm vì những hành động trên, cũng giống như nhân viên tại eBay và các công ty website khác.
    Chúng ta đang chiến đấu để xây dựng lại lĩnh vực sản xuất của chúng ta, nhưng mặt khác, chúng ta cần phải đảm bảo các công ty như Google được hoạt động toàn vẹn trên thị trường lớn nhất thế giới, Trung Quốc. Nếu một công ty không thể xâm nhập vào thị trường lớn nhất thế giới để bán sản phẩm của mình, nó sẽ mất đi khoản thu khổng lồ. Và vì quy luật lợi thế kinh tế theo quy mô (economy of scale) và khả năng đi xuống trên đường học hỏi (learning curve) công ty sẽ chịu những bất lợi so với các địch thủ khác đang ngoi lên.
    Từng có một sự thỏa thuận bất thành văn giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ về internet. Hoa Kỳ đồng ý giảm tất cả các khoản thuế đối với các sản phẩm công nghệ cao xuống mức zero, và chúng ta từng cho phép tất cả những gì Trung Quốc có thể mang sang đây bán, không vấn đề gì. Và kết quả là gì? Kết quả là một số lượng lớn máy tính ở Hoa Kỳ là hàng Trung Quốc. Chúng ta thậm chí còn cho phép nhà sản xuất máy tính đầu tiên của Hoa Kỳ, IBM, bán nhánh PC của mình cho Levono, một công ty Trung Quốc. Lẽ ra vụ mua bán này có thể bị ngăn chặn, dưới một luật Hoa Kỳ gọi là luật Exon-Florio, nhưng chúng ta không những không ngăn chặn nó, mà chúng ta thậm chí còn không đặt vấn đề về nó.
    Tại sao? Bởi vì chúng ta từng tin rằng, vì Trung Quốc trên quá trình công nghiệp hóa và đi trên xa lộ kinh tế và tri thức, họ sẽ trở thành một thị trường lớn đối với những sản phẩm vốn là lợi thế của chúng ta, như công cụ tìm kiếm, video phát trực tiếp (streaming video), và các trang web sáng tạo (innovative website).
    Nhưng họ lại không phải như vậy. Vì vậy chúng ta đang ở thế hoàn toàn không cố thủ được. Phần cứng internet, máy vi tính, ổ đĩa, đồ bán dẫn… toàn bộ là sản xuất tại Trung Quốc, không phải tại đây. Rất nhiều phần mềm internet, được sản xuất, nâng cao và liên tục cải tiến ở đây thì bị cấm tại Trung Quốc. Bởi vậy các ngành công nghiệp của họ phát triển, họ có thêm nhiều việc làm, nền kinh tế của họ tránh khỏi khủng hoảng. Nền kinh tế của chúng ta co lại, số việc làm giảm xuống, và những công ty sáng tạo của chúng ta bị ảnh hưởng vì không được phép xâm nhập vào thị trường internet lớn nhất thế giới.
    Và tình hình ngày càng tệ hơn. Ngày càng nhiều nhà sản xuất chuyển xưởng của họ sang Trung Quốc, do các khoản trợ cấp, lao động rẻ mạt, tiêu chuẩn vệ sinh môi trường thấp. Thật mỉa mai, chỉ cách đây ít lâu chúng ta còn nghĩ rằng máy tính và đồ bán dẫn là những ngành công nghiệp sáng tạo mà chúng ta sẽ luôn giữ tại Mỹ. Nhưng về cơ bản các ngành này đã rời khỏi bờ biển của chúng ta, mặc dù phần sáng tạo hơn thì vẫn chưa. Khu vực sản xuất máy tính lớn nhất thế giới là tại tỉnh Quảng Đông, phía bắc Hồng Kông, nơi Foxconn có 200,000 người làm nhà thầu phụ cho nhiều nhãn hiệu Hoa Kỳ và các nước khác. Trong khi đó, hàng nghìn kỹ sư và công nhân dây chuyền lắp ráp Hoa Kỳ bị thất nghiệp.
    Chính phủ Trung Quốc muốn thương mại hoàn toàn một chiều, trong đó Trung Quốc tích lũy kiến thức và tiềm lực công nghiệp và dự trữ thương mại còn chúng ta thì không được gì. Nếu có bất cứ một lĩnh vực nào đó mà chúng ta có lợi thế rõ rệt thì đó là địa hạt phức tạp và đòi hỏi sáng tạo cao của Google.
    Năm 2009 Trung Quốc xuất khẩu 126 tỷ dollar Mỹ máy tính và thiết bị điện sang Hoa Kỳ. Chúng ta chỉ xuất khẩu một khoản khá bèo, 14 tỷ dollar Mỹ sang nước họ. Khi xem xét những lợi thế thương mại này, người ta có thể cho rằng họ sẽ nể mặt các công ty internet của chúng ta, nhưng họ lại không.
    Đòi hỏi bình đẳng song phương không phải là bảo hộ thương mại và không thể vấp phải sự chỉ trích nào từ phía Trung Quốc, WTO hay ngay cả những thành phần tự do nhất. Bình đẳng song phương là quy luật chung của tất cả các thỏa thuận thương mại trên thế giới. Chúng tôi để anh bán trên thị trường của chúng tôi những hàng hóa mà anh có thể sản xuất hiệu quả hơn. Anh để cho chúng tôi bán trên thị trường của anh những hàng hóa và dịch vụ mà chúng tôi sản xuất. Nếu Trung Quốc loại bỏ những công ty internet của chúng ta, chúng ta cần loại bỏ phần cứng của họ.
    Nguồn: http://www.huffingtonpost.com/gilber..._b_501217.html
  5. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Giấc mơ hùng vĩ của người Trung Quốc (Phần 1)

    Tác giả: Nguyễn Hải Hoành
    Bài đã được xuất bản.: 15/03/2010 06:30 GMT+7

    Red


    TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)



    [​IMG]



