Trung tâm phân tích Tỷ Giá và VN-Index

Chủ đề trong 'Thị trường chứng khoán' bởi chungchamchi, 01/06/2024.

5434 người đang online, trong đó có 711 thành viên. 21:59 (UTC+07:00) Bangkok, Hanoi, Jakarta
  1. 3 người đang xem box này (Thành viên: 2, Khách: 1):
  2. HiepSy18,
  3. chungchamchi
Chủ đề này đã có 9425 lượt đọc và 63 bài trả lời
  1. chungchamchi

    chungchamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/01/2024
    Đã được thích:
    351
    Luyên thuyên chỗ nào bác
  2. chungchamchi

    chungchamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/01/2024
    Đã được thích:
    351
    Cập nhật cuối phiên 07.06.2024:

    Tỷ giá Interbank tại phiên 07.06.2024 tiếp tục duy trì diễn biến tích cực khi chốt tại 25.413 , trong khi tỷ giá chặn trần của SBV vẫn duy trì tại mốc 25.450 . Điều này đã tạo ra gap tỷ giá ở mức 37đ - mức tích cực nhất kể từ đầu tháng 5 cho tới hiện tại. Đây chắc chắn là một yếu tố tích cực hỗ trợ thị trường trong thời gian tới.

    [​IMG]

    Mặc dù vậy, tôi vẫn muốn nhìn thấy tỷ giá chặn trần của SBV giảm xuống trong tuần tới. Khi tỷ giá chặn trần chưa giảm thì tức là chúng ta vẫn đối mặt với nỗi lo tỷ giá. Chỉ có giảm mức chặn trần mới là xác nhận xu hướng tích cực. Nó cũng giống như một phiên FTD trong chứng khoán vậy.

    Tôi muốn nhắc lại rằng, thị trường chỉ có thể thực sự bùng nổ khi [ 1 ] Tỷ giá giảm và [ 2 ] Swap lãi suất dương trên tất cả các kỳ hạn. Hiện tại chúng ta mới đang dần đạt được điều kiện [ 1 ], còn điều kiện [ 2 ] thì vẫn chưa thấy có tín hiệu gì cho là đạt được - có lẽ điều kiện này sẽ đạt được trong tháng 9 sắp tới. Hãy kiên nhẫn và cho thị trường thời gian để chuyển động.

    Về VN-Index, hiện tại đang có một cú nén tại khu vực kháng cự 1294 . Thị trường vẫn đang giao dịch cầm chừng để chờ đợi tin tức từ FED vào ngày 13.06 tới đây. Tôi tin rằng thị trường sẽ sớm công phá qua mốc 1300. Hãy kiên nhẫn một chút.

    [​IMG]
    Last edited: 08/06/2024
    Minhnd, James08, AQCK3 người khác thích bài này.
  3. XomMe

    XomMe Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    21/09/2020
    Đã được thích:
    892
    Cảm ơn cụ chủ, chủ đề và bài viết hay.
    chungchamchi thích bài này.
  4. chungchamchi

    chungchamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/01/2024
    Đã được thích:
    351
    Hôm nay tôi muốn viết thứ gì đó có ích cho những người mới tìm hiểu về thị trường chứng khoán. Với những ai đã có mặt quá lâu trên thị trường, xin được bỏ quá cho nếu những điều sắp nói sau đây quá cơ bản.

    Chứng khoán là một trò đỏ đen hợp pháp - đừng ai nói với tôi chứng khoán là để đầu tư - nếu bạn nghĩ chứng khoán là để đầu tư thì xin hãy ra khỏi topic này ngay vì những điều tôi sắp nói sau đây có thể khiến bạn khó chịu.

    Vì chứng khoán là một cuộc chơi đỏ đen, nên sẽ có người thắng kẻ thua. Làm thế nào để trong dài hạn chúng ta gia nhập hàng ngũ của những người thắng cuộc? Thực ra vấn đề rất đơn giản.

