1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Trung Quốc: mặt trái của những vĩ đại

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chunjunxo, 29/03/2010.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
4351 người đang online, trong đó có 224 thành viên. 07:14 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 10009 lượt đọc và 69 bài trả lời
  1. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Tàu ngư dân Việt Nam bị nước ngoài bắt, đòi tiền chuộc, “tàu lạ” thì được tha
    SGTT - Hôm 30.3, tại hội nghị về vấn đề tàu cá Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ tổ chức tại TP.HCM, báo cáo của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết từ năm 2006 tới nay có 7.045 ngư dân của 1.186 tàu cá Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ, xử phạt. Tuy nhiên, tàu cá Việt Nam bị nước ngoài xử nặng trong khi “tàu lạ” đánh bắt trái phép trên biển Việt Nam chỉ bị xua đuổi.
    [​IMG]
    Phải qua quá trình đấu tranh, tàu cá của ông Nguyễn Tấn Lự ở Bình Sơn, Quảng Ngãi và 13 ngư dân mới được phía Trung Quốc thả vô điều kiện hồi tháng 8.2009. Ảnh: Minh Đức
    Riêng Quảng Ngãi, từ năm 2006 tới nay, có 47 tàu cá bị bắt giữ. Mặc dù không bằng Kiên Giang với 58 tàu, Cà Mau 56 tàu bị bắt, nhưng khu vực biển mà ngư dân Quảng Ngãi đang hoạt động hiện lại “nóng” nhất.
    “Tàu lạ” chỉ bị đẩy đuổi
    Phó chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Trương Ngọc Nhi cho hay tàu cá của ngư dân Quảng Ngãi hoạt động khắp ngư trường cả nước, ra đến Hoàng Sa, Trường Sa. Việc Trung Quốc có ý đồ khẳng định chủ quyền của họ trên lãnh hải Việt Nam là Hoàng Sa rồi tăng cường bắt giữ tàu cá của ngư dân kể cả khi họ vào Hoàng Sa trú bão là điều phi lý. Chỉ riêng năm 2009, Trung Quốc đã bắt giữ 433 ngư dân/33 tàu, trong đó bốn tàu và 38 ngư dân bị giam giữ tại đảo Phú Lâm; sáu tàu và 32 ngư dân bị nộp phạt từ 50.000 đến 70.000 nhân dân tệ/1 phương tiện để được thả về. Số còn lại phía Trung Quốc tịch thu toàn bộ tài sản, phương tiện, hải sản, nhiên liệu, ngư lưới cụ, máy bộ đàm, định vị rồi đuổi ra khỏi khu vực vùng biển quần đảo Hoàng Sa. Từ đầu năm đến nay, Quảng Ngãi có hai tàu cá bị tàu lạ đâm, một tàu bị phía Trung Quốc khống chế, lục soát, tịch thu tài sản nước uống khi đang khai thác trên vùng biển Hoàng Sa.
    Ngược lại, theo đại diện cục Cảnh sát biển, việc hiện nay không xử phạt tàu đánh bắt cá của Trung Quốc khi vi phạm vùng biển Việt Nam mà chỉ quay phim, lập biên bản và phải phóng thích ngay trong vòng 1 – 2 giờ tạo một tiền lệ xấu cho việc tàu Trung Quốc vào biển Việt Nam ngày càng nhiều. Ông Trần Ngọc Thới, phó chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, đề nghị đối với tàu lạ xâm nhập lãnh hải Việt Nam để khai thác hải sản trái phép, cơ quan chức năng phải xử lý nghiêm minh. Bởi hiện nay, ở nhiều vùng biển nước ta, khi “tàu lạ” xâm nhập, lực lượng biên phòng chỉ dừng ở biện pháp xua đuổi mặc dù theo quy định pháp luật, có đủ cơ sở để bắt giữ, xử phạt giống như các nước áp dụng quyết liệt với ngư dân Việt Nam.