    Giấc mơ TQ không chỉ là giấc mơ kinh tế, giấc mơ quân sự mà gồm cả giấc mơ văn hoá, với quan điểm: "Quốc gia hạng nhất xuất khẩu văn hoá và giá trị; quốc gia hạng hai xuất khẩu công nghệ và quy tắc, quốc gia hạng ba xuất khẩu sản phẩm và sức lao động".
    Từ đầu tháng 3 này người dân Bắc Kinh đổ xô đi tìm mua cuốn sách Giấc mơ Trung Quốc tác phẩm đầu tiên công khai tuyên bố Trung Quốc (TQ) đặt mục tiêu trong thế kỷ này sẽ trở thành quốc gia lớn mạnh nhất thế giới, thay Mỹ lãnh đạo thế giới. Cuốn sách còn có tựa đề phụ: Tư duy nước lớn và định vị chiến lược trong thời đại hậu Mỹ. Sách in từ đầu năm nhưng nay mới phát hành (và chỉ phát hành ở Bắc Kinh), đúng vào lúc quan hệ TQ-Mỹ căng thẳng hơn bao giờ hết, cuốn sách đang được hàng triệu người TQ xôn xao bàn thảo, nhiều báo đài Anh, Mỹ đều có bình luận.
    Tác giả sách là đại tá Lưu Minh Phúc, giáo sư, Giám đốc Viện Nghiên cứu xây dựng quân đội thuộc trường ĐH Quốc phòng TQ, từng được tặng Giải thưởng đặc biệt Thành quả nghiên cứu khoa học Lưu Bá Thừa.
    [​IMG] Bìa cuốn sách "Giấc mơ Trung Quốc" Sách chủ yếu trình bày cuộc cạnh tranh chiến lược TQ-Mỹ trong thế kỷ XXI và quyết tâm của TQ giành mục tiêu quốc gia giàu mạnh nhất thế giới. Tuy đề cập nhiều vấn đề nhưng tác giả tập trung nêu bật một quan điểm: TQ phải xây dựng một quân đội mạnh nhất thế giới và giành lấy vị trí cường quốc số một toàn cầu từ tay Mỹ. Giấc mơ TQ thể hiện phản ứng của một bộ phận không nhỏ sĩ quan quân đội TQ đối với các vấn đề quốc tế quốc nội hệ trọng. Cùng với các phát biểu gần đây của giới quân đội TQ (như thiếu tướng Trương Triệu Trung, đại tá Đới Húc...) cuốn sách góp một tiếng nói quan trọng yêu cầu ban lãnh đạo TQ phải cứng rắn hơn với Mỹ.
    Sách đã kích thích tinh thần dân tộc của người TQ trước một loạt hành động chống TQ của chính quyền Obama vừa qua. Một bloger TQ viết: Nước ta cần có phái Diều hâu, cần tăng cường giáo dục quốc phòng. Alan Romberg, chuyên gia về vấn đề TQ tại Washington cho rằng chính quyền TQ đang tìm cách kiềm chế những phản ứng như trên vì không muốn gây tổn hại quan hệ với Mỹ, đối tác thương mại quan trọng và dù sao vẫn là cường quốc kinh tế và quân sự số 1 thế giới.
    Nhưng Romberg cho rằng lãnh đạo TQ cũng phải xem xét ý kiến của giới tinh hoa trong xã hội, gồm cả các tướng lãnh quân đội. Hãng Reuters đưa tin một giáo sư TQ dạy môn Quan hệ quốc tế tại Bắc Kinh nhận định: 'Xã hội TQ đang thay đổi. Nếu xã hội đòi hỏi một lập trường cứng rắn hơn thì việc không để ý đến yêu cầu đó có thể sẽ phải trả giá đắt.''
    Sách dày 303 trang, 40 vạn chữ, gồm 8 chương, (chương 2 và 6 chiếm một nửa số trang), chia 38 mục lớn với 174 mục nhỏ, có tính chất một công trình nghiên cứu công phu. Người viết lời giới thiệu sách dưới tựa đề: Cuộc chơi nước lớn TQ-Mỹ mở đầu thời đại mới của lịch sử thế giới là Trung tướng Không quân Lưu Á Châu chính uỷ ĐH Quốc phòng TQ.
    Các chương sách có tựa đề như sau: 1. Nhất thế giới - giấc mơ trăm năm của TQ; 2. Đọ sức thế giới: cuộc chiến đấu tranh giành "quốc gia quán quân" giữa Mỹ với TQ; 3. Thời đại TQ - "thời đại Hoàng phúc" (phúc da vàng) của thế giới; 4. Dùng tính cách TQ để xây dựng "vương đạo TQ"; 5. Chiến lược lớn cần có tư duy chiến lược; 6. Chớ nên có ảo tưởng với nước Mỹ; 7. Nước lớn trỗi dậy tất phải có quân đội lớn; 8. Kêu gọi thuyết TQ sụp đổ.
    Cuộc cạnh tranh lịch sử
    Trong suốt trăm năm qua người TQ đều ấp ủ giấc mơ trở thành quốc gia giàu mạnh nhất thế giới. Thực ra trước thế kỷ XVI, TQ luôn đứng đầu toàn cầu về tổng sản lượng nền kinh tế, nhưng từ khi châu Âu tiến hành cuộc cách mạng công nghiệp thì TQ nhanh chóng tụt hậu, thậm chí còn kém cả những nước nhỏ xíu. Khi thành lập Hưng Trung Hội (1894), Tôn Trung Sơn đề khẩu hiệu "Chấn hưng dân tộc" tức là "Vượt Âu Mỹ, lấy lại ngôi nhất thế giới"; nhưng ông mất quá sớm, chưa làm được gì.
    Sau khi nước CHND Trung Hoa ra đời, Mao Trạch Đông đã khẩn trương thực thi tham vọng "Vượt Anh đuổi Mỹ", phát động các phong trào Đại Nhảy vọt, Công xã nhân dân hao phí cực nhiều sức người sức của nhưng đều thất bại.
    Từ thập niên 80, Đặng Tiểu Bình đưa ra bản thiết kế tổng thể sự phát triển của TQ gồm: - mục tiêu hiện đại hoá XHCN để TQ trở thành nhất thế giới; - đường lối lấy kinh tế làm trung tâm, kiên trì 4 nguyên tắc cơ bản và cải cách mở cửa; - 3 giai đoạn phấn đấu: đi từ no ấm, khá giả đến thực hiện giấc mơ nước giàu mạnh vào nửa đầu thế kỷ XXI; - chiến lược lớn phát triển hoà bình là thao quang dưỡng hối (giấu thực lực chờ thời cơ). Ông dự kiến TQ sẽ dùng 70 năm thực hiện 3 bước đi: bước 1 dùng 10 năm đạt no ấm, bước 2 dùng 10 năm đạt khá giả, bước 3 dùng nửa đầu thế kỷ XXI thực hiện mục tiêu chấn hưng dân tộc.
    Vì TQ trỗi dậy quá nhanh, quy mô quá lớn, trong môi trường quá phức tạp, mô hình trỗi dậy quá độc đáo, tác động quá sâu sắc tới thế giới, cho nên người TQ chưa chuẩn bị xong cho việc nước mình trở thành cường quốc số 1. Tác giả viết Giấc mơ TQ nhằm để đồng bào ông có sự chuẩn bị về nhận thức, tâm lý cho việc lớn đó, cụ thể là thực hiện các mục tiêu sau:
    Mục tiêu nhất thế giới: TQ phải tiến tới nhất thế giới về 3 mặt: - tổng sản phẩm quốc nội GDP; - sức mạnh tổng hợp về kinh tế, chính trị, khoa học kỹ thuật, quân sự và sức mạnh mềm; - GDP bình quân đầu người. Về tổng thể TQ hiện còn yếu hơn Mỹ, tuy trong 6 năm qua GDP TQ vượt 4 nước phát triển, hiện đứng thứ ba toàn cầu nhưng GDP bình quân đầu người lại dưới hạng 100. Cho nên sẽ có 3 nấc đuổi và vượt Mỹ: trước hết đuổi vượt về GDP, rồi đến đuổi vượt về quốc lực tổng hợp, sau cùng đuổi vượt về GDP bình quân đầu người.
    Thế kỷ XXI còn 90 năm nữa, có thể chia làm 3 cái 30 năm để thực hiện 3 mục tiêu nói trên. Thời gian như vậy là khá lâu vì phải xét tới sự phát triển của Mỹ có thể xuất hiện kỳ tích và TQ có thể gặp trục trặc.
    Nếu trong thế kỷ XXI TQ không trở thành cường quốc số 1 thế giới thì tất nhiên sẽ bị tụt hậu, bị đào thải - tác giả viết.
    Mục tiêu lãnh đạo thế giới : TQ không chỉ phấn đấu thành nước giàu nhất mà còn phải làm lãnh tụ của thế giới. Đó là do Mỹ không còn đủ sức lãnh đạo thế giới, thậm chí dẫn kinh tế toàn cầu rơi vào cuộc khủng hoảng tồi tệ, lại thêm đang sa lầy vào hai cuộc chiến tranh Iraq và Afghanistan. Chính Mỹ đang kêu gọi TQ liên kết với Mỹ (lập khối G2 hoặc Chimerica) cứu kinh tế thế giới. Hiện nay là thời đại hậu Mỹ. Một chuyên viên TQ nói: Thế giới quá quan trọng, không thể giao nó cho nước Mỹ. TQ có đủ tư cách nhất để lãnh đạo thế giới: nước này trước thế kỷ XVI từng giàu nhất thế giới, mô hình kinh tế TQ thành công trong nhiều thế kỷ, sau đó bị tụt hậu rồi nay lại vươn lên, vì thế có kinh nghiệm phong phú nhất để lãnh đạo thế giới. Hiện nay mô hình phát triển của TQ ưu việt nhất, thể hiện ở tăng trưởng kinh tế cao nhất thế giới.
    Mục tiêu trở thành quốc gia quán quân: Quốc gia quán quân là một khái niệm mới do Lưu Minh Phúc đề xuất, nhằm phân biệt với quốc gia bá quyền. Trong lịch sử thế giới cận đại, bất cử quốc gia nào giàu nhất, mạnh nhất đều là quốc gia bá quyền. TQ muốn tranh ngôi nhất thế giới nhưng kiên quyết không làm quốc gia bá quyền.
    Tác giả viết: Mỹ chỉ muốn bá chủ thế giới, dùng sức mạnh buộc các nước khác làm theo ý muốn của Mỹ, đơn phương gây chiến tranh, trừng phạt các nước Mỹ không ưa. Đó là bá đạo của Mỹ. TQ sẽ lãnh đạo thế giới nhưng không làm bá đạo như Mỹ mà thực hành vương đạo.
    [​IMG] Tác giả Lưu Minh Phúc TQ thế kỷ XXI phải trở thành TQ vương đạo. Bản chất của vương đạo là đạo đức nhân nghĩa, dựa nguyên tắc "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" (lời Khổng Tử: Điều gì mình không thích thì chớ đem đến cho người khác), kiên trì bình đẳng, công bằng, chân thành rộng lượng, hoà bình, dùng sức mạnh đạo đức để cảm hoá kẻ khác chứ không áp bức họ, phòng ngự tự vệ chứ không đánh trước, không lạm dụng vũ lực. Giấc mơ TQ không chỉ là giấc mơ kinh tế, giấc mơ quân sự mà gồm cả giấc mơ văn hoá. Lưu Minh Phúc viện dẫn một quan điểm: "Quốc gia hạng nhất xuất khẩu văn hoá và giá trị; quốc gia hạng hai xuất khẩu công nghệ và quy tắc, quốc gia hạng ba xuất khẩu sản phẩm và sức lao động".
    TQ hiện nay thứ nhất thế giới về xuất khẩu sản phẩm và sức lao động, còn các thứ xuất khẩu khác đều kém. Bao giờ sản phẩm văn hoá của TQ có thể đi vào khắp thế giới như các sản phẩm vật chất của TQ thì khi ấy mới đến thời đại văn hoá TQ.
    Hiện TQ đang ra sức lập các Học viện Khổng Tử trên khắp thế giới để truyền bá văn hoá truyền thống TQ, nhưng hiệu quả chưa đáng kể. "Thực hiện giấc mơ xuất khẩu văn hoá và giá trị còn khó hơn giấc mơ kinh tế," - tác giả than thở. Một học giả TQ bổ sung ý kiến đó bằng cách trích lời bà Margaret Thatcher viết trong cuốn Nghệ thuật quản lý quốc gia: Chiến lược đối với một thế giới đang thay đổi (Statecraft: Strategies for a Changing World, 2002): TQ sẽ không trở thành siêu cường như Liên Xô, "vì TQ chưa có một học thuyết nào có ảnh hưởng truyền bá quốc tế, có thể dùng để tăng sức mạnh của mình và làm yếu các nước phương Tây".
    "Giấc mơ Trung Quốc" gợi cho bạn những suy ngẫm về "giấc mơ Việt Nam"?
    Hãy chia sẻ cùng độc giả Tuần Việt Nam những trăn trở, chiêm nghiệm và khát vọng của bạn về một Việt Nam trong tương lai.
    Mọi phản hồi xin gửi về email: tuanvietnam@vietnamnet.vn
  6. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Sự lạc hậu của "Giấc mơ Trung Quốc"

    Tác giả: Nguyễn Lương Hải Khôi
    Bài đã được xuất bản.: 30/03/2010 06:00 GMT+7

    Red


    TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)



    [​IMG]



    Với sự tiến bộ trong tư tưởng phi thường của nhân loại hôm nay, ngày nào mà ở Trung Quốc chưa xuất hiện những nhà lãnh đạo nói đến "chủ nghĩa dân chủ toàn cầu" thì ngày đó con đường đi đến Giấc mơ Trung Quốc, "quốc gia số 1 về xuất khẩu giá trị", vẫn còn chỉ là con đường nằm trong những ảo mộng của chàng AQ.

    Mời xem thêm:
    Giấc mơ hùng vĩ của người Trung Quốc (Phần 1)

    Giấc mơ hùng vĩ của người Trung Quốc (Phần 2)

