Trung Quốc: mặt trái của những vĩ đại

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chunjunxo, 29/03/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
6231 người đang online, trong đó có 858 thành viên. 12:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 3)
Chủ đề này đã có 9989 lượt đọc và 69 bài trả lời
  1. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Chiến đê..............
  2. chinagupiao

    chinagupiao Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/01/2010
    Đã được thích:
    0

    Xin phép chủ thớt cho em chửi một câu: *** bọn TQ, chúng mày cứ gây hấn đi, một ngày nào đó cổ phiếu của chúng mày sẽ bị anh em F319 sang luộc hết, làm giá rồi đổ vỏ vào đầu chúng mày [r23)]
  3. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    [r2)][r2)][r2)]
  4. hero868

    hero868 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/09/2008
    Đã được thích:
    0
    Lời nói không bằng hành động, giờ dân ta phải dùng hàng Việt, tránh xa hàng của Tàu Khựa...
  5. longgia8888

    longgia8888 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    22/08/2009
    Đã được thích:
    6
    Nếu một người có suy nghĩ , trách nhiệm với đất nước thì trước tiên TẨY TRAY HÀNG TÀU
  6. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Sau khi xâm chiếm Hoàng Sa từ năm 1974 và cho đến nay Trung Quốc đã kịp thời xây dựng một sân bay chiến lược ở quần đảo Woody mà chúng ta được biết với tên Phú Lâm. Và tương lai của Woody sẽ được Trung Quốc biến thành như thế này
    [​IMG]
  7. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Trung Quốc điều tàu tới Trường Sa


    [​IMG]Động thái mạnh mẽ mới của Trung Quốc


    Trung Quốc vừa điều hai tàu tuần ngư tới vùng biển Trường Sa để làm công việc "bảo vệ ngư dân và chống cướp biển".
    Hãng thông tấn Trung Quốc (China News Agency) nói lễ khai trương đợt tuần tra chung tại Trường Sa (Trung Quốc gọi là Nam Sa) đã được Bộ Nông nghiệp nước này tổ chức vào sáng thứ Năm 01/04/2010 tại thành phố Tam Á thuộc đảo Hải Nam.
    Hãng này cho biết: "Trọng tâm của đợt tuần tra là chống cướp biển, chống nước ngoài xâm phạm nguồn lợi và bảo vệ tính mạng cùng công việc sản xuất của ngư dân Trung Quốc".
    Tham gia tuần tra có hai tàu ngư chính số 311 và 202 thuộc hai lực lượng tuần ngư khác nhau của Trung Quốc. Tàu 311 là tàu lớn nhất và mạnh nhất trong hải đội ngư chính Trung Quốc.
    Việc điều hai tàu chủ lực được cho là bắt đầu "chương mới" trong chiến lược tuần tra nghề cá của Trung Quốc.
    Bộ Nông nghiệp Trung Quốc nói đợt tuần tra kéo dài một tháng, nhưng "có khả năng kéo dài hơn tùy hoàn cảnh thực tế".
    Quyết định điều tàu ra Trường Sa cho thấy động thái ngày càng mạnh bạo của chính quyền Trung Quốc trong việc bảo vệ chủ quyền và nguồn lợi ở Biển Đông.
    Hiện chưa có phản ứng từ các nước láng giềng nhưng hoạt động của tàu Trung Quốc tại khu vực không thể không khiến các lân bang e ngại.
    Tháng Tư là thời gian biển lặng, thuận tiện cho việc ra các đảo ngoài khơi xa và Việt Nam thường tổ chức các đoàn ra thăm các đảo tại Trường Sa vào dịp này.
    Khẳng định chủ quyền


    Hãng thông tấn Trung Quốc tuyên bố quần đảo Trường Sa và vùng Biển Đông xung quanh đã được người Trung Quốc khai thác từ thế kỷ thứ hai, đặt hiện diện tại hơn 110 đảo và bãi ngầm.
    Tàu 311 là tàu lớn nhất và mạnh nhất trong hải đội ngư chính Trung Quốc. Việc điều hai tàu chủ lực được cho là bắt đầu "chương mới" trong chiến lược tuần tra nghề cá của Trung Quốc.

