1. BQT xin thông báo: Hiện tại diễn đàn đã xử lý xong lỗi chức năng tìm kiếm, quý thành viên và quý khách đã có thể sử dụng tính năng tìm kiếm như trước. Chúng tôi rất tiếc vì việc khắc phục diễn ra chậm trễ, rất mong nhận được sự thông cảm của quý thành viên và quý khách ghé thăm. Vẫn mong tiếp tục nhận được sự ủng hộ của của tất cả các bạn!

Trung quốc mở cửa, ngành xuất khẩu cao su hưởng lợi lớn

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi stockpro88, 02/11/2022.

4414 người đang online, trong đó có 376 thành viên. 17:53 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 2 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 2)
Chủ đề này đã có 13911 lượt đọc và 62 bài trả lời
  1. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.366
    Chi nhánh Công ty cổ phần cao su Đắk Lắk- Nông trường 19/8 về trước kế hoạch 17 ngày

    • Thứ ba, 20 Tháng 12 2022 01:32
    Ngày 16/12/2022, Chi nhánh Công ty Cổ phần Cao su Đắk Lắk - Nông trường 19/8 đã tổ chức Lễ mừng công hoàn thành kế hoạch khai thác mủ năm 2022. Đến dự có ông Bùi Quang Ninh-Tổng giám đốc công ty, ông Nguyễn Độ-Phó tổng giám đốc, UV BTV công đoàn Công ty và lãnh đạo phòng ban chuyên môn công ty.

    [​IMG]

    Quang cảnh buổi Lễ mừng công
    [​IMG]
    Lãnh đạo công ty tặng hoa và trao thưởng cho Chi nhánh Nông trường 19/8

    Báo cáo tại Lễ mừng công hoàn thành kế hoạch, ông Lương Sỹ Hạnh - Giám đốc Chi nhánh Nông trường 19/8 cho biết: Năm 2022, Chi nhánh triển khai thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh trong điều kiện tình hình tài chính công ty gặp nhiều khó khăn, cùng với đó những tháng đầu năm tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn còn phức tạp, thời tiết có nhiều biến đổi, nắng hạn kéo dài đã ảnh hưởng đến tiến độ thực hiện kế hoạch sản lượng của đơn vị. Trước tình hình đó, Lãnh đạo Chi nhánh kịp thời chỉ đạo quyết liệt, thường xuyên, thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ, hiệu quả phù hợp với tình hình hiện tại với mục tiêu là bảo đảm sức khoẻ, ổn định thu nhập cho cán bộ, công nhân viên và người lao động an tâm thực hiện hoàn thành chỉ tiêu kế khoạch mà Công ty giao. Đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn đơn vị đứng chân

    Ngay từ đầu năm, Chi nhánh đã phối hợp với các tổ chức đoàn thể triển khai phát động sâu rộng phong trào thi đua lao động sản xuất như: công tác khai thác, công tác bón phân, phòng trị bệnh cho vườn cây... và công tác đào tạo tuyển dụng đủ lao động được quan tâm chú trọng, với mục tiêu không không bỏ trống phần cây.

    Được sự chỉ đạo, hỗ trợ của Công ty, Chi nhánh đã nỗ lực, quyết tâm cao nhất trong bối cảnh gặp rất nhiều khó khăn, thách thức, đoàn kết, vượt qua mọi khó khăn chi nhánh đã hoàn thành tốt nhiệm vụ đề ra. Cụ thể: Năm 2022, Với tổng diện tích vườn cây khai thác là 1.095,07 ha, công nhân 360 người và kế hoạch khai thác 1.988,256 tấn mủ quy khô. Đến hết ngày 14/12/2022, chi nhánh đã thực hiện được 1.996,878 tấn đạt 100,43 % kế hoạch và về trước kế hoạch 17 ngày.

    [​IMG]
    Ông Bùi Quang Ninh-Tổng giám đốc công ty phát biểu tại buổi lễ mừng công

    Phát biểu chỉ đạo tại buổi Lễ, ông Bùi Quang Ninh Tổng Giám đốc Công ty biểu dương và ghi nhận nhưng kết quả mà tập thể người lao động chi nhánh đã đạt được. Đồng thời đề nghị trong thời gian tới, Chi nhánh cần phát huy hơn nữa tinh thần đoàn kết, đồng thời triển khai hiệu quả các biện pháp khai thác mủ, chăm sóc vườn cây và chăm lo tốt cho người lao động.