    Hỗ trợ vật chất cho ngư dân bị bắt oan
    Ông Trương Ngọc Nhi đề nghị, đối với tàu ngư dân bị bắt oan trên vùng biển Việt Nam, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ tháng lương tối thiểu/người/tháng bị giam giữ; phát 15kg gạo/người/tháng cho thân nhân được người bị bắt nuôi dưỡng trực tiếp; khen thưởng cho ngư dân bị thương, bệnh hoặc tử vong trong thời gian giam giữ; hỗ trợ tối thiểu bằng 50% giá trị đóng tàu mới đối với chủ tàu bị nước ngoài bắt giữ, đâm chìm khi đang hoạt động trên vùng biển Việt Nam.
    Ông Vũ Văn Tám, thứ trưởng bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho rằng, để hỗ trợ, bảo vệ ngư dân, hội Nghề cá hoặc các tổ chức xã hội khác cần lên tiếng bảo vệ và giúp dỡ ngư dân khi bị bắt. Theo đó, xây dựng cơ chế và chính sách hỗ trợ ngư dân bị bắt, vì đa số đều là người có hoàn cảnh quá khó khăn, thiệt thòi. Việc thành lập tổ công tác với bộ là cơ quan thường trực, tiếp nhận và xử lý thông tin, sẽ tránh tình trạng thông tin đi lòng vòng, nhiều cấp, chậm trễ trong việc bảo vệ ngư dân bị bắt.
    Đối với ngư dân tại Biển Tây, các đại biểu đề nghị phải trang bị cho ngư dân kiến thức pháp luật Việt Nam và các nước về quản lý hoạt động tàu cá trên các vùng biển, ranh giới biển. Việt Nam cũng cần yêu cầu các nước tuân thủ luật pháp quốc tế, không sử dụng vũ khí với ngư dân...
    Theo báo cáo của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, số tàu và ngư dân Việt Nam bị bắt giữ xử lý tăng vọt hàng năm. Nếu như năm 2006 chỉ trên 1.000 người bị bắt thì năm 2009 số ngư dân bị bắt lên 2.472 người của 304 tàu cá. Năm 2010, từ tháng 1 tới tháng 3, số ngư dân bị bắt đã trên 200 người với 30 tàu. Trong đó, nhiều nhất là Kiên Giang (58 tàu), Quảng Ngãi (47 tàu)... Hiện số ngư dân nước ta còn bị bắt giữ ở nước ngoài khoảng 751 người.
    Lê Quỳnh – Ngô Nguyên
    Tán gia bại sản vì tàu cá bị Trung Quốc bắt giữ
    Ngày 30.3, bà Nguyễn Thị Bưởi, vợ thuyền trưởng tàu cá QNg0362–TS Tiêu Viết Là đã phải mượn bốn sổ đỏ của người thân để thế chấp ngân hàng vay tiền nhằm “nộp chuộc” cho chồng con đang bị phía Trung Quốc bắt giữ. Bốn sổ đỏ thế chấp ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn của huyện chỉ có thể cho vay 40 triệu (10 triệu đồng/sổ đỏ), số tiền còn lại phải vay nóng bên ngoài mới đủ 180 triệu đồng để cứu tàu cá cùng các ngư dân. Theo bà Bưởi, trong vòng ba năm qua, chồng bà đi biển liên tiếp thất bại, hai lần bị phía Trung Quốc bắt giữ vô cớ ở Hoàng Sa nên giờ đây gia đình mắc nợ hơn 700 triệu đồng, đang lâm vào cảnh “tán gia bại sản”.
    Cùng ngày, chính quyền địa phương đã động viên, khuyên can các gia đình không được nộp “tiền chuộc” cho phía Trung Quốc, tránh tạo “tiền lệ xấu” về sau. Trước đó, người phát ngôn bộ Ngoại giao Việt Nam Nguyễn Phương Nga cũng đã lên tiếng yêu cầu phía Trung Quốc thả ngay, vô điều kiện tàu cá cùng toàn bộ số ngư dân bị lực lượng tuần tra Trung Quốc giữ ngày 22.3.