    Bạn biết rằng tài khoản chứng khoán của chúng ta nhìn chung sẽ quy về 4 trạng thái như hình:
    1/ Thắng nhỏ
    2/ Thua nhỏ
    3/ Thắng lớn
    4/ Thua lớn

    [​IMG]

    Để có thể gia nhập hàng ngũ của những người chiến thắng, hãy từ chối việc tài khoản của bạn xuất hiện trạng thái "thắng nhỏ" và "thua lớn". Hãy giữ lại hai trạng thái "thua nhỏ" và "thắng lớn" trên tài khoản của bạn. Đơn giản vậy thôi!

    Nhưng làm thế nào?

    1/ Từ chối "thắng nhỏ":
    - Câu thơ sau rất phù hợp với những kẻ thích "thắng nhỏ": "lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp - giấc mơ con đè nát cuộc đời con".
    - Mua bán theo ngày, đánh T+ ăn vài % và nhảy nhót như một con khỉ trên thị trường theo cách mà các broker bày cho bạn là cách tuyệt vời nhất để đạt được trạng thái "thắng nhỏ". Đôi khi bạn nghĩ bạn giống như một thiên tài khi đoán đúng đỉnh và đáy ngắn hạn của thị trường và thu về một khoản lợi nhuận. Nhưng hãy thành thật với bản thân, có bao nhiêu lần bạn đoán đúng và bao nhiêu lần bạn đoán sai?
    - Từ bỏ việc giao dịch ngắn hạn T+ là cách giúp tài khoản của bạn nói không với "thắng nhỏ".

    2/ Từ chối "thua lớn":
    - Đừng để tài khoản của bạn chết chìm trong thua lỗ. Nhiều người mua xong và cổ phiếu giảm, thay vì chấp nhận cutloss bán ra họ lại ngồi chờ đợi và hy vọng cổ phiếu sẽ tăng trở lại. Một số người thậm chí còn trung bình giá xuống. Kết quả là bạn bị nhốt trong đó và ngồi nhìn bao cơ hội khác trôi qua.
    - Những người mua GEX vào tháng 1 năm 2022 với giá 50.000/cp là những người thấu hiểu rõ nhất điều này. Cổ phiếu cho đến nay (gần 3 năm) vẫn chưa quay lại đỉnh cũ.
    - Hãy từ chối những khoản thua lỗ lớn bằng việc setup cho tài khoản một mức dừng lỗ cụ thể. Bạn luôn có cơ hội làm lại cuộc đời khi còn tiền.

    3/ Chấp nhận "thua nhỏ":
    - Bạn sẽ cần chấp nhận rằng bản thân không bao giờ có thể luôn đưa ra quyết định đúng. Vì vậy khi bạn nhận thấy bản thân đã sai (mà thể hiện của việc đó là tài khoản xuất hiện các khoản thua lỗ kể từ khi vào lệnh) thì hãy mạnh dạn cutloss và ngồi chờ đợi một thời điểm thích hợp hơn để tiếp tục.
    - Con số cutloss mà đa số mọi người thường sử dụng là 7-8% từ điểm mua, tại sao lại là tỷ lệ này? Bởi nó dễ dàng giúp bạn "làm lại cuộc đời" nếu sai và phải cutloss. Nếu đặt tỷ lệ cutloss cao hơn, bạn sẽ mất nhiều thời gian hơn để về bờ.

    4/ Chấp nhận "thắng lớn":
    - Nghe thì đơn giản. Nhưng để thắng lớn được thì chúng ta phải trải qua vô vàn những pha điều chỉnh nhỏ của thị trường. Có rất ít người làm được "thắng lớn", vì xung quanh họ có quá nhiều người chấp nhận "thắng nhỏ", những người này như bệnh dịch - sẽ truyền nhiễm virus "thắng nhỏ" qua người bạn và biến bạn thành một kẻ chấp nhận "thắng nhỏ" lúc nào không hay.
    - "Thắng lớn" nghĩa là cổ phiếu phải tăng 100% trở lên kể từ thời điểm mua. Đừng bao giờ mua một cổ phiếu mà bạn không tin rằng nó có thể mang lại lợi nhuận 100% cho bạn.
    - "Thắng lớn" cũng có nghĩa là bạn phải dồn NAV vào chỉ một vài cổ phiếu & cam kết cầm cho hết một chu kỳ để tạo ra lợi nhuận đột biến. Lợi nhuận đột biến từ thắng lớn mới giúp bạn thay đổi cuộc đời. Nhảy nhót như lũ khỉ trên thị trường chỉ giúp broker thay đổi cuộc đời - không phải bạn.