    [​IMG][​IMG]

    Lãnh đạo chi nhánh khen thưởng cho các Đội sản xuất và cá nhân vượt kế hoạch

    Ngoài Chi nhánh Nông trường cao su 19/8, Công ty còn có 03 chi nhánh khai thác vượt kế hoạch năm 2022. Đó là, Chi nhánh Nông trường cao su Cư M’gar đến hết ngày 08/11/2022, đã thực hiện được 766,530 tấn đạt 100,3 % kế hoạch (khối QD); Chi nhánh Nông trường Cư Kpô đến hết ngày 16/11/2022, đã thực hiện được 309,096 tấn đạt 100,2% kế hoạch; Chi nhánh Nông trường cao su Phú Xuân đến hết ngày 03/12/2022, đã thực hiện được 457,63 tấn đạt 100,4 % kế hoạch. Như vậy, đến nay 100% các đơn vị khai thác thuộc Công ty đã hoàn thành kế hoạch được giao.
  2. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.366
    Trung Quốc yêu cầu người mắc Covid-19… đi làm trở lại
    21-12-2022 - 14:43 PM | Tài chính quốc tế



    [​IMG]
    Người lao động mắc Covid-19 triệu chứng nhẹ đang được yêu cầu trở lại làm việc tại một số thành phố của Trung Quốc, bằng chứng cho thấy nước này đang đảo ngược chính sách phòng dịch nghiêm ngặt của mình.


    [​IMG]
    World Cup 2022 kết thúc, số phận những công trình trị giá 300 tỷ USD của Qatar sẽ đi về đâu?

    Yêu cầu đặc biệt

    Công chức ở thành phố Trùng Khánh, phía tây Trung Quốc, đã được yêu cầu tiếp tục làm việc nếu họ mắc Covid-19 mà không có triệu chứng hoặc triệu chứng nhẹ. Các quan chức ở Chiết Giang, một trung tâm sản xuất nằm bên bờ biển phía đông Trung Quốc và một thành phố ở tỉnh An Huy gần đó cũng đã bật đèn xanh cho những người dương tính với Covid-19 được trở lại làm việc.

    Những động thái này xuất hiện vài tuần sau khi Trung Quốc nới lỏng các biện pháp phòng Covid-19, làm dấy lên hy vọng quốc gia này sẽ sớm mở cửa trở lại. Tuy nhiên, thay đổi này cũng thổi bùng làn sóng lây nhiễm ở các đô thị lớn, trong đó có cả thủ đô Bắc Kinh. Các chuyên gia tin rằng số ca mắc Covid-19 ở Trung Quốc sẽ tăng vọt.

    Tuy nhiên, số ca mắc có lẽ sẽ không cản trở quyết tâm đưa nền kinh tế trở lại mức tăng trưởng ổn định của chính phủ nước này. Việc cho phép những người dương tính với Covid-19 đi làm, đặc biệt là trong các nhà máy, chắc chắn sẽ khiến sự lây lan mạnh hơn. Dẫu vậy, một số doanh nghiệp sẵn sàng vượt qua được thử thách đó, đặc biệt là với đội ngũ lao động trẻ và không có triệu chứng nặng.

    [​IMG]
    Động lực để làm việc

    Hầu hết người lao động tại các nhà máy sản xuất của Peter Yu ở tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung Quốc, vẫn đang làm việc ngay cả khi có triệu chứng. Yu cho biết mọi người được trả lương theo lượng sản phẩm họ làm ra nên họ rất có động lực để làm việc ngay cả khi nhiễm bệnh.

    Do Trung Quốc đã dỡ bỏ phần lớn hệ thống xét nghiệm PCR của mình nên các doanh nghiệp chỉ biết người lao động của họ mắc Covid-19 hay không nếu họ tự khai báo. Nếu người bị ốm không xét nghiệm và không khai báo, không ai có thể xác định họ mắc Covid-19.

    “Đối với công ty của chúng tôi, năng lực sản xuất thực sự rất quan trọng. Dừng lại một ngày thôi cũng đồng nghĩa với một tổn thất lớn. Nếu họ tự báo mình mắc Covid-19, chúng tôi sẽ khuyên họ nên ở nhà và chờ khỏi bệnh. Nhưng thực tế là nhiều công nhân bị ốm và họ không có các triệu chứng nghiêm trọng nên họ chọn tiếp tục làm việc mà không khai báo hoặc không xét nghiệm”, ông Yu nói.