    Từ giấc mơ Trung Quốc đến giấc mơ Việt Nam

    Tư tưởng nước lớn vương đạo
    Cuốn sách "Giấc mơ Trung Quốc" của Lưu Minh Phúc gây sốt ở Bắc Kinh. Những tiếng nói ủng hộ thì mạnh mẽ, mà hiếm hoi những ý kiến phản biện trái chiều. Điều đó cho thấy "Giấc mơ Trung Quốc" phản ánh tư duy của phần đông người Bắc Kinh, thành phố thủ đô dẫn dắt 1,3 tỷ người Trung Quốc.
    Điều đáng buồn là tư duy của "Giấc mơ Trung Quốc" quá lạc hậu so với thời đại. Nó phản ánh nỗ lực về mặt tư duy của "giới tinh hoa" Trung Quốc nhằm đưa nước họ trở thành "nước lớn", bằng xuất phát điểm là xây dựng "tư duy nước lớn" cho "quốc dân".
    "Giấc mơ Trung Quốc" đặt mục tiêu phải trở thành quốc gia "lãnh tụ" của thế giới. Ta hãy xem họ hiểu về "quốc gia lãnh tụ" như thế nào.
    "TQ sẽ lãnh đạo thế giới nhưng không làm bá đạo như Mỹ mà thực hành vương đạo. TQ thế kỷ XXI phải trở thành TQ vương đạo. Bản chất của vương đạo là đạo đức nhân nghĩa, dựa nguyên tắc "Kỷ sở bất dục, vật thi ư nhân" (lời Khổng Tử: Điều gì mình không thích thì chớ đem đến cho người khác), kiên trì bình đẳng, công bằng, chân thành rộng lượng, hoà bình, dùng sức mạnh đạo đức để cảm hoá kẻ khác chứ không áp bức họ, phòng ngự tự vệ chứ không đánh trước, không lạm dụng vũ lực".
    [​IMG]
    Những lời lẽ này không mới, đầy trong các văn thư ngoại giao của vua chúa Trung Quốc xưa với các nước láng giềng. "An Nam chí lược" của Lê Tắc có chép đầy đủ thư của các bạo chúa Nguyên Mông gửi cho chúng ta.
    Ta thử đọc rồi đối chiếu với lời lẽ của "Giấc mơ Trung Quốc" ở trên xem có khác xa là bao.
    Từ khi trẫm lên ngôi về sau, tất cả các nước trong ngoài quanh biển đều thân mật như anh em một nhà. Phàm chư hầu vào đại quốc để cống vật sản là chế độ thông thường từ xưa đến nay..." (Năm 1267)
    "Nghĩ các tổ tông của ta, vâng theo mệnh trời sáng suốt, uy vũ cả muôn phương, lấy đức và oai thi hành ở các nước xa gần. Khanh (...) giữ chức làm tôi triều đình của ta, chớ bỏ cái lòng thành của tổ phụ phụng sự đại quốc, để thỏa lòng ta nhân nghĩa không khi nào bỏ bê xao lãng các nước ở xa. Ta ra chiếu để tỏ rõ, hãy nhớ để tuân theo" (Năm 1311)
    "Nước nhà ta theo phép trời nối ngôi vua, bao trùm cả bốn phương. Đức tiên hoàng có nhân nghĩa cao sâu, thấm khắp các nước xa gần, không hề phân biệt (...) Nhà ngươi nên hiểu rộng ý nhân đức của ta mà dạy bảo lấy nhân dân trong nước, thể theo lòng nhân ái của đời thái bình, bền lòng trung ái mà thờ đại quốc..." (Năm 1321)
    Mô hình của "nước lớn", trong lịch sử tư duy của nhân loại, đến nay đã tiến hóa qua nhiều hệ hình. Ở Châu Á, tư tưởng "vương đạo" của Trung Quốc là cơ sở tư tưởng của mô hình "thiên triều". "Nước lớn" Trung Quốc là nước văn hóa "cao nhất", được hiểu là "tính người" của nó cao nhất, còn các nước khác là "man di", được hiểu là chưa được Trung Quốc "khai hóa", nên "tính người" còn thấp, chưa biết "lễ nghĩa", còn gần với tự nhiên hoang dã. Và để được "khai hóa" bằng "lễ" và "nghĩa", nước nhỏ cần "hướng về chầu trung tâm".
    Một điều cần nhớ là cái tư tưởng "nước lớn vương đạo" của Trung Quốc, trong suốt nhiều nghìn năm qua, là cánh cửa tư tưởng để huy động sức dân cho những cuộc xâm lăng tàn bạo. Nếu "nước nhỏ" không "chầu trung tâm", "nước lớn" cần "khai ân" bằng... xâm lược để giáo hóa, để "dạy một bài học" cho "lũ man di" hiểu thế nào là "lễ nghĩa".
    "Tư duy nước lớn" của Giấc mơ Trung Quốc không phải là cái "lớn" của thế kỷ 21. Một mặt, nó vẫn giữ cái hồn cốt của "nước lớn" suốt nhiều nghìn năm trước, mặt khác, trong hành động, nó tích hợp thêm "tư duy nước lớn" của Châu Âu thời kỳ... thực dân chủ nghĩa. Cũng như các nước thực dân trước đây, nó di dân đi khắp thế giới để đi tìm những "vùng đất mới".
    [​IMG]
    "Giấc mơ Trung Quốc" và "Chủ nghĩa dân chủ toàn cầu"
    "Giấc mơ Trung Quốc" đặt mục tiêu trở thành "Quốc gia hạng nhất xuất khẩu văn hoá và giá trị; quốc gia hạng hai xuất khẩu công nghệ và quy tắc, quốc gia hạng ba xuất khẩu sản phẩm và sức lao động".
    Nếu cái "Giấc mơ Trung Quốc" này thành hiện thực, tức các "giá trị Trung Quốc" trở thành "toàn cầu" thì hậu quả sẽ ra sao?
    Từ khi Hàn Phi viết một cuốn sách sau này mang tên ông, "Hàn Phi tử", để dạy cho Tần Thủy Hoàng phương pháp làm Vua, theo đúng tinh thần "cầm tay chỉ việc", ông đã viết nên toàn bộ lịch sử xã hội của Trung Hoa.
    Ở cuốn sách ấy, ta hình dung ra một nhà tù có kiến trúc đặc biệt, trong đó đứng ở vọng gác người ta có thể quan sát và kiểm soát từng ngõ ngách, nhưng tất cả các căn phòng được sắp xếp sao cho "tù nhân" chỉ có thể biết đúng vị trí của mình.
    Trung Hoa nhiều nghìn năm qua đã cấu trúc chính mình theo mô hình ấy, trong chính trị và xã hội, trong kinh tế và giáo dục, trong quan hệ quốc tế, trong... tất cả.
    Quảng trường là một dạng kiến trúc đô thị kỳ thú của các "quốc gia đô thị" ở Hi Lạp cổ đại. Đó là nơi các nhà thông thái, các chính trị gia Hi Lạp xưa tranh luận về mọi thứ một cách công khai trước công chúng, tranh luận như một cuộc đua tài minh bạch về năng lực tư duy. Và, đã "thi đấu" thì cũng có luật, có trọng tài, và công chúng cổ vũ. Trong "quốc hội" Hi Lạp cổ, câu nói phổ biến là:
    "Nào, còn ai muốn phát biểu nữa không?"
    Câu nói này, ở Châu Á thế kỷ 21, vẫn còn là điều xa lạ. Ở Trung Quốc, Thiên An Môn đã bao giờ là quảng trường của tư duy và đối thoại?
    Đọc "Socrate tự biện" do Platon của Hi Lạp xưa chép lại, ta tự khắc nhìn thấy một xã hội được cấu trúc như là một đại dương mà mỗi người như thủy thủ lái con tàu số phận của riêng mình. Trên đại dương ấy, không có ngõ ngách để ẩn nấp, không có bóng tối để đánh du kích, không có "mặt trước" và "mặt sau" để dùng "chính binh" và "kỳ binh". Chỉ có những hiểm nguy để đối mặt và những chân trời để khám phá.
    Nào, còn ai muốn phát biểu nữa không?". Câu nói này đã đưa Châu Âu thành vùng đất kiến thiết hệ hình văn minh hiện đại cho nhân loại.
    Cái xã hội mà ta nhìn thấy trong "Hàn Phi tử" là xã hội mà sau này Hegels nhận xét, tất cả mọi người đều là nô lệ, chỉ có một người được tự do, đó là Hoàng đế. Nhưng nhà hiền triết Đức vĩ đại cũng nói thêm, tự do chân chính chỉ đến cùng tự do của kẻ khác, cái gọi là tự do trên cơ sở sự nô lệ của kẻ khác thì là tự do trong ảo giác.
    Và người thầy của chủ nghĩa cộng sản, Karl Marx, nói thêm: "Tự do của mỗi người là điều kiện cho tự do của tất cả mọi người".
    Chủ tịch Hồ Chí Minh, dựa trên tự do của con người trong tư duy của Châu Âu để đi xa hơn. "Suy rộng ra (...) tất cả các dân tộc đều bình đẳng". Cái điều mà Cụ nói đến trong "Tuyên ngôn độc lập" của chúng ta 65 năm trước, đến ngày hôm nay, bừng nở rực rỡ nhất nơi mảnh đất của con cháu Socrate. Ở Châu Á, khi các nước Đông Nam Á dùng Luật biển quốc tế để nói về cái đường lưỡi bò của Trung Quốc trên Biển Đông, những kẻ "nhất thế giới" gào thét rằng "quốc thể" của họ bị "xúc phạm", "đại nghĩa" của họ bị "lợi dụng".
    Trong Liên minh Châu Âu, giả sử Luxemburg, một nước nhỏ bằng 1/30 thành Paris, nhìn nước Pháp và đập bàn mà nói rằng "các anh đã sai", thì người Pháp cũng chẳng hề cảm thấy mình "nhỏ đi". Tại Cộng đồng này, ta đã nhìn thấy một "chủ nghĩa dân chủ toàn cầu", nơi các quy tắc của văn hóa dân chủ từ chỗ chỉ áp dụng cho mối quan hệ giữa người với người trong xã hội, nay đã được áp dụng vào quan hệ giữa các quốc gia.
    Đó là "tư duy nước lớn" tiến bộ nhất của thế kỷ 21.
    Với sự tiến bộ trong tư tưởng phi thường của nhân loại hôm nay, ngày nào mà ở Trung Quốc chưa xuất hiện những nhà lãnh đạo nói đến "chủ nghĩa dân chủ toàn cầu" thì ngày đó con đường đi đến Giấc mơ Trung Quốc, "quốc gia số 1 về xuất khẩu giá trị", vẫn còn chỉ là con đường nằm trong những ảo mộng của chàng AQ mà thiên tài Lỗ Tấn từng khắc họa một cách chính xác.
    Phần 2: "Giấc mơ Việt Nam" và "Quyền của tự nhiên"
  7. meo2009

    meo2009 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/12/2009
    Đã được thích:
    3
    [​IMG]

    Nã vào đầu phương bắc nào
  8. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Đứng ngoài "chiếc hộp Trung Quốc" để tư duy về chính mình

    Tác giả: Nguyễn Lương Hải Khôi
    Bài đã được xuất bản.: 31/03/2010 06:00 GMT+7

    Red


    TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)



    [​IMG]



    Ngày nay chúng ta không thể tiếp tục đặt câu hỏi về chuyện "lớn" hay "nhỏ" theo kiểu Trung Quốc. Ta phải đứng ra ngoài "chiếc hộp Trung Quốc" để tư duy về chính mình.
    Mời xem thêm:
    Sự lạc hậu của "Giấc mơ Trung Quốc"
    Giấc mơ hùng vĩ của người Trung Quốc (Phần 1)
    Giấc mơ hùng vĩ của người Trung Quốc (Phần 2)
    Từ giấc mơ Trung Quốc đến giấc mơ Việt Nam