    Để giữ lại trạng thái "thắng lớn" trên tài khoản. Bạn không chỉ cần có niềm tin sắt đá vào thị trường & cổ phiếu, mà còn cần biết chọn điểm mua phù hợp, phân tích tình hình vĩ mô để xác định điểm đảo chiều từ uptrend sang dowtrend để kịp thời thoát ra khi thị trường sụp đổ... tôi sẽ chia sẻ sau. Nội dung đã dài, xin tạm dừng tại đây.
    doquocuy, Minhnd, lethanh05696 người khác thích bài này.
  5. AQCK

    AQCK Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    04/09/2015
    Đã được thích:
    256
    Thanks cụ chủ, bài viết rất hay.
    chungchamchi thích bài này.
  6. Memeocat

    Memeocat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/09/2022
    Đã được thích:
    450
    Trích phản biện từ một người mà tui hâm mộ
    :

    Trích phản biện từ 1 người mà tui hâm mộ:

    1. Tỷ giá VCB hôm nay đã 25.454, tỷ giá chợ đen 25.730 vậy ý 1 k đúng.
    2. Swap âm 15 tháng rồi nên tháng 9 giảm 0.25 điểm vẫn âm.

    Mời bác chungchamchi
    XomMechungchamchi thích bài này.
  7. chungchamchi

    chungchamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/01/2024
    Đã được thích:
    351
    Tỷ giá VCB là tỷ giá ngân hàng bán cho người dân, doanh nghiệp trong nước. Còn tỷ giá Interbank là tỷ giá liên ngân hàng quốc tế - đó mới là tỷ giá phản ánh dòng flow đi vào hoặc đi ra khỏi VN. Tỷ giá chợ đen thì là loại tỷ giá vớ vẩn nhất vì nó không đại diện cho bất cứ điều gì.

    Swap âm nhưng với động thái VN nâng OMO và Mỹ giảm lãi suất thì sẽ khiến khoảng cách âm này thu hẹp lại. Điều quan trọng không phải nằm ở trạng thái của swap mà là nằm ở xu hướng của swap. Xu hướng trước đây là âm càng thêm âm, còn xu hướng hiện tại là đang đoạn cuối âm và dần chuyển sang dương.

    Thái Phạm, Quách Mạnh Hào hay một vài chuyên gia youtuber là những kẻ không hiểu được bản chất của tỷ giá nhưng suốt ngày bô bô phân tích. Kinh nghiệm của tôi là cứ những thằng idol nào nói rằng giảm lãi suất cho vay = bơm tiền, gói cứu trợ 110 ngàn tỷ = bơm tiền, hô hào đầu tư công, mục tiêu tăng trưởng tín dụng 15%... = bơm tiền, thì tránh xa chúng nó ra kẻo có ngày ngộ độc tài chính.
    Minhnd, andydo, XomMe1 người khác thích bài này.
  8. Memeocat

    Memeocat Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    07/09/2022
    Đã được thích:
    450
    Tại sao bác xác định được là đoạn cuối âm và dần chuyển sang dương?
    1. Nợ công VN ÚSD Fed sẽ tăng lãi để các con nợ ngắc thì thôi nè.
    2. Nay đến cuối năm nhập khẩu tăng mới là lạm phát chi phí đẩy và tỷ giá USD càng tăng.
    Đó là chưa nói đến trái phiếu chính phủ 10 năm tăng + tỷ lệ việc làm của Mỹ khiến xác suất giảm lãi vào T9 lại giảm xuống.
    XomMechungchamchi thích bài này.
  9. chungchamchi

    chungchamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/01/2024
    Đã được thích:
    351
    Thị trường cổ phiếu của chúng ta vẫn đang vận động nhàm chán để chờ tin từ FED nên tôi muốn nói thứ gì đó có ích hơn. Xin phép được nói đôi chút về "cung tiền".