    Cách làm ở Trung Quốc không phải điều gì quá mới. Ở nhiều nước khác, khi người ta chuyển từ phòng chống Covid-19 sang sống chung với nó, những người mắc bệnh không triệu chứng hoàn toàn có thể ra nơi công cộng hoặc đi tới nơi làm việc. Điều này nhằm mục địch làm phẳng đường cong và giảm thiểu tác động đến các bệnh viện khi số ca mắc tăng vọt

    [​IMG]
    Sự nguy hiểm của Covid-19 bị hạ thấp

    Khi bắt đầu nới lỏng các quy định, Trung Quốc phải dựng các phòng khám tạm thời cho những người bị sốt tại Bắc Kinh khi số lượng người đổ tới bệnh viện quá đông. Kể từ đó, nhà chức trách nước này đã tập trung vào việc tuyên truyền nhằm hạ thấp mức độ nghiêm trọng của Covid-19 và khuyên mọi người ra khỏi nhà nếu có thể - một thay đổi bước ngoặt với các phương pháp chống dịch trước đây của Trung Quốc.

    Giờ đây, khi số ca mắc Covid-19 ở Bắc Kinh có vẻ đã chạm đỉnh và giảm bớt, nhà chức trách nói rằng người lao động mắc Covid-19 không cần chứng minh âm tính để quay lại nơi làm việc, miễn là họ đã thực hiện một tuần cách ly tại nhà.

    Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn lựa chọn cách giữ công nhân của họ trong một bong bóng an toàn để hạn chế ca mắc. Foxconn Technology Co. và nhà sản xuất ô tô Geely yêu cầu người lao động không rời nhà máy. Các hệ thống cho thấy nhân viên bị giới hạn trong khuôn viên nhà máy và thường xuyên được xét nghiệm.

    Việc mở cửa trở lại kèm với tình trạng thiếu người lao động và sản lượng giảm là điều từng xảy ra với doanh nghiệp trên khắp thế giới khi mở cửa trở lại. Ở Trung Quốc cũng sẽ có trải nghiệm tương tự nhưng quy mô sẽ lớn hơn nhiều khi các biện pháp phòng dịch được gỡ bỏ. Điều đó không chỉ ảnh hưởng tới nền kinh tế thứ 2 thế giới mà còn có ý nghĩa quan trọng với chuỗi cung ứng và tăng trưởng toàn cầu.

    Việc khuyến khích các trường hợp mắc Covid-19 triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng đi làm trở lại có thể làm giảm bớt những tác động kể trên ở một mức độ nào đó. Tuy nhiên, điều này cũng sẽ làm gia tăng số ca mắc, dẫn đến nhiều trường hợp mắc bệnh hơn và có thể sẽ là cả những ca tử vong.

    Tuy nhiên, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc hôm qua đã công bố việc thay đổi cách tính trường hợp tử vong vì Covid-19. Theo đó, chỉ bệnh nhân dương tính với virus, tử vong vì viêm phổi hoặc suy hô hấp mới được thống kê là người chết vì Covid-19.

    “Những người mắc bệnh nền khác nhau, tử vong vì các triệu chứng không liên quan trực tiếp tới Covid-19, sẽ không được thống kê ngay cả khi họ vẫn đang mắc Covid-19”, thông báo nêu rõ.

    Trung Quốc cũng cho biết biến chủng Omicron, vốn đang gây ra làn sóng dịch bệnh hiện nay ở Trung Quốc, có độc lực yếu hơn nên Trung Quốc cần có sự thay đổi trong việc phân loại bệnh nhân tử vong vì Covid-19 so với những cách phân loại trước đây mà nước này áp dụng.

    Tham khảo: Bloomberg
  3. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.366
    Ngành cao su vượt khó về đích

    1 giờ trước
    Sau nhiều năm giá mủ cao su xuống thấp, thì năm 2022 là năm thứ 2 ngành cao su vực dậy, vượt qua nhiều khó khăn do biến động thị trường, lạm phát kinh tế, sự chậm trễ về hoàn thuế gây thiếu vốn lưu động và biến động tỷ giá, duy trì sự phát triển, mang lại động lực cho người trồng cao su, cũng như doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu cao su Việt Nam.

    https://image.*********.vn/2022/12/21/nganh-cao-su-nam-2022.jpg​
    Khai thác mủ cao su tại rừng cao su của Công ty TNHH Một thành viên Cao su Chư Păh (tỉnh Gia Lai). Ảnh (tư liệu) minh họa: Vũ Sinh/TTXVN
    Tăng trưởng nhẹ trước nhiều khó khăn

    Thống kê của Hải quan Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành cao su trong năm 2022 ước đạt 3,31 tỷ USD, sản lượng 2,14 triệu tấn, tăng 2,16% so với năm 2021; trong đó, sản phẩm từ cao su ước đạt 1,08 tỷ USD.

    Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, với vị trí thứ 3 toàn cầu về giá trị xuất khẩu, cao su Việt Nam đã có mặt tại hơn 80 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Đồng thời, cao su Việt Nam đang ngày càng thâm nhập sâu hơn vào nhiều thị trường quan trọng như Trung quốc, Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Ấn Độ…

    Trong 6 tháng đầu năm 2022, giá mủ cao su tăng cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su phát triển mạnh mẽ, làm cho ngành cao su khởi sắc sau một năm vừa vực dậy.