    Quyền của tự nhiên
    Đi đến chỗ xây dựng luật pháp để bảo vệ "quyền của con người" là kết quả của một hành trình dài của nhân loại. Trong suốt nhiều thế kỉ, khi một người da trắng Phương Tây cầm súng bắn một con sư tử và bắn một người da đen thì đều là vô tội như nhau. Rồi họ đi đến thời đại mà giết một người da đen thì cũng có tội như giết một người da trắng.
    Nhưng, giết một con sư tử thì vẫn vô tội. Bởi lẽ, tự nhiên không có những quyền mà con người có.
    Tuy vậy, năm 1972, khi Christopher D Stone, giáo sư luật ở University of Southern California, công bố một luận văn tựa đề "Những cái cây nên có một vị thế? Hướng đến pháp quyền cho những đối tượng tự nhiên" thì con đường xây dựng Quyền của Tự nhiên trong thời đại mới đã được khai mở.
    Theo C.D.Stone, thông qua những con người thích hợp làm đại diện, những vật thể trong tự nhiên như rừng, sông, biển... có thể đòi hỏi cho mình những quyền có tính luật pháp, được bảo hộ bởi luật pháp.
    Dưới ánh sáng của tư tưởng này, ở Mỹ từ đó đã có nhiều phán quyết của tòa án bảo vệ "quyền của Tự nhiên", chống lại những hành động xâm hại tự nhiên, mở ra một thời đại đặc biệt, thời đại mà tự nhiên được cấp cho những quyền mà con người đã có.
    Trước đây, nếu phá hoại thiên nhiên, chúng ta chỉ bị ra Tòa nếu sự phá hoại ấy ảnh hưởng đến một vùng dân cư, còn ngày nay, ngay cả khi phá hoại tự nhiên mà không ảnh hưởng đến con người, chúng ta vẫn phải ra Tòa, bởi Tự nhiên có đầy đủ những quyền mà con người có.
    [​IMG]
    Ở các nước phát triển, do tự nhiên cũng có những quyền mà con người có, tôn trọng Quyền của Tự nhiên, tương tự như tôn trọng quyền của con người, đang trở thành đạo đức. Quyền của Tự nhiên trở thành một nội dung không thể thiếu trong các bài giảng về đạo đức môi trường trong các trường đại học. Nó là chủ đề lớn của các cuộc vận động về tinh thần của các tổ chức phi chính phủ, các đảng chính trị liên quan đến môi trường, ngày càng trở thành một dòng suy nghĩ bình thường của nhân dân.
    Thực ra, tinh thần "tôn trọng Tự nhiên" đã xuất hiện từ lâu, nhưng chưa từng trở thành một giá trị đạo đức. Nó chỉ là một phần của giá trị Mỹ học, được xem là một cái Đẹp đứng vượt lên trên cách tư duy thông thường. Nhưng, năm 2001, một trong những nội dung được thảo luận ở Đại hội Mỹ học thế giới ở Tokyo là xu hướng tư duy về cái Đẹp trên cơ sở quyền của Tự nhiên và lấy Tự nhiên làm trung tâm, thay cho tinh thần lấy con người làm trung tâm của Mỹ học truyền thống. Văn hào Xô Viết vĩ đại M. Goroky từng nói "Mỹ học là đạo đức học của tương lai", tức là của xã hội xã hội chủ nghĩa, khi không còn cái xấu thì cái đẹp hòa tan với cái tốt.
    Ở thế kỷ 21 này, mỹ học và đạo đức học cũng đã hòa làm một ở một phạm vi hẹp, tuy không ứng hoàn toàn với dự đoán có tính tư biện (biện luận trên cơ sở của tư duy, không phải trên cơ sở của thực tiễn) của M.Goroky.
    Trở thành một giá trị đạo đức, quyền của Tự nhiên cũng trở thành một vấn đề kinh tế. Các nước phát triển trở thành một thị trường khó tính, nơi người dân không chỉ tẩy chay những mặt hàng mà quá trình làm ra nó vi phạm Nhân quyền mà còn tẩy chay cả những mặt hàng vi phạm Quyền của Tự nhiên. Và trong cạnh tranh quốc tế, người ta cũng tấn công đối thủ trên cơ sở Quyền của Tự nhiên.
    Ngay trong cuộc khủng hoảng toàn cầu hiện nay, các nước phát triển cũng đang tái cấu trúc quyết liệt nền sản xuất của mình theo hướng tôn trọng quyền của tự nhiên để thích ứng với đẳng cấp cao của khách hàng.
    Ở Trung Quốc, sự chậm tiến trong tư duy là một rào cản lớn đối với Giấc mơ Trung Quốc. Ngay cả Ngô Quý Tùng, một giáo sư nổi tiếng của Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Trung Quốc, trong sách "Kinh tế tri thức - xu thế mới của thế kỷ 21", vẫn với điệp khúc "Trung Quốc phải nhất thế giới", nên vẫn ca một điệp khúc "con người là Chúa Tể của muôn loài" và Trung Quốc cần... hi sinh môi trường sinh thái cho phát triển kinh tế. Và trong đời sống của họ hôm nay, vẫn còn đó những căn hộ "cao cấp" giá 45 triệu USD mà cửa và giường bọc bằng... da cá sấu.
    Tuy nhiên, giữa một khu rừng tinh thần hỗn tạp của một đất nước khổng lồ, ta hi vọng sẽ được thấy trong tương lại những bông hoa tinh thần tươi đẹp của thời đại mới, bởi người dân các đô thị miền đông Trung Quốc ngày càng nâng mình lên theo chuẩn của thế giới, ngày càng văn minh hơn trong cách nhìn đối với Tự nhiên.
    Quay trở về với đất nước chúng ta, nếu Việt Nam còn lệ thuộc vào tài nguyên tự nhiên để sống, coi việc khai thác tài nguyên là "chiến lược", đứng ngoài dòng chảy tư duy về Quyền của Tự nhiên, thì trong tương lai gần, hàng hóa Việt Nam làm ra không thể bán được ở bất kỳ đâu.
    Chúng ta sẽ bị phần tinh hoa của thế giới loại bỏ, "loại bỏ" theo đầy đủ nghĩa đen trần trụi của từ này.
    Tái cấu trúc trên cơ sở "Quyền của Tự nhiên"
    Nếu nghĩ về một "Giấc mơ Việt Nam", đó không nên là giấc mơ "nhất" hay "nhì" thế giới. Trong "Giấc mơ Trung Quốc" của Lưu Minh Phúc, nỗi thèm khát "nhất thế giới" được thổi bùng trong niềm đố kỵ cháy bỏng với người Mỹ.
    Cái mộng đố kị kiểu này, bất kể là của một quốc gia trong quan hệ quốc tế hay của một cá nhân trong xã hội, chỉ có thể đưa con người trở thành kẻ ác chứ không thể trở thành kẻ mạnh.
    Ngày nay chúng ta không thể tiếp tục đặt câu hỏi về chuyện "lớn" hay "nhỏ" theo kiểu Trung Quốc. Thời phong kiến, chúng ta chấp nhận "tư duy nước lớn" kiểu "thiên triều" của Trung Quốc, nên một mặt, chúng ta chấp nhận "nộp cống xưng thần" cho phương Bắc, và mặt khác, để trở thành "nước lớn", ta cũng đánh Champa, Ai Lao, Cao Miên, Xiêm La để bắt họ cống nạp lại cho mình.
    Ngày nay, chúng ta cần phải đứng ra ngoài "chiếc hộp Trung Quốc" để tư duy về chính mình.
    Ta đã nhận quá nhiều ODA viện trợ, trong khi thế giới vẫn còn quá nhiều nước khó khăn hơn ta nhiều, đến bao giờ ta có thể viện trợ cho họ, trở thành một "lá lành" để đùm những "lá rách" trong cộng đồng nhân loại? Việt Nam xuất hiện trên trái đất này không phải để trở thành gánh nặng mà phải để có ích cho thế giới, để giúp đỡ những dân tộc yếu hơn, để chung vai và sánh vai cùng vực dậy và thúc đẩy một thế giới đang sụp đổ ở mặt này nhưng cũng đang tiến lên ở mặt kia. Đó phải là "tư duy nước lớn" kiểu Việt Nam.
    Các nhà hoạch định chiến lược của Chính phủ cần tư duy trên cơ sở Quyền của Tự nhiên để đưa ra những quyết sách. Việt Nam hãy thử xét lại những "chiến lược" khai thác tài nguyên trên nguyên tắc Quyền của Tự nhiên: Chỉ xâm hại đến sự sống của một dòng sông, một hồ nước, một vùng không khí..., là đã phạm tội, bất kể sự xâm hại ấy có ảnh hưởng đến con người hay không.
    [​IMG]
    Ở bộ phận tiên phong của thế giới, con người ta suy nghĩ về quyền của tự nhiên vì quyền của con người đã được khai phóng đến mức tối đa, đến mức thành có hại, khi mà nhân danh quyền của con người, người ta xúc phạm tự nhiên một cách nghiệt ngã. Ở các nước đang phát triển, làm sao có thể suy nghĩ về "quyền của tự nhiên" khi mà "quyền của con người" vẫn là một món quà xa xỉ, được tặng thì tốt mà không có... cũng không sao.
    Nhưng, đi sau cũng có cái hay: Chúng ta cần giáo dục ý thức về quyền của con người, tích hợp với ý thức về quyền của Tự nhiên, để tránh những con đường đen tối mà Phương Tây từng sa lầy, chìm đắm và vật vã để vượt qua.
    Ở Anh, người ta từng tẩy chay những chiếc áo nhập khẩu từ một nhà máy may của Bangladesh vì các nữ công nhân của nhà máy này phải làm việc trong một công xưởng tương tự như những công xưởng ở Anh quốc thế kỷ 19 (mà giờ đây ta chỉ có thể hình dung được qua tiểu thuyết của Charles Dicken).
    Ngày nay, với sự vận động mãnh liệt của tư duy về Quyền của Tự nhiên, trong tương lai không xa, người ta sẽ không thèm mặc một chiếc áo, ngồi lên một chiếc ghế mà nhà máy sản xuất ra nó xúc phạm đến một dòng sông, một con suối, một cánh rừng nguyên sinh, một mặt hồ hay bầu trời...
    Do đó, các doanh nhân của chúng ta cần tư duy trên cơ sở Quyền của Tự nhiên để tái cấu trúc toàn bộ quá trình kinh doanh của mình.
    Dĩ nhiên, để biết tôn trọng Quyền của Tự nhiên, người ta trước tiên phải biết tôn trọng những người anh em đồng loại làm thuê cho mình. Một nền sản xuất tôn trọng con người chỉ có thể hình thành trong một xã hội tôn trọng điều ấy.
    Tư duy về quyền của tự nhiên là kết quả của sự giao thoa giữa triết học và minh triết, giữa tri thức và sự hiền minh. Nền giáo dục của chúng ta cũng cần được tái cấu trúc lại trên cơ sở của trí tuệ, của sự hiền minh mang tính thời đại ấy.
    Nên nhớ bài học xương máu của nền giáo dục của cha ông ta thế kỷ 19. Khi đi học, người ta học những kinh, sử, thơ phú của Trung Quốc ra đời từ hàng ngàn năm trước, nhưng đỗ đạt rồi, ra làm quan, người ta phải giải quyết những vấn đề nóng bỏng của thời đại, không liên quan gì đến những điển tích, điển cố kinh viện đã học.
    Kết quả: Bó tay toàn diện trước thách thức của thời đại!
    Nền giáo dục chúng ta hôm nay thì có khác gì?
    Và cuối cùng, để cho tư duy về Quyền của Tự nhiên, mà cơ sở nền tảng của nó là Quyền của con người, thấm sâu vào nền văn hóa, trở thành cách nghĩ thường trực, tác động trực tiếp vào nền kinh tế, thì sự tuyên truyền có tính quan liêu không thực hiện được.
    Việt Nam cần đến xã hội công dân, nơi những con người có ý thức công dân cùng tập hợp lại với nhau thực hiện những sứ mệnh với xã hội và chính mình. Những giá trị tinh thần của văn minh hiện đại chỉ có thể lan tỏa theo nguyên lý "ngọn đèn vô tận" trong kinh "Duy Ma Cật sở thuyết" của Phật giáo đại thừa: một ngọn đèn mớm lửa cho nhiều ngọn đèn, mỗi ngọn đèn lại mớm lửa cho nhiều ngọn đèn khác, tạo ra hàng vạn ngọn đèn, mang tư duy khai sáng đến cho toàn thể chúng sinh.
    Có thể nói, chưa bao giờ con người hiện đại lại tìm thấy nơi minh triết Phật giáo những "con đường giải thoát" đúng đắn đến như vậy.
  9. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Trường Sa giữa các mối căng thẳng về xung đột Biển Đông