    Cung tiền của Việt Nam khác xa so với cung tiền của Mỹ. Vì Việt Nam không thể in tiền từ không khí như FED mà chỉ có thể in tiền dựa trên dòng flow vào Việt Nam. Để dễ tưởng tượng, thì khi chúng ta kiếm được 1USD từ nước ngoài (thông qua buôn bán thặng dư, dân VN đi làm thuê gửi tiền về, vay vốn quốc tế, hoặc do nước ngoài rót vốn đầu tư FDI, thậm chí là đổ tiền vào lướt sóng ngắn hạn chứng khoán, FX...) thì hệ thống trong nước sẽ có thêm 25.000đ được cung cấp ra. Cũng tương tự như vậy, khi chúng ta mất đi 1USD thì hệ thống sẽ hụt đi 25.000đ.

    Vậy hệ thống tài chính của Việt Nam đơn giản là như một quả bóng bay, khi bạn thổi hơi vào thì nó phình to ra, khi hơi bị xì đi thì quả bóng xẹp lai. Sự phình ra hoặc xẹp lại này - chính là quy mô tài sản nói chung.

    Chúng ta có thể hình dung nó dưới lược đồ sau:

    [​IMG]

    Nói một cách không hề khoa trương, khi bạn hiểu được cơ chế vận động của lược đồ này thì bạn đã hơn rất nhiều các KOL tài chính trên mạng rồi.

    Lại nói thêm một chút về mục tiêu điều hành chung của SBV: đó là ổn định tỷ giá. Ổn định tỷ giá là điều kiện tiên quyết để ổn định kinh tế vĩ mô. Nói về lợi ích/tác hại của ổn định/mất ổn định tỷ giá thì nó dài dòng lắm, xin phép ngắn gọn vậy thôi.

    Có nhiều câu hỏi chắc hẳn bạn sẽ băn khoăn khi đọc báo:
    1 - Chính phủ suốt ngày "ép" SBV giảm lãi suất cho vay, nhưng tại sao lãi suất thấp vậy mà tín dụng tăng trưởng chỉ có 2,41%?
    2 - Gói tín dụng 110.000 tỷ cho nhà ở xã hội tại sao không được bơm ra thị trường?
    3 - Chính phủ suốt ngày hô hào đầu tư công, tại sao đầu tư công giải ngân vẫn chậm?

    Sau khi hiểu lược đồ bên trên, chắc hẳn bạn đã tìm ra nguyên nhân: là do không có flow chảy vào Việt Nam. Chúng ta không có thặng dư USD để chuyển hóa nó thành VND bơm vào hệ thống.

    Bạn biết rằng nếu không có USD để làm cơ sở đối ứng, mà SBV tự bơm tiền ra thì nó sẽ gần như ngay lập tức làm cho VND mất giá, và lạm phát sẽ tăng phi mã. Vì vậy để thực hiện được [ 1 ], [ 2 ], [ 3 ] nói trên thì gần như bắt buộc phải có flow chảy vào chúng ta mới có thể triển khai được.

    Sau này khi có flow chảy vào, bạn sẽ thấy dòng tiền trên thị trường được lưu thông, tín dụng tăng trưởng, cảnh đầu tư mua bán nhộn nhịp.

    Vì sao thời điểm cuối năm thị trường thường sôi động? Nếu hiểu được lược đồ bên trên, bạn sẽ biết vì đó là thời điểm có "kiều hối" chảy vào Việt Nam, thị trường có tiền để chuyển động.

    Vì sao thời điểm Việt Nam gia nhập WTO, thị trường chứng khoán của chúng ta dựng đứng? Vì thời điểm đó dòng flow đổ về không ngớt, tiền trên thị trường tràn ngập đẩy giá cổ phiếu đi lên.