    Đến quý III/2022, ngành cao su vẫn còn sự tăng trưởng đáng kể; trong đó, nhập khẩu nhiều nhất cao su Việt Nam là thị trường Trung Quốc, với 453.000 tấn, trị giá 669,14 triệu USD, tăng 10,4% về lượng và tăng 0,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 70,2% trong tổng trị giá xuất khẩu cao su của cả nước.

    Thứ 2 là thị trường Ấn Độ, với 42.000 tấn, trị giá 69,64 triệu USD, tăng 25,1% về lượng và tăng 18,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021, chiếm 6,2% trong tổng trị giá xuất khẩu cao su của cả nước trong quý III/2022. Thế nhưng, giai đoạn 3 tháng cuối năm 2022, những biến động kinh tế, chính trị thế giới tác động trực tiếp đến hoạt động xuất nhập khẩu cao su.

    Bên cạnh đó, những biến động về tỷ giá cùng với các chính sách về thuế trong nước đã vô tình gây cản trở cho ngành cao su phát triển. Theo ông Võ Hoàng An, Phó Chủ tịch Hiệp hội cao su Việt Nam, trong 2 tháng cuối năm, xuất khẩu cao su của Việt Nam vẫn gặp khó khăn do đồng đô la Mỹ đã bước vào chu kỳ tăng giá như một tài sản trú ẩn trước lạm phát. Cao su cũng không ngoại lệ khi giá mủ có diễn biến giảm trong giai đoạn đồng đô la Mỹ tăng mạnh. Hơn nữa, vấn đề gây khó khăn cho doanh nghiệp là doanh nghiệp sẽ được hoàn thuế sau khi xuất khẩu.

    Thế nhưng thời gian chờ hoàn thuế quá lâu, khiến doanh nghiệp tồn đọng vốn trong thuế, có doanh nghiệp tồn đọng cả trăm tỷ đồng, không có vốn xoay vòng cho nhập nguyên liệu vào nhà máy, phân bổ sản xuất, chế biến, đáp ứng hợp đồng xuất khẩu tiếp theo. Điều này gây tốn kém chi phí để trả lãi suất vay ngân hàng cho số vốn tạm nộp thuế giá trị gia tăng, cũng làm chậm thêm hoạt động xuất khẩu, mang về kim ngạch không như kỳ vọng.

    Liên kết để cân đối nguồn nguyên liệu

    Trước biến động tỷ giá đô la Mỹ tăng cao, trong khi giá mủ cao su lại xuống thấp trong giai đoạn 2 tháng cuối năm, khiến cho mối tương quan giá thành sản xuất cao su và giá bán mất cân đối. Trong gần 10 năm qua, các doanh nghiệp trồng cao su dần thu hẹp diện tích để chuyển sang sản xuất loại cây trồng khác, khiến cho nguồn nguyên liệu cung ứng cho nhà máy giảm.

    Theo bà Phan Thị Hồng Vân, Phó Tổng thư ký Hiệp hội Cao su Việt Nam, diện tích cây cao su ở Việt Nam hiện có hơn 938 nghìn ha, chiếm 7,2% tổng diện tích cao su toàn cầu. Sản lượng thu hoạch mủ cao su của Việt Nam đạt 1,26 triệu tấn năm 2021, chiếm 8,7% sản lượng cao su toàn cầu. Năng suất bình quân của cao su Việt Nam đạt 1.682 kg/ha, đứng thứ nhất châu Á. Trong tổng diện tích cao su này, cao su đại điền (chủ yếu của các công ty cao su nhà nước) đạt 455.000 ha, tương đương gần 48% tổng diện tích cao su của cả nước. Phần còn lại 477.000 ha, tương đương 52% là cao su của các hộ dân, hay còn gọi là cao su tiểu điền.

    Điều này có nghĩa, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cao su hiện đang thiếu nguyên liệu, trong khi cao su tiểu điền lại chiếm phần lớn hơn trong hoạt động sản xuất cao su. Như vậy, bài toán đặt ra cho sự phát triển toàn ngành trước biến động tỷ giá đô la Mỹ, giá mủ cao su giảm và nguồn nguyên liệu cung ứng cho ngành cao su là mối liên kết giữa cao su đại điền và cao su tiểu điền.