    Tác giả: Virginie Raisson
    Bài đã được xuất bản.: 25/03/2010 06:00 GMT+7

    Red


    TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)



    [​IMG]



    Theo giới phân tích, bài viết của học giả Pháp Virginie Raisson, Giám đốc nghiên cứu Phòng nghiên cứu chính trị và phân tích bản đồ học (LEPAC) đăng trên Monde Diplomatique ngày 20/3/1996 vẫn còn nguyên tính thời sự.
    Mang tên một thuyền trưởng một tàu săn cá voi thế kỷ XIX, quần đảo Trường Sa gồm rất nhiều đảo nhỏ và đá ngầm san hô nằm giữa Biển Đông, cách các bờ biển Trung Quốc 1500 km, bờ biển Việt Nam 400 km và bờ biển Philippine hay Malaysia khoảng 300 km. Đây không phải là một vùng chính xác về mặt địa lý, mà là một không gian tại đó ngày nay thể hiện các tương quan lực lượng giữa các nước Đông Nam Á và Đông Á(1).
    Ngày 25/2/1992, Quốc hội Trung Quốc thông qua một luật biển đặt đại bộ phận Biển Đông dưới chủ quyền của mình. Như vậy, Bắc Kinh tự chiếm hữu một vùng có ý nghĩa chiến lược về ba mặt: có tài nguyên quan trọng về dầu khí, nằm trên những hải lộ quốc tế quan trọng, và bị sáu nước có yêu sách, một phần hay toàn bộ (Indonesia, Việt Nam, Malaysia, Brunei, Philippine và Đài Loan).
    Quyết định đơn phương đó làm gia tăng những tin đồn về xung đột. Theo luật mới, từ nay lãnh thổ Trung Quốc sẽ bao gồm các quần đảo Senkaku (Trung Quốc gọi là đảo Điếu Ngư), Paracels - Hoàng Sa (Trung Quốc gọi là Tây Sa) và Spratly - Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa). Vì Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa thực hiện chủ quyền của mình đối với lãnh hải (12 hải lý) và các vùng tiếp giáp (12 hải lý) nên chủ quyền đó sẽ bao phủ đại bộ phận Biển Đông và tài nguyên ở đó.
    Về mặt pháp lý, yêu sách vẫn còn không rõ ràng. Để hợp pháp hoá các yêu sách ở phía Đông Hải hay ở Hoàng Hải, Trung Quốc dựa vào diện tích thềm lục địa của mình. Nhưng đối với Biển Đông, họ lại viện dẫn "các lý do lịch sử", mà họ không chịu phát biểu rõ - họ không thể viện dẫn sự có mặt từ xưa và tiên tục trên các đảo. Giá trị pháp lý của từ ngữ được sử dụng để gọi các diện tích biển yêu sách (như nội thuỷ, lãnh hải, các vùng nước quần đảo) cũng không rõ rang.
    Ngoài ra, về mặt địa lý, các yêu sách của Trung Quốc lại có vẻ có ý mơ hồ: việc thể hiện bằng các dấu chấm biên giới biển mới có thể cho thấy một phạm vi có thể thiêng liêng. Trên thực tế, vùng yêu sách bao gồm các vùng khai thác và các thiết bị lắp đặt do Indonesia, Malaysia hay Philippin kiểm soát. Nếu không có một giải pháp riêng về việc phân chia các vùng nước ở Biển Đông, pháp chế quốc tế sẽ cho các nước nói trên các quyền của một vùng đặc quyền kinh tế. Như vậy việc chiếm hữu đơn phương của Bắc Kinh vừa ít hợp pháp lẫn đáng tin.
    [​IMG]
    Do đó có giả thiết sau đây: bằng cách mở rộng chủ quyền của họ như vậy, Trung Quốc có thể yêu sách không phải một lãnh thổ được xác định bằng các tiêu chuẩn vật chất, định hình và pháp lý khách quan, là một không gian chính trị và kinh tế được xác định theo các thông số khác. Nhưng thong số nào? Câu trả lời đầu tiên nằm ở vị trí địa lý quần đảo, mà hai bên quần đảo đó có tới một phần tư thương mại toàn cầu được vận chuyển qua. Và như vậy Trung Quốc sẽ có thể tiến hành việc kiểm soát không những đối với các đường biển đó có mà cả với mạng lưới dầy đặc các đường hang không trên khu vực.
    Thông số thứ hai là lòng đất của quần đảo: theo Trung Quốc, nó có thể có các trữ lượng dầu khí bằng 205 tỷ thùng tương đương dầu lửa(BEF), nhưng theo các công ty dầu lửa thăm dò trong khu vực thì khối lượng dầu khí ít hơn rất nhiều. Ngoài các mỏ tiềm năng, có thêm các bồn đang sản xuất bao quanh quần đảo: các bồn Nam Côn Sơn, Thanh Long và Đại Hùng ngoài khơi Việt Nam. Natuna ở Bắc Indonesia, Nalampaya và Camago ở Bắc đảo Palawan, Jintan, Serai và Sederi ngoài khơi Sarawak và các bồn ở Tây Bắc Sabah(3).
    Như vậy, tổng cộng, Trung Quốc đòi đặt tay lên phần lớn các bồn dầu ở Biển Đông. Không chỉ có thế, cuộc chiến đã sôi sục giữa người Việt Nam và người Trung Quốc qua các công ty dầu khí liên quan.
    Tháng 5/1992, Trung Quốc cho công ty dầu khí Mỹ Crestone thăm dò đặc nhượng 25 155 km2 ở phía Tây quần đảo Trường Sa cách thành phố Hồ Chí Minh vào khoảng 300 km, ngay cạnh đặc nhượng Đại Hùng của Việt Nam. Lúc đó Chính phủ Hà Nội đã lên tiếng phản đối kịch liệt đối với việc mà Hà Nội coi là một sự vi phạm chủ quyền kinh tế của mình (4). Câu trả lời của Trung Quốc hoàn toàn rõ ràng: tháng 7/1992, họ đổ bộ như đã từng làm năm 1988 - một số quân trên một đảo đá ngầm của quần đảo, đặt một mốc biên giới và đã đảm bảo với công ty Mỹ sự hỗ trợ của quân lực của họ. Việt Nam đáp lại vào tháng 4/1994 bằng cách đặc nhượng cho một công ty dầu lửa Mỹ thuộc Mobil việc khai thác mỏ Thanh Long ngay cạnh mỏ Crestone khai thác.
    Tình hình năng lượng của cả Việt Nam và Trung Quốc soi sáng phạm vi thực sự của cuộc tranh chấp đó. Đối với Hà Nội, việc khai thác và thăm dò dầu khí nằm ở trung tâm việc tái thiết kinh tế. Với 12% các khoản đầu tư của nước ngoài từ 1988, và gần 1/4 xuất khẩu, dầu lửa là một nguồn thu nhập chính. Nó cung cấp năng lượng rẻ tiền cần thiết cho việc công nghiệp hoá (các nhà máy thép, phân bón, lien hợp hoá dầu và nhà máy điện). Theo các cuộc thăm dò gần đây nhất, thềm lục địa Việt Nam mà phần lớn bị Trung Quốc yêu sách, chứa các trữ lượng dầu ước tính từ 3 đến 5 tỷ thùng và vào khoảng 300 tỷ mét khối khí.
    Ở Trung Quốc cũng vậy, tài nguyên năng lượng là điều kiện phát triển công nghiệp. Các mỏ được khai thác trên mặt đất đang cạn kiệt và giá dầu thấp không có lợi cho việc khai thác ở các vùng mới; các nhà đầu tư nước ngoài ngày nay thích khoan ở những nơi có lợi nhuận nhiều hơn. Hơn nữa, các cơ sở hạ tầng của Trung Quốc về khai thác và vận chuyển còn không đủ. Nằm ở Đông Bắc và cực Tây đất nước, các nơi khai thác đều ở xa những vùng tiêu thụ nhiều năng lương: các đặc khu kinh tế tập trung ở Nam Trung Hoa phải trả tiền năng lượng đắt lên rất nhiều do vận chuyển bằng ống dẫn dầu. Với việc gia tăng hạn chế ở mức 2% năm, việc sản xuất dầu không còn đáp ứng nhu cầu mà sự phát triển kinh tế hang năm là 10% từ 10 năm nay tạo ra. Điều đó giải thích tại sao đối với Bắc Kinh việc cần phải khai thác những dầu mỏ mới ở quần đảo Trường Sa.
    Một khoảng trống chiến lược cần lấp
    Ngoài Việt Nam, mưu toan của Trung Quốc nắm lấy dầu ở Biển Đông cuối cũng có thể dẫn đến đối lập Trung Quốc với tất cả các nước ven biển. Thí dụ các yêu sách của Trung Quốc trùm lên các đảo Natuna của Indonesia, và đặc biệt là mỏ lớn nhất thế giới: được ước tính là 137000 tỷ mét khối, đó là đối tượng vào tháng 1/1995, của một thoả thuận khai thác 35 tỷ đô la giữa công ty dầu khí nhà nước Pertamina và công ty Mỹ Exxon. Tuy nhiên sự cam kết của một công ty Mỹ mới trong khu vực không làm đủ yên lòng người Indonesia nhất là khi yêu cầu làm sáng tỏ về pháp lý Jakarta nêu ra với Bắc Kinh tháng 7/1994 vẫn không được trả lời.
    Đe dọa bằng lời của Bắc Kinh là sẽ dùng vũ lực để bảo vệ chủ quyền của mình làm gia tăng các sự bấp bênh. Không những quân giải phóng nhân dân tổ chức rất nhiều cuộc thao diễn từ đầu thập kỷ, mà nó còn ngày càng can thiệp thêm vào phía Nam Biển Đông. Từ các đụng độ năm 1974 ở quần đảo Hoàng Sa, quần đảo nằm cao hơn ở phía Bắc, trong đó một chiến hạm Trung Quốc đã đánh đắm một chiến hạm Việt Nam - đến các cuộc va chạm Trung - Việt mới năm 1994, người ta không kể hết các sự kiện, nhất là trong dịp quân lực Bắc Kinh đặt các cột mốc chủ quyền.
    Bằng cách đó, Trung Quốc chiếm đóng bằng quân sự 8 đảo nhỏ của quần đảo. Họ không phải là nước duy nhất: Việt Nam chiếm 25 đảo, Philippin 8 đảo, Malaysia 3 và Đài Loan 1. Nhưng, tuy việc lắp đặt các cấu trúc vĩnh cửu chủ yếu nhằm củng cố các vị trí tương ứng của nước này, nước kia về mặt pháp lý, cuộc xung độ đối lập họ với nhau từ nay đã vượt qua khuôn khổ một cuộc tranh chấp đơn giản về tài nguyên trong khu vực. Khuôn khổ kinh tế của cuộc tranh luận đã bị vượt qua bởi các tham vọng quốc gia chủ nghĩa qua các diễn văn của Philippin, Việt Nam và nhất là của Trung Quốc.
    Ngược lại, mặc dầu sự gia tăng những chuyện được thua mọi loại, những đối tượng lien quan ngày càng nhiều, và các sự căng thẳng quân sự ngày càng lớn, đe doạ gây mất ổn định khu vực, việc tìm kiếm một giải pháp toàn diện đã không tiến triển. Sự chậm chễ đáng quan tâm đó là một phần là do, cho đến năm 1994, thiếu một cơ cấu thích hợp để giải quyết vấn đề an ninh ở châu Á. Sự kết thúc chiến tranh lạnh đã dẫn đến việc hợp để rút cam kết ra khỏi khu vưc, như việc người Nga rút ra khỏi căn cứ Cam Ranh của Việt Nam và Mỹ rút ra khỏi căn cứ Subic của Philippin.