    Và sắp tới khi thị trường nâng hạng, bạn sẽ thấy thị trường chứng khoán Việt Nam dựng đứng một lần nữa, nó cũng sẽ là do dòng flow đổ vào tạo ra.

    Tạm thế đã, quan trọng là cái lược đồ bên trên. Hiểu được nó thì gần như hiểu được cách vận động của thị trường và cũng từ đó bớt đọc báo & tin lời chuyên gia hô hào lại.
    James08, lethanh0569, Minhnd3 người khác thích bài này.
  10. chungchamchi

    chungchamchi Thành viên gắn bó với f319.com

    Tham gia ngày:
    12/01/2024
    Đã được thích:
    351
    Những gì bạn tư duy thì nó không hề sai vì nó là kiến thức chung. Nhưng trên thực tế thì chúng ta không thể đong đếm được Mỹ đã kiếm được bao nhiêu từ các phi vụ [ 1 ] nên xin phép không bàn sâu. Thực tế thì Mỹ đã bắt đầu tiến hành chính sách xuất khẩu lạm phát từ 2022 và từ đó tới nay dòng USD liên tục đổ về Mỹ - biểu hiện là thị trường chứng khoán Mỹ vượt đỉnh thời đại còn thị trường chứng khoán các nước khác thì teo tóp.

    So với việc tăng lãi suất làm các nước khác chết ngạt (thực tế đã thực hiện từ 2022 và đến nay gần như đã hoàn thành mục tiêu), thì việc giảm lãi suất thời gian tới sẽ có lợi hơn cho Mỹ, hiện tại khối nợ công của Mỹ đang là ~34,5 nghìn tỷ USD, tương đương 120% GDP. Bạn biết rằng lạm phát là kẻ thù của nợ công, Mỹ phải giảm lãi suất để tăng lạm phát lên - qua đó cũng làm cho GDP tăng lên thì mới làm cho khối nợ công kia giảm xuống về mặt giá trị thực.

    Vì sao tăng lạm phát thì sẽ làm quy mô nợ giảm xuống? Bạn cứ hình dung năm ngoái bạn nợ 50 triệu : mua được 1 cây vàng - tới năm nay do tiền mất giá nên 50 triệu chỉ còn mua được 2/3 cây vàng. Thực tế thì bạn vẫn nợ 50 triệu, nhưng giá trị thực của 50 triệu đã bị giảm xuống rồi - và việc trả nợ sẽ trở nên dễ dàng hơn.

    Việc giữ nguyên lãi suất cao hoặc thậm chí tăng lãi suất thêm đối với Mỹ là có hại nhiều hơn có lợi, khi mà nền kinh tế sẽ teo tóp vì lãi suất cao, còn chính phủ sẽ tăng áp lực trả lãi trái phiếu - trong khi tiền thu thuế giảm vì lãi suất cao làm các doanh nghiệp không kiếm ra nhiều tiền qua đó đóng thuế ít đi. Nhìn chung giữ lãi suất cao chỉ có lợi cho chủ nợ của Mỹ mà thôi. Đó là lý do vì sao hiện tại thị trường tài chính thế giới đang tư duy theo hướng Mỹ sẽ phải giảm lãi suất vào tháng 9.

    Về vế số [ 2 ], thời điểm cuối năm nhập khẩu tăng do đơn hàng tăng và chúng ta phải mua nguyên vật liệu để sản xuất, thì nó cũng sẽ đi kèm với xuất khẩu tăng và chúng ta thu tiền về nên nó sẽ không phải là áp lực lên tỷ giá. Có thể tham khảo dữ liệu năm 2023, chúng ta thường sẽ có xuất siêu vào những tháng cuối năm. Ngoài ra còn dòng tiền kiều hối đổ về tại thời điểm kết thúc năm, nên cuối năm thường là thời điểm hệ thống khá dư dả tiền. Chúng ta thường chứng kiến thị trường tăng mạnh vào cuối năm - về bản chất là do những yếu tố flow chảy vào VN này tạo ra.
    [​IMG]

Chia sẻ trang này