    Dẫn số liệu từ Tổng cục Hải quan những năm 2020, 2021, ông Tô Xuân Phúc, Chuyên gia Forest Trends (tổ chức đối tác của PanNature trong các hoạt động về nghiên cứu, phân tích và truyền thông về chính sách lâm nghiệp tại Việt Nam) chia sẻ, năm 2021 Việt Nam nhập khẩu khoảng 1,6 triệu tấn cao su thiên nhiên với trị giá 1,9 tỷ USD. Các con số này tăng lần lượt là 2,4 lần và 2,7 lần so với con số về lượng và kim ngạch nhập khẩu của năm 2020.

    Trong năm 2022, nguồn nguyên liệu nhập khẩu cũng tương tự. Qua đó cho thấy, Việt Nam đã nhập khẩu một lượng lớn cao su thiên nhiên từ nước ngoài. Hơn nữa, trong những năm gần đây, nhu cầu của thị trường về cao su thiên nhiên bền vững đặt ra thách thức lớn cho người sản xuất cao su, đó là cần cải thiện phương thức quản lý, sản xuất, ứng dụng công nghệ truy xuất nguồn gốc minh bạch và giảm chi phí để tăng tính cạnh tranh trong thời kỳ giá thấp có nguy cơ kéo dài trong nhiều năm tới.

    Trước những yêu cầu của thị trường hiện nay về phát triển cao su bền vững, bài toán đặt ra là làm cho nguồn nguyên liệu từ cao su tiểu điền pháp hợp pháp, có chứng chỉ FSC (chứng nhận quản lý rừng bền vững của Hội đồng Quản lý rừng thế giới); để doanh nghiệp không phải tìm nguồn nguyên liệu từ bên ngoài, tạo mối liên kết chặt chẽ với các hộ cao su tiểu điền, tăng thêm giá trị xuất khẩu cho sản phẩm cao su Việt Nam.

    Tuy nhiên, để doanh nghiệp và các hộ cao su tiểu điền tạo mối liên kết và hiểu nhau hơn trong mối liên kết này, chính các hộ cao su tiểu điền phải nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật của hộ trong khâu chăm sóc vườn cây và khai khác mủ còn hạn chế. Đã có nhiều doanh nghiệp liên kết ký hợp đồng bao tiêu thu mua sản phẩm từ các hộ trồng cao su tiểu điền. Tuy nhiên, các liên kết này hiện nay rất lỏng lẻo, thiếu bền vững.

    Giải thích cho sự nan giải này, đại diện Công ty TNHH Sản xuất Cao su Liên Anh chia sẻ, hầu hết các hộ cao su tiểu điền có diện tích nhỏ dưới 3 ha, số hộ có trên 10 ha chỉ chiếm dưới 1,5%. Giao dịch tiêu thụ mủ cao su hiện nay đa số vẫn phải qua thương lái trung gian, nông dân dễ dàng phá vỡ cam kết, bán mủ cho bên thu mua khác.

    Vì vậy, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như các cơ quan chức năng trong ngành nông nghiệp cần có cơ chế hỗ trợ phát triển các liên kết giữa hộ tiểu điền và các bên liên quan theo hướng minh bạch, giảm trung gian, đảm bảo công bằng, hợp pháp, nguồn gốc rõ ràng. Có như vậy, doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cao su mới vững bước vượt qua khó khăn của thị trường thế giới, đưa ngành cao su phát triển sau 2 năm vực dậy.
    rila305 thích bài này.
  4. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.366
  5. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.366
    Xuất khẩu cao su 11 tháng mang về gần 3 tỷ USD
    07:46 | 22/12/2022


    11 tháng năm 2022, xuất khẩu cao su đạt 1,87 triệu tấn, trị giá gần 2,95 tỷ USD, tăng 9,8% về lượng và tăng 3,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.
    Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Côn Thương) dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho biết tháng 11/2022, Việt Nam xuất khẩu được 252,6 nghìn tấn cao su, trị giá gần 343 triệu USD, tăng 13% về lượng và tăng 9,4% về trị giá so với tháng 10, còn so với tháng 11/2021 tăng 19,5% về lượng, nhưng giảm 4,2% về trị giá.

    [​IMG]
    (Số liệu: Tổng cục Hải quan. Tổng hợp: Như Huỳnh)

    Lũy kế 11 tháng năm 2022, xuất khẩu cao su đạt 1,87 triệu tấn, trị giá gần 2,95 tỷ USD, tăng 9,8% về lượng và tăng 3,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

    Trong tháng 11, giá cao su xuất khẩu bình quân đạt 1.358 USD/tấn, giảm 3,2% so với tháng 10 và giảm 18,2% so với tháng 11/2021.