    Diễn đàn khu vực về an ninh do ASEAN thành lập năm 1994 không thể lấp khoảng trống chiến lược đó. Số thành viên của diễn đàn này cũng như sự khác nhau về quyền lợi của họ dường như là đã là những trở ngại nghiêm trọng. Còn phải xác định một vị trí đối với các nước không phải là thành viên của ASEAN (5) trong việc chấp nhận các biện pháp an ninh không chỉ liên quan đến người châu Á. Mà không quên các câu hỏi lớn về chính trị.Làm thế nào đảm bảo được tính thành thực của các ý Trung Quốc hay Triều Tiên khi thảo luận với các quốc gia và vùng lãnh thổ đứng ngoài các tập hồ sơ như Đài Loan hay Triều Tiên và Hàn Quốc?
    Liệu Trung Quốc sẽ có tham hữu hiệu vào một diễn đàn mà họ ngờ là được thành lập để kiềm chế họ? Liệu người ta có xây dựng được một không khí tin cậy với một nước mà các thành viên của ASEAN coi như mối đe doạ chính đối với an ninh khu vực nhất là khi đó các cuộc đàm phán về các căng thẳng mà Trung Quốc được coi là nhân vật chính?
    Không có thể giải quyết các cuộc xung đột, các nước ASEAN đã chọn nền ngoại giao phòng ngừa với mục tiêu đầu tiên là thông qua các biện pháp tin cậy. Ta hoàn toàn không ngạc nhiên khi thấy chương trình nghị sự của diễn đàn gần đây nhất họp tháng 7/1995 không có cả vấn đề xung đột Trường Sa lẫn vấn đề các cuộc thử nghiệm quân sự của Trung Quốc ngoài khơi vùng lãnh thổ Đài Loan, mà chỉ có các vụ thử hạt nhân của Pháp hay tình hình chính trị ở Myanma (nước không phải thành viên). Tuy nhiên các vấn đề chủ quyền ở Biển Đông đã là đối tượng của nhiều cuộc thảo luận trong các hành lang, có mặt tất cả các nước quan tâm đến vấn đề Trường Sa.
    Cuộc xung đột đẩy Hoa Kỳ vào những mâu thuẫn đáng sợ. Một mặt các áp lực của ngân sách "chủ nghĩa không can thiệp" của Quốc hội Cộng hoà và việc co về các lập trường quân sự cổ truyền. Mặt khác, sự có mặt trong khu vực của nhiều công ty dầu lửa được nhiều nhóm áp lực mạnh mẽ ủng hộ ở Washington, các bất trắc của việc vận tải biển, quyết tâm kiềm chế các tham vọng của Trung Quốc và các yêu cầu của các nước trong khu vực buộc họ phải tham gia vào cuộc tranh luận.
    Xét về mặt chính thức thì người Mỹ chống lại việc sự dụng doạ nạt hay vũ lực để thực hiện các yêu sách của bất kỳ nước nào. Nếu họ từ chối tỏ thái độ về tính hợp pháp của các yêu sách thì họ lại viện dẫn luật quốc tế để bố cáo các đe doạ đối với quyền tự do trên biển ở vùng Trường Sa. Nhưng Lầu Năm Gócdo dự giữa sự cần thiết phải làm yên ổn long các nứoc trong khu vực trong đó có việc thể hiện sự cương quyết đối với các tham vọng của Trung Quốc và nhu cầu duy trì đối thoại với Bắc Kinh vì những lý do chiến lược chung, như thâm nhập vào thị trường Trung Quốc hay hạn chế việc cung cấp các công nghệ hạt nhân cho Pakixtan hay Iran.
    Vì không thể dứt khoát giữa nhiều đòi hỏi cấp bách như vậy, Washington đóng vai trò trong mọi màn trình diễn. Các áp lực kinh tế và việc xử lý tính nhạy cảm của Bắc Kinh đối với vấn đề Đài Loan được phối hợp với các biểu hiện quan sự: khả năng chuyển giao máy bay chiến đấu F16 cho Philippin từ tháng 5/1995, gửi các đơn vị biệt kích hải quân đến Puerto Princesa để huấn luyện bộ đội Philippin; hạm đội 7 cùng thao diễn với người Nhật và Nam Triều Tiên ngoài khơi bờ biển Trung Quốc, cũng có các dự án cùng loại như trên với người Thái Lan và người Singapore.
    Về phía Nhật, họ đã từ bỏ vào năm 1951 mọi quyền của mình đối với các đảo thuộc quần đảo mà họ đã chiếm đóng từ 1939 (6). Nhưng gần 70% số dầu cung cấp cho họ chuyển qua Biển Đông. Như người Mỹ, họ muốn bảo vệ các quyền lợi của các công ty dầu lửa của họ. Việc người tq quyết định hay không quyết định vận dụng Luật biển năm 1992 của họ, có ý nghĩa đối với các đảo Sankaku của Nhật Bản. Ở Tokyo kín đáo là bắt buộc. Người ta ủng hộ việc tìm kiếm một giải pháp hoà bình nhưng không tuyên bố về tính có cơ sở của các yêu sách khác nhau.
    Tuy nhiên, người Nhật có sẵn những đòn bẩy kinh tế mạnh mẽ đối với các nước chủ chốt, nhất là đối với Bắc Kinh. Là người đầu tư thể chế hang đầu ở Trung Quốc, Nhật Bản đối với Trung Quốc là người bảo lãnh thu hút các nguồn vốn tư nhân; việc Nhật Bản ngừng cho vay sẽ có thể gây hại rất nhiều cho việc Bắc Kinh tìm kiếm các nguồn vốn của nước ngoài. Ngoài ra, tuy quân đội Nhật Bản không có các phương tiện triển khai quân đội của mình trong khu vực, họ vẫn được trang bị những thiết bị tinh vi và được huấn luyện tốt trong môi trường biển.
    Trong lúc này, các mục tiêu của Tokyo là không làm cho Bắc Kinh mất lòng, mà trái lại muốn bảo đảm các lợi ích của mình trên một thị trường rất hứa hẹn. Căn cứ vào kinh nghiệm của eo biển Malaca trong những năm 1960, một số người thậm chí còn trông chờ vào sự trung gian hoà giải của Nhật Bản để giải quyết cuộc xung đột về chủ quyền ở Biển Đông.
    Những sự trung gian hoà giải của Indonesia.
    Từ 5 năm trở lại đây, chình nhờ người Indonesia mà người ta đã có phần lớn các nỗ lực trung gian hoà giải. Vì không có yêu sách nào đối với các đảo của quần đảo, Jakarta đã can thiệp hoà giải bằng cách tổ chức các cuộc họp hang năm để thảo luận các biện pháp "tránh một cuộc xung đột tiềm năng ở Biển Đông". Nhưng sáng kiến của họ chịu những cơn choáng váng mạnh mẽ. Năm 1993, Indonesia mất sự trung lập của mình khi thấy rằng đường yêu sách của Trung Quốc trùm lên các đảo Natuna. Năm 1994, chỉ vài ngày sau khi một trong các cuộc gặp gỡ hàng năm, Trung Quốc không ngần ngại đặt một cột mốc chủ quyền mới trên đá ngầm Đalac. Các quan hệ Trung Quốc - Philippin lại xấu đi vào năm 1995 sau cuộc phát hiện vào tháng 2 những thiết bị quân sự mới cua Trung Quốc trên đá Vành Khăn.
    Dù sao sự thương nghị dưới sự đỡ đầu của Indonesia vẫn có thể lại được triển khai nhờ lời tuyên bố về ý đồ của Bắc Kinh nhân dịp Diễn đàn khu vực về an ninh của ASEAN họp tháng 7/1995. Lần đầu tiên, Trung Quốc khẳng định sẵn sàng đàm phán với toàn bộ các nước trong tổ choc. Và họ chấp nhận lấy cơ sở Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển ký tại Montego Bay năm 1982 để thảo luận, nhưng quốc hội của họ lại chưa phê chuẩn Công ước này(8).
    Xem xét theo tư liệu nói trên, ta thấy các lập luận đã nêu ra để làm cơ sở cho các yêu sách khác nhau có vẻ yếu kém. Không bên nào có thể nói rõ sự có mặt thường xuyên của mình - thực ra thì không thể được - trong quá khứ trên các đảo đó, cũng như trong thực tế đã kiểm soát liên tục chúng. Không thích hợp với cuộc sống của con người và không có đời sống kinh tế, những đảo và đá ngầm đó không có tư cách pháp lý để biện minh cho một vùng đặc quyền kinh tế hay them chí cho việc hoạch định thềm lục địa. Các thềm lục địa Việt Nam và Malaysia mở rộng ra đến vùng Trường Sa sẽ có thể có trọng lượng trong việc xác định các biên giới trên biển hơn là các đá ngầm của quần đảo nhiều.
    Phương pháp cách đều sẽ dẫn đến việc ấn định các biên giới trên biển không cần tính đến các đá ngầm, mà bằng cách vạch những đường trung tuyến từ các điểm trên bờ của các nước ven biển. Theo giả thiết đó, Trung Quốc và Đài Loan kết hợp nhau, Việt Nam và Philippin sẽ thu được các vùng có diện tích gần tương đương nhau. Quần đảo Hoàng Sa sẽ thuộc về Trung Quốc - Đài Loan trong thực tế; tuy nhiên họ sẽ không thể đòi có quyền nào đối với các khối địa chất nằm xa hơn ở phía Nam, nghĩa là đối với các mỏ dầu khí và dầu chính của khu vực.
    Trong trường hợp không có được sự thoả thuận của các nước hữu quan, công ước đề xuất, đối với các cùng biển nửa kín, một sự thoả thuận về phân chia các tài nguyên ở ngoài vùng đặc quyền kinh tế 200 hảI lý. Có thể Trung Quốc sẽ ưu tiên chọn công thức này vì nó phù hợp với lập trường truyền thống của họ, và cho phép họ thâm nhập nơi có dầu khí trong vùng trong khi vẫn giữ được khả năng vận động về vấn đề chủ quyền.
    Một công thức cùng phát triển trong vùng cũng sẽ thoả mãn Hoa Kỳ và Nhật Bản đang lo ngại không thể can thiệp để bảo đảm an toàn cho các tàu hay các công ty dầu lửa của họ.
    Bắc Kinh thêm cứng rắn
    Liệu việc phân chia dầu lửa có loại bỏ được các rủi ro xung đột không? Thực đáng nghi ngờ vì vấn đề chủ quyền vẫn còn đó. Thế mà những người đang nắm quyền ở Bắc Kinh sẵn sàng, và luôn luôn nhắc lại, sẽ dùng vũ lực để chủ quyền của Trung Quốc được tôn trọng. Các nước trong khu vực lo ngại về ý đồ của Trung Quốc nhất là vì tuy các yêu sách có vẻ hơi mơ hồ, họ không đưa ra tín hiệu nào có thể làm yên lòng mọi người.