    Kể từ năm 1985, khi Trung Quốc bắt đầu chương trình khôi phục nghề cá ở Trường Sa, hải đội của nước này tại đây tăng từ 13 lên tới hơn 600 tàu thuyền vào năm 2009, có lúc tới 900 tàu, sản lượng hải sản đánh bắt được tới 50.000 tấn.
    Bộ Nông nghiệp Trung Quốc đã tuyên bố sẽ tăng cường tuần tra ngư chính, "bảo vệ nghề cá" tại Trường Sa từ tháng Hai năm nay.
    Nó nằm trong kế hoạch công bố hồi tháng 03/2009 trong có việc xây dựng thêm tàu tuần dương từ số tàu chiến cũ để điều tới Nam Hải (Biển Đông) hỗ trợ các tàu đánh cá.
    Hồi tháng 11/2009, Trung Quốc cử tàu ngư chính tới hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa khiến Việt Nam phải lên tiếng phản đối.
  8. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Nhiều tàu cá TQ vào lãnh hải Việt Nam


    [​IMG]Đã xảy ra hàng trăm vụ xâm phạm lãnh hải


    Cơ quan biên phòng cho hay tàu cá Trung Quốc với số lượng lớn liên tục xâm nhập lãnh hải Việt Nam từ đầu năm tới nay.
    Báo Pháp luật TP Hồ Chí Minh dẫn nguồn Bộ Chỉ huy Biên phòng nói từ cuối tháng 1 cơ quan chức năng phát hiện tới 130 tàu cá Trung Quốc trong vùng biển của Việt Nam.
    Ban Tác chiến Bộ Chỉ huy Biên phòng Đà Nẵng cho biết "tàu cá Trung Quốc đã tổ chức đánh bắt cá, đi vào sát bờ biển thuộc các tỉnh từ Quảng Trị đến Đà Nẵng".
    Cụ thể, ngày 02/02 có 30 tàu Trung Quốc vào tận kinh độ 109, vĩ độ 16, cách bờ biển Đà Nẵng, Thừa Thiên-Huế khoảng 45 hải lý.
    Ngày 29/01, tại vĩ độ 17, kinh độ 108’30, sát bờ biển Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế, bộ đội biên phòng cũng đã phát hiện tới 100 tàu cá Trung Quốc đang đánh bắt cá.
    Việc tàu cá Trung Quốc xâm nhập trái phép vào vùng biển miền Trung Việt Nam để đánh bắt hải sản hiện diễn ra hầu như hàng ngày.
    Hôm 03/01/2010, lực lượng biên phòng Đà Nẵng đã phát hiện gần 20 tàu cá Trung Quốc xâm phạm trái phép lãnh hải Việt Nam tại vùng biển Thừa Thiên Huế để đánh bắt hải sản.
    Trong tuần cuối năm 2009, ngư dân đã thông báo rằng 36 lượt tàu cá Trung Quốc xâm nhập trái phép ở vùng biển miền Trung.
    Vụ tàu Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng nhất lãnh hải Việt Nam là hồi tháng 11/2009, khi 17 tàu Trung Quốc vào rất sâu trong vùng biển Vịnh Bắc Bộ của Việt Nam, "cách đường cơ sở 8 hải lý và chỉ cách bờ biển Thuận An có 24 hải lý".
    Nói chung cách giải quyết của Việt Nam chỉ là "hướng dẫn cho ngư dân Trung Quốc rời khỏi vùng biển Việt Nam".
    Trong khi đó, việc Trung Quốc bắt giữ ngư dân Việt Nam tại các vùng biển tranh chấp đã xảy ra nhiều lần trong năm qua.
    Mới đây nhất, hôm 07-08/12/2009, Trung Quốc đã bắt giữ ba tàu cá cùng hơn 40 ngư dân Lý Sơn, Quảng Ngãi, tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa. Đến ngày 12/12, họ trả về toàn bộ số ngư dân này trên một chiếc tàu, nhưng vẫn giữ lại hai tàu mới hơn.
    Hồi tháng 6/2009, gần 40 ngư dân bị bắt vì "vi phạm ngư trường Trung Quốc" và bị giữ trên đảo Phú Lâm thuộc Hoàng Sa cho tới tận tháng Tám. Họ còn bị đòi tiền chuộc với tổng số tiền lên tới gần 30.000 đôla Mỹ.
    Cuối tháng Chín, ngư dân Quảng Ngãi vào tránh bão tại Hoàng Sa còn bị lính Trung Quốc bắn súng xua đuổi và ngược đãi.
  9. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Chứng chiếc cái giề, anh HAI mà RỜ VE 1 cú là về MO hết nha con....lo ngồi đó mà hò hét đi nha con...........
  10. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Sẽ phản đối TQ 'ngược đãi' ngư dân