    [​IMG]
    (Số liệu: Tổng cục Hải quan. Tổng hợp: Như Huỳnh)

    Trung Quốc vẫn là thị trường tiêu thụ cao su lớn nhất của Việt Nam, chiếm 82,4% tổng lượng cao su xuất khẩu của cả nước, với gần 208,2 nghìn tấn, trị giá 276,4 triệu USD, tăng hơn 17% về lượng và tăng 14,3% về trị giá so với tháng 10, so với tháng 11/2021 tăng 30,6% về lượng và tăng 3,5% về trị giá.

    Giá cao su xuất khẩu bình quân sang Trung Quốc trong tháng 11 ở mức 1.328 USD/tấn, giảm 2,4% so với tháng 10 và giảm 18,6% so với tháng 11/2021.

    Lũy kế 11 tháng năm 2022, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 1,37 triệu tấn cao su, trị giá 2,08 tỷ USD, tăng 14% về lượng và tăng 6,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021.

    Ngoài ra, xuất khẩu cao su sang một số thị trường chủ chốt như: Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Malaysia… tiếp tục tăng so với tháng 11/2021. Tuy nhiên, xuất khẩu sang một số thị trường như: Ấn Độ, Hàn Quốc, Mỹ, Ytaly, thị trường Đài Loan, Indonesia... lại giảm so với cùng kỳ năm 2021.

    Theo Cục Xuất nhập khẩu, năm 2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam vẫn gặp nhiều khó khăn do bị ảnh hưởng lớn bởi đại dịch Covid-19, đồng USD tăng giá mạnh, giá cao su liên tục giảm.

    Trong khi đó, sự cạnh tranh về giá giữa các nước sản xuất và xuất khẩu cao su thiên nhiên tăng lên. Mặt khác, cơ cấu và chủng loại cao su thiên nhiên của Việt Nam còn lệ thuộc nhiều vào thị trường tiêu thụ của Trung Quốc, gặp nhiều khó khăn trong việc thâm nhập thị trường lớn khác như Mỹ, Nhật Bản, châu Âu.
  6. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.366
    Trung Quốc mở cửa biên giới từ 8-1-2023
    26/12/2022 19:57 GMT+7

    Trung Quốc sẽ mở cửa biên giới và bỏ cách ly sau khi hạ cấp phòng COVID-19 vào ngày 8-1-2023.
    [​IMG]

    Người dân xem biểu diễn đêm Giáng sinh 24-12 tại một khu thương mại ở Quảng Châu, tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc - Ảnh: AFP

    Theo báo SCMP, động thái này là bước cuối cùng của Bắc Kinh trong việc loại bỏ chiến dịch "zero-Covid" kéo dài ba năm và chuyển sang sống chung với dịch.

    Kể từ năm 2020, Trung Quốc ứng phó với COVID-19 như một loại bệnh truyền nhiễm nguy hiểm, đặt ngang hàng với bệnh dịch hạch và dịch tả. Ở cấp độ này, chính quyền phải áp đặt các hạn chế nghiêm ngặt nhất như cách ly người mắc bệnh và người tiếp xúc gần, đồng thời phong tỏa toàn thành phố để dập dịch.

    Ngày 26-12, báo SCMP dẫn ba nguồn tin từ các cơ quan y tế cấp tỉnh và bệnh viện ở tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến và Giang Tô cho biết họ đã được Ủy ban Y tế quốc gia (NHC) thông báo vào một ngày trước đó, yêu cầu hạ cấp phòng dịch COVID-19, chỉ còn yêu cầu "điều trị khi cần thiết và có các biện pháp hạn chế lây lan".

    Trước đây đã có một số dấu hiệu cho thấy Trung Quốc thay đổi chính sách, như không còn bắt buộc xét nghiệm PCR, ngừng công bố ca nhiễm COVID-19 hàng ngày và không còn coi COVID-19 là một dạng bệnh viêm phổi.

    Theo một lãnh đạo bệnh viện ở Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, COVID-19 sẽ được gọi chính thức là "bệnh nhiễm virus corona mới", thay vì "viêm phổi do virus corona mới" như hiện nay.

    "Việc thay đổi cách gọi rất quan trọng", lãnh đạo bệnh viện không nêu tên cho biết. "Tôi cho rằng đó là sự công nhận chính thức về những thay đổi rõ ràng trong các triệu chứng nhiễm biến thể Omicron, biến thể ít gây chết người hơn. Biến thể này không phải lúc nào cũng gây ra các triệu chứng giống như viêm phổi".


    Trong một diễn biến khác, ngày 26-12, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có bài phát biểu công khai đầu tiên về COVID-19 kể từ khi nới lỏng các biện pháp phòng dịch.

    "Hiện tại, công tác phòng chống và kiểm soát COVID-19 ở Trung Quốc đang đối mặt với tình hình và nhiệm vụ mới", Đài CCTV dẫn lời ông Tập.