    Các nước ASEAN chỉ nhận thấy chế độ Trung Quốc thêm cứng rắn; gia tăng kiểm soát ở Tây Tạng và mọi hình thức bất đồng, bắn tên lửa ngoài khơi Đài Loan trước ngày họp của Diễn đàn ASEAN, không khoan nhượng trong các cuộc đàm phán về tương lai của Hồng Công. Họ lại thấy Trung Quốc gia tăng ngân sách dành cho việc hiện đại hoá quân đội với các hậu quả của nó; thử vũ khí hạt nhân và các tên lửa đạn đạo, mua vũ khí của Nga (24 máy bay SU - 27 năm 1992 và gần đây 10 tàu ngầm) và đề án chế tạo các vũ khí đó ở Trung Quốc.
    Ngoài ra, trong vùng còn có dư luận về các việc lắp đặt thiết bị quân sự ở biển Andaman, ngoài khơi các bờ biển Ấn Độ và Miến Điện. Những yếu tố đó có thể giảI thích là có ý nghĩa đối với quyền tâm bá quyền của một nước Trung Quốc với quyền lực của quân đội có xu hướng tăng cường. Và lý do là: trong cuộc đấu tranh dành quyền thừa kế Đặng Tiểu Bình, từng người có ý đồ đó - Chủ tịch Giang Trạch Dân, Thủ tướng Lý Bằng và Phó Thủ tướng Chu Dương Cơ - đều tìm cách nhận được sự ủng hộ của quân đội, những kẻ cuối cùng đang nắm mạnh mẽ di sản của cách mạng. Thay vì thúc đẩy các cuộc thảo luận về các cuộc cảI cách cần thiết, cuộc chạy đau nắm ngai vàng khiến cho các quan điểm bảo thủ càng có thêm trọng lượng: mục tiêu đầu tiên là kinh tế, hướng về sự kiên quyết cả đối nội lẫn đối ngoại, giọng điệu quốc gia chủ nghĩa...
    Việc gia tăng quyền lực của chính quyền Trung ương và của quân đội được nuôi dưỡng bằng những sự lo ngại của bộ máy. Các chính khách và các nhà quân sự sợ sự sụp đổ của thế giới cộng sản và các giá trị của nó làm suy giảm tính chính đáng của Đảng; các biểu hiện ngày càng nhiều của những người chống đối; tính độc lập gia tăng của các tỉnh ven biển làm trỗi dậy bóng ma của một nước Trung Quốc chia cắt. Họ sợ trật tự mới phát sinh từ cuộc chiến tranh vùng vịnh và các hậu quả của nó: đó là sự khẳng định lại quyền lãnh đạo của Mỹ và thái độ ngạo mạn chính trị của Washington (như việc cấp cho Lý Đăng Huy, ứng cử viên Tổng thống Đài Loan một visa nhập cảnh Hoa Kỳ trong một chuyến đI riêng), việc lập một diễn đàn khu vực về an ninh được người Trung Quốc xem như kiềm chế họ,.v.v.
    Trong khi đó, về mặt lịch sử, Biển Đông kết tinh sự mỏng manh của nền phòng thủ Trung Quốc. Chính từ đó các cường quốc phương Tây đã đến kiểm soát khu vực vào thế kỷ XIX. Cũng từ đấy, Quốc dân Đảng đã thoát khỏi các lực lượng cách mạng. Cuối cùng cũng từ đó Mỹ và Liên Xô đã thiết lập khống chế khu vực trong cuộc chiến tranh lạnh. Tóm lại, Việc kiểm soát sườn phía Nam đảm bảo an toàn cho nước cộng hoà nhân dân.
    Như vậy, đã hội tụ đủ các yếu tố của một cuộc xung đột. Bối cảnh đang nuôi dưỡng tính hiếu chiến của chính quyền trung ương. Quần đội cùng với sự tăng sự cường của ảnh hưởng chính trị và việc hiện đại hoá trang bị của nó, có các phương tiện làm việc nói trên. Dầu lửa cũng như sự quay trở lại của Đài Loan trong vòng tay Bắc Kinh là những chuyện được thua to lớn. Chủ nghĩa quốc gia quá khích nuôI dưỡng việc leo thang, trong khi việc chiếm đóng các đảo không gian sinh tồn ở Biển Đông tạo ra một dodọng cơ thúc đẩy. Và Luật năm 1992 có tham vọng hoàn thành điều được trình bày như một việc chính đáng về lịch sử: báo chí không quên nhắc lại những ngày vinh quang khi người Trung Quốc đi lại ở quần đảo Trường Sa, phổ biến khắp nơI nền văn hoá và công nghệ tiên tiến của người Hán.
    Phải chăng ngày mai sẽ có chiến tranh? Dù sao giả thiết đó cũng không có gì chắc chắn. Trước hết vì lý do giới hạn về hậu cần của quân đội Trung Quốc. Nếu rõ ràng các lực lượng thuỷ lục chiến, tàu ngầm và lực lượng chuyên chở bằng máy bay trực thăng của họ khiến cho việc chiếm đóng các đảo không gặp quá nhiều khó khăn thì khoảng cách giữa Trường Sa và các căn cứ hậu phương của Trung Quốc vẫn đòi hỏi các khả năng không quân mà hiện nay họ còn chưa có. Việc huấn luyện các phi công láI SU-27 không đảm bảo ưu thế của Trung Quốc trong các hoạtd dộng trên biển. Như vậy, hảI quân dễ bị thương tổn trước các lực lượng không quân và tên lửa của Malaysia và Indonesia ở vị trí địa lý tốt hơn đối với quần đảo và được trang bị các công nghệ hàng không tinh vi hơn.
    Nền kinh tế cũng không biện hộ cho cuộc phiêu lưu. Sự phát triển của Trung Quốc dựa vảo thương mại địa phương và vào đầu tư của nước ngoài, nhưng việc đó lại không phù hợp với cuộc xung đột ở Trường Sa. Vậy tại sao lại hy sinh cho một nền an ninh tạm thời và những nguồn năng lượng còn bấp bênh, một quá trình kinh tế đảm bảo sự duy trì chế độ hiện này của Trung Quốc và tài trợ cho việc hiện đại hoá quân đội? Các nước ASEAN đã nắm vững mâu thuẫn đó. Tuy họ tự biết là không có khả năng ngăn cản Trung Quốc đang bị thúc đẩy bởi động cơ cấp thiết về chính sách đối nội cần phát động một cuộc đối đầu, nhưng họ cũng không quên rằng sự phát trio đầu tư, sự lệ thuộc vào thương mại và sự hoà nhập kinh tế cung cấp cho họ những công cụ ngăn cản có tính thuyết phục hơn.
    Vì những lý do đối nội và đối ngoại, Bắc Kinh phải khẳng định sức mạnh của mình: Biển Đông cho phép họ làm việc đó. Trung Quốc có lợi nhờ khoảng trống về chiến lược do người Mỹ và người Nga để lại, cũng như một tương quan lực lượng có lợi cho họ. Họ vận dụng dễ dàng các ảo ảnh của các nước láng giềng bằng cách phối hợp bí mật về ngân sách quân sự với tính không rõ ràng của các ý đồ . Họ có thể mơ tưởng đến việc trả thù các sự xúc phạm mà người phương Tây buộc họ phải chịu trước đây bằng cách loại họ ra khỏi cuộc thương lượng.
    Họ cũng tiến hành các cuộc gây áp lực trực tiếp lên Hồng Công và Đài Loan kể cả bằng cách cô lập các vùng này ra khỏi sự đoàn kết châu á có thể có. Họ phát ra những tín hiệu kín đáo cho cả các tỉnh ven biển phía Nam của họ, nhắc lại cho các tỉnh đó biết là chính quyền trung ương sẵn sàng kiểm soát toàn bộ lãnh thổ, Cuối cùng họ còn thể hiện không mập mờ để mọi người đều biết, các tham vọng của họ trong khu vực, thậm chí trên toàn thế giới.
    Chắc hẳn then chốt của lập trường của Bắc Kinh nằm ở chỗ đó. Một cách sử dụng khôn khéo hồ sơ quần đảo Trường Sa có thể mở ra cho họ các tài nguyên chiến lược của khu vực. Không tạo ra rủi ro thực sự, họ hy vọng làm như vậy sẽ khẳng định được hình ảnh đại cường quốc của mình, trong khi chờ đợi có các phương tiện kinh tế và quân sự để trở thành một đại cường quốc thực sự. Vậy sẽ không gì phải ngạc nhiên là các vấn đề gắn với việc khai thác dầu khí sẽ cho thấy một giải pháp trung hạn. Nhưng rất có thể là những vấn đề chủ quyền vẫn để treo đấy, khiến cho Bắc Kinh vẫn giữ được con ngáo ộp ngoại giao của mình.
    ----
    Bài đăng trên báo Monde Diplomatique (Pháp) ngày 20/3/1996
    Theo nguồn của www.[URL="http://nghiencuubiendong.vn/"]nghiencuubiendong.vn[/URL]
    Chú thích:
    (1) Chữ Trường Sa vừa dùng để chỉ một quần đảo vừa để chỉ các đảo nhỏ thuộc quần đảo này. Ngoài ra, việc xác định vị trí địa lý của một số đá ngầm so với các vùng đất chỉ gần nhất tạo ra các lập trường khác nhau.
    (2) Rất nhiều đã ngầm nửa nổi nửa chìm trên măt biển ngăn không cho các tàu có tải trọng lớn chạy ngang qua đảo.
    (3) Xem bản đồ
    (4) Vùng mở rộng của thềm lục địa Việt Nam.
    (5) Hiệp hội các nước Đông Nam á (ASEAN) tập hợp TháI Lan, Malaysia, Indonesia, Singapore, Brunây, Philippin và từ tháng 7/1995 có thêm Việt Nam. Mỗi năm một lần diễn đàn tập hợp 19 thành viên của mình, gồm có: 7 thành viên của ASEAN, Nhật Bản, Hoa Kỳ, Liên hiệp chấu Âu, Canada, Australia, New Zealan và nam Triều Tiên, kể cả Trung Quốc, Nga , Lào và Cămpuchia, để thảo luận vấn đề an ninh châu á.
    (6) Sau Hội nghị San Francisco đánh dấu sự kết thúc chiến tranh ở TháI Bình Dương, Nhật Bản từ bỏ mọi quyền đối với quần dảo Trường Sa. Nhưng trong văn bản của Hội nghị không có chỉ dẫn nào về chủ quyền đối với các đảo đó.
    (7) Cuộc xung độ về chế độ hàng hảI trong eo biển chiến lược hiện nay làm cho Singapore, Indonesia và Malaysia đối đầu nhau đã được giảI quyết năm 1968 nhờ sự hỗ trợ về hậu cần và kỹ thuật của người Nhật.
    (9) Theo một nhà ngoại giao Indonesia được "Thời báo kinh tế" ngày 15/2/1996, trích dẫn ý kiến, sẽ có phê chuẩn trước mùa hè.
  10. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Biển Đông và đường tìm điểm đồng Việt - Mỹ