    Minh Đức
  2. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Phóng viên 'sáng mắt' ra khi gặp phụ nữ Việt

    Cập nhật lúc 11:07, Thứ Sáu, 02/04/2010 (GMT+7)
    ,

    Sau khi sang Việt Nam thực tế, một phóng viên tờ South China Morning Post đã phát hiện người phụ nữ Việt không giống như những thông tin sai lệch ở Trung Quốc.

    Tin nổi bật:


    [​IMG] Ảnh minh họa.Những cuộc hôn nhân được quảng cáo trên mạng Internet gần đây của một số trung tâm môi giới hôn nhân đang gây tranh cãi bởi dư luận. Họ đảm bảo rằng, các cô dâu được môi giới là những trinh nữ và sẽ đồng ý kết hôn trong vòng 3 tháng tìm hiểu. Nếu cô dâu nào tự ý bỏ trốn thì họ sẽ đền bù ngay một cô khác hoàn hảo hơn.

    Một số phóng viên Trung Quốc đã tới Việt Nam để xác minh và làm rõ việc này. Trong rất nhiều bài viết trên báo chí, các nhà báo của Trung Quốc đã miêu tả rằng, Việt Nam là một vùng đất của những người trẻ tuổi, những phụ nữ dịu dàng và rất nhiều trong số họ đang khao khát và mong muốn được sống ở Trung Quốc.

    Một trong những phóng viên, người đã đem lòng yêu một cô gái Việt Nam khi được giao nhiêm vụ đến Việt Nam nói rằng, Việt Nam cũng giống như Pandora, một vùng đất trong bộ phim Avatar. Những phụ nữ nơi này sinh ra để dành riêng cho những người đàn ông đến từ Đại lục.

    “Tôi cho đây là một chuyện phóng đại và hết sức vô lý trước khi tôi tới Việt Nam”. Ông nói: “tôi không tin vào những cuộc hôn nhân vội vã và chưa bao giờ coi đấy là những cuộc hôn nhân xuyên lục địa”.

    Sau khi tham gia một chuyến du lịch sang Việt Nam, các nhà tổ chức đã mai mối cho tôi và một số người đàn ông đến từ Đại lục những cuộc gặp gỡ với một số phụ nữ trẻ Việt Nam. Kể từ đó, tôi bắt đầu tìm hiểu những tính cách cũng như hoàn cảnh của các cô gái Việt Nam. Họ hoàn toàn khác với những cô gái mà tôi biết ở Đại lục. Hầu hết trong số họ đều đã tốt nghiệp trung học. Tất cả đều nhẹ nhàng, duyên dáng và khéo léo. Tôi nhớ, một cô gái đã lặng lẽ nhặt quần áo mà tôi vứt bừa bãi trong phòng của khách sạn rồi mang đi giặt. Cô ấy đã không nói gì với tôi.

    Tất cả mọi người đều chăm chú lắng nghe và tỏ ra ngưỡng mộ khi chúng tôi nói chuyện về công việc chúng tôi đang làm ở Trung Quốc. Họ tỏ ra rất xúc động khi thấy một người đàn ông làm việc chăm chỉ và giúp phụ nữ làm việc nhà.

    Không ai trong số họ hỏi tôi bao nhiêu tuổi, kiếm được bao nhiêu tiền và đã có nhà riêng hay chưa. Tôi đã từng quan hệ với một số cô gái thành phố ở Đại lục, họ chỉ quan tâm tới tình hình tài chính. Còn những người phụ nữ tôi gặp ở đây, họ rất dịu dàng, tự tin, giỏi nội trợ và sẵn sàng cảm thấy hài lòng với một người đàn ông có công việc ổn định, biết quan tâm tới vợ con. Sau đêm đầu tiên, tôi đã phải tự cảnh báo bản thân không được quên nhiệm vụ, không phải ở đây chỉ vì một cô gái.

    Nhưng tôi không thể làm khác được khi đứng trước mặt bạn gái của tôi, một cô gái 22 tuổi, đã tốt nghiệp đại học và đang làm việc cho một công ty của Đài Loan. Cô ấy có thể nói tiếng Trung Quốc khá tốt. Cô đã đưa tôi đi thăm quan Hà Nội bằng xe máy. Tôi cảm thấy rất thoải mái khi được ngồi sau xe của cô. Tôi không cần phải quan tâm tới bề ngoài của mình hoặc phải tặng hoa cho cô ấy hay đưa cô ấy tới một khách sạn sang trọng nào đó để ăn tối. Tôi cảm thấy mình như một cậu bé được cô ấy quan tâm và yêu quí.