    [​IMG]Ngư dân Việt Nam đang gặp nhiều khó khăn trong việc mưu sinh


    Chủ tịch Hội Nghề cá Việt Nam nói sẽ chính thức phản đối việc ngược đãi ngư dân Quảng Ngãi vào tránh bão gần quần đảo Hoàng Sa.
    Ông Nguyễn Việt Thắng nói với đài BBC ông cho rằng việc người Trung Quốc dọa dẫm, bắn súng và trấn lột ngư dân Việt Nam là "vô nhân đạo" và "không tuân thủ luật pháp quốc tế".
    Cuối tuần trước, báo Sài Gòn Tiếp Thị đăng tường thuật hai kỳ về hoàn cảnh của các ngư dân Lý Sơn và Bình Châu khi tránh bão số 9 ở quần đảo Hoàng Sa.
    Báo này trích lời các ngư dân nói họ đã bị lính Trung Quốc "đánh đập và cướp bóc".
    Phản ứng trước thông tin này, Chủ tịch Hội Nghề cá VN nói:
    Ông Nguyễn Việt Thắng: Sau khi xác minh lại với Hội Nghề cá tỉnh (Quảng Ngãi), chúng tôi thấy rằng đây là hành động rất không nhân đạo.
    Người ta chạy tránh bão, không cho vào lại còn bắn đuổi ra. Sau đó bão đến nơi rồi, thậm chí có điện của biên phòng Việt Nam rồi, mà vẫn còn tiếp tục bắn.
    Trong khi đó, trong cảng đã rất nhiều tàu của Hong Kong, Trung Quốc, Nhật Bản... Mãi khi không thể không lao vào vì bão đã quá gần, họ mới thôi bắn.
    Tôi cho đây là hành động không nhân đạo, và cũng không tuân thủ luật pháp quốc tế về cứu nạn cứu hộ trên biển khi có thiên tai.
    Thêm nữa, khi ngư dân quay trở ra, họ còn cho ca nô chở lính theo dí súng, đánh đập, lột đồ đạc, lấy điện thoại. Trước khi rút lui, họ còn lấy búa đập thùng trữ nước của ngư dân, lấy hết la bàn của nhiều tàu chỉ để lại vài chiếc.
    Đây thực sự không phải hành động của người lính nước CHND Trung Hoa, mà giống hành động của những kẻ trấn lột hơn.
    BBC: Vậy Hội Nghề cá sẽ có phản ứng thế nào, thưa ông?
    Ông Nguyễn Việt Thắng: Chúng tôi đang bàn bạc để có kiến nghị lên Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng như Bộ Phát triển Nông thôn để những sự việc như thế này từ nay về sau không thể nào được lặp lại nữa.
    BBC: Thưa ông, trong thời gian chờ đợi, ngư dân vẫn phải tiếp tục đánh cá. Mà mùa này thì lại là mùa bão, vậy họ phải làm sao?
    Ông Nguyễn Việt Thắng: Thực tế hai bên đã bàn bạc và quy định rõ ràng với nhau, rằng khi có bão, thì ngư dân phải tìm chỗ tránh bão gần nhất và an toàn nhất. Đó là điều đầu tiên.
    Thứ hai, chúng tôi cũng khẳng định lại rằng quần đảo Hoàng Sa là thuộc về Việt Nam, dù đang bị Trung Quốc chiếm. Ngư dân Việt Nam có quyền vào đó.
    Để bảo vệ quyền lợi ngư dân, chúng tôi đang thảo văn bản để gửi đi.
    Vừa qua chúng tôi cũng bận bịu việc quyên góp khắc phục hậu quả cơn bão số 9, và còn đang thu thập thêm nhiều thông tin nữa cho thật đầy đủ.
    Bài báo này kể cũng chưa hết, chưa rõ tất cả các hành động mà chúng tôi gọi là không nhân đạo (đối với ngư dân VN).
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này