    Tác giả: Phương Loan
    Bài đã được xuất bản.: 01/04/2010 06:00 GMT+7

    Red


    TIN LIÊN QUAN


    TRONG MỤC NÀY (Đọc thêm)



    [​IMG]



    Từ hội thảo Yale đến Temple là quá trình nỗ lực thông tin và tìm điểm đồng giữa người Việt và người Mỹ và giữa chính người Việt với nhau về vấn đề Biển Đông, qua đối thoại cởi mở, thẳng thắn.
    >> Giải pháp Biển Đông: Trung Quốc cần bỏ yêu sách 9 đoạn
    >> Thêm một hội thảo quốc tế về Biển Đông>> ĐH Mỹ tổ chức hội thảo quốc tế về Biển Đông
    Đi tìm điểm đồng
    Không phải ngẫu nhiên mà hội thảo Temple ngày 25/3 vừa qua lại thu hút sự quan tâm đến thế của dư luận. Đó là kết quả của những tiếng vang từ hội thảo Biển Đông do một số học giả Việt Nam tại nước ngoài phối hợp với học giả Mỹ lần đầu tổ chức tại ĐH Yale năm trước.
    Đặc biệt, khi Quốc hội Mỹ liên tiếp có các phiên điều trần liên quan đến vấn đề xung đột Biển Đông, các hoạt động của Trung Quốc tại khu vực Đông Nam Á, thì những hội thảo như ở Yale, Temple là chìa khóa để người Mỹ có thêm thông tin về vấn đề họ quan tâm, từ đó, định hình cách tiếp cận trong người Mỹ nói chung và giới làm chính sách Mỹ nói riêng.
    Với người Mỹ, câu chuyện Biển Đông không phải là vấn đề chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa và vùng biển. Đó là vấn đề an ninh hàng hải và tự do giao thương, là an ninh kinh tế của các DN Mỹ có đầu tư tại khu vực này, là vấn đề an ninh con người của những ngư dân trên biển, là câu chuyện của an ninh khu vực Đông Nam Á khi những hoạt động của các bên làm xáo trộn tình hình khu vực...
    [​IMG]
    An toàn của những ngư dân trên Biển Đông là mối quan tâm chung của nhiều nước. Ảnh PLTPHCM
    Các hội thảo là bước thử nghiệm của quá trình dò đường, nâng vị trí của vấn đề an ninh Biển Đông trong danh sách các mối quan tâm của người Mỹ, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc tăng cường hoạt động ở Biển Đông.
    Như GS Carl Thayer, Học viện Quốc phòng Australia nhận định, hội thảo "mang lại cơ hội để trao đổi thông tin về vấn đề an ninh quan trọng: Biển Đông".
    Các đại biểu Việt Nam có "một kênh để tác động gián tiếp lên cách người Mỹ nghĩ về vấn đề Biển Đông, đồng thời, biết góc nhìn của người Mỹ về vấn đề này".
    Rõ ràng, các hội thảo đã cho thấy Việt Nam và Mỹ chia sẻ nhiều mục tiêu chung trong vấn đề Biển Đông.
    "Nước bài cần tính là làm thế nào để phát triển cách tiếp cận đối ngoại để tối đa hóa những điểm chung mà không tạo nên ấn tượng về việc tập hợp lực lượng đối phó với Trung Quốc".
    Theo GS Carl Thayer, đây là "những bước đi nhỏ trong tiến trình tạo dựng nên nhóm những người được thông tin về vấn đề Biển Đông" tại Mỹ và trên thế giới.
    Và quan trọng hơn, đây là cơ hội để người Việt hàn gắn vết thương của quá khứ, dựa trên mối quan tâm chung về vận mệnh đất nước.
    Khác với nhiều hoạt động khác có sự tham gia của đại diện chính phủ Việt Nam, bên ngoài phòng Hội thảo Temple không hề có bóng dáng người Việt hải ngoại chống đối. Thay vì giữ tâm lý người ngoại cuộc phán xét, người Việt tại Mỹ, kể cả người chống đối đã gạt sang một bên những bất đồng, khác biệt, trở thành người trong cuộc, tham gia vào cuộc đối thoại với học giả trong nước và học giả Mỹ về vấn đề Biển Đông.
    Trên nhiều khía cạnh, họ chia sẻ mối quan tâm giống như Chính phủ Việt Nam, GS Carl Thayer rút ra từ quan sát của mình.
    Đương nhiên, một số người vẫn chỉ trích Chính phủ Việt Nam vì đã không có hành động mạnh mẽ hơn đối với Trung Quốc. Thế nhưng, ngay cả khi có sự khác biệt trong cách tiếp cận như thế, thì ít nhất, sự đối thoại, thậm chí chất vấn đã được khơi mào. Người Việt trong nước có dịp cung cấp thêm thông tin cho người ở bên ngoài. Và người bên ngoài cũng hiểu hơn cái khó của người trong nước. Là người Việt, ai cũng muốn giữ chủ quyền, ai cũng muốn quốc gia mình mạnh và độc lập. Dù ở chiến tuyến nào trong quá khứ và cả hiện tại, là người Việt, họ đều không muốn Việt Nam rơi vào "cạm bẫy của việc quá tay với láng giềng" để chuốc lấy họa trả đũa.
    Và không gì khác, đối thoại, làm rõ những cái khác biệt, và hiểu nhầm sẽ là con đường nhanh chóng để hàn gắn những vết thương của quá khứ, dựa trên một mối lưu tâm chung mang tên Tổ quốc.
    Thử nghiệm các ý tưởng và sáng kiến
    Hơn nữa, vì mang đậm tính chất học thuật, các hội thảo mang lại cơ hội cho những người tham dự được thảo luận về nhiều vấn đề và các mối quan ngại mà quan chức chính phủ khó có thể nêu ra trong điều kiện chính thức.
    Những không gian đối thoại học thuật, phi chính thức như thế này là điều kiện để nhìn sâu, soi kĩ hơn vào lịch sử, vào luật quốc tế, để tìm một cách diễn giải lịch sử và luật pháp quốc tế một cách công bằng và hợp lý, không để ai cũng có quyền giải thích luật, giải thích lịch sử theo sở thích cá nhân, vì tư lợi của mình.
    Việt Nam hay bất kì một bên tranh chấp nào không thể tự mình giải quyết vấn đề Biển Đông mà cần sự ủng hộ từ cộng đồng quốc tế. Đưa vấn đề ra cộng đồng quốc tế, tạo dựng một cộng đồng những người được thông tin đầy đủ, đa chiều, chính là cách các quốc gia có thể bình tĩnh soi xét các luận điểm và bằng chứng của mình, để hình thành cách hành xử phối hợp.
    Các hội thảo "mang lại cơ hội thử nghiệm các ý tưởng và các sáng kiến đối ngoại tiềm năng", GS Carl Thayer nói.
    Bên cạnh những hội thảo quốc tế do Nhà nước chủ động tổ chức như Hội thảo tại Hà Nội tháng 11/2009 vừa qua, giới học thuật đã chủ động tự tìm và tạo "sân chơi" cho mình, cùng gợi mở những giải pháp, quyết sách cho Chính phủ trước nan đề Biển Đông trong quan hệ với khu vực và nước lớn.
    Trận địa thông tin Việt Nam đã bỏ trống một thời gian dài bây giờ đang trong quá trình tái thiết, lấp chỗ trống và từ đó, đẩy mạnh hơn lên. Rất cần bàn tay chìa ra của Chính phủ, cả Việt Nam và các bên tranh chấp liên quan. Nói như GS Carl Thayer, "sự tích cực của cộng đồng học thuật cần phải truyền tới được Chính phủ Việt Nam Trung Quốc", thúc đẩy một quá trình tiếp cận chủ động và tích cực hơn trong việc tìm giải pháp cho vấn đề Biển Đông.
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này