    Cô ấy giặt là tất cả quần áo cho tôi. Khi biết tôi chỉ là một người đàn ông bình thường ở Trung Quốc, cô nói rằng, như thế đã quá đủ với một người phụ nữ và cô ấy thấy thực sự tôn trọng tôi. Tôi đã rất xúc động, tôi không hứa với cô về một đám cưới. nhưng tôi đã nghĩ rất nhiều về điều đó trong tương lai.

    • Trần Tú (theo South China Morning Post)
  3. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Trang gốc của bài biết:
    http://www.rfa.org/vietnamese/in_dep...010120853.html

    Thông tin về việc hai tỉnh Lạng Sơn và Quảng Ninh đã cùng với nhiều tỉnh khác âm thầm cho 10 doanh nghiệp nước ngoài thuê đất rừng đầu nguồn dài hạn (50 năm) để trồng rừng nguyên liệu với tổng diện tích hơn 305 nghìn ha, trong đó Hồng Kông, Đài Loan, Trung Quốc chiếm trên 264 nghìn ha, ở các tỉnh miền biên giới.

    Mặc Lâm: Thưa Thiếu Tướng, cám ơn ông đã cho phép chúng tôi thực hiện cuộc phỏng vấn này. Thưa ông, mới đây có thông tin cho biết mười tỉnh dọc biên giới và có tỉnh ở đầu nguồn đã âm thầm cho Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan thuê rừng trong thời hạn 50 năm. Thiếu tướng cùng với Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên đã gửi thư kiến nghị lên chính phủ, xin ông cho biết thêm một ít chi tiết về việc này.

    Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Cái này là do các tỉnh họ làm. Tất nhiên trách nhiệm thuộc về vì không quản lý được nên các tỉnh cứ bán đi.


    Mặc Lâm: Vâng thưa Thiếu tướng, theo văn bản mà chúng tôi được biết thì số lượng rừng đầu nguồn cho các nước thuê lên tới 264 ngàn héc ta rừng đầu nguồn. Động thái này quá nguy hiểm và ai cũng thấy rằng khi cho thuê rừng đầu nguồn như vậy thì hạ nguồn sẽ gặp khó khăn nhất là vấn đề chặt cây, phá rừng ô nhiễm môi trường và an ninh quốc phòng. Thông tin mà Thiều tương nhận được thì độ khả tín có cao hay không thưa ông?


    Sông Kỳ Cùng chảy qua bản Phạc Giàng, Tỉnh Lạng Sơn Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Anh hỏi là nó có chính xác hay không ? Cái này là lá thơ đầu tiên của đồng chí Đồng Sỹ Nguyên phát hiện tỉnh Quảng Ninh và Nghệ An bán thôi, thì báo cáo lên Bộ Chính Trị thì bộ trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn mới cử đoàn liên ngành đi kiểm tra các tỉnh thì sau khi về kết luận là như thế. Đây là kết luận của bộ trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chứ không phải tự ai nghĩ ra đâu. Chúng tôi cũng căn cứ vào cái báo cáo này của ông Bộ trưởng

    Mặc Lâm: Thưa Thiếu Tướng nếu độ chính xác 100% như vậy thì thiếu tướng đã hội ý với trung tướng Đồng Sỹ Nguyên và vấn đề này liên quan đến quốc phòng rất là rõ.


    Cái này là lá thơ đầu tiên của đồng chí Đồng Sỹ Nguyên phát hiện tỉnh Quảng Ninh và Nghệ An bán thôi, thì báo cáo lên Bộ Chính Trị thì bộ trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn mới cử đoàn liên ngành đi kiểm tra các tỉnh thì sau khi về kết luận là như thế. Đây là kết luận của bộ trưởng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn chứ không phải tự ai nghĩ ra đâu.

    Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh


    Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Cả quốc phòng cả tai nạn cho nhân dân ở miền hạ du. Cả cạn nước các nguồn thuỷ lợi. Tôi đã nói đầy đủ trong cái thơ của tôi gửi cho trung ương.

    Mặc Lâm: Thiếu tướng đã gửi cho trung ương vậy ông đã nhận được phản hồi hay chưa?

    Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Chưa có..chúng tôi gửi, đồng chí Nguyên cũng gửi cho trung ương, tôi cũng gửi cho trung ương phân tích lợi hại. Đồng chí Đồng Sỹ Nguyên cũng như tôi đề nghị dừng ngay lập tức hay là huỷ những hợp đồng ấy đi. Còn nhà cầm quyền người ta giải quyết như thế nào thì tôi chưa biết

    Mặc Lâm: Thưa Thiếu tướng, sau khi cái thư gửi đi nếu không nhận được bất cứ một phản hồi nào từ trung ương như xưa nay thường gặp thì bước kế tiếp sẽ là gì?

    Thiếu Tướng Nguyễn Trọng Vĩnh: Thì những việc chúng tôi đã làm thì làm được cả rồi. Gửi cho Bộ Chính Trị, mang lên mạng như ông thấy đó. Chúng tôi chỉ biết làm đến thế thôi chứ làm hơn nữa thì không biết thế nào hơn nữa!

    Mặc Lâm: Xin cám ơn ông.
  4. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Cho Trung Quốc thuê 300.000 ha rừng đầu nguồn

    RFA 01.03.2010

    Khoảng 300.000 ha rừng đầu nguồn ở các khu vực trọng yếu của Việt Nam đã được cho người nước ngoài phần lớn là doanh nghiệp Trung Quốc thuê.
    Sự kiện này gây ra nhiều cảnh báo về an ninh quốc gia từ mọi giới ở Việt Nam, trong đó có cựu tướng lãnh hoặc đại biểu quốc hội đương nhiệm.

    Trung Tướng về hưu Đồng Sĩ Nguyên trả lời phỏng vấn của Vietnam Net cảnh báo, rừng đầu nguồn cho nước ngoài thuê nằm ở các khu vực trọng yếu có tính chiến lược. Thí dụ rừng cho thuê thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng Ninh tiếp giáp Trung Quốc hoặc Nghệ An, Hà Tĩnh Quảng Bình có các trục lộ quan trọng lên Tây Nguyên, qua Lào.
    Tướng Đồng Sĩ Nguyên cho biết đã gởi thư cảnh báo lên các cấp lãnh đạo cao nhất và ông xác định mình có trách nhiệm phải lên tiếng.
  5. Botuong

    Botuong Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    29/03/2010
    Đã được thích:
    0
    DCM DCM DCM DCM DCM DCM bọn tầu phù.
  6. cungdanxua64

    cungdanxua64 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/06/2008
    Đã được thích:
    0
    Ngâu đến thế là cùng. Các lead Đảng và Nhà nước phải nhìn vào lịch sử để rút ra bài học kinh nghiệm, suốt 2000 năm lẽo đẽo theo tàu và mớ giáo lý khổng Mạnh vớ vẩn có khá được đâu. Phải tìm con đường riêng cho dân tộc Việt Nam, tàu thì CS hay k CS đều khốn nạn cả.
  7. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Chứng chiếc cái giề, anh HAI mà RỜ VE 1 cú là về MO hết nha con....lo ngồi đó mà hò hét đi nha con.........
  8. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Em biết post những bài nhạy cảm như thế này thì nguy hiểm cho tính mạng của em nhưng lý trí mách bảo em phải hành động.........Khổ nhỉ ...có thời nào mà yêu nước mà cứ nơm nớp lo sợ bị bắt vậy không?
  9. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
  10. chunjunxo

    chunjunxo Thành viên này đang bị tạm khóa Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    25/06/2008
    Đã được thích:
    2
    Ai cũng cho là : "ối giời ơi, lo mà kiếm cháo qua ngày đi ngồi đó mà lo chuyện đại sự, vớ vẩn...."


Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này