    "Chúng ta nên khởi động chiến dịch y tế yêu nước theo cách có mục tiêu hơn... Củng cố tuyến phòng thủ cộng đồng để phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh, đồng thời bảo vệ hiệu quả tính mạng, sự an toàn và sức khỏe của người dân", ông Tập nói.

    Trung Quốc đang trải qua đợt bùng phát lớn sau khi đột ngột bỏ những hạn chế nghiêm ngặt từ lâu đã gây thiệt hại cho nền kinh tế. Các nghiên cứu đã ước tính rằng khoảng 1 triệu người nước này có thể chết trong vài tháng tới.

    Nhiều người dân đang phải chật vật với tình trạng thiếu thuốc, trong khi các cơ sở y tế đang quá tải bởi các bệnh nhân lớn tuổi chưa được tiêm chủng.
  7. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.366
  8. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.366
    Ngành cao su Việt Nam nỗ lực vượt qua thách thức

    (Chinhphu.vn) - Lũy kế 11 tháng năm 2022, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 1,37 triệu tấn cao su, trị giá 2,08 tỷ USD, tăng 14% về lượng và tăng 6,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021


    27/12/2022 09:24
    [​IMG]
    Tình hình xuất khẩu cao su Việt Nam tháng cuối năm.

    Theo Thống kê của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành cao su trong năm 2022 ước đạt 3,31 tỷ USD, với sản lượng đạt 2,14 triệu tấn, tăng 2,16% so với năm 2021; trong đó, sản phẩm từ cao su ước đạt 1,08 tỷ USD.

    Trong nửa đầu tháng 12, Việt Nam cũng đã xuất khẩu hơn 133.300 tấn cao su, với kim ngạch hơn 180 triệu USD, tăng gần 13% về lượng và gần 12% về giá trị so với tháng trước.

    Sau nhiều năm giá mủ cao su ở mức thấp, thì trong năm nay, ngành cao su đã ghi nhận sự khởi sắc đáng chú ý. Trong 6 tháng đầu năm 2022, giá mủ cao su tăng cao đã thúc đẩy hoạt động xuất khẩu cao su phát triển mạnh mẽ. Bất chấp các biến động của thị trường, như lạm phát khiến nhiều Ngân hàng Trung ương trên thế giới liên tục tăng lãi suất gây sức ép cho các nước tiêu thụ cao su Việt Nam, các biến động tỷ giá, nhưng ngành cao su vẫn duy trì vị thế tương đối vững vàng.

    Trong các tháng cuối năm, xuất khẩu cao su vẫn gặp nhiều trở ngại do đồng Dollar Mỹ vẫn còn nhiều biến động. Ngoài ra, vấn đề hoàn thuế khá chậm cho các doanh nghiệp sau khi xuất khẩu cũng khiến cho vòng xoay vốn chậm lại, ảnh hưởng tới việc đầu tư thêm cho chu kỳ kinh doanh tiếp theo. Mặc dù vậy, xuất khẩu vẫn đang trong xu hướng tích cực. Cao su Việt Nam đang ngày càng thâm nhập sâu hơn vào nhiều thị trường quan trọng như Trung Quốc, Mỹ, châu Âu, Hàn Quốc, Ấn Độ…

    Lũy kế 11 tháng năm 2022, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 1,37 triệu tấn cao su, trị giá 2,08 tỷ USD, tăng 14% về lượng và tăng 6,3% về trị giá so với cùng kỳ năm 2021. Theo MXV, việc Trung Quốc đang trên đà tiến tới mở cửa trở lại sẽ là động lực lớn thúc đẩy hoạt động thương mại quốc tế cho ngành cao su Việt Nam.

    Hiện nay, giá mủ cao su nguyên liệu tại một số tỉnh, thành phố biến động nhẹ. Tại Bình Phước, giá mủ cao su nguyên liệu được Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng thu mua ở mức từ 270-280 đồng/TSC, tăng 8-10 đồng/TSC so với hồi đầu tháng.

    Trong khi đó, tại Bình Dương, mủ cao su nguyên liệu được Công ty cao su Phước Hòa thu mua ở mức giá 271-275 đồng/TSC, ổn định so với 10 ngày trước đó. Giá mủ cao su tại Gia Lai được Công ty cao su Mang Yang thu mua với giá 230-240 đồng/TSC, không biến động nhiều trong 10 ngày qua.

    Mới đây, tập đoàn ISRG của Singapore đã dự báo nhu cầu sử dụng cao su trên toàn thế giới sẽ tăng trưởng đều đặn 2,4% mỗi năm trong giai đoạn 2023-2031, tăng mạnh so với mức tăng trưởng 1,8% trong năm 2022, dựa trên kỳ vọng nền kinh tế Trung Quốc sẽ mở cửa trở lại mạnh mẽ. Đây là cơ hội rất tốt cho xuất khẩu cao su của Việt Nam, trong bối cảnh nhu cầu nhập khẩu từ Mỹ và Trung Quốc sẽ tăng lên trong thời gian tới.

    [​IMG]
    Diễn biến giá cao su RSS3.

    Giá cao su thế giới xuống đáy 1 tháng

    Đóng cửa ngày 26/12, giá cao su RSS3 kỳ hạn tháng 5 trên sở Osaka giảm phiên thứ 2 liên tiếp với mức giảm 1,05% xuống 1.633 USD/tấn. Đây là mức thấp nhất của giá cao su kể từ ngày 28/11, khi nhu cầu chưa hồi phục đúng với kỳ vọng của thị trường.

    Trung Quốc vẫn đang phải ứng phó với số ca nhiễm COVID-19 tăng cao, tiếp tục gây ra hiện tượng gián đoạn sản xuất ở nhiều khu vực kinh tế trọng điểm. Hiện nay, Trung Quốc vẫn là nước nhập khẩu cao su lớn nhất, chiếm hơn 22% tổng nhập khẩu cao su trên toàn thế giới.

    Theo ông Dương Đức Quang, Phó Tổng Giám đốc Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV), mặc dù là một thị trường tương đối hẹp, nhưng khối lượng giao dịch cao su trong tháng 12 đã ghi nhận mức tăng khoảng 6% so với tháng trước. "Với gần 1.500 hợp đồng được giao dịch mỗi ngày trên sở Osaka, thanh khoản thị trường đã tốt hơn rất nhiều. Điều này cũng giúp các nhà đầu tư tại Việt Nam đang dành sự quan tâm nhiều hơn đến mặt hàng cao su", ông Quang cho biết. Theo thống kê, giá trị giao dịch của nhóm nguyên liệu công nghiệp tại MXV đang cao hơn 3% so với cùng kỳ tháng trước, đạt gần 600 tỷ đồng.

    Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV)
    --- Gộp bài viết, 27/12/2022, Bài cũ: 27/12/2022 ---
    :!!:!!:!!:!!:!!
    stockpro88 đã loan bài này
  9. stockpro88

    stockpro88 Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    27/07/2015
    Đã được thích:
    1.366
    Xuất khẩu cao su đạt 3,31 tỷ USD
    Cục Xuất Nhập khẩu (Bộ Công Thương) dẫn số liệu thống kê của Tổng cục Hải qian cho biết, năm 2022, mặc dù chịu ảnh hưởng lớn của dịch Covid-19 và kinh tế thế giới gặp nhiều khó khăn, xuất khẩu sao su của Việt Nam vẫn tăng trưởng khả quan.
    Ước tính, năm 2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam đạt khoảng 2,14 triệu tấn, trị giá 3,31 tỷ USD, tăng 9,6% về lượng và tăng 1,1% về trị giá so với năm 2021. Giá xuất khẩu bình quân đạt 1.547 USD/tấn, giảm 7,8% so với năm 2021.

    Nhu cầu tiêu thụ cao su toàn cầu phục hồi là yếu tố thúc đẩy xuất khẩu cao su trong năm qua. Tuy nhiên trước biến động tỷ giá USD tăng cao, trong khi giá mủ cao su lại xuống thấp trong mấy tháng cuối năm, khiến cho mối tương quan giá thành sản xuất cao su và giá bán mất cân đối.
    Trong năm 2022, xuất khẩu cao su của Việt Nam sang phần lớn các thị trường đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm 2021. Trong đó, Trung Quốc vẫn là thị trường lớn nhất tiêu thụ cao su của Việt Nam, chiếm 70,8% trong tổng trị giá xuất khẩu cao su của cả nước. Đứng thứ hai là Ấn Độ, chiếm 6,6% trong tổng trị giá xuất khẩu cao su của cả nước.
  10. Bundieucua

    Bundieucua Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    20/01/2019
    Đã được thích:
    4.549
    GVR - Ông trùm ngành cao su, đang giá rẻ hơn mớ rau. GVR ai đánh chú ý nó luôn bị làm giá cuối phiên, tránh mua đuổi trong phiên, mà dải ra mua dần, dành tầm 50% sức mua chờ cuối phiên lái đè lúc ATC- tầm 14h44 bất ngờ thả lệnh là ăn được hàng giá lái đè rẻ. GVR rớt từ 4x xuống 1x quá rẻ để ôm một e Bluchips cho cuộc chơi dài hạn, rẻ rách thì VN30 phục hồi tầm 1300đ thì GVR cũng phải có giá 3x.

Chia sẻ trang này